Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

 

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cốc Pàng

I. Lí do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết học sinh lớp 4, 5 phải học 9 môn bắt buộc. Trong đó, mỗi môn học góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan trọng của con người Việt Nam. Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết sức quan trọng bởi vì: nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.

Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn có sự khác nhau. Ở lớp 1.2.3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em phải biết đánh giá, nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Môn Toán ở Tiểu học là môn học thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất. Các em muốn giải quyết được tình huống đó thì bắt buộc các em phải có một năng lực tư duy nhất định. Nhưng thông thường trình độ của các em phát triển không đồng đều dù các em học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và xử lí rất nhanh nhưng cũng có nhiều em xử lí rất chậm làm cho giáo viên vô cùng bối rối.

Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nổ lực giảng dạy và luôn tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Mặc dù học sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách tính và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệu quả chưa cao. Nhưng với đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân,

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 747Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
 Tên đề tài: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Giáo viên thực hiện: Triệu Thị Xuyến .
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cốc Pàng
I. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết học sinh lớp 4, 5 phải học 9 môn bắt buộc. Trong đó, mỗi môn học góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan trọng của con người Việt Nam. Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết sức quan trọng bởi vì: nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.
Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn có sự khác nhau. Ở lớp 1.2.3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em phải biết đánh giá, nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Môn Toán ở Tiểu học là môn học thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất. Các em muốn giải quyết được tình huống đó thì bắt buộc các em phải có một năng lực tư duy nhất định. Nhưng thông thường trình độ của các em phát triển không đồng đều dù các em học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và xử lí rất nhanh nhưng cũng có nhiều em xử lí rất chậm làm cho giáo viên vô cùng bối rối.
Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nổ lực giảng dạy và luôn tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Mặc dù học sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách tính và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệu quả chưa cao. Nhưng với đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số thập phân sẽ giúp học sinh khắc phục những hạn chế vừa nêu và giúp các em biết cách tính toán và tính toán một cách chính xác.
 Lớp 5 có một em học khá nhưng cũng có nhiều em học rất yếu môn Toán. Nhiều em tỏ ra không yêu thích khi học Toán, việc truyền đạt kiến thức cho các em trong những tiết Toán đã trở nên khó khăn.
Đứng trước thực trạng nêu trên một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để học sinh yêu thích học Toán? Làm thế nào để chất lượng học Toán ở lớp 5 được nâng 
lên? với đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng
thực hiện tốt các phép tính với số thập phân” mới làm cho các em tích cực học tập tốt môn Toán và nâng cao được chất lượng của lớp.
	 Đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân” mong muốn mang lại cho học sinh lớp 5 có được giờ học Toán nhẹ nhàng mà đạt chất lượng cao. Qua việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa học tốt môn Toán từ đó bản thân tôi có những kinh nghiệm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học toán của học sinh trong nhà trường nói chung và trong lớp 5 nói riêng.
1. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu :
a. Đối tượng nghiên cứu:
 Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
b. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp tìm hiểu tư liệu(đọc tài liệu)
 * Những tài liệu tham khảo phục vụ đề tài :
 	+Thực hành phương pháp dạy học toán ở Tiểu học –Nhà xuất bản Đà Nẵng. (Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Tam- Chủ biên.)
 	+SGV- SGK Toán 5. ( Đỗ Đình Hoan – Chủ biên.) 
 - Điều tra :
 + Dự giờ.
 + Đàm thoại.
 + Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế. 
 + Kiểm tra.
2. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
 	2.1. Thiết lập tổ chức lớp học.
 	2.2. Tạo dựng niềm tin môn học. 
 	2.3. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học. 
2.4. Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo.
 	2.5. Rèn tính cẩn thận trong tính toán.
 	2.6. Uốn nắn những sai sót, lệch lạc khi làm toán.
3. Hiệu quả áp dụng:
 Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm rèn cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng học tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, tôi thấy chất lượng học tập của lớp tăng lên rõ rệt, chỉ còn một học sinh yếu. Từ đó 
tôi tự nhận thức được nội dung đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh khối 5 của trường Tiểu học Cốc Pàng.
4. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này có thể áp dụng cho toàn khối 5 trường Tiểu học Cốc Pàng.
`	II. NỘI DUNG:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
*Các chỉ đạo chung của ngành:
 - Học xong Toán 5 nói chung nhất là học xong số thập phân và 4 phép tính với số thập phân, học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
 - Nhận biết được số thập phân. Biết số thập phân có phần nguyên và phần thập phân. Biết đọc, viết so sánh số thập phân. Biết sắp xếp một nhóm các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
 - Biết cộng, trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá hai lượt.
 - Biết thực hiện phép nhân có tích là số tự nhiên, số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân.
 - Biết thực hiện phép chia, thương là số thập phân hoặc số tự nhiên có không quá 3 chữ số ở phần thập phân. 
 (Trích: Tóm tắt chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở lớp 5. Sách giáo khoa Toán 5 Nhà xuất bản Giáo dục)
 - Số thập phân và số tự nhiên chỉ khác nhau ở cách đọc và cách ghi số nhưng chúng vẫn có điểm chung là giúp học sinh nắm được cấu tạo, cách đọc và ghi số. Chỉ cần học sinh nắm được cách thực hiện 4 phép tính với số tự nhiên thì việc giúp học sinh nắm được 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân một cách dễ dàng. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, làm thế nào để học sinh nắm được khái niệm về số thập phân, vì số thập phân là một loại số mới với hình thức ghi tiện lợi của nó, học sinh nắm vững và thực hiện tương đối thành thạo các phép tính đối với số thập phân và dùng chúng để biểu diễn số đo đó là điều không mấy dễ dàng. 
 - Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tiếp xúc với các em, giúp các em nắm được kiến thức cần thiết và cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả học tập của các em. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm phải tìm hiểu kĩ, nắm vững từng đối tượng học sinh của lớp mình để có biện pháp dẫn dắt, giúp đỡ đối với từng em cụ thể. Dựa trên cơ sở hiểu biết sẵn của các em, giáo viên đưa ra các tình huống thúc đẩy từng em học tập và trao dồi kiến thức, tạo điều kiện cho các em thực hành luyện tập thường xuyên, để các em có thói quen tính đúng, cẩn thận, chính xác.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Vài nét về lớp :
 Lớp 5 có 11 học sinh / 7 nữ .
 Đa số các em là con gia đình nông dân, học sinh thuộc hộ nghèo, phần lớn các em được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nhưng do kiến thức và
chưa có sự hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập còn hạn chế. Một vài học sinh chưa được sự quan tâm của gia đình và chưa có tinh thần tự học nên gặp khó khăn trong vấn đề học Toán, điều đó tạo nên sự khó khăn nhất định cho giáo viên. 
2.2. Thực trạng về biện pháp rèn học sinh thực hiện đúng 4 phép tính cộng ,trừ, nhân ,chia số thập phân của trường trong những năm qua:
+ Ở khối lớp của trường 
- Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số thập phân nhưng vẫn còn một số học sinh chưa thành thạo trong khi làm bài, học sinh thường hay nhầm lẫn trong lúc tính toán và đặt dấu phẩy, có em chưa nắm được cách chia số thập phân cho số tự nhiên, số thập phân cho số thập phân .Với hình thức thầy giảng trò nghe, trò học thuộc lý thuyết và áp dụng vào làm bài tập và thời lượng lý thuyết nhiều hơn thực hành dẫn đến nhiều học sinh học thuộc lòng các quy tắc, công thức mà không biết áp dụng vào làm bài tập . 
