Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 1 - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 1 - Năm học 2019-2020

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG

 Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân a? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

 À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

 Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi. bắt được rồi. Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.

 Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

 Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:

- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi

doc 4 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 20/05/2024 Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2019-2020
 Mức độ
Mạch 
kiến thức

Mức 1
Mức 2 
Mức 3 
Mức 4 
Tổng 
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TNKQ
TL
TN
KQ
TL

Đọc - Hiểu
(Một số đoạn văn, bài văn, bài thơ về thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người)
Xác định hình ảnh, chi tiết, nhân vật có ý nghĩa trong bài

 Hiểu ý chính của một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài, hiểu được nội dung chính của đoạn văn, bài văn, bài thơ.



Nêu suy nghĩ, cảm nhận, giải thích một số chi tiết, nhân vật tiêu biểu trong bài bằng suy luận trực tiếp

Từ bài đọc, rút ra suy nghĩ, hành động, trải nghiệm, bổn phận


Số câu 
2 câu

2 câu


1 câu

1 câu 
4 câu
2 câu
Số điểm
1 điểm

1 điểm


1 điểm

1 điểm
2 điểm
2 điểm
 Từ và câu
- Từ loại: Đại từ, quan hệ từ.
- Các lớp từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
- Câu: Các thành phần câu
- Biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa
 Nhận biết:
- Đại từ, quan hệ từ
-Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.


- Xếp các nhóm từ theo từ loại; 
- Hiểu và phân biệt được từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa;
- Xác định đúng các thành phần câu.


Biết sử dụng từ ngữ, câu trong các tình huống cụ thể.


Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ phù hợp để tạo lập câu văn hoặc đoạn văn ngắn.
- Giải thích một số tình huống gắn với các đơn vị kiến thức về từ, câu


Số câu
1 câu

 1 câu 


 1câu 

1 câu 
2 câu 
2 câu
Số điểm
 0,5 điểm

 1 điểm


 1,0điểm

 0.5 điểm
 1,5điểm
 1,5điểm
Chính tả









 2 điểm 1
Tập làm văn
( Văn miêu tả)









 8 điểm câu
 
 Tổng
3 câu

3 câu


 2 câu

 2 câu
 6 câu
5 câu
1,5điểm = 20%

 2 điểm = 30%


2điểm= 30%

1.5điểm=
20%
3.5điểm =21%

13.5điểm =79%
PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn Tiếng Việt - Lớp 5 (Thời gian làm bài: 60 phút)
Họ tên học sinh: ........... Lớp 
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
 Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân a? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
   À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
 Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.
 Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
 Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
 -   Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...
Theo TÔ HOÀI
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (M1- 0.5đ): Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào?
Mùa xuân b. Mùa hạ
Mùa thu d. Mùa đông
Câu 2: (M1- 0.5đ): Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu?
đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.
nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.
Câu 3: (M2- 0.5đ): Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì?
	a. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.
	b. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.
	c. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.
 d. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ.
Câu 4: (M2- 1đ): Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn?
	a. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
	b. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.
	c. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.
 d. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội.
Câu 5: (M1- 0,5đ): Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”?
cảm tình b. cảm xúc
 c. rung động d. xúc động
Câu 6: (M2- 0.5đ): Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? 
 a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ
	b. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan
	c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu
 d. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh
Câu 7: (M 3- 1đ): Viết lại câu văn “Tiếng chim lích chích trên cành” có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa.
Câu 8: (M4- 1đ): Thay thế từ dùng sai (in nghiêng) bằng từ đồng nghĩa thích hợp rồi viết lại hai câu văn sau: “Quê em có dòng sông lượn lờ chảy qua. Những ngày hè oi ả, em thỏa sức bơi lội tung tăng trong dòng nước mát ngọt.”
Câu 9: (M3- 1đ): Viết một câu nhận xét về việc tốt của chim vành khuyên trong bài văn trên.
................
Câu 10: (M4- 0,5đ): Từ việc tốt của chim vành khuyên, em thấy mình có thể làm được những gì để bảo vệ môi trường quanh ta?
..
.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Chính tả: 
Nghe - viết: 15 phút.
Bài viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra. đến hết.)
 ( SGK TV 5 tập 1 trang 145)
Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài : Tả một người mà em yêu quý nhất.
Bài làm:





























































































































































































































































































 Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. 
 Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình.
2.Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
A. Phần đọc – hiểu:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
d
c
b
d
c

Câu 7: VD: Tiếng chim trò chuyện ríu rít trên cành.
Câu 8: VD: Thay từ lượn lờ bằng từ lững lờ; thay từ mát ngọt bằng từ mát dịu (hoặc mát êm, mát lành,)
Câu 9: VD: Việc tốt của chim vành khuyên đã giúp cây bằng lăng vơi đi nỗi đau làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, giàu ý nghĩa.
Câu 10: Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường: chăm sóc vườn hoa, cây xanh; quét dọn nhà cửa, làm vệ sinh trường, lớp, để môi trường xanh - sạch - đẹp.	
B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
- Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (2 điểm)
- Học sinh còn sai sót hoặc cách trình bày chưa đúng, đẹp, giáo viên căn cứ vào các lỗi mà trừ điểm cho phù hợp.
II. Tập làm văn (8 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức: 
- Bài làm của học sinh nêu được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của đối tượng được miêu tả.
- Trình tự miêu tả, cách sắp xếp các ý hợp lý.
- Thể hiện được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm trước đối tượng được miêu tả trong cuộc sống.
 * Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh viết được bài văn thuộc kiểu bài miêu tả với bố cục 3 phần; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động; từ ngữ gợi tả, gợi cảm, lời văn giàu cảm xúc
- Có sáng tạo trong cách miêu tả.
 * Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt mà có thể cho điểm ở mức 7,5- 7 đ. 6,5- 6; 5,5- 4; 4,5- 3; 3,5-3; 2,5- 2; 1,5- 1.
Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an_de.doc