Đề luyện thi học sinh giỏi tiếng Việt lớp 4, 5 - Đề 4

Đề luyện thi học sinh giỏi tiếng Việt lớp 4, 5 - Đề 4

Phần I: TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Tiếng nào có âm đệm là âm u?

 A. Quốc B. Thuý C. Tùng D. Lụa

Câu 2: Chỉ ra từ phức trong các kết hợp sau?

 A. kéo xe B. uống nước C. rán bánh D. khoai luộc

Câu 3: Từ nào không phải là từ láy?

 A. quanh co B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ

Câu 4: Từ nào là động từ?

 A. cuộc đấu tranh B. lo lắng C. vui tươi D. niềm thương

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 7985Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi học sinh giỏi tiếng Việt lớp 4, 5 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 4:
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Tiếng nào có âm đệm là âm u?
 A. Quốc B. Thuý C. Tùng D. Lụa
Câu 2: Chỉ ra từ phức trong các kết hợp sau?
 A. kéo xe B. uống nước C. rán bánh D. khoai luộc
Câu 3: Từ nào không phải là từ láy?
 A. quanh co B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ
Câu 4: Từ nào là động từ?
 A. cuộc đấu tranh B. lo lắng C. vui tươi D. niềm thương
Câu 5: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
 A. cuồn cuộn B. lăn tăn C. nhấp nhô D. sóng nước
Câu 6: Tiếng “đồng” trong từ nào khác nghĩa tiếng “đồng” trong các từ còn lại?
 A. đồng tâm B. cộng đồng C. cánh đồng D. đồng chí
Câu 7: (1/2đ) CN của câu “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” là:
A. Những con voi 
B. Những con voi về đích 
C. Những con voi về đích trước tiên 
D. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi
Phần II: BÀI TẬP(7,5 điểm)
Câu 1: (1đ)
 Gạch dưới các bộ phận song song trong các câu sau và cho biết chúng giữ chức vụ gì trong câu : 
a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.
 b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
Giải
 a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù. (Cùng làm CN)
b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. (Cùng làm VN)
Câu 2: (0,5đ) 
Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong 2 câu văn sau:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về.
Giải:
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,...đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về".
Câu 3: 
Trong bài “Về thăm nhà Bác” nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
 Hãy cho biết, đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?
BÀI LÀM:
 Đọc đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cho chúng ta thấy hình ảnh ngôi nhà của Bác- nơi Bác được sinh ra và đã trải qua những ngày thơ ấu ở quê Bác thật đơn sơ và giản dị như bao nhiêu ngôi nhà khác ở làng quê Việt Nam. Mái tranh nghiêng nghiêng trải bao mùa mưa nắng, chiếc giường tre, chiếc võng gai thật mộc mạc đơn sơ. Sống trongngôi nhà bình dị đó, Bác đã được ấp ủ, che chở, vỗ về bởi tình cảm yêu thương của gia đình (võng gai ru mát những trưa nắng hè) và có lẽ cũng chính nơi đó đã khởi nguồn cho những chí hướng lớn lao, vĩ đại sau này của Bác
Câu 4: 
Hãy viết một bài văn tả một cái cây cho bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó .
Bài làm:
Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát; cây phượng vĩ vào mùa hè nở đỏ rực, cây xà cừ đúng im lìm như cái dù khổng lồ, Những cây phi lao thẳng tắp như một hàng lính canh nhưng có lẽ cây bàng đứng bên cổng trường để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Từ xa, cây bàng trường em trông giống như một cái ô lớn. Với dáng đứng thẳng và những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to và những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng. Mỗi trưa tan học, chúng em thường ngồi hóng mát một lúc. Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như cái gáo dừa. Mấy rễ lớn chôi lên như mời gọi chúng em ngồi lên đó để nghỉ tránh nắng. Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều, cao vượt hơn cả mái trường em. Thân bàng to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham pháp, nhiều vết trầy xước, dấu tích của sự từng trải năm tháng. Trên cao, nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.
Mùa thu lá từ màu xanh xẫm chuyển sang màu pha đỏ hay pha nâu. Gặp gió những chiếc lá vàng lìa cành trao qua trao lại rồi rơi xuống đất. Mùa đông, lá bàng cong cong như những chiêc bánh đa nướng đỏ quạch như màu đồng hun. Mỗi lần có cơn gió bấc thổi qua, những chiếc lá lả tả rơi theo chiều gió, rụng xuống để lại thân cành khẳng khiu, gầy guộc, lỏng chỏng in trên nền trời xanh xẫm. Xuân sang , chồi non lộc mới nhú lên, những lá xanh non xòe khắp các cành trông như một bầy chim. Mùa này lá bàng xanh tươi một màu xanh nõn nà , óng ả. Những bông hoa trăng trắng, nhỏ như những trứng cua, bé xíu, thập thò giữa màu xanh của lá. Lá ken kín dày theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không thể xuyên qua. Cái nóng hầm hập như bủa vây khắp nơi nhưng dướ tán bàng, khí trời dìu dịu. Mấy chú chim ẩn mình trong lá hót líu lo. Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua khiến cho những chiếc lá bàng to, xanh rì rào trò chuyện.
Bàng đã cho ta bóng mát, lá dùng để gói xôi và quả chín ăn được, nhân bùi bùi thơm thơmCây bàng đã sừng sững nơi đây qua nhiều năm tháng, luôn theo bước em mỗi buổi đi về Nó là hình ảnh gắn liền với tuổi nhỏ của em, gắn liền với hình ảnh mái trường thân yêu của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen thi HSGTV 45 de 04.doc