- Đa số các em làm đúng bài tập cơ bản về số thập phân, các phép tính với số thập phân, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các em thực hiện chưa đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
2.3. Thuận lợi và khó khăn: 
* Thuận lợi: 
- Phần lớn học sinh đã biết đọc và viết được số thập phân,có biểu tượng chính xác về khái niệm số thập phân, bước đầu nắm được cấu tạo của một số thập: gồm hai phần phần nguyên và phần thập phân. Tất cả học sinh nắm được lý thuyết và cách vận dụng lý thuyết vào bài tập thực hành; biết được cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
* Khó khăn:
- Chưa nắm chắc cách thực hiện phép tính. Thường là những em không tập trung, uể oải và ít khi làm bài tập đầy đủ.
- Thuộc lý thuyết nhưng không biết áp dụng vào thực hành . 
- Tính toán sai .
- Còn một bộ phận học sinh tính toán chậm, tính sai và ngán ngẫm khi gặp những bài toán liên quan đến phép chia số thập phân.
- Còn một bộ phận học sinh trong lớp chưa thuộc bảng cửu chương. 
* Nguyên nhân:
- Do học sinh chưa có ý thức tự học, chưa biết cách tự học.
- Do thiếu cẩn thận trong tính toán. 
- Do không thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia ở các lớp dưới (lớp 1 – 4 ).
- Do có sự nhầm lẫn giữa bài cũ với bài mới, bài này với bài khác.
 	 Ví dụ 1: Cộng, trừ với nhân, học sinh có sự nhầm lẫn trong khi đặt dấu phẩy ở kết quả vừa tìm được.
 	 Ví dụ 2: Chia một số thập phân cho một số thập phân học sinh có sự nhầm lẫn khi đếm chữ số ở phần thập phân của số chia rồi chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
 GV bắt đầu ví dụ: Một thanh sắt dài 6,2 dm cân nặng 23,56 kg. Hỏi 1 dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu Ki-lô-gam?
- Việc giải bài toán trên dẫn đến phải thực hiện phép chia: 23,56 : 6,2 =? (kg)
- Để thực hiện phép chia này ta đưa về thực hiện phép chia :235,6: 62 (đã biết) 
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét cách thực hiện.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện tiếp ví dụ 2: 82,55: 1,27
Từ hai ví dụ trên Gv hướng dẫn học sinh phát biểu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
 III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ.
Hết bậc tiểu ... hân, chia cho thuộc để hôm sau sẽ trả lời đúng cho bạn. Trong khi đó học sinh có lực học khá hơn sẽ theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
 3. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học:
	- Trong giờ học giáo viên cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh. Nhất là lúc chữa bài tập, cần để học sinh tham gia tự đánh giá kết quả học tập của bạn và của bản thân.
- Trong giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp một cách hợp lí và có hiệu quả.
	- Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh cùng suy nghĩ, giải quyết.
- Sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau phù hợp với từng tiết dạy,
từng bài tập. Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu. 
nhũng bài tập có mức độ khó cho nhóm học sinh khá, và bài tập có mức độ trung bình cho nhóm học sinh còn lại.
- Cho học sinh làm bài tập theo nhóm đối với bài tập có số lượng nhiều còn lại những bài tập ít học sinh hoạt động cá nhân. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu. 
 4. Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo:
 Để nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo, bản thân tôi bước đầu đã tìm hiểu kết quả học tập theo nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp 4, trên cơ sở khảo sát nắm chắc các đối tượng, từ đó bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới, đặc biệt là rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản, thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các em nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình toán lớp năm. Vì tôi nghĩ rằng nếu học sinh mất căn bản thì các em rất khó tiếp tục thành công trong công việc học toán. Để rèn luyện cho học sinh làm tốt bốn phép tính cơ bản đầu tiên tôi rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm. Để giải được bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản. Nên tôi dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên với số tự nhiên, số thập phân với số thập phân) 
.5. Rèn tính cẩn thận trong tính toán: 
 	 Để khắc phục những sai lầm này đòi hỏi giáo viên trong khi dạy phải hết 
sức tỉ mỉ, hướng dẫn cho học sinh cách đặt tính, đặt dấu bằng. Ở số thập phân 
phần nguyên thẳng cột phần nguyên, phần thập phân thẳng cột phần thập phân, dấu phẩy thẳng cột dấu phẩy (cộng trừ số thập phân), đến quy trình tính phải cẩn thận thì mới tập được cho các em kĩ năng tính toán thành thạo, chính xác. Những chi tiết dù rất nhỏ nhưng nếu giáo viên chú ý sửa sai thường xuyên, uốn nắn kịp thời thì dần dần trở thành thói quen, tạo ý thức tốt cho các em tính toán. Khi tính toán phải thực hiện phép tính từ phải sang trái, dấu phẩy hạ thẳng cột, nhắc nhở nhiều lần sẽ giúp học sinh hình thành khả năng tính toán. Giáo viên có thể luyện cho học sinh bằng nhiều cách: lúc đầu giáo viên đặt tính cho học sinh tính, sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính. Sau đó học sinh chỉ ra nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng (đối với mỗi phép tính sai).
