Đề kiểm tra chất lượng giữa kì II khối 5 - Tiếng việt

Đề kiểm tra chất lượng giữa kì II khối 5 - Tiếng việt

Phần I. Đọc thành tiếng. GV cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn một trong các bài sau:

Bài 1. Thái sư Trần Thủ Độ T15 SGK TV5 TII

Bài 2. Trí dũng song toàn T25 SGK TV5 TII

Bài 3. Tiếng rao đêm T30 SGK TV5 TII

Bài 4. Lập làng giữ biển T36 SGK TV5 TII

Bài 5. Phân xử tài tình T46 SGK TV5 TII

Bài 6. Luật tục xưa của người Ê-đê T56 SGK TV5 TII

Bài 7. Hộp thư mật T62 SGK TV5 TII

Bài 8. Phong cảnh đền Hùng T68 SGK TV5 TII

Bài 9. Nghĩa thầy trò T79 SGK TV5 TII

Bài 10. hội thổi cơm thi ở Đồng Vân T83 SGK TV5 TII

 

doc 7 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2756Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa kì II khối 5 - Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Ngô Gia Tự 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KI II
 Khôi 5 - Năm học 2010 - 2011
Môn: Tiếng Việt
 Thời gian: 120phút
Phần I. Đọc thành tiếng. GV cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn một trong các bài sau:
Bài 1. Thái sư Trần Thủ Độ T15 SGK TV5 TII
Bài 2. Trí dũng song toàn T25 SGK TV5 TII
Bài 3. Tiếng rao đêm T30 SGK TV5 TII
Bài 4. Lập làng giữ biển T36 SGK TV5 TII
Bài 5. Phân xử tài tình T46 SGK TV5 TII
Bài 6. Luật tục xưa của người Ê-đê T56 SGK TV5 TII
Bài 7. Hộp thư mật T62 SGK TV5 TII
Bài 8. Phong cảnh đền Hùng T68 SGK TV5 TII
Bài 9. Nghĩa thầy trò T79 SGK TV5 TII
Bài 10. hội thổi cơm thi ở Đồng Vân T83 SGK TV5 TII
Phần II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi
 Em đọc thầm bài “ Đường vào bản” và trả lời câu hỏi
ĐƯỜNG VÀO BẢN
 Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
 Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lạch qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
 Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giũa dòngBên trên là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, lên cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trờiNhững con lợn ục ịch đi lại ven đường, thấy người giật mình học lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác
 Con đường đã nhiều lần dẫn người bản tôi đi công tác xa cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày gặp lại.
 Vi Hồng-Hồ Thuỷ Giang
Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh vào ý trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về thế nào?
A.Phải vượt qua mọt con thác tung bọt trắng xoá.
B.Phải vượt qua con suối bốn mùa trong veo, rào rạt.
C.Phải băng qua sườn núi thoai thoải
Câu 2. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là cây:
A.Cây vầu, cây trám đen, trám trắng.
B.Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò.
C.Cây vầu, cây trám, cây hoa ban
Câu 3. Câu “ Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng” ý nói:
A.Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá.
B.Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá.
C.Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá.
Câu 4. Bài văn tả cảnh:
A.Cảnh vật trong rừng núi phía bắc.
B.Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc.
C.Cảnh vật trên con đường vào bản ở rừng núi phía bắc.
Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ “trật tự” ?
A.Là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
B.Là trạng thái yên bình, không có chiến tranh.
C.Là trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào
Câu 6. Từ “trong veo” trong câu “Nước suối bốn mùa trong veo” là từ loại: 
 A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ
Câu 7. Chủ ngữ trong câu “ Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác” là:
 A. Những con gà mái B. Gọi con nháo nhác C. Dẫn con đi kiếm ăn
Câu 8. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép:
 Nếu đường vào bản xa ..............................................
Câu 9. Em hãy gạch dưới cặp quan hệ từ trong câu sau:
 Đường vào bản chẳng những đẹp mà còn rất yên tĩnh.
Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ:
“Chẳng những..................mà”
để nói về việc học tập.
Phần III. Chính tả-Tập làm văn
1. Chính tả (nghe-viết)
 Bài viết : Trí dũng song toàn
Đoạn viết: ( Từ Thấy sứ thần Việt Namđến hết)
2. Tập làm văn
