Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1.Tính chất nào không phải là của nước?
. Trong suốt.
. Có hình dạng nhất định.
C. Không có màu, không mùi, không vị.
2. Không khí có những tính chất là :
A. Không màu, không mùi, không vị . B. Không có hình dạng nhất định.
C. Có thể bị nén lại và có thể bị giãn ra. D. Tất cả những tính chất trên.
Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: Khoa học ĐIỂM ĐỀ 1 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 1.Tính chất nào không phải là của nước? A. Trong suốt. B. Có hình dạng nhất định. C. Không có màu, không mùi, không vị. 2. Không khí có những tính chất là : A. Không màu, không mùi, không vị . B. Không có hình dạng nhất định. C. Có thể bị nén lại và có thể bị giãn ra. D. Tất cả những tính chất trên. 3. Để phòng bệnh do thiếu i- ốt, hằng ngày em nên sử dụng: A. Muối hoặc bột canh có bổ sung i- ốt. B. Muối tinh. C. Bột ngọt. 4. Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm: A. Rau xanh. B. Cá C. Thịt bò. D. Thịt gà. 5. Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của ai? A. Các bác sĩ. B. Những người lớn. C. Những người làm ở nhà máy D. Tất cả mọi người. 6. Mây được hình thành từ đâu? A. Không khí. B. Bụi và khói. C. Những hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau ở trên cao. 7. Nguyên nhân dẫn đến béo phì là: A. Ăn uống hợp lí, ăn chậm nhai kĩ. B. Thường xuyên vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể thao. C. Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít, mỡ trong cơ thể bị tích tụ. D. Ăn quá nhiều, hoạt động quá nhiều, mỡ trong cơ thể bị tích tụ nhiều 8. Quan sát nước lấy từ ao: Các sinh vật nào dưới đây ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy. A. Cá con. B. Vi sinh vật. C. Tôm con. D. Rong rêu. 9. Cần ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh béo phì: A. Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn muối có bổ sung i-ốt. B. Ăn uống hợp lí, rèn thói quen ăn uống điếu độ, ăn chậm nhai kỹ, năng rèn luyện và luyện tập thể dục thể thao. C. Ăn sạch, uống sạch, không ăn thức ăn ôi thiu. 10. Đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá chúng ta cần: A. Giữ vệ sinh chung. B. Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và môi trường sống. C. Ăn thức ăn bán rong ngoài đường. 11. Các bệnh thường gặp do nước bị ô nhiễm gây ra là: A. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy. B. Bệnh tim, mạch. C. Bại liệt, viêm gan. 12. Những hành động nên làm để tiết kiệm nước là: A. Để ống nước bị rò rỉ. B. Khoá vòi nước khi nước đã đầy xô. C. Xả cho nước chảy tràn bể. Câu 2: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Câu 3: Để đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa chúng ta cần làm gì? Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: Lịch sử và Địa lí ĐIỂM ĐỀ 1 PHẦN I: LỊCH SỬ Câu 1: Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng: 1. Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt tại: Hoa Lư Thăng Long Hà Nội 2. Đinh Bộ Lĩnh đã làm được những việc gì? Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán. Chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương bắc. 3. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng. Do quan quân đô hộ nhà Hán bắt dân ta phải theo phong tục và luật pháp của người Hán. Do Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc) bị Thái thú Tô Định giết. 4. Ngô Quyền đã dùng kế gì đánh giặc? Mai phục ở cửa sông Bạch Đằng. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Lật đổ thuyền giặc. Bắn tên vào thuyền giặc. 5. Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm nào? Năm 1005. Năm 1009. Năm 1010. Năm 1020. 6. Vua nước Văn Lang gọi là: Vua Tướng Quân. Hùng Vương. Câu 2: Hãy chọn và điền từ ngữ đã cho sau đây vào chỗ chấm (.) của đoạn văn cho phù hợp: dân cư không khổ; ở trung tâm đất nước; cuộc sống ấm no; từ miền núi chật hẹp Vua thấy đây là vùng đất (1) đất lại rộng bằng phẳng . (2) vùng ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, Vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được . (3) thì phải dời đô . (4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Câu 3: Tại sao Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? .. PHẦN II: ĐỊA LÍ Câu 1: Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng 1. Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào? Vùng đất bao gồm các núi cao và khe sâu. Vùng đất thấp bao gồm các đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau. Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. 2. Những ý nào dưới đây là điều kiện để Đồng bằng Bắc bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Đất Phù sa màu mỡ Nguồn nước dồi dào Khí hậu lạnh quanh năm Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trồng lúa 3. Người dân ở Đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là: Người Thái Người Tày Người Mông Người Kinh. 4. Trung du Bắc Bộ là một vùng: Có thế mạnh về đánh cá. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất đất nước. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản. 5. Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: Thái, Mông, Dao. Ba-na, Ê- đê, Gia-rai. Kinh. Tày, Nùng. 6. Ý nào dưới đây Không phải là điều kiện để Đà Lạt trở thành thành phố du lich và nghỉ mát: Không khí trong lành, mát mẻ. Nằm trên vùng đồng bằng bằng phẳng. Phong cảnh đẹp. Nhiều công trình phục vụ cho nghỉ ngơi, du lịch. Câu 2: Vì sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta? ... Câu 3: Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng? .. ....ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: KHOA HỌC, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ LỚP 4 ĐỀ 1 KHOA HỌC (10 điểm) Câu 1: (6 Điểm) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D A A D C C B B B A B Câu 2: (2 điểm) HS nêu được: - Chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Câu 3: (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. - Thực hiện ăn sạch, uống sạch ( thức ăn phải rửa sạch, nấu chín, nước uống đã đun sôi,). - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. - Xử lí phân, rác đúng cách, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đi đại tiểu tiện. - Diệt ruồi, diệt rán. LỊCH SỬ (5 điểm) Câu1: (3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm Học sinh chọn đúng những ý sau: 1. Thăng Long 2. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. 3. Do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng. 4. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng 5. Năm 1010. 6. Hùng Vương. Câu 2: (1 điểm) Điền đúng mỗi chỗ 0,25 điểm Thứ tự cần điền là: (1) Ở trung tâm đất nước ( 2) Dân cư không khổ (3) Cuộc sống ấm no. (4) Từ miền núi chật hẹp. Câu 3: (1 điểm) Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Hoa Lư vì: Hoa Lư là vùng rừng núi hiểm trở, chật hẹp, không phải là trung tâm đất nước. Thăng Long là vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ và là trung tâm đất nước PHẦN III: ĐỊA LÝ (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm HS chọn đúng những ý sau: 1.Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. 2. Đất Phù sa màu mỡ, Nguồn nước dồi dào, Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trồng lúa 3. Người Kinh. 4. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. 5. Ba-na, Ê- đê, Gia-rai. 6. Nằm trên vùng đồng bằng bằng phẳng. Câu 2: (1,5 điểm) HS trả lời được: HN là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước. HN có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước. HN có nhiều nhà máy làm ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhiều trung tâm thương mại, giao dịch như các chợ lớn, siêu thị ngân hàng, Câu 3: Nêu đúng đạt 0,5 điểm Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: KHOA HỌC ĐIỂM ĐỀ 2 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 1. Để phòng tránh tai nạn đuối nước, ta cần: A. Không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. B. Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối. C. Không cần đậy nắp các chum, vại, bể chứa nước. 2.Tính chất nào không phải là của nước? A. Trong suốt. B. Có hình dạng nhất định. C. Không có màu, không mùi, không vị. 3. Để phòng bệnh do thiếu i- ốt, hằng ngày em nên sử dụng: A. Muối hoặc bột canh có bổ sung i- ốt. B. Muối tinh. C. Bột ngọt. 4. Tại sao năng lượng mặt trời lại cần thiết cho vòng tuần hoàn của nước? A. Làm cho nước chảy từ trên cao xuống thấp. B. Làm cho nước bay hơi vào không khí để rồi sau đó ngưng tụ thành mây. C. Làm cho nước đóng băng. D. Làm cho nước trong suốt, không mùi, không vị. 5. Dòng nào dưới đây ghi chất béo hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật? A. Dầu thực vật, lạc, dừa, vừng. B. Dầu thực vật, mỡ lợn, dừa, vừng. C. Dầu thực vật, dừa, thịt chiên, vừng. D. Dầu thực vật, dừa, thịt chiên, khoai. 6. Mây được hình thành từ đâu? A. Không khí. B. Những hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau ở trên cao C. Bụi và khói. 7. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là: A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước. B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước. C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi, lặp lại. 8. Đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá chúng ta cần: A. Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và môi trường sống B. Giữ vệ sinh chung. C. Ăn thức ăn bán rong ngoài đường. 9. Quan sát nước lấy từ ao: Các sinh vật nào dưới đây ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy. A. Cá con. B. Vi sinh vật. C. Tôm con. D. Rong rêu. 10. Cần ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh béo phì: A. Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn muối có bổ sung i-ốt. B. Ăn sạch, uống sạch, không ăn thức ăn ôi thiu. C. Ăn uống hợp lí, rèn thói quen ăn uống điếu độ, ăn chậm nhai kỹ, năng rèn luyện và luyện tập thể dục thể thao. 11. Những hành động nên làm để tiết kiệm nước là: A. Khoá vòi nước khi nước đã đầy xô. B. Để ống nước bị rò rỉ. C. Xả cho nước chảy tràn bể. 12. Các bệnh thường gặp do nước bị ô nhiễm gây ra là: A. Bệnh tim, mạch B. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy. . C. Bại liệt, viêm gan. Câu 2: Những nguyên nhân nào làm nguồn nước bị ô nhiễm ? Câu 3: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: Lịch sử và Địa lí ĐIỂM ĐỀ 2 PHẦN I: LỊCH SỬ Câu 1: Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng: 1. Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt tại: Hoa Lư Thăng Long Hà Nội 2. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta? Vào khoảng 700 năm TCN, ... CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: KHOA HỌC, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ LỚP 4 ĐỀ 2 KHOA HỌC (10 điểm) Câu 1: (6 Điểm) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B A B A B C A B C A B Câu 2: (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. - Xả rác phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt. - Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lý, xả thẳng vào sông hồ. - Khói,bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa - Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, làm ô nhiễm nước biển. Câu 3: (2 điểm) HS nêu được: - Chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. LỊCH SỬ (5 điểm) Câu1: (3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm Học sinh chọn đúng những ý sau: 1. Thăng Long 2. Vào khoảng 700 năm TCN, khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả 3. Do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng. 4. Chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên. Xây dựng thành Cổ Loa. 5. Năm 1010. 6. Hùng Vương. Câu 2: (1 điểm) Điền đúng mỗi chỗ 0,25 điểm Thứ tự cần điền là: (1) Kháng chiến ( 2) Thắng lợi (3) Độc lập (4) Niềm tự hào, lòng tin Câu 3: (1 điểm) Đáp án: Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc. Mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta ĐỊA LÝ (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Mỗi ý đúng 1điểm HS chọn đúng những ý sau: 1. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc 2. Đất Phù sa màu mỡ, Nguồn nước dồi dào, Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trồng lúa 3. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. 