Đề ôn tập môn Tập làm văn lớp 5

Đề ôn tập môn Tập làm văn lớp 5

Đề 1:

1. Một bạn viết những câu dưới đây. Theo em, cách diễn đạt trong những câu này đã hợp lý chưa? Vì sao?

a) Bạn Dũng lúc thì hiền lành lúc thì chăm chỉ

b) Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Điện biên Phủ.

2. Em hãy gạch bỏ từ viết sai:

- man mác, mang mác

- lãng mạn, lãng mạng

- xán lạn, xán lạng, sáng lạng, xáng lạng

- tham quan, thăm quan

3. Xem ai điền nhanh?

Điền vào chỗ trống : d hoặc gi

a) Đôi .ày này đế rất .ày

b) Khi làm bài, không được .ở sách ra xem, làm thế .ở lắm

c) Không nên .ấu .ốt

d) Tất cả bọn .o thám đều bị bắt .ữ

4. Thi tìm từ

 Em hãy ghép 5 tiếng sau đây thành 9 từ ghép thích hợp: kính, quý, yêu, thương, mến (VD: kính mến, yêu thương,.)

5. Thi đặt câu:

Sắp xếp các từ ngữ sau đây để tạo thành 5 câu khác nhau: véo von, hót, chim, trên cành

6. Tìm từ dùng sai trong từng câu dưới đây và sửa lại cho đúng:

a) Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý

b) Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.

c) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố

7. Câu dưới đây ẩn chứa nhiều cách hiểu, nhiều nghĩa khác nhau.

Em thử “giải mã” từng cách hiểu, từng nghĩa của câu này nhé.

