Đề kiểm tra tuần 7 - Môn: tiếng Việt lớp 5

Đề kiểm tra tuần 7 - Môn: tiếng Việt lớp 5

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

I. Bài kiểm tra đọc.(10 điểm)

1 – Đọc thành tiếng (5điểm)

2 – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI – CA TRÊN SÔNG ĐÀ

Trên sông Đà

Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca

Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ

Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.

Lúc ấy

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Ngày mai

Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi

Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên

Sông Đà chia ánh sang đi muôn ngả

Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.

Quang Huy

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tuần 7 - Môn: tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ ký của người coi
1
2
ĐỀ KIỂM TRA TUẦN 7
Số báo danh
Năm học 2011 – 2012
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
( Thời gian làm bài: 50 phút )
Số phách
Họ và tên:.. 
Lớp:  Trường tiểu học ..
Số phách
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. Bài kiểm tra đọc.(10 điểm)
1 – Đọc thành tiếng (5điểm)
2 – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) 
TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI – CA TRÊN SÔNG ĐÀ
Trên sông Đà
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sang đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.
Quang Huy
Dựa vào nội dung bài tập đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Bài thơ miêu tả công trường thủy điện sông Đà vào thời điểm nào?
	A. Lúc bình minh
	B. Lúc hoàng hôn
	C. Đêm trăng
2. Những từ ngữ nào được dùng để tả cô gái Nga?
	A. Mái tóc màu hạt dẻ
	B. Nghe tiếng ba- la- lai- ca
	C. Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
3. Trong bài thơ, cả công trường, tháp khoan, xe ủi, xe ben được miêu tả bằng cách nào?
	A. Dùng động từ chỉ hành động của con người
	B. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của con người.
	C. Dùng đại từ chỉ người
4. Từ “dòng” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
	A. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.
	B. Những dòng điện được truyền đi trăm ngả.
	C. Dòng suối ấy thật trong mát.
5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ”
	A. mọc B. Vươn C. tỏa
6. Hình ảnh nào thể hiện sự hòa quyện, gắn bó của con người với thiên nhiên?
	A. Đêm trăng chơi vơi
	B. Tiếng đàn ngân nga- dòng trăng lấp loáng.
	C. Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.
7. Câu thơ: “ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”, có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. Nhân hóa B. So Sánh C. So sánh và nhân hóa
8. Dòng nào nêu đúng nội dung bài thơ?
	A. Tả cảnh đẹp sông Đà vào một đêm trăng sáng 
	B. Tả cảnh công trường sống Đà trong một đêm trăng đẹp và niềm tin vào tương lai tươi sang của nhà máy thủy điện sông Đà.
	C. Tả cảnh lao động trên công trường sông Đà.
9. Gạch chân vào từ ngữ có chứa nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau. 
	A. Cái lưỡi, lưỡi liềm, đau lưỡi, thè lưỡi.
	B. Mũi dao, nhỏ mũi, ngạt mũi, thính mũi.
10. Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp điền vào chỗ trốngđể hoàn chỉnh câu thành ngữ. 
	A. Đông như
	B. Ngọt như  lùi.
B. Kiểm tra viết( 10 điểm)
1. Chính tả (5 điểm):Nghe- viết:
2. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn miêu tả cảnh sông nước.
ĐỀ KIỂM TRA TUẦN 7
Môn Tiếng Việt- lớp 5
Năm học 2011- 2012
Chính tả:
Dòng kinh quê hương
	Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lênDễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
	Theo Nguyễn Thi
Hướng dẫn chấm kiểm tra đọc lớp 5 ( 5 điểm)
- Gv kiểm tra đọc đối với từng HS qua các bài tập đọc từ tuần 1- 7 trong Tiếng Việt 5 tập 1.
- Mỗi HS đọc một đoạn văn (đoạn thơ), sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Cách cho điểm như sau:
* Đọc đúng tiếng, đứng từ : 1 điểm
