Đề tài: Hướng dẫn Học sinh làm văn tả cảnh lớp 5

Đề tài: Hướng dẫn Học sinh làm văn tả cảnh lớp 5

Lí do chọn đề tài:

Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt là môn học không những rèn cho học sinh kĩ năng biết dùng từ đặt câu để liên kết lại tạo thành câu văn hay, đoạn văn hay. Nhưng thực tế ở học sinh kĩ năng viết văn rất hạn chế, hầu hết các em chỉ biết dùng nhũng từ ngữ đơn giản, hay ngững câu văn ngắn cộc khô cứng, chưa liên kết chạt chẻ được với . Ở Tiểu học môn học thể hiện sự "tích hợp" sâu và rộng nhất là môn Tiếng Việt.

Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viêt) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; xuấtphát từ nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh; xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là làm giàu vốn từ cho học sinh, củng cố vốn từ và phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho các em từ đó giúp các em biết viết được câu văn đoạn văn bài văn hay.Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em hầu hết còn lúng túng trong khi làm bài, chưa định hướng được cho mình hướng đi, hay chưa lựa chọn tổng hợp được vốn hiểu biết cho mình khi làm bài.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: Hướng dẫn Học sinh làm văn tả cảnh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài: Hướng dẫn Học sinh làm văn tả cảnh lớp 5
1. Lí do chọn đề tài:
Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt là môn học không những rèn cho học sinh kĩ năng biết dùng từ đặt câu để liên kết lại tạo thành câu văn hay, đoạn văn hay. Nhưng thực tế ở học sinh kĩ năng viết văn rất hạn chế, hầu hết các em chỉ biết dùng nhũng từ ngữ đơn giản, hay ngững câu văn ngắn cộc khô cứng, chưa liên kết chạt chẻ được với . Ở Tiểu học môn học thể hiện sự "tích hợp" sâu và rộng nhất là môn Tiếng Việt.
Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viêt) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; xuấtphát từ nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh; xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là làm giàu vốn từ cho học sinh, củng cố vốn từ và phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho các em từ đó giúp các em biết viết được câu văn đoạn văn bài văn hay.Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các em hầu hết còn lúng túng trong khi làm bài, chưa định hướng được cho mình hướng đi, hay chưa lựa chọn tổng hợp được vốn hiểu biết cho mình khi làm bài.
Chính vì vậy, tôi làm đề tài: Hướng dẫn học sinh làm văn tả cảnh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài này nhằm xây dựng các bài tập "Mở rộng vốn từ" để hỗ trợ cho đặt câu viết đoạn văn, bài văn
- Nhiệm vụ nghiên cứu: 
+Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc dạy Mở rộng vốn từ qua các tiết ôn luyện để cung cấp hỗ trợ Tập làm văn ở lớp. 
+Ra bài tập qua các tiết ôn luyện để học sinh củng cố vốn từ hỗ trợ khi tìm từ đặt câu viết đoạn văn, ứng dụng các bài tập đó vào dạy Tập làm văn. 
+ Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các bài tập đã làm để học sinh viết được đoạn văn tả cảnh theo yêu cầu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là các bài tập mở rộng để học sinh tìm từ đặt câu theo yêu cầu theo định hướng khai thác, hỗ trợ tốt cho việc làm bài Tập làm văn lớp . Do khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ tập trung xây dựng các bài tập Tìm từ; Lựa chọn từ để đặt câu và kết hợp với một số bài tập trong SGK
I. Cơ sở lí luận chung.
Phần 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 5 để hỗ trợ khi làm bài Tập làm văn.
1.1. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp Mở rộng vốn từ cho học sinh:
- Phát triển Mở rộng vốn từ:
+ Vốn từ của cá nhân
Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân sử dụng trong hoạt động giao tiếp, được hình thành theo hai con đường: con đường tự nhiên - vô thức và con đường có ý thức. Cá nhân được coi là nắm được một từ khi cá nhân đó phải nắm được hình thức ngữ âm cùng nội dung biểu đạt tương ứng. Vốn từ của cá nhân là hệ thống mở. Ở trường học, nguồn cung cấp từ cho các em chủ yếu là môn Tiếng Việt, tuy nhiên vốn từ của các em có thể nói là rất hạn hẹp, các em chỉ biết dùng những từ rất thực chứ chưa biết dùng trí tưởng tượng hay liên hệ thực tế để tìm từ. Vì vậy dạy luyện từ tức là cung cấp từ cho các em , cho các em biết vận dụng phát huy, tìm tòi hết những gì mình có hoặc vốn từ của bạn để biết lựa chọ phù hợp.
