Đề ôn tập môn học Tiếng Việt lớp 5

Đề ôn tập môn học Tiếng Việt lớp 5

 ĐỀ 1

1. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:

a) “. những khuôn mặt trắng bệch , những bước chân nặng như đeo đá.”

 (Nguyễn Khải)

b) Bông hoa hụê trắng muốt .

c) Hạt gạo trắng ngần.

d) Đàn cò trắng phau.

e) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.

2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây:

a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.

b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.

 (Vũ Ngọc Phan)

c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.

3. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:

 Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

 Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non

 Yêu biết mấy, những con đường ca hát

 Qua công trường mới dựng mái nhà son!

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập môn học Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ 1
1. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:
a) “... những khuôn mặt trắng bệch , những bước chân nặng như đeo đá.”	
	(Nguyễn Khải)
b) Bông hoa hụê trắng muốt .
c) Hạt gạo trắng ngần.
d) Đàn cò trắng phau.
e) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây:
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
	(Vũ Ngọc Phan)
c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
3. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
	Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
	Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
	Yêu biết mấy, những con đường ca hát
	Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
4. Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích (ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác, ... )
Gợi ý
3. Khổ thơ trên bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp của đất nước:
- Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa đôi bờ “dào dạt lúa ngô non”. Đó cũng chính là vẻ đẹp hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước ta.
- Vẻ đẹp của những “con đường ca hát” (vui , phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cunxng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.
Đề 2
Câu 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : cho,biếu ,tặng,truy tặng , cấp, phát , ban , dâng, hiến.
a , Bác gửi ... các cháu nhiều cái hôn thân ái.
 ( Hồ Chí Minh ) 
b , ... chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
c , Ăn thì no,... thì tiếc. ( Tục ngữ ) 
d , Lúc bà về, mẹ lại ... một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.
 ( Tiếng Việt 3 ,Tập II , 1983 )
e , Đức cha ngậm ngùi đưa tay ... phước .
 ( Chu Văn ) 
g , Nhà trường ... học bổng cho sinh viên xuất sắc.
h , Ngày mai, trường ... bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
i , Thi đua lập công ... Đảng.
k , Sau hoà bình , ông Đỗ Đình Thiện đã .... toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
 ( Tiếng Việt 5, tập 2, 2006 )
Câu 2:Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của cả nhóm:
a, chọn, lựa, ...
b, diễn đạt, biểu đạt, ... 
c, đông đúc, tấp nập, ...
Câu 3: Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, tập 1), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
	Việt Nam đất nước ta ơi!
	Mêng mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
	Cánh cò bay lả dập dờn,
	Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
	Nêu nhữnh cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 4: Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp do con người tạo nên. hãy tả một cảnh đẹp đó trên quê hương em hoặc nơi em đã đến.
Gợi ý câu 3:
	Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mêng mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trú phú của quê hương. Hình ảnh “Cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng.Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vòi vọi Sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đát nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.
ĐỀ 3
1. Thay từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng một từ ngữ đồng nghĩa khác để các câu văn có hình ảnh hơn.
Hồ Tơ-Nưng
Hồ Tơ-nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi tùng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như ngững con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con quốc đen trũi, chen lách vào giữa các bụi bờ.
Hồ Tơ-nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng .................... nước trong như lọc. Hồ ..................... dưới ánh nắng .......................của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi tùng đàn, khi thì ...................... bơi lội, khi thì lao ......................như ngững con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, .............................. Những con quốc đen ...................., .......................... giữa các bụi bờ.
2. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
Đêm trăng trên Hô Tây
Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên mặt hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).
	(Theo Phan Kế Bình)