- Đọc sai từ 2- 4 tiếng: 0,5 điểm.
- Đọc sau quá 5-7 tiếng: 0,25 điểm
- Đọc sai quá 8 tiếng: 0 điểm.
* Ngắt, nghỉ hơi dứng ở các dấu câu, các cụm từ: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,5 điểm
- Từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm
* Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Giọng đọc chưa thể hiện đúng tính biểu cảm: 0,5 điểm
- Giọng đọc không có biểu cảm: 0 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Không đảm bảo tốc độ: 0 điểm
* Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu: 1 điểm
- Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm
- Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA TUẦN 7- Môn Tiếng Việt lớp 5
Năm học 2011- 2012
I. Đọc thầm ( 5 điểm)
	Khoanh vào mỗi đáp án đúng và trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Khoanh vào (c)
Câu 2: Khoanh vào (a)
Câu 3: Khoanh vào (a)
Câu 4: Khoanh vào (c)
Câu 5: Khoanh vào (c)
Câu 6: Khoanh vào (b)
Câu 7: Khoanh vào (a)
Câu 8: Khoanh vào (b)
Câu 9: a. Lưỡi liềm
 b. Mũi dao
Câu 10: a. Đông như kiến.
 b. Ngọt như mía lùi.
II. Kiểm tra viết ( 10 điểm)
1. Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đảm bảo độ cao, khoảng cách, kiểu chữ cho 5 điểm.
- Sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định đánh một lỗi trừ 0.5 điểm/ lỗi.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn
* HS viết được bài văn tả cảnh sông nước đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu cảnh đẹp định tả.
- Tả được đặc điểm nổi bật, riêng biệt, đặc sắc của cảnh đó theo trình tự hợp lí, thể hiện được sự quan sát tinh tế và tình cảm của người viết khi miêu tả.
- Kết bài nêu được cảm xúc của mình với cảnh đẹp đó.
- Câu viết đúng ngữ pháp, lời văn tự nhiên, sinh động.
* Đảm bảo các yêu cầu trên: 5 điểm
* Tuỳ mức độ sai sót về nội dung, hình thức có thể cho các mức điểm sau:
	4,5- 4- 3,5- 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5.
III. Điểm môn Tiếng Việt
- Điểm số mỗi bài kiểm tra đọc, viết có thể là điểm lẻ.
- Điểm môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của phần kiểm tra đọc và kiểm tra viết.
- Làm tròn số 0,5 lên 1 điểm.
Chữ ký của ngừơi coi
1
2
ĐỀ KIỂM TRA TUẦN 9
Số báo danh
Năm học 2011 – 2012
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
( Thời gian làm bài: 50 phút )
Số phách
Họ và tên:.. 
Lớp:  Trường tiểu học Hòa Mạc
Số phách
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. Bài kiểm tra đọc.(10 điểm)
1 – Đọc thành tiếng (5điểm)
2 – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) 
I. KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm)
 Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hội rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gí, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quay quần thành chòm, thành rặng: rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong long đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hang đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước..
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “ sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thong minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. 
	Theo Mai Văn Tạo
Học sinh đọc thầm bài tập đọc “Đất Cà Mau” và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8, trả lời câu hỏi từ câu 9, 10. 
Câu 1: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
a) Cơn mưa rả rích, kéo dài.
b) Mưa đột ngột, hối hả không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn.
c) Là đất mưa dông.
Câu 2: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
Cây cối mọc lơ thơ. 
Cây cối mọc thành chòm, thành rặng. 
Cây cối mọc lẻ loi đơn chiếc. 
Câu 3: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
a) Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh. 
b) Nhà cửa dựng quây thành chòm. 
c) Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Câu 4: Tính cách của người dân Cà Mau thế nào?
Hiền lành, ít nói. 
b)Thông minh, giàu nghị lực. 
