Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 3 lớp 5 môn: Tiếng việt

Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 3 lớp 5 môn: Tiếng việt

Câu 1: (1 điểm) Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu thơ sau:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Câu 2: (1 điểm) Sắp xếp các từ sau đây thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.

 kềnh càng, học hỏi, tươi cười, cong queo, mệt mỏi, buồn bã, hang hốc.

Câu 3: (1,5 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau đây:

a. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm bỏ mặc, đã cao tới bụng.

b. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim K’lang mạnh mẽ, dữ tợn bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch.

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2332Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 3 lớp 5 môn: Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ..................................................	KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI THÁNG 3
Lớp: 5	Năm học 2010 – 2011
	Môn: Tiếng Việt - Thời gian: 90 phút
Câu 1: (1 điểm) Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu thơ sau:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu 2: (1 điểm) Sắp xếp các từ sau đây thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.
	kềnh càng, học hỏi, tươi cười, cong queo, mệt mỏi, buồn bã, hang hốc.
Câu 3: (1,5 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau đây:
Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm bỏ mặc, đã cao tới bụng.
Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim K’lang mạnh mẽ, dữ tợn bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch.
Câu 4: (1,5 điểm) Cho đoạn văn:
	“Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận, những hàng tre xanh chạy dọc bờ sông. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, tôi lại ra sông hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, tôi nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng tôi trở nên thanh thản, trong sáng hơn.”
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đọc xong đoạn văn, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp và tình cảm của tác giả đối với quê hương?
Câu 5: (5 điểm) Tập làm văn (Từ 20 đến 25 dòng):
	Em và các bạn trong lớp đã có dịp đến thăm và chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Hãy tả lại buổi gặp gỡ vui vẻ đó và nêu cảm nghĩ của em.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Câu 1: (1 điểm)
Danh từ: cỏ, chân trời, cành lê, bông hoa.
Động từ: điểm.
Tính từ: non, xanh rợn, trắng.
Học sinh xác định đúng từ loại của tất cả các từ thì đạt 1 điểm.
Xác định sai, thiếu hoặc thừa từ loại của một từ thì bị trừ 0,25 điểm.
Câu 2: (1 điểm) 
Các từ ghép: học hỏi, san sẻ, mệt mỏi, tươi cười, hang hốc.
Các từ láy: kềnh càng, cong queo, buồn bã.
Học sinh xếp đúng tất cả các từ thành hai loại thì đạt 1 điểm.
Nếu xếp sai, thiếu hoặc thừa một từ thì bị trừ 0,25 điểm.
Câu 3: (1,5 điểm) 
Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm bỏ mặc, 
 TN	CN	 TN
đã cao tới bụng.
Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim K’lang mạnh mẽ, dữ tợn / bắt đầu 
 	TN	CN	 VN
dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch.
Câu 4: (1,5 điểm) 
Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa dòng sông và hàng tre. 
(0,5 điểm)
Học sinh cần nêu được các ý:
- Vẻ đẹp của quê hương trong đoạn văn thật giản dị, thanh bình. Không khí ở nơi thôn quê thật trong lành, mát mẻ và yên tĩnh.	 (0,5 điểm)
- Tác giả rất gắn bó và yêu quê hương, luôn muốn được hít thở không khí trong lành, ngắm những cảnh vật hết sức gần gũi và thân thương với mình. Mỗi khi được hòa mình vào không khí và cảnh sắc thiên nhiên ấy thì mọi lo toan, vất vả của cuộc sống hàng ngày như tan biến hết. Trong lòng tác giả thấy nhẹ nhõm, thanh thản và càng thêm yêu quê hương.
(0,5 điểm)
Câu 5: (5 điểm) 
Tập làm văn: Em và các bạn trong lớp đã có dịp đến thăm và chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Hãy tả lại buổi gặp gỡ vui vẻ đó và nêu cảm nghĩ của em.
Nội dung: (4 điểm)
(1) Nêu được thời gian, địa điểm, những cảm xúc ban đầu của em và các bạn khi được đến thăm và chúc mừng thầy cô nhân ngày 20 – 11.
(2) Miêu tả được những nét tiêu biểu của quang cảnh nơi các em gặp gỡ và chúc mừng thầy cô giáo.
(3) Cảnh họp mặt dạt dào tình cảm thầy trò (nêu được không khí gần gũi, thân thương, những nét nổi bật về hoạt động của em và các bạn đến chúc mừng thầy cô giáo, thái độ phấn khởi, cảm động của thầy cô giáo trước tình cảm chân tình, đẹp đẽ của học sinh).
(4) Cách bộc lộ những ý nghĩ, tình cảm chân thành của các em và các bạn trong buổi gặp mặt nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo nhân ngày 20 – 11.
(5) Cảm nghĩ cũng như những dự định phấn đấu của em sau khi được trò chuyện, tâm sự cùng thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Có thể dựa vào 5 gợi ý trên để đánh giá và cho điểm theo các thang điểm:
 (1)	 0,5 điểm; (2) 0,5 điểm; (3) 1,5 điểm; (4) 1 điểm; (5) 0,5 điểm
Tùy theo cách diễn đạt của học sinh với cách viết câu đúng, dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, gợi cảm, sinh động mà cân nhắc để cho điểm. Cần chú trọng tìm ra cách miêu tả riêng của học sinh cũng như cách thể hiện tình cảm một cách hồn nhiên, vô tư để cho điểm công bằng, chính xác. Học sinh có thể miêu tả theo một trình tự khác mà vẫn bảo đảm tính chặt chẽ của câu văn, ý văn thì vẫn đạt điểm tối đa.
Hình thức: (1 điểm)
Điểm hình thức toàn bài là 1 điểm, tùy theo chữ viết, cách trình bày của học sinh mà cân nhắc ghi điểm cho hợp lý. Nếu học sinh viết chữ cẩu thả hoặc sai nhiều lỗi chính tả thì cần phải cho điểm 0.
Cần phải đọc toàn bài viết của học sinh một lần trước khi cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDeDA HSG TV 5 SANHO.doc