(1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
(2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3): nhấp nhô, lan toả, lan rộng, lăn tăn, li ti
(4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
(5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
(7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
Hồ về thu, nước ....................., ....................... Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng ....................... Bây giờ, sen trên mặt hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn ............................. mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió............................ Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng ................................. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề...................................
	3. Trong cuốn Hồi ký Bác Hồ, hai nhà văn Hoài thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương bác như sau:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre ; đây đó vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
	Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng những từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên quê Bác?
	4. Tả cảnh nơi em ở (hoặc nơi em đã từng đến) vào một buổi sáng đẹp trời.
Gợi ý câu 3:
	Đoạn văn dùng các từ ngữ chỉ màu xanh thật đa dạng và rất phú hợp với từng cảnh vật : ruộng mía xanh pha vàng , lúa chiêm đương thời con gái(giai đoạn phát triển mạnh) có màu xanh rất mượt , rặng tre xanh đậm , phi lao xanh biếc. Cách tả như vậy góp phần gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê Bác.
 Đề 4
Câu 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: 
a , Chúng ta bảo vệ những ( thành công, thành tích, thành tựu, thành quả.) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b , Các quốc gia đang phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả.) của sự ô nhiễm môi trường.
c , Học sinh phải chấp hành( quy chế, nội quy, thể lệ, quy định) của lớp học.
a , Chúng ta bảo vệ những .............................................. của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b , Các quốc gia đang phải gánh chịu những .................................... của sự ô nhiễm môi trường.
c , Học sinh phải chấp hành..............................................của lớp học.
Câu 2:Điền từ thích hợp vào từng chỗ trống ( chọn trong các từ đồng nghĩa):
a , Loại xe ấy............................. nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người ................................. nên rất khó ............................................
 ( tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao ) 
b , Các .................................. là những người có tâm hồn .........................................
 ( thi sĩ, nhà thơ )
 Câu 3:Đọc bài thơ sau: 
 Quê em
 Bên này là núi uy nghiêm 
 Bên kia là cánh đồng liền chân mây
 Xóm làng xanh mát bóng cây
 Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời...
 ( Trần Đăng Khoa ) 
Em hình dung được Cảnh quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa như thế nào ?
Câu 4: Tả một cảnh đẹp mà em từng quan sát kĩ và cảm thấy yêu thích vào buổi chiều trong ngày.
 Gợi ý câu 3:
Bài thơ cho ta thấy quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa rất đẹp. Một bên có ngọn núi uy nghiêm như đứng đó từ bao đời nay. Một bên là cánh đồng rộng mênh mông, trải xa tít tắp như đến tận chân trời. Ở giữa là xóm làng thân yêu được che chở bởi bóng cây xanh mát. Xa xa hình ảnh dòng sông hiện trắng những cánh buồm , trông như đàn chim sải cánh bay trên trời cao. Vẻ đẹp của quê hương nhà thơ làm ta thêm tự hào về đất nước Việt Nam.
 ĐỀ 3
Bài 1: Thực hiện dãy tính : 
5,2 x 3134 + 10,44 x 275 + 20,88 x 1,079
 9,4 + 19,4 +29,4 + ... + 199,4
Bài 2: Một người đi từ A về B với vận tốc 12 km/ giờ. Khi từ B trở về A, lúc đầu, người ấy cũng đi với vận tốc 12 km/ giờ. Sau khi đi dược 5km , người ây tăng vận tốc lên 15 km/ giờ. Vì vậy Thời gian về ít hơn thời gian đi là 24 phút . Tính chiều dài quãng đường AB.
Bài 3:Cho hình vuông ABCD có cạnh dài 36cm. Trên cạnh AB lấy AM = 12 cm. Trên cạnh BC lấy BN = 12 cm . Trên cạnh AD lấy DP = 12 cm.
 a , Tính diện tích tam giác MNP.
b , Nối PM và PN, chúng lần lượt cát đường chéo AC tại S và R. Tính diện tích tứ giác MNRS.
Bài 4: Tìm số có 4 chữ số mà nếu ta đem số ấy nhân với 2 rồi cộng với 1003 thì kết quả nhận được là số có 4 chữ số viết bởi các chữ số như số ban đầu nhưng theo thứ tự ngược lại.
 ĐỀ 5
Câu 1:Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau: 
 a , Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
 ( Nguyễn Du )
 b , Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.
 ( Trần Tế Xương )
 c , Đắng cay mới biết ngọt bùi
 Đường đi muôn dặm dã ngời mai sau.
 ( Tố Hữu )
 Các cặp từ trái nghĩa là:
a , ..........................................................................................................................................
b , ..........................................................................................................................................