 Em hãy tả một người thân mà em yêu thích. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
Khối 5- Năm học 2010 - 2011
Phần I: Đọc thành tiếng (5 điểm)
Học sinh đọc rành mạch, lưu loát (tốc độ khoảng 85 tiếng/ phút). Biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Trả lời được các câu hỏi giáo viên nêu. (tối đa 5 điểm)
 Tuỳ mức độ học sinh đọc mà giáo viên ghi đỉêm cho phù hợp.
Phần II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm)
 Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 0,5 điểm
 Câu 9 đúng được 1 điểm
Câu 1. B Câu 4. C Câu 7. A
Câu 2. A Câu 5. A 
Câu 3. A Câu 6. B
Câu 8.Nếu đường vào bản xa thì chúng ta phải bước nhanh chân.
Câu 9.Chẳng những..mà còn
Phần III. Chính tả -Tập làm văn
1. Chính tả (5 điểm)
Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đẹp, khoa học. Chữ viết rõ ràng đúng mẫu (5 điểm)
Học sinh viết sai 2 lỗi trừ 1 điểm
Tuỳ mức độ học sinh viết mà giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
2. Tập làm văn (5 điểm)
Mở bài (1 điểm) Học sinh giới thiệu được đồ vật mà em định tả.
Thân bài (3 điểm)
Tả bao quát được đồ vật. 
Tả chi tiết từng bộ phận. Biết chọn tả những nét cụ thể nổi bật của đồ vật. Nêu được tình cảm thái độ của bản thân đối với đồ vật chọn tả.
Chú ý biết chọn những chi tiết nổi bật để phân biệt với người khác.
Kết bài (1 điểm) Nêu được lợi ích và cách bảo quản đồ vật. 
Trường TH: Ngô Gia Tự Thứ ngày tháng 3 năm 2010
Họ và tên:
Lớp : 5A 
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KI II
 Năm học 2009-2010
Môn: Tiếng Việt
 Thời gian: 60 phút
Điểm
Đọc thành tiếng:
Đọc thầm:
Điểm đọc:
Viết:
TB :
Lời phê của thầy (cô) giáo
Bài làm
Phần I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi
 Em đọc thầm bài “ Đường vào bản” và trả lời câu hỏi
ĐƯỜNG VÀO BẢN
 Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
 Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lạch qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
 Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giũa dòngBên trên là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, lên cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trờiNhững con lợn ục ịch đi lại ven đường, thấy người giật mình học lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác
 Con đường đã nhiều lần dẫn người bản tôi đi công tác xa cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày gặp lại.
 Vi Hồng-Hồ Thuỷ Giang
Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh vào ý trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về thế nào?
Phải vượt qua mọt con thác tung bọt trắng xoá.
Phải vượt qua con suối bốn mùa trong veo, rào rạt.
Phải băng qua sườn núi thoai thoải
Câu 2. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là cây:
Cây vầu, cây trám đen, trám trắng.
Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò.
Cây vầu, cây trám, cây hoa ban
Câu 3. Câu “ Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng” ý nói:
Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá.
Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá.
Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá.
Câu 4. Bài văn tả cảnh:
Cảnh vật trong rừng núi phía bắc.
Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc.
Cảnh vật trên con đường vào bản ở rừng núi phía bắc.
Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ “trật tự” ?
Là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
Là trạng thái yên bình, không có chiến tranh.
Là trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào
Câu 6. Từ “trong veo” trong câu “Nước suối bốn mùa trong veo” là từ loại: 
 A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ
Câu 7. Chủ ngữ trong câu “ Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác” là:
 A. Những con gà mái B. Gọi con nháo nhác C. Dẫn con đi kiếm ăn
Câu 8. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép:
 Nếu đường vào bản xa ..............................................
Câu 9. Em hãy gạch dưới cặp quan hệ từ trong câu sau:
 Đường vào bản chẳng những đẹp mà còn rất yên tĩnh.
Phần II. Chính tả-Tập làm văn
1. Chính tả (nghe-viết)
 Bài viết : Ai là thuỷ tổ loài người?
2. Tập làm văn
 Em hãy tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GK II TV CHUAN.doc