Đề tài Biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng - đọc diễn cảm

Đề tài Biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng - đọc diễn cảm

 Giáo dục tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác.

 Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn , . Mỗi môn học đều có một chức năng ,khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà Tập đọc là một phân môn giữ vị trí không nhỏ.

 

doc 18 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2195Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng - đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn thø nhÊt: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Giáo dục tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. 
 Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn , . Mỗi môn học đều có một chức năng ,khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà Tập đọc là một phân môn giữ vị trí không nhỏ. 
 Tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn co ù nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh +( về phát âm, từ ngữ, câu văn,) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thu ùtrong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể cho các em. 
 Phân môn Tập đọc co ù tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội , cái đẹp trong văn chương. Tập đọc còn rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra, các em còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán , ghi nhớ . 
 Phân môn Tập đọc còn được kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn được học, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động, được luyện tập về chính tả, tập làm văn.
 Ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng phân môn Tập đọc có 2 yêu cầu chính là :
	+ Rèn kĩ năng tập đọc.
 + Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
 Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc đúng, diễn cảm tốt. Ngược lại đọc đúng và diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Học sinh có đọc đúng ,đọc thông thạo và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc tức là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong tiết học, học sinh có đọc đúng, biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn.	
 Trong thực tế giảng dạy, việc rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học . Vì vậy, tôi chọn giải pháp “Giúp học sinh líp 5 rèn đọc đúng, đọc diễn cảm” để nghiên cứu và vận dụng vào thực tế lớp 5C nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Biện pháp giúp học sinh là học sinh lớp 5C Trường tiểu học Hôi HợpB rèn đọc đúng và đọc diễn cảm.
 Học sinh khối lớp 5 và đặc biệt là học sinh lớp 5C - Trường tiểu họcHôi HợpB .
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Phân môn Tập đọc lớp 5, tập trung vào việc rèn đọc đúng – đọc diễn cảm cho học sinh khối 5 và học sinh lớp 5C trong năm học 2010-2011.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a)Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 Tìm đọc các tài liệu, tạp chí, giáo trình có nội dung rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh.
b)Phương pháp điều tra:
 Dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp,học sinh về những khó khăn cũng như những thuận lợi khi thực hiện dạy và học trong các giờ học Tập đọc trên lớp,
c)Phương pháp thực nghiệm :
 Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu của giải pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành.
d) Phương pháp so sánh, đối chiếu :
 Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lí.
PhÇn thø hai: néi dung
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết )để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy cho học sinh.
 Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, về tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
 Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Từ năm học 2006- 2007 học sinh lớp 5 được học chương trình tiểu học mới ở tất cả các môn. Trong đó môn Tiếng Vịêt gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị học ứng với một chủ điểm học trong 3 tuần ( riêng chủ điểm Vì hạnh phúc con người được học trong 4 tuần), các chủ điểm học tập xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và cả loài người như:
Tập Một gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần:
Yêu Tổ quốc ( Việt Nam – Tổ quốc em ) học trong tuần 1,2,3.
Bảo vệ hòa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc ( Cánh chim hòa bình) học trong tuần 4, 5, 6.
Sống hài hòa với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên ( Con người với thiên nhiên) học trong tuần 7, 8, 9.
Bảo vệ môi trường ( Giữ lấy màu xanh) học trong tuần 11, 12, 13.
Chống bệnh tật , đói nghèo, lạc hậu ( Vì hạnh phúc con người ) học trong tuần 14, 15, 16, 17.
 Tuần 10 : Ôn tập giữa học kì I
 Tuần 18 : Ôn tập cuối học kì I
 Tập Hai gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần:
Sống, làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh ( Người công 
dân ) học trong tuần 19, 20, 21.
Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội ( Vì cuộc sống thanh bình ) học trong tuần 22, 23, 24.
Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc ( Nhớ nguồn ) học trong tuần 25, 26, 27 
Thực hiện quyền bình đẳng ( Nam và nữ ) học trong tuần 29, 30, 31,
Thực hiện quyền của trẻ em ( Những chủ nhân tương lai ) học trong tuần 32, 33, 34.
 Tuần 28 : Ôn tập giữa học kì II
 Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
* Phân môn Tập đọc giúp học sinh :
 Củng cố kĩ năng đọc trơn, đọcthầm đã được hình thành ở các lớp 1,2, 3, 4; Tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4.
 Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, tính cách ,..để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ. Đây là yêu cầu trọng tâm.
 Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên , xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới
* Yêu cầu về kĩ năng đọc đối với học sinh lớp 5 :
 Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chiùnh, báo chí.
 Đọc thầm 
 Đọc diễn cảm đoạn văn,bài thơ, màn kịch ngắn.
 Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn , bài thơ. Nhận xét về nhân vật , hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ.
 Đọc thuộc một số bài văn, bài thơ.
 Dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu , ghi chép thông tin.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1-Thuận lợi : 
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo , Ban Giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh đã tích cực hỗ trợ về cơ sở vật chất, các điều kiện dạy- học và được học 2 buổi/ ngày với tổng số 34 em.
 Giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
 Đa số học sinh chăm chỉ, có ý thức học tập, biết đọc thành tiếng bài văn , bài thơ.
2- Khó khăn: 
 Trình độ học sinh không đồng đều, có nhiều học sinh đọc đúng, nhanh và diễn cảm tốt nhưng cũng có không ít học sinh đọc còn ngắc ngứ, lí nhí, ngừng nghỉ chưa đúng chỗ, ngắt giọng hoặc nhấn giọng chưa đúng, chưa biết diễn cảm. Trong quá trình đọc, một số em còn hấp tấp, không chuẩn bị kỹ cho việc đọc nên đọc quá nhanh, dẫn đến sai từ, thêm hoặc bớt từ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Qua kiểm tra, chất lượng đọc vào đầu năm học như sau:
 Tổng số học sinh : 34 em
MỨC ĐỘ
Số lượng
Tỉ lệ
Ghi chú
Đọc nhỏ, ấp úng, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ
11
32,4 %
Đọc nhanh, còn sai từ
8
23,5 %
Đọc to, rõ, lưu loát, chưa diễn cảm
11
32,4 %
Đọc diễn cảm tốt
4
11,7 %
 Như vậy, chất lượng đọc đúng và diễn cảm còn thấp , số học sinh đọc to rõ, lưu loát cũng như đọc diễn cảm chưa nhiều .
 Thực tế ở một số giờ dạy Tập đọc, thời gian giáo viên dành cho học sinh luyện đọc còn quá ít, còn áp đặt cách đọc cho các em, học sinh phải đọc một cách thụ động. Bản thân học sinh tự cho rằng mình đã đọc thông thạo nên không chú tâm rèn kỹ năng đọc lưu loát, đọc diễn cảm. Giáo viên ít tổ chức, ít gợi ý để học sinh khám phá tìm hiểu cách đọc dẫn đến hiệu quả đạt đươ ... đã đọc diễn cảm chưa.
 7. Đọc mẫu của giáo viên:
 Việc đọc mẫu của giáo viên cũng góp phần không nhỏ trong việc luyện đọc cho học sinh. Vì vậy, trước mỗi giờ dạy, tôi phải nghiên cứu nội dung bài dạy, tìm cách đọc hay nhất và tập đọc nhiều lần. Trên lớp, tôi chú ý đọc mẫu thật tốt để học sinh cảm thụ được bài học hiệu quả nhất. Có nhiều cách đọc mẫu như:
+ Đọc mẫu ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết học.
+ Đọc mẫu toàn bài .
+ Đọc mẫu từ , cụm từ, câu, đoạn.
Vì vậy, tùy theo từng bài, từng nội dung mà giáo viên lựa chọn cách đọc mẫu phù hợp.
Ví dụ 1: 
 Với các bài tập đọc có độ khó không cao lắm như : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Tiếng rao đêm, Luật tục xưa của người Ê- đê,. giáo viên đọc mẫu toàn bài trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài sau khi cho học sinh luyện đọc đúng.
 Với các bài như : Người công dân số Một ( kịch ), Thái sư Trần Thủ Độ,.giáo viên cần đọc mẫu sau khi giới thiệu bài rồi mới hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng.
Ví dụ 2 : Bài “ Hộp thư mật ” 
Câu đầu - giọng đọc náo nức, thể hiện sự sốt sắng của Hai Long.
Đoạn từ “ Người đặt hộp thư . đã đáp lại .” – đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng , trải dài thiết tha, trìu mến ở hai câu : Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Đoạn từ “ Anh dừng xe. trả hộp thuốc về chỗ cũ.” – đọc nhịp nhanh hơn, phù hợp với việc diễn tả các tình tiết bất ngờ, thú vị nhưng vẫn thể hiện phong thái bình tĩnh, tự tin, đĩnh đạc của nhân vật.
Đoạn cuối – giọng chậm rãi, vui tươi.
“ Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ / hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm / mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc, Hai Long đã đáp lại.”
(§oạn 1, bài Hộp thư mật)
Ví dụ 3: 
 Với bài thơ “Đất nước” toàn bài đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. Giọng đọc phù hợp với cảm xúc được thể hiện ở từng khổ thơ .
Khổ thơ 1 và 2: Giọng tha thiết bâng khuâng.
Khổ thơ 3 và 4: Nhịp nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào.
Khổ thơ 5: Đọc giọng chậm rãi, trầm lắng , chứa chan tình cảm, sự thành kính.
 “ Mùa thu nay / khác rồi
 Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre / phấp phới
 Trời thu / thay áo mới
 Trong biếc/ nói cười thiết tha 
 Trời xanh đây / là của chúng ta
 Núi rừng đây / là của chúng ta
 Những cánh đồng / thơm mát
 Những ngả đường / bát ngát
 Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.” 
( Khổ thơ 3 và 4 bài Đất nước )
Ví dụ 4 :
 Với vở kịch “Lòng dân ” khi đọc chú ý đọc phân biệt tên nhân vật với lời nói của các nhân vật và lời chú thích về thái độ , hành động của nhân vật. 
 Cai: ( xẵng giọng ) // Chồng chị à ?
Dì Năm: - Dạ, chồng tui.
Cai: - Để coi. ( Quay sang lính) // Trói nó lại cho tao// ( chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà// ( lính trói dì Năm lại)
 Với hầu hết các bài tập đọc trong chương trình, giáo viên chọn ra đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm, rồi đọc mẫu sau khi cho học sinh trao đổi tìm ra giọng đọc thích hợp nhất của bài.
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
 Trong năm học 2010 - 2011 này, nhờ kiên trì thực hiện các giải pháp rèn đọc nêu trên mà chất lượng đọc của học sinh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau :
Tổng số học sinh : 34 em
 Mức độ đọc
Đầu năm
Giữa HK I
Cuối HK I
Giữa HK II
Cuối HK II
Đọc nhỏ,ngắt nghỉ
 chưa đúng
12
35,3 
6
17,6
4
11,8
1
2,9
1
2,9
Đọc nhanh, sai từ
8
23,5
7
20,6
4
11,8
4
11,8
3
8,8
Đọc đúng chưa diễn cảm
11
32,4
15
44,2
17
49.9
16
47.1
16
47,1
Đọc diễn cảm
3
8,8
6
17,6
9
26,5
13
38,2
14
41,2
 Qua kết quả khảo sát trên và qua thực tế lớp , tôi nhận thấy trong các giờ Tập đọc học sinh rất say mê học tập làm cho không khí lớp trở nên sôi nổi, kĩ năng đọc đúng , đọc diễn cảm của học sinh được nâng lên rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc còn nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy nhưng đến gần cuối năm đã đọc to, rõ ràng ,lưu loát hơn, nhiều em đã biết đọc diễn cảm theo yêu cầu và rất thích đọc diễn cảm.
PHÇn thø ba: KẾT LUẬN
 1. Bài học kinh nghiệm: 
 Muốn rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm trước hết giáo viên luôn cố gắng trau dồi, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đọc mẫu phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi , lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chướ, so sánh, đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy, thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, chuẩn mực.
	Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất phát huy hết tính tích cực của học sinh trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. 
 Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn để hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên còn cần phải chủ động, sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao.	
 Giáo viên cần phải giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác soạn giảng, hướng dẫn tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, đoạn văn, đoạn thơ, quan tâm ,theo dõi kịp thời phát hiện lỗi sai của học sinh, kiên trì uốn nắn, sữa chữa phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo. 
 Trong dạy học, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng bài triền miên, nói nhiều, nên dành nhiều thời gian cho học sinh luyện đọc.
	Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ, rèn cho học sinh đọc trước đám đông, tổ chức các hoạt động phong phú cho học sinh tham gia như: thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỉ niệm những ngày lễ lớn. 
 Giáo viên cần yêu cầu mỗi học sinh cần phải có một quyển sổ ghi chép những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay. Cần tổ chức phối hợp nhịp nhàng phân môn Tập đọc với các phân môn khác như: Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả,
 Nhà trường cần tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ, tổ chức các buổi hội thảo các chuyên đề, xây dựng các tiết dạy thao giảng, tổ chức trao đổi về các phương pháp thực hiện tốt nhất để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt các môn học trong đó có phân môn Tập đọc.
2.Hướng phổ biến, áp dụng giải pháp:
 * Phổ biến nội dung giải pháp, vận động áp dụng giải pháp trong khối lớp 5 của trường tiến tới vận động áp dụng ở các trường trong cụm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
 3. Hướng nghiên cứu tiếp giải pháp :
 Từ những kinh nghiệm thực tế vận dụng trong năm học này cùng với việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót của giải pháp, tôi sẽ cố gắng khắc phục, sửa chữa cho giải pháp được hoàn thiện hơn, sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp cho các năm học tới.
 Tãm l¹i: Việc tổ chức cho học sinh rèn đọc đúng và diễn cảm là một công việc không dễ, nhưng với các biện pháp trên đã giúp cho học sinh đọc tốt hơn, dễ dàng hơn trong học tập, vận dụng vào học các kiến thức khác có liên quan chính xác hơn, làm cho các em tự tin hơn trong học tập, cũng như tự tin hơn khi học lên lớp trên, giúp các em có khả năng vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống , góp phần xây dựng nhân cách con người phát triển toàn diện ,đưa chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao hơn. 
 Với trình độ, khả năng và thời gian có hạn nên giải pháp sẽ không tránh khỏi có nhiều hạn chế , thiếu sót , rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của anh chị em đồng nghiệp dể cho việc vận dụng đề tài ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn .
 Xin tr©n träng cảm ơn! Ngày 20 tháng 5 năm 2011
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm
X¸c ®Þnh cđa nhµ tr­êng
 NguyƠn ThÞ H¶i Nguyªn
X¸c nhËn cđa héi ®ång thi ®ua khen th­ëng
Gd & ®t thµnh phè vÜnh yªn
Tµi liƯu tham kh¶o
1. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc TiÕng ViƯt
	T¸c gi¶: Lª Ph­¬ng Nga – NXB GD 1998
	2. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc TiÕng ViƯt 
	T¸c gi¶: NguyƠn TrÝ – NXB GD 1999
	3. C¬ së ng«n ng÷ vµ TiÕng ViƯt. 
	T¸c gi¶ : Mai Ngäc Chõ – Hoµng Träng PhiÕm – NXB GD 1997
	4. Gi¶i ®¸p 88 c©u hái vỊ gi¶ng d¹y TiÕng ViƯt ë tiĨu häc
	T¸c gi¶ : Lª H÷u TØnh – TrÇn M¹nh H­ëng – NXB GD 2000
	5. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc TiÕng ViƯt ë tiĨu häc
	T¸c gi¶ : Lª Ph­¬ng Nga – Lª H÷u TØnh – NXB §HSP Hµ Néi 1 1995
	6. SGK TiÕng ViƯt líp 2, líp 3, líp 4, líp 5 – NXB GD. 
 7. SGV TiÕng ViƯt líp 2, líp 3, líp 4, líp 5 – NXB GD. 
 8. Gi¸o tr×nh häc m«n häc ng÷ ©m. 
Mơc lơc
Néi dung
Trang
A.më ®Çu
1
1. LÝ do chän gi¶i ph¸p
1
2.§èi t­ỵng nghiªn cøu
2
3.Ph¹m vi nghiªn cøu
2
4. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
3
B. Néi dung
3
1. C¬ së lÝ lËn
4
2. C¬ së thùc tiƠn
5
3. Néi dung vÊn ®Ị
6
C. KÕt luËn
17
1. Bµi häc kinh nghiƯm 
17
2. H­íng phỉ biÕn ¸p dơng ®Ị tµi
18
3. H­íng nghiªn cøu tiÕp ®Ị tµi
18
4. Tµi liƯu tham kh¶o
19

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(5).doc