c , ...........................................................................................................................................
 Câu 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây:
 a, Chết đứng còn hơn sống ..............
 b, Chết ................ còn hơn sống đục.
 c, Chết vinh còn hơn sống ...................
 d, Chết một đống còn hơn sống ...................................
 Câu 3: Trong bài tiếng đàn Ba -la –lai – ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy ...  rất hay.
c. Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời.
3. Tìm 5 từ ghép là động từ có tiếng “hát”, 5 từ ghép là danh từ có tiếng “hát”.
 Đề 13
1.Tìm các quan hệ từ có trong hai câu văn sau: 
	Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi , có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.
 ..
2. Chọn quan hệ từ : Nếu  thì , nhưng  vì , vì tuy nhưng điền vào chỗ trống cho thích hợp.
a. Xe đạp đẹp  tớ sẽ không mua em trai tớ cần xe lăn cơ.
b.  tớ có tiền  tớ cũng sẽ không mua xe đạp,  xe đạp  đẹp  em trai tớ lại cần xe lăn.
 ĐỀ 12 
1. Từ khắc nghiệt trong câu “ Thiên nhiên thật khắc nghiệt.” có thể thay thế bằng những từ nào?
a. cay nghiệt b. nhiệt ngã c. khủng khiếp
2. Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây:
a.  nghị lực của mình  chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ.
b chú Trọng không có ý chí , nghị lực chú sẽ không thành công.
c. Chú Trọng là một nông dân bình thường  có ý chí và nghị lực hơn người.
3. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
a. Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
b. Tuy không nhặt đá đắp thì chú không có đất trồng trọt.
c. Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi. 
4.Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “điên” có ý nghĩa gì?
a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
5. Câu “Mùa này, khi mưa xuống , những dây khoai từ , khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt.”có mấy trạng ngữ?
a. một trạng ngữ. b. hai trạng ngữ . c. ba trạng ngữ.
6.Dấu hai chấm trong câu “ Suốt 16 năm qua , chú Trọng đã lạp một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét , với chiều cao trung bình 1,5 mét , rộng đáy 2,5 mét,mặt thành rộng 1,5 mét.” Có tác dụng gì?
a. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
b.Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. cả hai ý trên.
 ĐỀ 11 
1. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau? 
	 Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung giữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng
a. Nhân hoá b. So sánh c. cả hai ý trên
2. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ? 
a. trẻ em b. thời thơ ấu c. trẻ con
3. Từ nào trong câu văn ở bài tập 1 phải hiểu theo nghĩa chuyển?
a. Con người b. tính mạng c. gồng mình
4. từ chúng trong câu “ chúng cũng nô đùa , chơi trò đuổi bắt , chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng , ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
a. trẻ em trong làng. b. tác giả c. Trẻ em trong làng và tác giả 
5.Câu “Con đê thân thuộc đã nâng bước , dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắnđể tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ?
a. Hai quan hệ từ 
b. ba quan hệ từ
c. Bốn quan hệ từ
 ĐỀ 10
1. Dấu phẩy in đậm trong những câu sau có tác dụng gì?
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi.
ngăn cách các bộ phận vị ngữ.
Ngăn cách các vế câu ghép.
Ngăn cách các trạng ngữ với bộ phận chính.
2. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy? 
a. Không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
c. . rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
3. Chủ ngữ trong câu sau là gì?
	 Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng.
Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt 
Hương từ đây
Hương
4. Trong câu “ Nước hoa ư? nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió” từ giả tạo có thể thay thế bằng những từ nào?
a. giả dối b. giả danh c. nhân tạo
5.Từ mùi thơm thuộc từ loại nào?
a. Tính từ b. Danh từ c. Động từ
6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.
a. So sánh b. Nhân hoá c. Cả hai ý trên
7. Trạng ngữ trong câu sau là gì ?
 Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.
a. Chỉ nơi chốn b. Chỉ thời gian c. Chỉ nguyên nhân
 ĐỀ 9
 1. Chọn các đại từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho đoạn hội thoại sau:
	Quạt Điện nói chuyện với Bóng Đèn :
-  Bóng Đèn ơi!  hối hận lắm. phải làm gì để xin lỗi Quạt Cọ đây?
-  nghĩ thế nào thì làm như thế!
-  ơi, liệu có tha thứ cho không?
- Quạt Cọ không phải là người cố chấp Sẽ tha thứ cho 
-  cảm ơn. ạ !
 ( nó, cô, cậu ta, anh ấy, cậu ấy, tôi, cháu, chị ấy )
2. Tìm từ đồng nghĩa với từ vô dụng
3. Trong câu “Bác Quạt Cọ không phải là người cố chấp đâu.”, em hiểu “ người cố chấp” là gười như thế nào?
 ĐỀ 8
1. Đi thóc có nghĩa là gì?
a. Đem thóc ra phơi.
b. Vun thóc lại thành đống.
c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô.
d. Dẫm lên thóc.
2. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương?
