Đề kiểm tra đội tuyển lớp 5 - Tháng 2 môn Tiếng Việt

Đề kiểm tra đội tuyển lớp 5 - Tháng 2 môn Tiếng Việt

ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN LỚP 5 - THÁNG 2

Môn Tiếng Việt.

Thời gian làm bài: 90 phút

 Câu 1: (2,5 điểm):

 Cho các từ sau:

 Lênh khênh, the thé, khanh khách, lêu nghêu, lè tè, ào ào, róc rách, thăm thẳm, mênh mông, tí tách, lăn tăn, ngoằn ngoèo, lạch bạch, oang oang, thấp thoáng, sằng sặc, thình thịch, phổng phao, đồ sộ, bầu bầu, loà xoà, bi bô, bập bẹ, chới với, lon ton.

 Hãy sắp xếp các từ trên thành hai nhóm: từ tượng thanh và từ tượng hình.

 Câu 2: ( 1 điểm):

 Các câu sau khuyên ta điều gì?

a. Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

 b. Có vất vả mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.

 Câu 3: ( 1,5 điểm):

 Các định từ loại của từ khó khăn trong các câu sau:

 a. Khó khăn chỉ là tạm thời.

 b. Hoàn cảnh gia đình nhà bạn Minh rất khó khăn.

 c. Anh đừng khó khăn với tôi.

 Câu 4: ( 2 điểm):

 Xác định từ loại ( DT, ĐT, TT) của từng từ in nghiêng trong các câu dưới đây:

 a. Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.

 b. Tôi đề nghị xem xét lại những đề nghị của anh.