	Giáo dục học sinh tính cẩn thận. Trong lúc học sinh làm bài giáo viên quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em còn lúng túng, những em thường hay làm bài sai. 	
 Kiểm tra lại bài trước khi nộp cho giáo viên chấm điểm.
Tự chữa những bài đã làm sai thành bài đúng (giáo viên kiểm tra lại).
	Lấy ví dụ thực tế trong cuộc sống “sai con Toán bán con trâu”
 Tổ chức trò chơi thi đua làm toán nhanh, làm toán chính xác.
 6. Uốn nắn những sai sót, lệch lạc khi làm toán:
 Sau một thời gian học sinh làm khá hơn, nhân nhẩm, trừ nhẩm tốt hơn thì tôi động viên các em làm theo cách thông thường.
Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và nêu cách sửa. khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm nữa.
Để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập.
Khi dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình 
làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa.
 Không bắt học sinh phải thuộc lòng bảng cộng, trừ một cách máy móc mà giúp các em nhớ bằng cách ra nhiều bài toán để các em làm thường xuyên trong 
các giờ học chính khóa hoặc tự học, từ đó các em sẽ nhớ và áp dụng vào bài học thành thạo.
* Một số vấn đề chú ý khi dạy học các phép tính với số thập phân: 
Dạy học phép cộng, trừ các số thập phân ta có thể tiến hành theo các bước sau: 
- Đổi số thập phân ra số tự nhiên. 
- Thực hiện phép tính đối với số tự nhiên. Kết quả là một số tự nhiên.
- Đổi kết quả này ra số thập phân. Điền kết quả là số thập phân vào phép tính đã hình thành ban đầu. 
- Rút ra thuật toán cộng, trừ.
Dạy phép nhân số thập phân:
 	Ta có thể chia ra tuần tự các trường hợp sau:
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Vấn đề quan trọng nhất ở đây là cách đặt dấu phẩy. Từ đó hình thành thuật toán.
	 Dạy học phép chia số thập phân:
Ta có thể chia ra tuần tự các trường hợp sau:
- Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000
- Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Phép chia số thập phân được chia làm nhiều trường hợp cho dễ học nhưng tất các trường hợp đó đều thực hiện một định hướng chung là chuyển số chia từ dạng số thập phân thành số tự nhiên.
Trường hợp gặp phép chia mà chia nhiều lần vẫn còn dư thì chỉ yêu cầu học sinh dừng lại ở phần thập phân hai hoặc ba chữ số. Có thể cho học sinh làm quen với khái niệm số gần đúng.