 Mẹ con đi chợ chiều mới về.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1:
1. Một bạn viết những câu dưới đây. Theo em, cách diễn đạt trong những câu này đã hợp lý chưa? Vì sao?
a) Bạn Dũng lúc thì hiền lành lúc thì chăm chỉ
b) Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Điện biên Phủ.
2. Em hãy gạch bỏ từ viết sai:
- man mác, mang mác
- lãng mạn, lãng mạng
- xán lạn, xán lạng, sáng lạng, xáng lạng
- tham quan, thăm quan
3. Xem ai điền nhanh?
Điền vào chỗ trống : d hoặc gi
Đôi ...ày này đế rất ...ày
Khi làm bài, không được ....ở sách ra xem, làm thế ....ở lắm
Không nên ....ấu ...ốt
Tất cả bọn ....o thám đều bị bắt ....ữ
4. Thi tìm từ
 Em hãy ghép 5 tiếng sau đây thành 9 từ ghép thích hợp: kính, quý, yêu, thương, mến (VD: kính mến, yêu thương,....)
5. Thi đặt câu:
Sắp xếp các từ ngữ sau đây để tạo thành 5 câu khác nhau: véo von, hót, chim, trên cành
6. Tìm từ dùng sai trong từng câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
a) Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý
b) Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.
c) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố
7. Câu dưới đây ẩn chứa nhiều cách hiểu, nhiều nghĩa khác nhau.
Em thử “giải mã” từng cách hiểu, từng nghĩa của câu này nhé.
 Mẹ con đi chợ chiều mới về.
8. Điền động từ
 Nhà thơ Thục Chương có một bài thơ rất thú vị, trong đó có sử dụng nhiều động từ chỉ hoạt động của gió. Dựa vào ý thơ và các vần được gieo, em hãy điền từng động từ vào chỗ trống cho bài thơ hoàn chỉnh:
 Gió ... sóng chạy
 Gió .... thuyền trôi
 Cánh diều mỏng manh
 Gió ...cao vời
 Đám mây trên trời
 Bay nhờ gió ....
	Gió ....lá vàng
 Đi xa xa mãi.
 ( Các từ cần điền : cuốn, đẩy, thổi, nâng, xô )
9. Truyện hay chuyện?
 Kể .....uyện phải chung thành với .....uyện, phải kể đúng với các tình tiết của câu ....uyện, các nhân vật có trong .....uyện. Đừng biến giờ kể ......uyện thành giờ đọc .....uyện. 
10. Viết đúng chưa?
 Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao? 
Em quét nhà cửa.
Bạn Vân đang nấu cơm nước.
Bác nông dân đang cày ruộng nương
Mẹ cháu đi chợ búa
Em bé đang tập nói năng
Đề 2 
1. Điền từ
 Em tìm từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
Bảng màu đen gọi là bảng ........
 Vải màu đen gọi là vải......
Gạo (hoặc cơm) đã biến màu, không trắng gọi là gạo ....... (hoặc cơm ....)
 Ngựa màu đen gọi là ngưa ......
Gà màu đen gọi là gà .......
Quả cà màu đen xỉn gọi là cà.......
Mèo màu đen gọi là mèo.......
Mắt màu đen gọi là mắt .......
Đũa ăn cơm có màu đen gọi là đũa ....
Môi tím lại vì rét gọi là môi ..........
Sơn ta có màu đen gọi là sơn.......
Chó màu đen gọi là chó ..........
2. Điền từ
Tìm động từ để điền vào chỗ trống
Dùng nước làm sạch bát gọi là .............. bát
Dùng nước làm sạch đầu gọi là .............. đầu
 Dùng nước để làm sạch quần áo gọi là .... quần áo
Dung nước để làm sạch thân thể gọi là .........
 3. Con đi trăm núi ngàn khe
 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Theo em trong câu thơ trên, trăm có bằng 99 + 1 và nghìn có bằng 999 + 1 hay không? Vì sao?
 4. Điền chữ, tiếng thích hợp bắt đầu bằng d, gi, hoặc r vào chỗ trống:
 a) Nam sinh ..... trong một .....đình có truyền thống hiếu học
 b) Mấy bác thợ xây làm việc trên .....giáo
 c) Bố mẹ ......mãi, Nam mới chịu dạy tập thể.........
 d) Ông ấy vừa nuôi chó....để ......nhà
 e) Tớ vừa .......tờ báo ra, đang đọc ......thì có khách
 5. Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao? 
 a) Nam có mười quyển sách vở
 b) Mẹ mua cho con ba sách mẹ nhé!
 6. Chọn từ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
 Cảnh vật trưa hè ở đây ......, cây cối đứng ......, không gian................., không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu trắng chói chang.
 Thử nói rõ ở từng chỗ trống vì sao em chọn từ đó.
 7. Đoạn thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói về tâm tình của một người mẹ miền núi vừa nuôi con, vừa tham gia công tác kháng chiền có hai câu:
 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
 Em hiểu câu thơ “ Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” như thế nào?
 8. Bài thơ Trong lời mẹ hát của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn:
 Thời gian chạy qua tóc mẹ
 Một màu trắng đến nôn nao
 Lưng mẹ cứ dần còng xuống
 	Cho con ngày một thêm cao
 Đoạn thơ trên gợi cho em những cảm nghĩ gì?
 9. Trong các câu thơ dưới đây của Bác Hồ, nghĩa của từ “xuân” có gì khác nhau:
 a) Xuân này kháng chiến đã năm xuân
 b) Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
 So với ông Bành vẫn thiếu niên
Mùa xuân là Tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
10. Các từ một, hai, ba, bốn trong bài thơ dưới đây có gì giống và khác nhau:
 Không ngủ được
 Một canh ....hai canh .....lại ba canh *
 Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
 Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
 Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
 *canh: khoảng thời gian bằng một phần năm của đêm
Đề 3.
1. Trong các từ in nghiêng ở đoạn văn dưới đây, từ nào cần viết hoa, từ nào không cần viết hoa? Vì sao?
 Trong một khu rừng già, các con thú đang sống cuộc đời đầm ấm, yên vui. Bỗng một hôm có một con cọp xám ở vùng khác mò đến . Mỗi ngày cọp bắt các loài thú phải hiến một con vật để nó ăn thịt. Thế là các con thú nối tiếp nhau mỗi ngày một con làm mồi cho cọp : nào hươu, nai; nào chồn, hoẵng.....
2. Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp hai câu chuyện dưới đây ( viết tiếp vào chỗ có dấu chấm lửng):
a) Cáo và Sếu
 Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Thế là cáo một mình chén sạch. Sang ngày hôm sau, Sếu mời cáo đến chơi và dọn bữa ăn .....
b) Quạ và đàn bồ câu
 Thấy đàn bồ câu được nuôi ăn đầy đủ, Quạ bôi trắng lông mình rồi bay vào chuồng bồ câu. Đàn bồ câu thoạt đầu tưởng nó cũng là bồ câu như mọi con khác, thế là cho nó vào chuồng. Nhưng ......
3. Điền vào chỗ trống chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu Ai là gì?
a) .......là cố đô cổ kính và thưo mộng
b) .......là hòn gọc của Viễn Đông
c) ........là trường đại học đầu tiên ở nước ta
d) ........là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
4.Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để tạo ra hình ảnh so sánh:
a) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như........
b) Tiếng gió rừng vi vu như...........
c) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như........
d) Những giọt sương sớm long lanh như............
e) Tiếng ve đồng loạt cất lên như.........
5. Tìm hình ảnh so sánh trong các dòng thơ dưới đây và thử phân tích cái hay của hình ảnh so sánh đó:
 Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
6. Chọn lời giải nghĩa đúng trong các lời giải nghĩa sau:
 Đẹp vàng son, ngon mật mỡ có nghĩa là:
Vàng son thì đẹp, mật mỡ thì ngon.
Đẹp như vàng son, ngon như mật mỡ
Vật đẹp nhờ son thếp vàng, thức ăn ngon nhờ mật mỡ.
Đẹp một cách lộng lẫy như lầu son gác tía, ngon ngọt như đường mật
7. Chọn từ thích hợp trong các từ sau: dũng cảm, dũng mãnh, anh hùng, gan góc để điền vào chỗ trống
a) Nguyễn Huệ là một .... dân tộc
b) ......chống cự đến cùng
c) .......bênh vực lẽ phải
d) Khí thế....
8. Những từ mô phỏng gơi tả âm thanh trong thực tế – gọi là từ tượng thanh. Em hãy tìm thêm một số từ tượng thanh có thể đứng sau từng động từ dưới đây: cười, vỗ, thổi, kêu.
VD: (người ) cười khúc khích
 (sóng ) vỗ oàm oạp
 (gió ) thổi ào ào
 ( mèo) kêu ngoao ngoao
9. Những từ gợi tả hình ảnh, hình dáng sự vật gọi là từ tượnghình. Em hãy tìm thêm một số từ tượng hình có thể điền vào chỗ trống sau mỗi tính từ dưới đây:
 Cao .....; thấp......; sâu........; rộng .......
VD: cao lênh khenh ; thấp lè tè ; sâu hun hút ; rộng mênh mông ;
10. Cho 5 từ sau đây:
Cậu , mình , nó , với , đến 
(1) (2) (3) (4) (5)
a) Em hãy thay đổi trật tự các từ nêu trên để tạo thành các câu có nghĩa.
VD: 2 4 1 5 3 : Mình với cậu đến nó
b) Số câu tối đa mà em tạo ra được là bao nhiêu câu?
Đề 4 
1. Chọn tính từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: trắng hồng, trắng phau, trắng xoá, trắng bệch.
 Tuyết rơi ....... một màu
 Vườn chim chiều xế ..........cánh cò
 Da.......người ốm o
 Bé khoẻ đôi má non tơ ...................
2. Tìm từ có tiếng chí điền vào chỗ trống trong từng câu sau:
a) Ya kiến của bạn Hà quả là...........
b) Cường là một người bạn .........của tôi
c) Nữ Oa .........đội đá vá trời
d) Người lãnh đạo phải cần kiệm, liêm chính, ....., vô tư.
3. Hãy thay thế các từ ngữ in đậm trong từng câu dưới đây bằng thành ngữ hoặc tục ngữ có ý nghĩa tương đương:
a) Sắp đến ngày thi có khác, chiều nào em tôi cũng cầm quyển sách ra ngồi bụi tre mát, học phát ra thành tiếng liên tục như tiếng chim quốc kêu.
b) Lần đi chơi xa hà, được ra biển với bố làm tôi biết được bao điều bổ ích, thật là đi đây đó thì mới mở rộng được tầm hiểu biết, mở mang được trí óc.
c) Bà cụ tuổi cao sức yếu, mắt mờ chân chậm, cứ hay quên hoặc đãng trí, không nhớ những gì mình đã nói trước đó đến khổ.
d) Thể hiện tinh thần người được hưởng thành quả tốt đẹp cần tỏ lòng biết ơn những ai đã góp phần làm nên thành quả đó, thiếu nhi chúng m luôn chăm lo, giúp đỡ những gia điình có công với Cách mạng