+Làm giàu vốn từ cho học sinh
Việc làm giàu vốn từ cho học sinh bao gồm: mở rộng vốn từ, dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ. Việc làm giàu vốn từ cho học sinh. Như vậy, các bài tập Mở rộng vốn từ phải giúp học sinh chuyển từ việc sử dụng từ theo kinh nghiệm sang sử dụng một cách khoa học, giúp các em biết vận dụng đúng ngữ cảnh phù hợp. 
+Dạy học sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)
Trong phần này, tôi đi sâu tìm hiểu vốn từ tích cực và tiêu cực của học sinh; việc sử dụng từ để hiểu lời nói, để tạo lời nói; phương pháp luyện tập bằng các bài tập sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
Về năng lực sử dụng từ, tôi nhận thấy các em thường mắc một số lỗi: 
- Lỗi lặp từ, thừa từ, dùng từ công thức, sáo rỗng.
+ Khi đặt câu hay viết một câu văn hầu hết các em còn dùng lặp lại từ, hay từ đó không phù hơp với câu văn hay đoạn văn đó. Trong khi dạy tôi cho các em tự đặt câu nhiều nối tiếp nhau, hay cho các em cùng viết ra để nhận ra chổ mình viết chưa phù hợp và tự bản thân mình sửa chữa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hoặc cho các em học hỏi lẫn nhau để làm giàu vốn từ.
- Đặt câu liệt kê:
+ Khi viết nhiều học sinh thường viết các sự việc liên tục nhau mà giữa các câu đó không có từ nối hay câu nối, nên khi đọc lên thấy câu văn hay đoạn văn thường cộc lốc hay khô khan. Giáo viên phân tích cho các em nhận thấy được sự liệt kê các câu văn đó là chưa phù hợp, và hướng dẫn các em cách sữa chữa bằng cách thêm từ nối câu nối.
- Dùng từ địa phương:
+ Một lỗi cơ bản nhất là học sinh thường dùng từ địa phương, nhất là học sinh nông thôn. Vì vậy trong quá trình dạy cần cho học sinh tự thay thế từ cho phù hợp với ngữ cảnh
Mở rộng vốn từ để hỗ trợ học và giúp học sinh biết dùng từ, lựa chọn từ hợp lí để từ đó các em biết dùng từ đặt câu thích hợp từ đó mới nâng dần thành đoạn văn rồi viết văn, học Tập làm văn hiệu quả hơn.
Phần 2: Tổ chức dạy học Mở rộng vốn từ để hỗ trợ HS làm văn tả cảnh.
Phần này tập trung vào việc xây dựng các bài tập Mở rộng vốn từ hỗ trợ Tập làm văn dựa trên một số nguyên tắc và tiêu chí đã đề ra. Cuối cùng là việc ứng dụng các bài tập đó để tổ chức dạy Tập làm văn. Nội dung cụ thể như sau:
2.1. Bài tập Mở rộng vốn từ hỗ trợ cho học sinh học tốt Tập làm văn
- Những nguyên tắc và tiêu chí soạn thảo các bài tập bổ sung
Nguyên tắc "Bám sát mục tiêu môn học" gồm 2 tiêu chí: Bám sát mục tiêu cần đạt của từng bài học; Thể hiện logic phát triển của bài học theo một trình tự nhất định.
- Nguyên tắc "Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học" gồm các tiêu chí: Kích thích hứng thú học tập của học sinh; Khuyến khích sự hợp tác, cùng tham gia của tất cả học sinh.
- Nguyên tắc "Thể hiện tinh thần tích hợp" gồm các tiêu chí: Tích hợp vốn từ trong các tiết mở rộng vốn từ để học tốt Tập làm văn; Tích hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt; Tích hợp dạy mở rộng vốn từ với rèn kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn phong cách bài văn, tư tưởng bài văn; kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả cảnh vật theo thời gian, không gian; miêu tả cảnh vật thay đổi theo mùa, miêu tả từ xa đến gần, hoặc kết hợp đen xen kẻ...).