c) Thông minh giàu nghị lực, thượng võ, thích nghe kể chuyện về huyền thoại.
Câu 5: Nội dung chính của bài là gì?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau. 
Tính cách kiên cường của con người Cà Mau. 
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau
Câu 6: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên?
a) Tất cả những gì do con người tạo ra.
b) Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
c) Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Câu 7: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “ hoà bình”?
a) Chiến tranh. b) Thanh bình. d) Chia rẽ
Câu 8: Viết vào chỗ chấm 3 cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước ta
.
Câu 9: Gạch dưới đại từ xưng hô trong câu sau:
Tết này, Long tròn 10 tuổi. Tôi muốn tặng Long một món quà, nhưng nghĩ mãi mà chưa biết tặng bạn cái gì.
Câu 10: Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
 a) Đông như  b) Gan như cóc 
B. Kiểm tra viết( 10 điểm)
1. Chính tả (5 điểm):Nghe- viết:
2. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Tả một cảnh dòng sông quê em hoặc dòng sông ở địa phương khác em có
 dịp đến thăm.
ĐỀ KIỂM TRA TUẦN 9- Môn Tiếng Việt- lớp 5
Năm học 2011- 2012
Chính tả:	 Buổi sáng mùa hè trong thung lũng
	Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc.
	 Theo Hoàng Hữu Bội
Hướng dẫn chấm kiểm tra đọc lớp 5 ( 5 điểm)
- Gv kiểm tra đọc đối với từng HS qua các bài tập đọc từ tuần 1- 7 trong Tiếng Việt 5 tập 1.
- Mỗi HS đọc một đoạn văn (đoạn thơ), sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Cách cho điểm như sau:
* Đọc đúng tiếng, đứng từ : 1 điểm
- Đọc sai từ 2- 4 tiếng: 0,5 điểm.
- Đọc sau quá 5-7 tiếng: 0,25 điểm
- Đọc sai quá 8 tiếng: 0 điểm.
* Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ: 1 điểm.
- Ngắt ngjỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,5 điểm
- Từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm
* Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Giọng đọc chưa thể hiện đúng tính biểu cảm: 0,5 điểm
- Giọng đọc không có biểu cảm: 0 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Không đảm bảo tốc độ: 0 điểm
* Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu: 1 điểm
- Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm
- Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA TUẦN 9- Môn Tiếng Việt lớp 5
Năm học 2011- 2012
I. Đọc thầm ( 5 điểm)
	Khoanh vào mỗi đáp án đúng và trả lời đúng được 0,5 điểm. Riêng câu 8 được 1 điểm.
Câu 1: Khoanh vào (b)
Câu 2: Khoanh vào (b)
Câu 3: Khoanh vào (c)
Câu 4: Khoanh vào (c)
Câu 5: Khoanh vào (c)
Câu 6: Khoanh vào (c)
Câu 7: Khoanh vào (a)
Câu 8: VD các cảnh đẹp thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Sầm Sơn, động Phong Nha.
Câu 9: Đại từ xưng hô: tôi, bạn
Câu 10: 
a. Đông như kiến.
b. Gan như cóc tía.
II. Kiểm tra viết ( 10 điểm)
1. Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đảm bảo độ cao, khoảng cách, kiểu chữ cho 5 điểm.
- Sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định đánh một lỗi trừ 0.5 điểm/ lỗi.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn
* HS viết được bài văn tả cảnh cảnh dòng sông quê em hoặc dòng sông ở địa phương khác em có dịp đến thăm đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu cảnh dòng sông.
- Tả được đặc điểm nổi bật, riêng biệt, đặc sắc của cảnh dòng sông theo trình tự hợp lí, thể hiện được tình cảm của người viết khi miêu tả.
- Kết bài nêu được cảm xúc của mình dòng sông.
- Câu viết đúng ngữ pháp, lời văn tự nhiên, sinh động.
* Đảm bảo các yêu cầu trên: 5 điểm
* Tuỳ mức độ sai sót về nội dung, hình thức có thể cho các mức điểm sau:
	4,5- 4- 3,5- 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5.
III. Điểm môn Tiếng Việt
- Điểm số mỗi bài kiểm tra đọc, viết có thể là điểm lẻ.
- Điểm môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của phần kiểm tra đọc và kiểm tra viết.
- Làm tròn số 0,5 lên 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra tuan 79.doc