a. Thức khuya dậy sớm.
b.Cày sâu cuốc bẫm.
c. Đầu tắt mặt tối.
d. Chân lấm tay bùn.
3. Câu “ Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến
 ĐỀ 7 
1.Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau:
	Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u,biển nặng nề. Như con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã.
2. Tìm các từ sắc đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:
a. Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
b. Con dao này rất sắc.
c. Mẹ đang sắc thuốc cho bà.
d. Tron vườn muôn hoa đang khoe sắc.
3. Các dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
a. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,
b. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây,trời và ánh sáng tạo nên.
 ĐỀ 6
1. Trong các câu sau, từ bản trong các câu nào là từ đồng âm?
a. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
b. Phô tô cho tôi thành hai bản nhé!
c. Làng bản, rừng núi chìm trong sương mù.
2. Trong các từ bén dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a. Cậu bé đi vội vã, chân bước không bén đất.
b. Họ đã quen hơi bén tiếng.
c. Con dao này bén ( sắc ) quá.
3. Chủ ngữ trong câu “ Đoạn đường dân riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.” Là gì?
a. Đoạn đường
b. Đoạn đường dành cho dân bản tôi 
c. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về
 ĐỀ 5
1. Đặt hai câu phân biệt :
a. Từ chiếu đồng âm.
b. Từ sáng đồng âm.
 ĐỀ 4
1. Tìm từ trái nghĩa với từ hồi hộp, vắng lặng
2. Tìm các từ trái nghĩa với từ tươi , nói về : rau,hoa, thịt, cá, củi, cân, nét mặt, bữa ăn, ( VD: rau úa; hoa héo) 
3. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa khô héo – tươi mát nói về cây cối trước và sau cơn mưa.
 ĐỀ3
1.Gạch bỏ từ không thuộc các nhóm từ đồng nghiaxsau:
a. lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá.
b. oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.
c. ỉ eo, ta thán, ê a, kêu ca.
2. Xếp 12 từ sau thành bốn nhóm từ đồng nhĩa:chầm bập, vỗ về, chứa chan, ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, da diết.
3. Câu “ Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng queelaf cái ao làng.” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu kể Ai là gì?
b. Câu kể Ai làm gì? 
c. Câu kể Ai thế nào ?
4. Câu ghép “ Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về”có mấy vế câu:
a. Hai vế câu.
b. Ba vế câu.
c. Bốn vế câu.
 ĐỀ 2
1. Từ nào trong câu “ Chốc đàn chim chao cánh bay đi , nhưng tiến hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” đồng nghĩa với từ nào?
a. vỗ b. đập c. nghiêng
2. Cặp từ nào đồng nghĩa với nhau?
a. Cao vút – chót vót.
b. dịu dàng - dịu hiền
c. rực rỡ - sặc sỡ
3. Câu sau thuộc kiểu câu gì?
	Bâu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy mầu sắc.
a. Câu kiểu Ai là gì?
b.Câu kiểu Ai làm gì?
c. Câu kiểu Ai thế nào?
4. Chủ ngữ trong câu sau là gì>
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà
Bầu trời ngoài cửa sổ 
Bé Hà
ĐỀ 1
1. Câu văn nói về mưa thu “Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô.” Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	a. Nhân hoá
	b. So sánh
	c. Cả nhân hoá và so sánh
2. Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa: phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt.
3. Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa ở cột phải để viết ba câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá tả đối tượng được nêu ở cột trái.
a. Những cánh cò xuân
chấp chới, rập rờn, phân vân, bay lả bay la
b. Giọt mưa xuân
se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng
c. Hoa cỏ may
quấn quýt, mắc vào, vướng vào
 Kiểm tra toán
Bài 1: Tìm x.
a, x + x x 1 : 2 + x : 2 = 252
 3 9 7 
b. 11 – 3 = 5 
 14 x 14.
c. x + 15 = 46	d. x : 6 x 4 = 1,248
 13 26 52.	e. 3,4 x x +6,76 x x = 4,995
Bài 2: Tìm y
( y +1 ) + ( y + 4 ) + ( y + 7 ) +  + ( y + 28 ) = 156
Bài 3:Tính giá trị biểu thức sau bằng cách nhanh nhất.
A= 3 + 6 + 7 + 2 + 16 + 19 
 5 11 13 5 11 13
B = 1995 1995 x 199019901990 x 1997199719971997 x 1993 x 997997
 1996 1996 1993 19931993 1994 199419941994 1995 995995
Bài 3:Tính nhanh.
a. 0,18 x 1230 + 0,9 x 4567 x 2 + 3 x 5310 x 6 
 1 + 4+7 +10 + ... + 52 + 55 -519
b. 9,8 + 8,7 +7,6 +... + 2,1 – 1,2 – 2,3 – 3,4 - ... – 8,9.
Bài 4: Viết tiếp 3 số tự nhiên vào mỗi dãy sauvà viết qui luật của dãy số đó. 
0 ; 2 ;4 ; 6; 12; 22; ;  ;  
2 ; 7 ;13 ; 20 ;  ;  ; ; 
1 ; 2; 6 ; 24 ; ;  ; ; 
Bài 5:Cho phân số 3/7. cộng thêm cả tử và mẫu của phân số đó với cùng một số tự nhiên ta được một phân số bằng 7/9. Tìm số tự nhiên đó.
Bài 6: Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại trở về A. Thời gian đi xuôi dòng hết 32 phút và đi ngược dòng hết 48 phút. Hỏi một cụm bèo trôi từ A đến B hết bao lâu?
 Bài 7: Lúc 12 giờ trưa , một ô-tô xuất phát từ A với vận tốc 60 km/ giờ và dự kiến đến B lúc 3 giờ 30 phút chiều. Cùng lúc đó , từ địa điểm C trên đường từ A đến B và cách A 
40 km. Một người đi xe máy với vận tốc 45 km / giờ về phía B. Hỏi lúc mấy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI KIM ANH DE IN.doc