- Một số bài tập "Mở rộng vốn từ" hỗ trợ học sinh học tốt Tập làm văn
Bài tập "Mở rộng vốn từ" hỗ trợ học sinh học tốt Tập làm văn lấy kết quả của việc học Tập làm văn làm đích. Do đó, trước khi xây dựng bài tập "Mở rộng vốn từ" tôi tiến hành phân tích các bài tập trong phân môn Tập làm văn. Mục đích là để nắm được những từ có tần số sử dụng nhiều mà chưa được khai thác thỏa đáng trong tiết học chính khóa (Khai thác ở đây được hiểu là việc giải nghĩa từ, sử dụng các từ trong một hoàn cảnh cụ thể của bài văn như thế nào). Từ đó quay trở lại điều chỉnh và bổ sung những bài tập trong tiết Mở rộng vốn từ trong các tiết luyện từ để học sinh phát huy hết khả năng. Quy trình này được thể hiện qua 2 bước: 
Bước 1- Phân tích các bài tập trong phân môn Tập làm văn, phân môn Tập đọc các môn học khác như Địa lí...( nhất là những bài về phong cảnh, các vùng miền... của đất nước ta) để nắm được: các từ có tần số sử dụng nhiều nhất (thuộc chủ điểm), nắm được các nét nghĩa nảy sinh trong văn cảnh của các từ trên trong các bài tập Tập làm văn.
 Bước 2 - Phân tích các bài tập trong tiết Mở rộng vốn từ để nắm được: bài tập nào đáp ứng với việc học tốt tập làm văn; bài tập nào chưa cung cấp đủ các kiến thức về từ và cách dùng từ cần có để học tốt Tập làm văn; dạng bài tập nào cần xây dựng mới. Từ đó đề xuất một số bài tập bổ sung phù hợp với các đối tượng học sinh, cho các em mở rộng liên hệ tất cả các môn học khi các em suy nghĩ tìm từ trong các tiết Mở rộng vốn từ để khắc phục và hỗ trợ các bài tập Tập làm văn như đã nêu ở bước1.
Dưới đây là các bài tập cụ thể:
Khi dạy bài: Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5 - Tập 1 trang 14)
Đề bài: Tả cảnh buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay công viên, trên cánh đồng, trên nương rẫy)
Để chuẩn bị cho bài tập làm văn được tốt tôi tổ chức cho học làm các bài tập dưới dạng tìm từ sau đó nâng dần lên đặt câu, rồi viết đoạn văn ngắn cụ thể :
Cho HS tìm từ ngữ tả cảnh vật:
- Cảnh buổi sáng: Không khí, đất trời, cảnh sinh hoạt con người trong đó..
- Cảnh buổi trưa: ..........
- Cảnh chiều tối: ............
Từ đó học sinh biết so sánh sự thay đổi giữa cảnh vật trong ngày. Cho học sinh liên hệ cảnh qua các bài Tập đọc đã học để học sinh biết lựa chọn khi tìm từ.
Hướng dẫn cho cho các em biết dùng từ láy khi miêu tả, sử dụng biện pháp so sánh khi đặt câu dể cho câu văn sinh động; hướng cho các em biết so sánh đúng với ngữ cảnh, dùng những câu nối nhau để câu văn đỡ khô hay ngắn cộc.
Ví dụ: Buổi sáng: tiết trời se se lạnh ( mùa thu) lạnh lẽo( mùa đông)... từ đó học sinh tìm tiếp.
 Buổi trưa: học sinh tìm được những từ ngữ: ấm áp do có mặt trời sưởi ấm...
 Buổi tối: Cảnh vật mờ ảo, tiết trời thay đổi theo mùa. GV gợi ý để học sinh nêu được sự thay đổi...
 Bài tập 2: Đối với tả cơn mưa( trang 32)
- HD HS làm bài tập: Đây là dạng bài thực tế đối với học sinh bởi vì các em gặp thường ngày trong cuộc sống, nhưng để đặt được câu văn hay viết được đoạn văn hay thì rất ít học sinh làm được, vì vậy đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh cách tìm từ, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh; từ đó giúp học sinh biết lựa chọn sắp xép theo lô gic.
+ Tìm những từ ngữ miêu tả:
- Bầu trời; âm u, tối sầm...
- Mây: ùn ùn, cuộn cuộn, rách mướp....
- Khí trời: se lạnh/ nóng nực...
- Gió: tăng dần: ù ù, ào ào, quật rào rào, cây cối nghiêng ngả...
