Đề luyện thi học sinh giỏi tiếng Việt lớp 4, 5 - Đề 11

Đề luyện thi học sinh giỏi tiếng Việt lớp 4, 5 - Đề 11

Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)

Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?

 A. con nai B. hẻo lánh C. lo toan D. lo ấm

Câu 2: Từ nào là từ láy?

 A. chậm chạp B. châm chọc C. xa lạ D. phẳng lặng

Câu 3: Từ nào là danh từ?

 A. thanh cao B. anh dũng C. anh hùng D. dũng cảm

Câu 4: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

 A. đỏ đắn B. đỏ chói C. đỏ hoe D. đỏ ửng

Câu 5: Kết hợp nào không phải là một từ?

 A. cao lớn B. mát rượi C. thẳng tắp D. màu xanh

Câu 6: Từ nào biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến?

 A. do B. nhờ C. tại D. bởi

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 7192Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi học sinh giỏi tiếng Việt lớp 4, 5 - Đề 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 11:
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5
Phần I: TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
 A. con nai B. hẻo lánh C. lo toan D. lo ấm
Câu 2: Từ nào là từ láy?
 A. chậm chạp B. châm chọc C. xa lạ D. phẳng lặng
Câu 3: Từ nào là danh từ?
 A. thanh cao B. anh dũng C. anh hùng D. dũng cảm
Câu 4: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
 A. đỏ đắn B. đỏ chói C. đỏ hoe D. đỏ ửng
Câu 5: Kết hợp nào không phải là một từ?
 A. cao lớn B. mát rượi C. thẳng tắp D. màu xanh
Câu 6: Từ nào biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến?
 A. do B. nhờ C. tại D. bởi
Câu 7: Từ “nhà” nào được dùng theo nghĩa gốc?
 A. nhà nghèo B. nhà rông C. nhà Lê D. nhà tôi đi vắng
Phần II: BÀI TẬP 
Câu 1: (1đ) 
Gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dướiVN trong các câu văn sau:
 a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.
a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.
Câu 2: (0,5đ)
 Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép phân loại và 2 từ ghép tổng hợp có tiếng “vui”
- 2 từ láy có tiếng “vui”: Vui vẻ, vui vầy.
- 2 từ ghép phân loại có tiếng “vui”: Vui lòng, vui mắt.
- 2 từ ghép tổng hợp có tiếng “vui”: Vui sướng, vui thích.
Câu 3: (1,5đ) 
 “Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”.
(Về thăm bà- Thạch Lam)
Em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ qua đoạn văn trên?
Bài làm
 Đoạn văn giúp ta cảm nhận được ý nghĩa đẹp đẽ về tình cảm bà cháu. Người cháu ( Thanh) có dáng người "thẳng", "mạnh" đi bên bà "lưng đã còng" vì tuổi cao, sức yếu, nhưng lại cảm thấy "chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ". Điều đó chứng tỏ Thanh luôn yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Dẫu bà đã già yếu nhưng tình yêu thương và sự chăm sóc của bà dành cho Thanh vẫn đẹp đẽ như xưa. Có thể nói, tình thương của bà thật bao la rộng lớn, luôn che chở cho Thanh đi suốt cả cuộc đời.
Câu 4: (4,5đ)
Đề bài: Hãy kể lại một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái xảy ra nơi đó, lúc đó).
Bài làm
Cái sự nắng nóng cực độ của mùa hè cứ thi nhau chen lấn xô đẩy xuống mặt đường. Ông mặt trời luôn tay ném ánh nắng xuống đất. Nóng bức đã tồi tệ nay lại thêm phần khắc nghiệt hơn vì những tiếng còi inh tai nhức óc của xe cộ trên đường. Không thể chịu được nữa em đã cố vào chiếc xe buýt số 28 kia để về nhà. ở đó, đa có một câu chuyện hết sức thú vị xảy ra.
Chiếc xe đã mau chóng rời khỏi bến. Trên xe chật ních người và chỉ có những người may mắn lắm mới tìm được ghế ngồi. Chẳng ai thèm nói một câu nào cả vì học đã quá mệt mỏi rồi. Bồng từ phía dưới có một bà cụ cất tiếng nói với anh trai trẻ:
“Anh này! Tôi già yếu lắm rồi không đứng được nữa. Anh có cái chỗ cho tôi ngồi nhờ”.
Bà cũng khoảng 80 tuổi. Mái tóc bạc phơ và vài sợi lấm tấm mồ hôi.
Những nếp nhăn bây giờ càng hằng rõ hơn trên khuôn mặt đã trải nhiều sương gió. Anh thanh niên dáng chừng không thích và bảo:
“Dại gì mà nhường ghế cho bà, đã già rồi còn lởn vởn ở đây, về nhà mà chăm con cháu đi”.
Câu nói của anh ta như chiếc búa giáng vào tai mọi người. Ai cũng quay xuống nhìn bà cụ một cách ái ngại, tồi nhìn anh thanh niên như để trách móc. Bà cụ chưa khỏi bàng hoàng trước lời nói đó thì đã có một cô bé dìu bà cụ về chỗ. Cô bé thật phúc hậu với hai mắt sáng ngời nhìn bà cụ rồi nói.
“Bà mệt thì cứ ngồi đây cho lại sức, cháu đứng cũng không mỏi.
Bà cụ vừa vui mừng, vừa xúc động rồi rối rít cảm ơn cô bé. Chính cô bé đã làm cho mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Anh thanh nhiên kia cúi mặt xuống vì anh biết rằng mình đã không bằng một em nhỏ bé bỏng.
Chiếc xe đã dừng lại ở bến. Ôi! Bây giờ em mới thấy mỏi chân vì bị đứng nhiều đây. Nhưng em vẫn vui vẻ vì biết rằng trên đời này còn rất nhiều người tốt bụng

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen thi HSGTV 45 de 11.doc