Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài số 1 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Xuân Châu (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng Lê Tiếu Ngày đăng 23/04/2025 Lượt xem 8Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài số 1 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Xuân Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN CHÂU Năm học 2021 - 2022
 Mã số: 01
 Bài khảo sát số 1
 Chữ kí cán 
 Trường Tiểu học: .. Số phách
 bộ khảo sát
 Lớp: .
 Họ và tên: .
 Số báo danh: 
 BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5
 Mã số: 01 Năm học 2021 - 2022
 Bài khảo sát số 1 (Thời gian làm bài 60 phút)
 Điểm Giám khảo Số phách
 Bằng số Bằng chữ
 .
 .
I. Em hãy đọc đoạn văn sau:
 Chuyện một khu vườn nhỏ
 Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng 
loài cây.
 Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn 
thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi 
voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những 
chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên 
tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ 
to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... 
 Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không 
phải là vườn!
 Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát 
hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con 
sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời 
bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ khi 
hai bạn lên đến nơi thì chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
 - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! Ông hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
 - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
 (Theo Vân Long)
II. Dựa vào bài văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời 
đúng nhất.
Câu 1 (M1): Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
 A. Để ngắm nhìn cảnh vật xung quanh ngôi nhà.
 B. Để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
 C. Để nhớ về ông nội.
 D. Để ngắm các loài chim.
Câu 2 (M1): Ở ban công nhà bé Thu có những loại cây gì?
 A. Cây quỳnh và hoa ti – gôn.
 B. Hoa ti - gôn, hoa giấy, cây đa Ấn Độ.
 C. Hoa ti - gôn và hoa giấy.
 D. Cây quỳnh, hoa ti – gôn, hoa giấy, cây đa Ấn Độ
Câu 3 (M1): Thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn làm gì?
 A. Báo ngay cho Hằng biết
 B. Báo cho ông biết.
 C. Thu muốn nghe tiếng chim hót.
 D. Thu muốn ngắm vẻ đẹp của các loài chim .
Câu 4 (M2): Em hiểu câu: “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
 A. Là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn.
 B. Là vùng đất có nhiệt độ ấm áp nên nhiều chim thích đến.
 C. Là vùng đất có nhiều loài chim sinh sống.
 D. Là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, nhiều thức ăn cho chim. 
Câu 5 (M2): Trạng ngữ trong câu: “Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi ông mặt trời 
vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành 
lựu” bổ sung ý gì cho câu?
A. Thời gian B. Nơi chốn C. Mục đích D. Nguyên nhân
Câu 6 (M2): Từ “leo trèo” trong câu: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những 
cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.” Thuộc từ loại 
nào?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
Câu 7 (M2): Hai câu văn “Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây 
nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm 
soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” được 
liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ
C. Dùng từ ngữ nối D. Tất cả các đáp án trên III. Hoàn thành các bài tập sau:
 Câu 8 (M4): Nếu nhìn thấy một chú chim non không may bị rơi xuống đất, em sẽ 
 làm gì?
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 Câu 9 (M1): Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu ca dao sau:
 Khôn ngoan đối đáp người .............
 Gà cùng một mẹ chớ...............đá nhau.
 Câu 10 (M1): Khoanh vào chữ cái trước cặp từ không phải là từ trái nghĩa trong 
 các cặp từ sau: 
 A. Cười/khóc B. Gọn gàng/bừa bộn
 C. Mới/cũ D. Nóng nực/lạnh lùng
 Câu 11(M2): Chọn quan hệ từ điền vào chỗ trống cho thích hợp: 
 a) Bạn Mai, bạn Cúc ............. bạn Hoa đều thích chơi nhảy dây.
 b) Bộ lông ........... chú công thật đẹp.
 Câu 12 (M2): Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
 Mặc dù trời nắng to ....................................................................................................
 Câu 13 (M2): Chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp với mỗi chỗ trống để 
 tạo các câu ghép. 
 a, Nước Việt bỏ được nạn góp giỗ Liễu Thăng ........ sứ thần Giang Văn Minh 
 tài trí.
 b, ..........tiết trời mùa xuân đến muộn ............... hoa đào vẫn nở đúng hẹn.