- Sấm: nổ đùng đùng, đoàng đoàng/ nổ như bom...
- Chớp: chạy ngoằn ngoèo, rạch ngang trời,/ xé nát bầu trời...
HS thi nhau tìm từ, sau đó cho HS lựa chọn để đặt câu, dùng biện pháp so sánh.. để câu văn hay.
Bài tập 3:Tả cảnh ngôi trường/ ngôi nhà của em.
- HDHS tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của sân trường;
+ Bồn hoa: trăm hoa đua nở, khoe sắc, e lệ nép dưới cành....
+ Cây cối trong trường: cây cổ thụ, thảm cỏ....
+Đường đi: lát gạch/ tráng bê tông... 
+ Thảm cỏ: xanh tốt như tấm thảm nhung...
HS thi tìm từ đạt câu, GVHD cho hs biết dùng một số biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh vật:
- Cây ngâu: giống như cái ô, cây tùng như ngọn tháp
- Cây bảng cây xà cừ rễ cuồn cuộn như con rắn, khốm hoa thì e lệ dưới nắng mai...
+ Lá: (M - hình răng cưa ) nhỏ nhắn, màu xanh non, màu xanh thẫm, màu xanh rì, to bản xòe rộng, mướt xanh, thuôn dài, vàng, đỏ.
+ Thân: (M - vững chắc) chắc khỏe, cao vút, thẳng đứng, được uốn theo thế rất đẹp, mảnh, nhỏ, dây leo, đồ sộ.
+ Gốc (M - to) xù sì, ngoằn ngoèo,
Ở dạng bài này tôi hướng dẫn các em biết liên hệ thực tế với bản thân của mình như chăm sóc bảo vệ, từ đó giáo dục cho các em biết yêu cái đẹp và bảo vệ giữ gìn cảnh quan.
Phần 3: Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm xác minh tính khả thi và tính hiệu quả của các bài tập để hỗ trợ Tập làm văn, góp phần chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm là đúng.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 5B tại trường tiểu học Hậu Thành.
 ( kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài)
Lớp
Tổng số
Điểm dưới TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
Trước
5B
23
7
11
5
0
Sau
5B
23
1
7
12
3
KẾT LUẬN
Qua thực nghiệm sư phạm tôi thấy việc áp dụng các bài tập tìm từ và việc triển khai các kế hoạch dạy Tập làm văn đưa ra giúp HS viết trôi chẩy hơn hiệu quả hơn. 
Để mọt tiết làm văn tả cảnh đạt kết quả giáo viên cần cho HS kết hợp quan sát cảnh thực, nếu không có điều kiện Gv có thể cho HS quan sát trên máy chiếu.
Lựa chọn phương pháp thích hợp quan tâm động viên những em còn rụt rè.
Vì vậy tôi thấy việc áp dụng các bài tập luyện từ và việc triển khai các kế hoạch dạy Tập làm văn đưa ra trong luận văn thực sự đã giúp học sinh và giáo viên học các tiết Tập làm văn hiệu quả hơn, các em thích học hơn, tích cực xây dựng bài . Có 2 lí do làm nên hiệu quả này là: bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung hướng đến được các đối tượng học sinh nhất là những học sinh yêu cũng có thể làm được tối thiểu ; sự liên kết giữa bài tập Mở rộng vốn từ với cách khai thác các tiết Tập làm văn mang tính hệ quả rõ ràng. Từ thực tiễn trên, tôi có thể kết luận rằng việc dạy Mở rộng vốn từ để cung cấp cho các em vốn từ cần thiết để đặt câu nhất là đối vói những em yếu hỗ trợ Tập làm văn là khả thi và hết sức cần thiết. Tuy nhiên để việc vận dụng triển khai các bài tập khi dạy trong các tiết luyện từ thì giáo viên cần chuẩn bị kĩ dạng bài nâng dần cấp độ để tránh sự nhàm chán cho các em .
- Về phía giáo viên trực tiếp đứng lớp, các bài tập mà đề tài đưa ra mới chỉ là những gợi ý cơ bản. Người giáo viên trong thực tế giảng dạy cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo hoặc có thể bổ sung những bài tập khác cho phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh nơi mình làm việc để giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
 Hậu Thành ngày 19 tháng 4 năm 2012.
 Nguyễn Minh Huy

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem L5.doc