 c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

 e. Ánh nắng chiếu qua cửa sổ, in lên mặt chiếu.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển lớp 5 - Tháng 2 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đội tuyển lớp 5 - tháng 2
Môn Tiếng Việt.
Thời gian làm bài: 90 phút
 Câu 1: (2,5 điểm):
 Cho các từ sau:
 Lênh khênh, the thé, khanh khách, lêu nghêu, lè tè, ào ào, róc rách, thăm thẳm, mênh mông, tí tách, lăn tăn, ngoằn ngoèo, lạch bạch, oang oang, thấp thoáng, sằng sặc, thình thịch, phổng phao, đồ sộ, bầu bầu, loà xoà, bi bô, bập bẹ, chới với, lon ton.
 	Hãy sắp xếp các từ trên thành hai nhóm: từ tượng thanh và từ tượng hình.
 Câu 2: ( 1 điểm):
 Các câu sau khuyên ta điều gì?
a. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
 b. Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
 Câu 3: ( 1,5 điểm):
 Các định từ loại của từ khó khăn trong các câu sau:
 a. Khó khăn chỉ là tạm thời.
 b. Hoàn cảnh gia đình nhà bạn Minh rất khó khăn.
 c. Anh đừng khó khăn với tôi.
 Câu 4: ( 2 điểm):
 Xác định từ loại ( DT, ĐT, TT) của từng từ in nghiêng trong các câu dưới đây:
 a. Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.
 b. Tôi đề nghị xem xét lại những đề nghị của anh.
 c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
 e. ánh nắng chiếu qua cửa sổ, in lên mặt chiếu.
 Câu 5: ( 1 điểm):
 Chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, hô ngữ trong các câu sau:
 a. Chiều nay, bạn Lan ốm không đi học được, Hương ạ.
 b. Mẹ ơi, phía sau nhà, luống bắp cải ăn được rồi.
 Câu 6: ( 3 điểm):
 Trong bài thơ " Ngày em vào Đội" của Xuân Quỳnh (TV 5, tập I) có đoạn viết:
 "Nắng vườn trưa mênh mông
 Bướm bay như lời hát
 Con tàu là đất nước
 Đưa ta tới bến xa".
Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trên hay ở chỗ nào?
 Câu 7: ( 8 điểm):
Hãy mượn lời của một nhân vật trong một truyện mà em đã đọc để kể lại truyện đó.
 * Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 1 điểm.
Đề kiểm tra đội tuyển lớp 4 - tháng 2
Môn Tiếng Việt.
Thời gian làm bài: 90 phút
 Câu 1: ( 2 điểm):
 Trong các từ sau:
 Phong cảnh, đẹp đẽ, tốt tươi, vườn tược, rộng rãi, cây cối, đất nước, xanh tốt, xanh um, núi rừng.
 	Em hãy sắp xếp các từ trên theo nhóm từ loại của nó.
 Câu 2: ( 2 điểm):
	Tìm 5 từ láy là động từ, 5 từ láy là tính từ.	 
 Câu 3: ( 1,5 điểm):
 Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
 a. Con yêu của bố đã khôn lớn biết nhường nào!
 b. Những vì sao trên trời trải những tia vàng óng ả xuống mặt đất.
 c. Em thích tranh lợn, gà, chuột, ếch, ... của làng Hồ.
Câu 4: ( 1 điểm):
 Điền tiếp vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để hoàn thành các thành ngữ sau:
 - Màn trời ... đất.
 - Hai sương ... nắng.
 - Có ... thì nên.
 - Lên ... xuống ...
 - Thuận ... xuôi ...
 Câu 5: ( 2 điểm):
 Cho câu sau:
 Bên kia sông, những ngôi nhà mới đã mọc lên.
 Em hãy thay đổi trật tự các từ ngữ trong câu để có các câu khác nhau mà nội dung ý nghĩa vẫn không thay đổi.
 Câu 6: ( 1 điểm):
 Xác định danh từ có trong đoạn thơ sau:
Rừng mơ ôm lấy núi,
 Mây trắng đọng thành hoa.
 Gió chiều đông gờn gợn,
 Hương bay gần bay xa.
 Câu 7: ( 2,5 điểm):
 Viết đoạn văn ( khoảng 4 - 6 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
 Câu 8: ( 7 điểm):
 Hãy tả lại con vật mà em yêu thích nhất.
 * Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 1 điểm.
Đáp án đề KT đội tuyển môn Tv lớp 4 - tháng 2 
 Câu 1: ( 2 điểm):
 Hs xác định đúng mỗi từ cho 0,2 điểm.
 Danh từ: phong cảnh, vườn tược, đất nước, núi rừng, cây cối.
 Tính từ: đẹp đẽ, tốt tươi, rộng rãi, xanh tốt, xanh um.
 Câu 2: ( 2 điểm):
 Hs tìm đúng mỗi từ cho 0,2 điểm. Ví dụ:
- TL là động từ: tập tành, gật gù, lắc lư, ...
- TL là tính từ: xanh xanh, đo đỏ, đẹp đẽ,...
 Câu 3: ( 1,5 điểm):
 Hs xác định đúng mỗi câu cho 0,5 điểm:
a. Con yêu của bố đã khôn lớn biết nhường nào!
 CN VN
 b. Những vì sao trên trời trải những tia vàng óng ả xuống mặt đất.
 CN VN
 c. Em thích tranh lợn, gà, chuột, ếch, ... của làng Hồ.
 CN VN 
 Câu 4 ( 1 điểm):
 Hs điền đúng được mỗi thành ngữ cho 0,2 điểm.
 Câu 5 ( 2 điểm):
 Hs thay đổi được 4 câu cho điểm tối đa, mỗi câu cho 0,5 điểm. Ví dụ:
 - Những ngôi nhà mới đã mọc lên bên kia sông.
 - Bên kia sông, đã mọc lên những ngôi nhà mới.
 - Những ngôi nhà mới bên kia sông đã mọc lên.
 - Đã mọc lên bên kia sông những ngôi nhà mới.
 - Đã mọc lên những ngôi nhà mới bên kia sông...
 Câu 6: ( 1 điểm):
 Hs xác định được các danh từ: rừng mơ, mây trắng, chiều đông cho 0,2 điểm.
 Hs xác định được các danh từ: núi, gió, hoa, hương cho 0,1 điểm.
 Câu 7 : ( 2,5 điểm):
 - Hs viết được đoạn văn theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng được một số hình ảnh nhân hoá phù hợp: 1,5 điểm.
 - Diễn đạt các câu hợp lí, giữa các ý có sự liên kết: 1 điểm.
 Câu 8: ( 7 điểm):
 Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.
 - Phần mở bài ( 1 điểm): Giới thiệu được con vật yêu thích nhất.
 - Phần thân bài ( 5 điểm): Biết dùng từ ngữ sinh động để tả:
 + Hình dáng ( chân, đầu, mắt, ...)
 + Thói quen ( khi ăn, lúc ngủ, tiếng kêu, ...)
 Bài viết có xen cảm xúc của mình đối với con vật đang tả.
 - Phần kết luận ( 1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình đối với con vật.
 * Điểm chữ viết và trình bày toàn bài:1 điểm.
Đáp án đề KT đội tuyển môn Tv lớp 5 - tháng 2 
 Câu 1: ( 2,5 điểm):
 Hs xác định đúng mỗi câu cho 0,1 điểm.
 - Từ tượng thanh: the thé, khanh khách, ào ào, róc rách, tí tách, lạch bạch, oang oang, bi bô, bập bẹ, thình thịch, sằng sặc.
 - Từ tượng hình: lênh khênh, lêu nghêu, lè tè, thăm thẳm, mênh mông, lăn tăn, ngoằn ngoèo, thấp thoáng, phổng phap, đồ sộ, bầu bầu, loà xoà, chới với, lon ton.
 Câu 2: ( 1 điểm):
 Hs trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
 a. Phải có lòng tự tin vào ý chí nghị lực của chính mình, con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp mới giỏi, mới tài. Được như thế mọi người mới kính trọng và nể phục.
 b. Để có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, chúng ta không thể không kinh qua lao động khó nhọc vất vả. Chỉ có lao động và bằng lao động mới có ngày an nhàn, sung sướng.
Câu 3: ( 1,5 điểm):
 Hs xác định đúng mỗi câu cho 0,5 điểm:
 a. Khó khăn là danh từ.
 b. Khó khăn là tính từ.
 c. Khó khăn là động từ. 
 Câu 4 ( 2 điểm):
 Hs điền xác định đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
 a. bàn (1) là DT, bàn (2) là ĐT.
 b. đề nghị (1) là ĐT, đề nghị (2) là DT.
 c. chín (1) là TT, chín (2) là DT.
 d. chiếu (1) là ĐT, chiếu (2) là DT.
 Câu 5 ( 1 điểm):
 Hs xác định được đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
 a. Chiều nay, bạn Lan ốm không đi học được, Hương ạ.
 TN CN VN HN
 b. Mẹ ơi, phía sau nhà, luống bắp cải ăn được rồi.
 HN TN CN VN
 Câu 6: ( 3 điểm):
 Yêu cầu hs chỉ ra được các ý sau:
- Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh
 Cách so sánh thứ nhất là dùng từ như, cách so sánh thứ hai là dùng từ là có ý nghĩa khẳng định. ( 1 điểm).
 - Cả hai hình ảnh so sánh trên đều nhằm nói lên những mơ ước, khát vọng về tương lai đất nước. Bướm bay, con tàu ( đưa ta tới bến bờ) đều là những hình ảnh sống động, khoáng đãng, rực rỡ. Lời hát, đất nước đều có ý nghĩa khích lệ động viên, thôi thúc thế hệ trẻ quyết tâm vươn tới một tương lai tươi sáng mà một ngày nào đó, các em sẽ vươn tới. Cả đoạn thơ phơi phới một niềm tin yêu, hi vọng vào tiền đồ đất nước và của thế hệ trẻ.
 Câu 7 : ( 8 điểm):
 Yêu cầu:
 1. Nắm vững kiểu bài tập làm văn kể chuyện. Hs thực hiện y/c của đề bài là mượn lời của một nhân vật trong một truyện đã đọc để kể lại truyện đó. Như vậy, hs phải biết tưởng tượng biết "nhập thân" vào một nhân vật của truyện, tự coi mình là nhân vật đó để kể lại truyện.
 2. Nắm vững ý nghĩa và nội dung cốt truyện. Kể lại đầy đủ, đúng trình tự những diễn biến và sự việc chính, những chi tiết lí thú, hấp dẫn, sự việc kết thúc câu chuyện. Khi kể, cần biểu lộ cảm xúc và thái đọ ( ca ngợi, phê phán, yêu, ghét, ...)
 3. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, sáng rõ. Lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp...
 Cách cho điểm:
 1. Cho 6-7 điểm: đạt các y/c trên, không phạm quá 4 lỗi dùng từ, đặt câu và chính tả.
 2. Cho 5 - dưới 6 điểm: đạt y/c 1 và 2, y/c 3 chưa đầy đủ, phạm không đến 6 lỗi.
 3. Cho 4 - dưới 5 điểm: đạt được y/c 1, y/c 2 và 3 chưa đâyd đủ, phạm không đến 8 lỗi.
 4. Cho 2 - dưới 4 điểm: đạt được y/c 1, nội dung y/c 2 còn sơ sài, bố cục không rõ ràng, phạm không quá 10 lỗi.
 5. Cho dưới 2 điểm: Chưa nắm vững phương pháp làm bài văn kể chuyện, không thực hiện đúng yêu cầu 1, nội dung kể sơ sài, diễn đạt yếu, phạm nhiều lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp...
 * Điểm chữ viết và trình bày toàn bài:1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE BOI HSG.doc