 Câu 14 (M3): Xếp các từ sau thành hai nhóm từ ghép và từ láy: nhỏ tí, nhỏ 
 nhắn, sáng sủa, sáng sớm.
 Từ ghép: ....................................... Từ láy:.......................................................
 Câu 15 (M1): Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới là:
 A. Châu Á B. Châu Phi C. Châu Âu D. Châu Mĩ
 Câu 16 (M3): Ghi chữ Đ vào câu đúng; Chữ S vào câu sai:
 Châu Phi có diện tích lớn thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
 Tính đến năm 2012 châu Phi có dân số đứng thứ hai trong các châu lục. 
 Câu 17 (M1): Đường Trường Sơn còn có tên gọi là:
 A. Quốc lộ 1A. B. Đường mòn Hồ Chí Minh.
 C. Đường Hồ Chí Minh trên biển. D. Đường Bắc - Nam
 Câu 18 (M2) 
 _____________ play with the knife! You may cut yourself.
 A. Do B. Not do C. Don’t
Câu 19 (M3): Complete
 I’d like to be a ___________ because I’d like to fly a plane. Câu 20 (M3): Em chọn một trong hai đề bài sau để viết:
 Đề 1: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói lên cảm xúc của em 
khi sắp phải chia tay mái trường Tiểu học .
 Đề 2: Tai nạn giao thông hàng ngày vẫn xảy ra rất nghiêm trọng. Đó là vấn đề 
mà cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày ý 
kiến của mình về những việc cần làm để hạn chế tai nạn giao thông. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI SỐ 1 -LỚP 5
 Năm học: 2021 - 2022
PHẦN I (3,5 điểm): Trắc nghiệm
 Câu 1 2 3 4 5 6 7
 Đáp án B D A A A B B
 Điểm 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
PHẦN II (3,5 điểm): Hoàn thành các bài tập 
Câu 8: HS trả lời theo ý hiểu và đúng yêu cầu (0,5 điểm) 
Câu 9 : Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. ( 0,5 điểm )
 Câu 10 11 15 16 17 18 19
 Đáp án D a) và A S B C KEY: 
 b) của Đ pilot
 Điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ
Câu 12: HS điền vế thứ 2 phù hợp nội dung và đúng ngữ pháp được (0,5 điểm )
Câu 13: a) vì hoặc nhờ; bởi (0,25 điểm)
 b) Tuy .... nhưng (hoặc Mặc dù .... nhưng) (0,25 điểm)
Câu 14: Nhóm 1: Từ ghép: Nhỏ tí, sáng sớm (0,25 điểm)
 Nhóm 2: Từ láy: Nhỏ nhắn, sáng sủa (0,25 điểm)
Câu 20: (1,0 điểm) HS được chọn 1 trong 2 đề văn để viết đoạn văn đảm bảo các 
yêu cầu.
Hình thức: (0,2 điểm)
 - Trình bày đúng yêu cầu của 1 đoạn văn.
 - Câu từ đúng ngữ pháp; không mắc lỗi chính tả
 - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp
Nội dung:(0,8 điểm)
 Bài đạt điểm tối đa phải có nội dung đảm bảo đúng yêu cầu. Các ý được triển 
khai một cách lô gic, hợp lý.
Đề 1:
 - Nêu được cảm xúc khi sắp phải chia tay mái trường, chia tay nơi đã gắn bó 
với em trong suốt 5 năm học với bao kỉ niệm. (0,5 đ)
 - Thể hiện lòng biết ơn công lao thầy cô đã không quản ngại khó khăn dạy 
dỗ em trong những năm học đã qua. (0,3 đ)
Đề 2: - Trình bày ý kiến của mình về những việc cần làm để hạn chế tai nạn giao 
thông (0,8 đ) . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_mon_tieng_viet_lop_5_bai_so.docx