Khi thực hiện phép chia nên cho học sinh thử lại bằng phép nhân, vừa có ý nghĩa kiểm tra, vừa có ý nghĩa phép chia là phép tính ngược của phép tính 
IV.KẾT QUẢ CỤ THỂ:
- Trong quá trình thực hiện đã có sự chuyển biến rõ rệt chất lượng học tập của các em được nâng lên. Từ những học sinh yếu kém đã phấn đấu lên trung bình, nhiều em đã phấn đấu lên tiên tiến. Tỉ lệ học sinh yếu kém được giảm xuống, thể hiện qua các kì thi như sau:
Thời gian
TSHS/ NỮ
Trên trung bình
Dưới trung bình
Tổng số/nữ
Tỉ lệ
Tổng số/nữ
Tỉ lệ
Đầu năm
11/7
11/4
36 %
11/3
27 %
Giữa HKI
11/7
11/5
45%
11/2
18%
Cuối HKI
11/7
11/7
63%
0
0
Giữa HKII
11/7
- Trước những kết quả đạt được tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế: Lớp có sự phân chia rõ về tỉ lệ học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu nên vẫn còn khó khăn trong việc giảng dạy. Mặt dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò của từng em. Số học sinh trung bình vẫn còn chiếm tỉ lệ cao chưa như mong muốn. Bên cạnh những em có cố gắng học tập vẫn còn một vài em có thái độ học tập chưa tốt. Đó là điều mà tôi cần phải cố gắng hơn nữa.
KẾT LUẬN:
Bài học kinh nghiệm:
 Nhận thức được tầm quan trọng của Toán học, bản thân là giáo viên tôi luôn nổ lực phấn đấu giảng dạy, từng bước giúp học sinh trong lớp có kiến thức vững chắc hơn về môn Toán nói chung và từng bài học nói riêng. Chính vì vậy việc giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng học tốt môn Toán (phần thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân) là cả một quá trình thực hiện lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Người giáo viên phải tìm ra những biện pháp thích hợp để có thể tác động đến từng đối tượng học sinh để các em phát huy năng lực của bản thân mình. Qua đó, các em sẽ tự hình thành cách học tập khoa học và một thái độ học tập đúng đắn. Từ những kinh nghiệm đúc kết nhiều năm sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có được một giờ dạy và học Toán trở nên nhẹ nhàng, hứng thú. Các em sẽ không còn tâm lí căng thẳng, gò bó khi giải một bài tập toán. Việc học Toán sẽ là niềm vui để động viên các em học tốt các môn học khác. 
 Để góp phần giúp học sinh học tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân giáo viên cần : 
- Chuẩn bị kĩ bài dạy, xác định đúng trọng tâm bài. 
- Trong từng tiết học cần khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp. 
- Đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh yếu.
	- Đối với cộng, trừ số thập phân giáo viên cần nhấn mạnh cách đặt tính và vị trí đặt dấu phẩy (các số ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau; dấu phẩy đặt thẳng cột với dấu phẩy). 
	- Phép nhân số tự nhiên với số thập phân hay số thập phân với số thập phân giáo viên cần khắc sâu cho học sinh biết cách đếm các chữ số của phần thập phân và cách đặt dấu phẩy ở tích chung. 
	- Riêng đối với phép chia số thập phân thì có nhiều dạng: Ở mỗi dạng bài giáo viên cần rèn cho học sinh thành thạo cách chia qua nhiều bài tính cụ thể.
	- Đối với mỗi phép tính giáo viên cần xác định đối tượng học sinh yếu và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời để các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài sau.
	- Phối hợp sự giúp đỡ từ gia đình, nhà trường.
	- Động viên khen thưởng kịp thời để các em có sự ham thích học Toán.
Hướng phổ biến áp dụng của đề tài:
 Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm rèn cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Cốc Pàng học tốt môn Toán (phần thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân), tôi thấy chất lượng tăng lên rõ rệt, chỉ còn một học sinh yếu. Từ đó tôi thấy nội dung đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh khối 5 của trường Tiểu học Cốc Pàng.
Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:
 Những năm tiếp theo tôi sẽ nghiên cứu tiếp đề tài này để giúp học 
sinh học tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, tôi sẽ tích lũy, nghiên cứu tiếp một số 
kinh nghiệm mới không những giúp học sinh nắm chắc kiến thức mà còn thành thạo hơn khi thực hiện các phép tính có liên quan đến số thập phân.
 Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cốc Pàng thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp chân thành của quý thầy cô./.
 Cốc Pàng, ngày 20 tháng 02 năm 2013 
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN
 Triệu Thị Xuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(3).doc