4. Xếp các tính từ sau theo nhóm thích hợp: trắng nõn, dài , xanh ngắt, vuông vức, tròn xoe, đẹp, ngắn cũn cỡn.
- Tính từ không có mức độ
- Tính từ có mức độ
- Tính từ có mức độ cao nhất
5. Em tìm hiểu nghĩa của từ bụng trong từng trường hợp dưới đây, rồi thử phân loại các nghĩa khác nhau của từng từ này:
Bụng no, bụng đói , đau bụng, mừng thầm trong bụng, bụng bảp dạ, ăn cho chắc bụng, cá đầy một bụng trứng, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi , có gì nói ngay không để bụng, tốt bụng, suy bụng ta ra bụng người, xấu bụng, miệng nam mô bụng đựng bồ dao găm, thắt lưng buộc bụng, bụng đói đầu gối phải bò, bụng mang dạ chửa, mở cờ trong bụng, một bồ chữ trong bụng.
6. Tìm và sửa các lỗi dùng từ, lỗi chính tả trong từng câu dưới đây:
a) Lão Hổ đang rình sau bụi cây, nhìn thấy Nai tơ, thèm rỏ nhãi.
b) Tô Định là một viên quan lại của triều đình nhà Hán ở Trung Quốc
c) Những người ở trong gia đình Mai đang làm gì vào những ngày nghỉ ngơi ?
d) Đến Đà Lạt, du khách còn được bơi thuyền trên hồ Xuân Hương, ngồi trên những chiếc xe ngựa cổ kính để ngắm cảnh cao nguyên.
e) Những tiếng hò reo, tiếng thép giận giữ làm náo động một vùng.
g) Về nhà, tôi cảm thấy bứt dứt trong lòng.
7. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống
a) Bài văn bị......
b) Con tàu vũ trụ . thường xuyên với Trái đất
c) Hồ sơ bị .........
d) Sống .............yêu đời
e) Nền kinh tế .........
8. Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy (có thể thêm một vài từ )
a) Mời anh chị ngồi vào bàn
b) Đem các về kho
9. Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây (có thể thêm một vài từ ):
a) Đầu gối đầu gối
b) Vôi tôi tôi tôi
10. Gạch bỏ những từ viết sai chính tả:
Chung kết, trung kết; sởi lởi, xỏi lởi; đường sá, đường xá; phố sá, phố xá; làm nên, làm lên; sắp xếp, xắp xếp; trân trọng, chân trọng; trân thành, chân thành; ý chí, ý trí; xứ sở, xứ xở.
Đề 5
1. Mỗt từ dưới đây có hai cách viết. Em hãy chọn cách viết phổ biến hơn, được sử dụng nhiều hơn trong hai cách viết này:
Bồ kết/ bồ kếp; mái gianh / mái tranh ; ngạt thở / ngột thở; ngẩng đầu / ngửng đầu; nghểnh cổ/ ngển cổ; ngoảnh mặt/ ngảnh mặt; rức đầu / nhức đầu ; tàu hoả / tầu hoả; truy tim`/ truy tầm; vầng trăng / vừng trăng.
2. Điền s hoặc x vào chỗ trống
........áng nay em dậy .......ớm, ........ửa .....oạn .......ách vở, ....em lại bài một lượt rồi ....ang nhà bạn Nam rủ bạn cùng đi học. Trường em không .....a, ......ây bằng gạch,......àn bằng .....i măng. Ngoài ....ân trường có cây ...oài . Học ....inh ....úm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em ....ách cặp, ....ếp hàng vào lớp.
3. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây:
a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ....
b) Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như....
c) Càng bàng trụi lá trông giống ...
d) Tán bàng xoè rộng ra giống ....
4. Sách giáo khoa Tiếng việt 3 tập hai có một số bài học về biện pháp tu từ nhân hoá.Nhân hoá là sự diễn đạt bằng cách biến vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như người. Em hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm:
a) Mặt trời chiếu những tia nắng oi bức xuống cánh đồng khô hạn
b) Sau ba tháng hè, cái trống trường em lại vang lên từng hồi gióng giả.
c) Mỗi khi có gió thổi, cây bạch đàn của sân trường em lại xào xạc lá
d) Kim giờ, kim phút (đồng hồ ) chạy chậm, kim giây chạy thật nhanh
5. Chỉ ra chỗ chưa hợp lí trong từng câu sau:
a) Tôi đề nghị anh Long đang đứng dậy
b) Bố nó khuyên nó sẽ chăm học
6. Theo em , những dòng thơ viết về quả sầu riêng của nhà thơ Phạm Hổ dưới đây, từ ngữ, hình ảnh nào em thích nhất:
 Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
 Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng 
 Mời cô, mời bác ăn cùng
 Sỗu riêng mà hoá vui chung trăm nhà
7. Sách giáo khoa Tiếng việt 4 tập hai (sách cũ) có một số bài học về định ngữ. Định ngữ là những từ ngữ bổ nghĩa cho danh từ trong câu. Hãy điền từ thích hợp làm định ngữ vào chỗ trống trong từng câu dưới đây, để câu văn được hoàn chỉnh, sinh động và gợi cảm ( danh từ đứng trước từ được in đậm):
a) Cánh diều......ấy như những cánh chim chao liệng giữa bầu trời
b) Chú gà trống có bộ lông ....., cái mào ....., đôi mắt .....
c) Vầng trăng .... đang từ từ nhô lên sau luỹ tre ...
d) ánh trăng .... chảy khắp cả trên nhành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường....
e) Cánh đông lúa....., dập dờn rong gió ....., chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
g) Những ngọn núi đá ..... nhô lên như những kim tự tháp, ẩn dấu trong lòng nhiều hang động...
8.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAN LOP 5.doc