4. Người Kinh. 5. Ba-na, Ê- đê, Gia-rai. 6. Nằm trên vùng đồng bằng bằng phẳng. Câu 2: (1,5 điểm) Đáp án: Đất phù sa màu mỡ Nguồn nước dồi dào Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa Câu 3: Nêu đúng đạt 0,5 điểm Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: TIẾNG VIỆT ĐIỂM ĐỀ 1: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (5 điểm) II. Đọc thầm (5 điểm) Học sinh đọc thầm bài: “Ông Trạng thả diều” Sách TV lớp 4- tập 1- trang 104. Khoanh tròn vào trước ý đúng cho các câu hỏi dưới đây: 1. Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? a. Lý Anh Tông b. Trần Thái Tông c. Lý Cao Tông 2. Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? a. Nguyễn Hiền học đến đâu thì quên đến đó. b. Nguyễn Hiền đọc mãi hai mươi trang sách mà vẫn không hiểu, không nhớ chữ nào cả. c. Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. 3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều?” 4. Câu tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện “Ông Trạng thả diều”? a. Tuổi trẻ tài cao. b. Có chí thì nên. c. Công thành danh toại. 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. Ung dung, lạ lùng b. Ung dung, sống động c. Sống động, lạ lung 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ Nghị lực ? a. Làm việc bền bỉ, liên tục. b. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn. c. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ. 7. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau : Ngoài vườn, chim vàng anh cất tiếng hót Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: TIẾNG VIỆT ĐIỂM ĐỀ 2: A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm Học sinh đọc thầm bài: “Ông Trạng thả diều” Sách TV lớp 4- tập 1- trang 104. Khoanh tròn vào trước ý đúng cho các câu hỏi dưới đây: 1. Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? a. Lý Anh Tông b. Trần Thái Tông c. Lý Cao Tông 2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều?” 3. Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? a. Nguyễn Hiền học đến đâu thì quên đến đó. b. Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. c. Nguyễn Hiền đọc mãi hai mươi trang sách mà vẫn không hiểu, không nhớ chữ nào cả. 4. Câu tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện “Ông Trạng thả diều”? a. Có chí thì nên. b. Tuổi trẻ tài cao. c. Công thành danh toại. 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. Ung dung, sống động b. Sống động, lạ lùng c. Ung dung, lạ lùng 6. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ a. óng ánh, ngôi nhà b. chạy , ngôi nhà c. hiền hòa, giỏi 7. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau : Đàn chim chao cánh bay đi ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết: bài Cánh diều tuổi thơ “từ đầu đến những vì sao sớm”, SGK Tiếng việt 4, tập một trang 146. II. Tập làm văn Tả một đồ dùng học tập của em. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (5 điểm) II. Đọc thầm (5 điểm) Câu 1, 2, 3, 4 khoanh đúng mỗi câu 0,5 điểm. Câu 5, 6, 7 mỗi câu đúng 1 điểm Đề 1: 1. B 2. C 3. Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều 4. B 5. A 6. C 7. Ngoài vườn, chim vàng anh / cất tiếng hót CN VN Đề 2: 1. B 2. Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều 3. B 4. A 5. C 6. C 7. Đàn chim / chao cánh bay đi CN VN B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: (5điểm) - Bài viết trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng cách viết 1 đoạn văn: 5 điểm - Mắc lỗi chính tả trong bài: phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm/lỗi. - Lưu ý: Nếu chữ viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (5 điểm) - Học sinh viết tả được theo đề bài, thể hiện rõ nội dung theo bố cục và gợi ý đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (5 điểm) - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: TOÁN ĐIỂM ĐỀ 1 Bài 1: Đặt tính rồi tính 4674 : 82 403 x 346 13870 : 45 309 x 207 Bài 2: Tính 4237 x 18 – 34578 ... .. 287 x (40 – 8) . . 601759 – 1988 : 4 342 x (68 + 19) Bài 3: Trong các số 45; 39 ; 172; 270 Các số chia hết cho 2 là : .. Các số chia hết cho 5 là: .. Các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: . Các số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là: Bài 4: Hai thùng chứa được tất cả là 800 lít nước. Thùng bé chứa được ít hơn thùng to là 150 lít nước. Hỏi mỗi thùng chứa được bao nhiêu lít nước? Bài giải . . . . . Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 7 phút 15 giây = .giây 5 tấn 6 kg = .kg 15 dm2 10 cm2 = .cm2 2115 m2 = .dm2 Bài 6: Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4cm Vẽ tiếp hình chữ nhật BCMN có chiều dài 5cm. Tính chu vi hình chữ nhật ANMD Tính diện tích hình chữ nhật ANMD .. ..... . Trường TH Tân Lập Lớp: 4 Họ và tên:.. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: TOÁN ĐIỂM ĐỀ 2 Bài 1: Đặt tính rồi tính 17826 : 48 268 x 235 23520 : 56 345 x 200 Bài 2: Tính 46857 + 3444 : 28 ... .. 1995 x 25 - 2105 . . 642 x (30 – 18) 251 x (37 + 14) Bài 3: Trong các số 75; 189 ; 242; 460 a) Các số chia hết cho 2 là : .. b) Các số chia hết cho 5 là: .. c) Các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: . d) Các số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là: Bài 4: Hai phân xưởng làm được 1500 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm ít hơn phân xưởng thứ hai 150 sản phẩm. Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm? Bài giải . . . . . Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 8 phút 24 giây = .giây 7 tấn 17 kg = .kg 39 dm2 2 cm2 = .cm2 10 000 cm2 = m2 Bài 6: Vẽ hình vuông ABCD cạnh 3 cm Vẽ tiếp hình chữ nhật BCMN có chiều dài 6 cm. Tính chu vi hình chữ nhật ANMD Tính diện tích hình chữ nhật ANMD .. ..... . ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: TOÁN LỚP 4 ĐỀ 1 Bài 1: (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,5điểm 4674 : 82 4674 82 574 57 0 403 x 346 403 x 346 2418 1612 1209 139438 13870 : 45 13870 45 0370 308 10 309 x 207 309 x 207 2163 000 618 63963 Bài 2: (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm, mỗi bước đúng 0,25 điểm 4237 x 18 – 34578 = 76266 - 34578 = 41688 287 x (40 – 8) = 287 x 32 = 9184 601759 – 1988 : 4 = 601759 - 497 = 601262 342 x (68 + 19) = 342 x 87 = 29754 Bài 3: (1 điểm) Mỗi câu đúng 0,25điểm a.Các số chia hết cho 2 là : 172, 270 b.Các số chia hết cho 5 là: 45, 270 c.Các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: 270 d.Các số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là: 45 Bài 4: (2 điểm) Bài giải Thùng bé chứa được là: (800 – 150) : 2 = 325 (lít) Thùng lớn chứa được là: (800 + 150) : 2 = 475 (lít) Đáp số : Thùng lớn: 475 lít Thùng bé : 325 lít Bài 5: (1 điểm) Mỗi câu đúng 0,25điểm 7 phút 15 giây = 435 giây 5 tấn 6 kg = 5006 kg 15 dm2 10 cm2 = 1510cm2 2115 m2 = 211500 dm2 A B C D M N Bài 6: (2 điểm) Chiều dài hình chữ nhật ANMD: (0,5đ) 4 + 5= 9 (cm) Chu vi hình chữ nhật ANMD: (0,75đ) ( 4 + 9 ) x 2 = 26 (cm) Diện tích hình chữ nhật ANMD: (0,75đ) 4 x 9= 36 (cm2) ĐỀ 2 Bài 1: (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,5điểm 17826 : 48 17826 48 342 371 066 18 268 x 235 268 x 235 1340 804 536 62980 23520 : 56 23520 56 112 420 00 0 345 x 200 345 x 200 000 000 690 69000 Bài 2: (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm, mỗi bước đúng 0,25 điểm 46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123 = 46980 251 x (37 + 14) = 251 x 51 = 12801 642 x (30 – 18) = 642 x 12 = 7704 1995 x 25 – 2105 = 49875 – 2105 = 47770 Bài 3: (1 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm a.Các số chia hết cho 2 là : 242, 460 b.Các số chia hết cho 5 là: 75, 460 c.Các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: 460 d.Các số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là: 75 Bài 4: (2 điểm) Bài giải Phân xưởng thứ nhất làm được là: (1500 – 150) : 2 = 675 (sản phẩm) Phân xưởng thứ hai làm đượclà: (1500 + 150) : 2 = 825 (sản phẩm) Đáp số : Phân xưởng thứ nhất: 675 sản phẩm Phân xưởng thứ nhất: 825 sản phẩm Bài 5: (1 điểm) Mỗi câu đúng 0,25điểm 8 phút 24 giây = 504 giây 7 tấn 17 kg = 7017 kg 35 dm2 2 cm2 = 35 02 cm2 10 000 cm2 = 1 m2 A B C D M N Bài 6: (2 điểm) Chiều dài hình chữ nhật ANMD: (0,5đ) 3 + 6= 9 (cm) Chu vi hình chữ nhật ANMD: (0,75đ) ( 3 + 9 ) x 2 = 24 (cm) Diện tích hình chữ nhật ANMD: (0,75đ) 3 x 9= 27 (cm2)
Tài liệu đính kèm: