Câu 1: Tiếng nào có âm chính là âm u ?
A. lúa B. núi C. tuỳ D. thuận
Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ?
A. màu sắc B. xanh tươi C. xanh thăm thẳm D. trời xanh
Câu 3: Từ nào là từ ghép phân loại?
A. anh em B. giúp đỡ C.xe lửa D. gắn bó
Câu 4: Tiếng “nhân” trong từ nào khác nghĩa tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
A. nhân tài B. nhân ái C. nhân hậu D. nhân nghĩa
Câu 5: Từ nào có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa từ gốc?
A. chon chót B. tim tím C. xám xịt D. thăm thẳm
Câu 6: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. núi đồi B. thành phố C. chen lấn D. vườn tược
Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Phổ biến rộng rãi”?
A. Truyền bá B. Truyền tụng C. Truyền khẩu D. Truyền thống
ĐỀ10: ĐỀ LUYỆN THI HSG MÔN TIẾNG VIỆT 5 Phần I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tiếng nào có âm chính là âm u ? A. lúa B. núi C. tuỳ D. thuận Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ? A. màu sắc B. xanh tươi C. xanh thăm thẳm D. trời xanh Câu 3: Từ nào là từ ghép phân loại? A. anh em B. giúp đỡ C.xe lửa D. gắn bó Câu 4: Tiếng “nhân” trong từ nào khác nghĩa tiếng “nhân” trong các từ còn lại? A. nhân tài B. nhân ái C. nhân hậu D. nhân nghĩa Câu 5: Từ nào có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa từ gốc? A. chon chót B. tim tím C. xám xịt D. thăm thẳm Câu 6: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. núi đồi B. thành phố C. chen lấn D. vườn tược Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Phổ biến rộng rãi”? A. Truyền bá B. Truyền tụng C. Truyền khẩu D. Truyền thống Phần II: BÀI TẬP Câu 1: (1đ) Gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN trong các câu văn sau: a) Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, cây hoa khẽ nghiêng mình, xao động, làm duyên với làn gió sớm. b) Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ trải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi lại thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Giải: a) Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, cây hoa khẽ nghiêng mình, xao động, làm duyên với làn gió sớm. b) Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ trải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi lại thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Câu 2: (0,5đ) Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong 2 câu thơ của Bác Hồ: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay / Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Bài giải: DT: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày. ĐT: hót, kêu. TT: hay. Câu 3: (1,5đ) Trong bài thơ: “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa. Đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất với em? Vì sao? Bài làm: Hình ảnh “dòng sông chảy nặng phù sa” là hình ảnh đẹp và gây xúc động nhất đối với em vì nó được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương, quên mình của Bác. Dòng sông quê hương mang nặng phù sa hay tấm lòng của Bác lúc nào cũng chan chứa tình yeu thương dành cho mỗi chúng ta? Bác chia sẻ tình thương cho tất cả mọi người mà chẳng hề nghĩ đến riêng mình. Dòng sông cũng vậy, cứ chảy mãi, chảy mãi, đem đến cho đôi bờ những hạt phù sa đỏ hồng để làm nên hạt gạo, làm nên cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy, hình ảnh Bác Hồ luôn luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như dòng sông quê hương muôn đời đẹp mãi trên đất nước Việt Nam yêu dấu. Câu 4: (4,5đ) Nhà em (hoặc nhà hàng xóm) có nhiều con vật nuôi. Hãy tả lại một con vật mà em quan sát được. Bài làm: Nhà em có nuôi một con mèo. Nó là thành viên khá quan trọng trong gia đình em. Con mèo vừa tròn một tuổi. Dáng oai vệ cứ như một con báo nhỏ. Nó là giống mèo tam thể được bác em cho năm ngoái. Mới được một năm mà chú lớn hẳn lên, nằm vừa trong vòng tay em. Em vuốt ve bộ lông dày dày êm êm và khẽ gọi:" Mi Mi - mày đi chơi để chị còn làm văn nhé" . Chú có vè làm nũng chỉ khi khừ khừ trong cổ họng một cách yêu ớt. Chú mèo khoác lên mình chiếc áo hai màu: trắng và vàng. Lông chú mượt như tơ, nhìn xa như một khối mây biết đi. Lông phía trên lưng màu nâu vàng, còn lông cổ, đầu và chân đều màu nâu trắng. Cái đuôi dài cong cong mềm mại, mượt mà lúc ngoe nguẩy bên này, lúc lắc lư bên kia. Bốn cái chân thon thon. Bên dưới bàn chân là tấm nệm êm của mèo, làm cho những bước chân của chú thêm nhẹ nhàng. Đồng thời chú cũng có hàng móng vuốt sắc nhọn vũ khí lợi hại nhất của chú ta. Đầu mèo ta chỉ to bằng quả cam sành, lắc lư liên tục. Đôi tai nhỏ như hai lá quất dựng đứng để nghe ngóng. Mỗi khi sờ tay vào tai chú, chú có vẻ không thích cứ lắc lắc cái đầu. Cái mũi hồng hít hít ngửi ngửi trông thật dễ thương. Hàng ria mép trắng muốt, cong cong, vểnh ra hai bên trông oai vệ gớm! Thế nhưng đẹp nhất vẫn là đôi mắt tinh nhanh, xanh sáng như hai viên bi thủy tinh, ươn ướt luôn trông ngang ngó dọc. Mỗi khi chú ngáp để lộ mấy cái răng bé xíu như mấy cái gai nhỏ. Những ngày tr/ nắng, sáng dậy chú lại ra giữa sân rồi liếm cái lưỡi hồng vào ch/ trước, còn hai chân sau duỗi ra đằng sau. Thế là chú ta lại nằm s/ nắng. " Chà một ngày đẹp trời đây" Có lẽ chú nghĩ vậy? Chú vờn cái đuôi rồi cắn cắn gặm gặm. Bỗng nhiên chú hí hửng, có vẻ cao hứng leo tót lên cây cau. Hai chân cào cào s/sột vào thân cau, miệng ngêu ngao thích chí. Chú mèo nhà em thính thật đấy! Một tiếng động nhỏ chú ta cũng nghe thấy. Ô kìa! Chú mèo nằm sau thùng gạo để rình chuột đấy. Bỗng một con chuột mon men đến bên chiếc lồng bàn đậy thức ăn. Chợt, chú mèo lấy đà. Mắt chú chăm chú vào gã chuột kia. Chú thu người, bốn chân chụm lại. Đoạn, Chú nhảy "phóc" một cái đến chỗ con chuột. " Chít" thế là gã chuột ranh mãnh đã nằm gọn trong móng vuốt mèo ta. Chú mèo nhà em là thế đấy. Từ ngày có chú mèo , nhà em bớt chuột hơn . Em gọi chú là “vệ sĩ” mèo và luôn luôn coi chú như một người bạn nhỏ. "Meo , meo" tiếng kêu nhỏ, khàn khàn từ sau nhà, nghe tiếng đó là em nhận ra đúng là chú mèo nhà em. Em ôm chú vào lòng và thủ thỉ " Chúng mình mãi là bạn của nhau nhé!
Tài liệu đính kèm: