Đề tài: Hướng dẫn học sinh dân tộc viết đúng chính tả

Đề tài: Hướng dẫn học sinh dân tộc viết đúng chính tả

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Với đặc thù địa bàn hơn 90% học sinh là con em người dân tộc thiểu số (Khùa, Mày), ngôn ngữ bất đồng, phát âm Tiếng Việt chưa chuẩn chính âm do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ.

Trải qua nhiều năm giảng dạy tai địa bàn Dân Hóa, bản thân tôi nhận thấy rằng việc giảng dạy truyền thụ kiến thức các môn học cho học sinh dân tộc quả là gian nan, đặc biệt là hai môn Toán và Tiếng Việt, trong đó phần giải các dạng toán có lời văn. Xuất phát từ hoàn cảnh của địa phương, hoàn cảnh gia đình, sự chăm lo việc học cho con em của một số bậc phụ huynh còn thấp, phong trào học tập còn trầm, tâm lí ngại giao tiếp, rụt rè khi thấy người lạ và những nơi đông người. Đây là những yếu tố và rào cản trở ngại lớn đối với học sinh là con em người dân tộc thiểu số và cũng là những trăn trở của bản thân, phải làm sao để từng bước giúp các em cải thiện được vấn đề học môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung.

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3116Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: Hướng dẫn học sinh dân tộc viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
I. lý do chọn đề tài:
Với đặc thù địa bàn hơn 90% học sinh là con em người dân tộc thiểu số (Khùa, Mày), ngôn ngữ bất đồng, phát âm Tiếng Việt chưa chuẩn chính âm do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. 
Trải qua nhiều năm giảng dạy tai địa bàn Dân Hóa, bản thân tôi nhận thấy rằng việc giảng dạy truyền thụ kiến thức các môn học cho học sinh dân tộc quả là gian nan, đặc biệt là hai môn Toán và Tiếng Việt, trong đó phần giải các dạng toán có lời văn. Xuất phát từ hoàn cảnh của địa phương, hoàn cảnh gia đình, sự chăm lo việc học cho con em của một số bậc phụ huynh còn thấp, phong trào học tập còn trầm, tâm lí ngại giao tiếp, rụt rè khi thấy người lạ và những nơi đông người. Đây là những yếu tố và rào cản trở ngại lớn đối với học sinh là con em người dân tộc thiểu số và cũng là những trăn trở của bản thân, phải làm sao để từng bước giúp các em cải thiện được vấn đề học môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng chung của nhà trường.
- Với học sinh ở địa bàn xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Cách trung tâm huyện lị khoảng 65 km, có chung Biên giới Việt - Lào. Đối tượng học sinh trên địa bàn đại bộ phận là con em đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm trên 90% (gồm các nhóm dân tộc: Khùa, Mày, Sách). Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, một số phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, sự quan tâm đầu tư vào việc học của con cái chưa đúng mức làm ảnh đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như của lớp. 
- Trường TH&THCS Dân Hóa đóng trên địa bàn vùng sâu biên giới gồm có 5 điểm trường; trong đó có 1 điểm chính và 4 điểm lẻ, đường sá đi lại khó khăn, trong đó có điểm Ba Loóc giáo viên phải đi bộ hàng giờ đồng hồ.
- Trường có: 20 lớp, có: 221 học sinh, trong đó số học sinh Dân tộc thiểu số chiếm 90%.
2. Thực trạng của lớp.
Năm học 2010 - 2011 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 Yleng với tổng số có 15 học sinh. Trong đó có 13 học sinh là dân tộc thiểu số, chiếm 86,7%: 02 học sinh người Kinh chiếm 13,3%. 
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, đầu tư của ban giám hiệu về công tác giảng dạy và việc học của học sinh. Thường xuyên tổ chức dự giờ, thăm lớp nhằm động viên, khích giáo viên cũng như học sinh. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên giảng dạy và ôn tập phụ thêm cho học sinh, học sinh bước đầu có ý thức hco tập, tự tin vào bản thân, vì vậy chất lượng từng bước được cải thiện.
* Khó khăn:
Với đặc thù lớp có số lượng học sinh là con em người dân tộc thiểu số đông, phần đa các em thuộc diện con em hộ nghèo, gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái, một số em đi học thiếu dụng cụ học tập, về nhà không ôn bài, đến lớp không thuộc bài, ít phát biểu xây dựng bài, hay tự ti, mặc cảm 
Nội dung
A. Đặt vấn đề
I. Cơ sở lý luận:
Trong chương trình Tiểu học, bộ môn Tiếng Việt chiếm một vị trí quan trọng cả về thời lượng và nội dung chương trình. Môn Tiếng Việt được tích hợp từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Trên cơ sở đó hình thành bốn kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Tiểu học, nhưng trước mắt vẫn là những thách thức không dễ vượt qua đối với giáo viên và học sinh trong yêu cầu đổi mới toàn diện hiện nay của ngành giáo dục, đất nước. Từ năm 2006 - 2007, thực hiện quyết định số 16/ 2006/ QĐ-BGD&ĐT ngày 05/ 5/ 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, kế hoạch giáo dục Tiểu học đã được điều chỉnh lại, trong đó số tiết học môn Tiếng Việt ở các lớp 1, 2, 3 có giảm đi 1 tiết (lớp 1: 10 tiết/ tuần, lớp 2: 9 tiết/ tuần, lớp 3: 8 tiết/ tuần) so với KHGD trước đây. Để hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01/9/2006 nêu rõ một số văn bản Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 2, 3 chuyển sang đọc thêm ở 4 tuần ôn tập (GHKI, CHKI, GHKII, CHKII). Đây là các văn bản tập đọc ngắn (dạy 1 tiết), ít liên quan hoặc ảnh hưởng đến nội dung bài tập làm văn cùng tuần trong SGK, được lựa chọn để chuyển thành các bài đọc thêm trong tuần ôn tập. Đây là nội dung đề cập đến trong phạm vi môn TV và phân môn Chính tả dạy cho học sinh tiểu học, đặc biệt là dạy chính tả cho học sinh dân tộc.
Căn cứ vào chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định, nhiệm vụ cơ bản của phân môn chính tả là:
- Giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng viết đúng chính tả.
- Kết hợp luyện tập viết đúng chính tả với việc rèn luyện kỹ năng nghe, luyện tập phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp TV, góp phần phát triển một số thao tác tư duy.
- Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mỹ....
II. Cơ sở thực tiễn:
- Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tại Trường TH&THCS Dân Hóa, cũng như trong thời gian nghiên cứu đề tài này, với đối tượng là học sinh Tiểu học, tất cả các môn học nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích xây quanh cơ sở tự nhiên và xã hội, mang lại tính giáo dục toàn diện cho học sinh. Là hành trang cho các em bước tiếp học lên các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt, phân môn chính tả góp một phần quan trong giúp cho học sinh rèn bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bồi dưỡng cho học sinh phát triển và linh hoạt các thao tác tư duy, đức tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách cho các em.
- Với đối tượng là học sinh dân tộc nằm trong diện vùng giáo dục gặp nhiều khó khăn, điều quan trọng nhất là lòng say mê nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ, không ngại khổ, vượt khó dìu dắt các em qua từng ngày, từng giờ, hiểu trẻ, xem các em là con của mình.
- Đối với học sinh là con em dân tộc thiểu số, nhằm đảm bảo yêu cầu của phân môn chính tả qua từng bài, đây là những yếu tố cần quan tâm trong khi dạy phân môn chính tả cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng mà bản thân tôi ngày đêm trăn trở, quan tâm tìm hiểu nghiên cứu, nhằm góp phần, cải thiện thiết kế, kế hoạch dạy học chính tả phù hợp với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số đem lại hiệu quả.
# Điểm khác biệt giữa học sinh dân tộc và học sinh người Kinh.
- Về điểm xuất phát: 
Khi đến trường học sinh ngươi kinh đã có vốn Tiếng Việt đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh, với vốn từ có khoảng 4000 - 4500 từ và những cấu trúc cơ bản. Ngoài ra, các em có thời gian và cơ hội sử dụng Tiếng Việt liên tục với nhiều người và nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống ngoài nhà trường.
Còn học sinh dân tộc thì lại khác, trước khi đi học các em mới chỉ nắm tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chữ không phải bằng Tiéng Việt. Vốn Tiếng Việt của các em quá ít hoặc không có gì, nếu có một chút vốn Tiếng Việt lại chưa chuẩn xác trong cách phát âm, cách viết và sử dụng. Nên khi đến trường các em mới bắt đầu học Tiếng Việt.
- Môi trường học Tiếng Việt bị bó hẹp:
Học sinh dân tộc hầu như không thể có được số lượng Tiếng Việt và giao tiếp bằng Tiếng Việt như học sinh người Kinh. ở trường học, học sinh dân tộc chỉ tiếp xúc duy nhất với thầy, cô giáo và một số ít người biết Tiếng Việt. Vì thế học sinh dân tộc luôn chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học tập Tiếng Việt, và là nguyên nhân khiến học sinh dân tộc mắc lỗi sử dụng Tiếng Việt dẫn đến viết sinh chính tả.
*) Qua khảo sát thực tế các lỗi HSDT dễ nhầm lẫn.
- Dấu thanh, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã (\, / . ? ~):
TT
Chuẩn chính âm
HS DT phát âm
HS DT viết
Hồ nước
Hố nươc
Hố nươc
bạn thân
bán thân
bán thân
mùa hạ
mua ha
mua ha
buổi chiều
buôi chiếu
buôi chiếu
thân thiết
Thân thiệt
Thân thiệt
mây trắng
mấy trăng
mấy trăng
xô đuổi
xô đuôi
xô đuôi
nhiệt tình
nhiệt tinh
nhiệt tinh
chiều vàng
chiêu váng
chiêu váng
cánh đồng
canh đống
canh đống
đất nước 
đất nươc
đất nươc
ước ao
ươc áo
ươc áo
nắng chiều
năng chiếu
sông núi
sống nui
- Phân biệt l/n:
La - na lá - ná lạc - nạc lan - nan lên - nên
Lỗ - nỗ lỗi - nỗi lở - nở lang - nàng lặng - nặng
lẻ - nẻ lẻo nẻo lịch - nịch líu - níu lổ - nổ
lục - nục lung - nung lút - nút lương - nương lòng - nòng
lồng - nồng lửa - nửa lát - nát lon - non lo - no
- Phân biệt s/x :
Sa - xa, sách - xách, sao - xao, sáo - xáo, sát - xát, say - xay, sắc - xắc, sâu - xâu, sinh - xinh, sổ - xổ, sôi - xôi, sông - xông, sơ -xơ, súc - xúc, sướng - xướng, sung - xung, sử - xử, sen - xen, sét - xét, suất - xuất, sương - xương, sấu - xấu, 
sắn - xắn, súng - xúng
- Phân biệt tr/ch:
trả - chả, trải - chải, trái - chái, trạm - chạm, trán - chán, trang - chang, 
tranh - chanh, tránh - chánh, trao - chao, trăm - chăm, trật - chật, trâu - châu, tre - che, trèo - chèo, trí - chí, trình - chình, tro - cho, trò - chò, trọn - chọn, trông - chông, trơ - chơ, trung - chung, trương - chương, trường - chường
- Phân biệt d/gi: 
Da - gia, dã - giã, dải - giải, dãi - giãi, dám - giám, dan - giàn, dang - giang, danh - gianh, dành - giành, dày - giày, dắt - giắt, dần - giần, dấu - giấu, dây - giây, dẻ - giẻ, dì - gì, dò - giò, dong - giong, dỗ - giỗ, dội - giội, dở - giở,
 dục - giục, dữ - giữ, dương - giương, dường - giường
B. Giải quyết vấn đề
I. Nội dung yêu cầu dạy chính tả từng khối lớp:
Căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ ngăng của từng môn học, đưa ra những nội dung và yêu cầu cơ bản của từng lớp khi dạy phân môn chính tả.
Lớp
Hình thức chính tả
Nội dung luyện tập
Mức độ đạt
1
Tập chép, bước đầu tập nghe đọc viết chính tả.
Viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng g/gh; ng/ngh;
c/k/q. Tập ghi các dấu câu(dấu chấm, dấu chấm hỏi). Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
Viết đều nét, thẳng dòng, đúng chính tả. Tốc độ chép 30 chữ/15 phút.
2
Tập chép, nghe đọc viết chính tả. Chính tả âm, vần, thanh điệu.
Viết tiếng có vần khó, những chữ viết hay lầm do phương ngữ. Viết hoa tên người, địa danh Việt Nam. Rèn thói quen sửa lỗi chính tả.
Viết được 50 chữ/15 phút. Trình bày bài chính tả đúng quy định
3
Nghe viết chính tả, nhớ lại để viết chính tả. Chính tả âm, vần, thanh điệu.
Viết hoa tên người và tên địa danh nước ngoài. Tập phát hiện, sửa lỗi chính tả quy tắc và lỗi chính tả phương ngữ. Luyện khắc phục lỗi chính tả phương ngữ.
Tốc độ viết đạt 60 chữ/ 15 phút, đúng chính tả. Trình bày bài chính tả đúng quy định thành thạo.
4
Nghe đọc và nhớ lại viết chính tả.
Lập sổ tay chính tả ; ôn tập các quy tắc chính tả đã học.
Tập sửa lỗi chính tả. Chính tả phương ngữ
Viết chính tả với tốc độ nhanh, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định. Đạt 80 chữ/ 15 phút.
5
Nghe đọc và nhớ lại viết chính tả.
Lập sổ tay chính tả ; ôn quy tắc chính tả. Chính tả phương ngữ.
Viết bài chính tả với tốc độ 100 chữ/ 15 phút.
II. Một số hạn chế trong thực hiện yêu cầu phân môn chính tả ở vùng dân tộc.
1. Về HS :
- Qua khảo sát bài viết của học sinh và thống kê kết quả cho thấy:
+ HS mắc còn quá nhiều lỗi chính tả trong một bài viết.
+ Cách trình bày bài chính tả chưa đạt yêu cầu.
+ Chữ viết chưa ngay ngắn, thẳng hàng, tốc độ viết chưa đảm bảo mức quy định tối thiểu.
+ Viết hoa tùy tiện chưa đúng quy cách.
+ Vị trí đặt dấu thanh và sai lỗi về dấu thanh
2. Về sách giáo khoa.
- Nội dung chương trình chính tả cho học sinh dân tộc, từng vùng chưa được thể hiện trong sách giáo khoa chung, GV không có nhiều cơ hội để rèn luyện cho học sinh những loại lỗi thường mắc do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ.
III. Quy trình tìm hiểu lỗi chính tả của học sinh dân tộc thiểu số:
1. Thống kể, phân loại các lỗi chính tả thường mắc của HSDT.
- Tìm hiểu hoàn cảnh và xuất xứ của học sinh trên địa bàn.
- Đọc các bài chính tả của học sinh lớp mình phụ trách.
- Thu thập từ các bài tập cá nhân.
+ Liệt kê tất cả các lỗi trong các bài chính tả của học sinh.
+ Trên cơ sở các lỗi liệt kể được, hãy phân loại chúng vào các dạng lỗi sau:
Lỗi về vần
Lỗi về phụ âm đầu âm tiết
Lỗi về phụ âm cuối âm tiết
Lỗi về dấu thanh
Lỗi về cách trình bày bài chính tả
- Từng nhóm lỗi nên thực hiện phân loại theo từng lớp, khối lớp hoặc đơn vị trường, tổ chức trao đổi, tổng hợp lỗi chung của khối hoặc toàn trường. Lưu ý mỗi loại lỗi cần ghi rõ số lần mắc lỗi trên tổng số bài viết của học sinh được khảo sát.
2. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi chính tả của HSDT.
HSDT thường mắc các lỗi chính tả chung như HS các vùng khác nhưng số lượng mắc lỗi nhiêu hơn vì kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của các em bị hạn chế dẫn đến :
- Do không nắm vững quy tắc chính tả : quy tắc kết hợp trước các nguyên âm i, iê, ê, e,và các nguyên âm khác, quy tắc viết hoa.
- Do bị hạn chế về vốn từ nên HS viết sai chính tả. Chẳng hạn nếu HS hiểu được nghĩa của từ thì dễ dàng phân biệt được da với gia, tranh với chanh. Đối với HSDT, khó khăn này lớn hơn học sinh là người Kinh.
- Ngoài những loại lỗi do nguyên nhân chung nêu trên, HSDT còn hay mắc những lỗi do chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, đây là khó khăn lớn đối với đội ngũ GV công tác giảng dạy tại địa bàn này. 
- Về hệ thống nguyên âm, phụ âm : Một số ngôn ngữ của một số dân tộc không có đủ các nguyên âm như Tiếng Việt. Cho nên các em rất khó khăn khi phát âm các vần có nguyên âm đôi, đồng thời khi viết cũng hay viết thiếu âm vị trong các vần có nguyên âm đôi. Ví dụ: Chuồn thường viết chồn, lươn thường viết lưn hoặc lơn, chiêm thường viết chim.
Một số em không phân biệt được phụ âm đầu b/v hoặc p/b nên đọc và viết dễ lẫn ; bảo vệ viết thành bảo bệ, đèn pin viết thành đèn bin.
- Về cấu trúc âm tiết : Do ảnh hưởng sâu sắc của tiếng mẹ đẻ nên cấu trúc âm tiết không điển hình, số lượng âm cuối bị hạn chế. Nên khi đọc và viết các âm tiết có âm cuối là ; p, t, c, ch thường hay nhầm lẫn. Ví dụ : thịt viết thịch, chất viết chấc, phấp phới viết phất phới
- Về thanh điệu: Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu. Nhưng ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên khi đọc và viết một số tiếng các em hay bỏ dấu hoặc thêm dấu như ; hiệu trưởng các em đọc hoặc viết hiêu trượng, giới thiệu thành giơi thiếu
*) Phân loại lỗi chính tả HSDT thường mắc có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch giảng dạy tuần, tháng, học kì và toàn năm học của mỗi giáo viên. Đó là kế hoạch dạy chính tả theo nguyên tắc phù hợp với HSDT của từng địa bàn. Kế hoạch này sẽ là một loại hồ sơ dạy học quý giá gắn bó lâu dài với bạn trong nghề dạy ở vùng dân tộc.
*) Các loại lỗi chính tả khu vực nên phân làm 5 loại : 
- Lỗi do không thuộc quy tắc chính tả.
- Lỗi do không phân biệt âm đầu âm tiết.
- Lỗi do không nắm vững cấu tạo các vần khó.
- Lỗi do không phân biệt âm cuối âm tiết.
- Lỗi do không phân biệt dấu thanh.
IV. Dạy chính tả cho học sinh dân tộc cần chú ý
Luôn củng cố các quy tắc chính tả đã học từ lớp 1 và quy tắc viết hoa học ở lớp 2, lớp 3.
Thương xuyên luyện viết các vần khó trong giờ dạy chính tả và trong các phân môn khác.
3. Trong quy trình dạy chính tả, cần coi trọng bước chuẩn bị viết chính tả. Trước khi cho học sinh viết chính tả, GV cần dự kiến đúng các lỗi chính tả hay mắc của HSDT. Những lỗi đó cần được hướng dẫn chu đáo theo cách: cho HS viêt bảng con những tiếng có phụ âm, có vần, có dấu thanh dễ lẫn trước khi viết bằng bút vào vở. 
Trước khi cho HS viết vào bảng con, cần phân tích âm, vần và cho HS vừa nhìn chữ viết, vừa phát âm nhiều lần.
- Việc chấm chữa bài cần đi liền với luyện tập chữa lỗi. Gặp trường hợp có học sinh lặp lại một loại lỗi nhiều hoặc nhiều học sinh cùng mắc một loại lỗi, GV cần có biện pháp luyện tập thêm. GV có thể tự soạn những đoạn văn trong đó có tiếng hay viết sai được lặp lại nhiều lần để cho HS luyện viết. Ví dụ như để khắc phục lỗi nhầm b/v cho HSDT, có thể cho các em chép đoạn văn: Buôn Ban có người vì ham lợi, không bảo vệ động vật quý hiếm, hay vào rưng bẫy thú, bị bộ đội biên phòng bắt về bản. 
4. Khi luyện tập chính tả âm, vần, dấu thanh cần chọn những bài phù hợp với HSDT. Nếu những bài tập trong sách giáo khoa không phù hợp cho việc luyện viết cho HSDT lớp mình phụ trách thì cần tự biên soạn những bài tập khác
V. Lập kế hoạch dạy chính tả khu vực và biên soạn bài luyện tập chính tả cho HSDT.
1. Kế hoạch dạy chính tả khu vực cần được xây dựng đầu năm trên cơ sở khảo sát đầy đủ các loại lỗi chính tả của HSDT thường mắc. 
2. Dựa vào kế hoạch này, người dạy lần lượt biên soạn những bài tập chính tả bổ sung cho HSDT.
3. Khi thiết kế bài tập chính tả cho HSDT nên dựa vào các mô hình bài tập chính tả trong SGK; mục tiêu của bài tập phải bám sát vào kế hoạch dạy chính tả cho HSDT; lệnh của bài tập cần rõ ràng, dễ hiểu; ngữ liệu chính xác; nội dung bài tập phải đảm bảo tính sư phạm
C. Kết luận
Đề tài hướng dẫn cho HSDT viết đúng chính tả có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học, tất cả các môn học nói chung và đặc trưng của bộ môn Tiếng Việt nói riêng, trong đó có phân môn chính tả...
Với tính chất và đặc thù vùng miền, đặc biệt với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Vấn đề rèn viết đúng chính tả là rất cần thiết. Do yếu tố phương ngữ, hoàn cảnh và đặc thù của địa bàn làm ảnh hưởng đến trình độ tiếp thu kiến thức Tiếng Việt của các em, cho nên trong giảng dạy giá viên cần làm tốt khâu chuẩn bị và khâu chấm chữa lỗi chính tả cho HSDT. Ngoài ra, khi dạy các phân môn khác cũng luôn quan tâm uốn nắn kịp thời những lỗi sai về chính tả của học sinh.
Dạy học chính tả theo khu vực là một trong 3 nguyên tắc dạy chính tả ở Tiểu học, nội dung phải sát hợp với phương ngữ, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi của HS là đối tượng con em đồng bào dân tộc thiểu số. Sách giáo khoa TV là cuốn sách viết dùng chung cho cả nước, cho nên cũng chỉ có thể đề cập tới những lỗi chính tả điển hình của 3 phương ngữ Bắc, Trung, Nam. Còn khu vực miền núi, do ảnh hưởng của ngôn ngữ dân tộc nên lỗi chính tả TV có những đặc điểm riêng. Vì vậy, để HSDT viết đúng chính tả TV, cần có những bài luyện tập cụ thể phù hợp với từng dân tộc, từng đối tượng học sinh. Việc làm này, không ai làm tốt hơn bằng người đang trực tiếp giảng dạy con em các dân tộc. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm trên địa bàn vùng khó với đối tượng là con em đồng bào dân tôc thiểu số, lòng yêu nghề mến trẻ, vấn đề quan tâm hơn bao giờ hết là các em thiệt thòi quá lớn về mọi mặt. Tuy đề tài bản thân tôi tìm hiểu, nghiên cứu còn dừng lại ở mức độ sơ giản, chưa được cụ thể lắm, nhưng đây cũng là những chia sẻ chân thực đến với quý thầy cô giáo và các bạn. 
Vậy, kính mong quý thầy giáo, cô giáo và các bạn bổ sung, góp ý chân thành để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docCung chua goc.doc