Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3

Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3

 Với phương châm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì bậc Tiểu học là bậc

học rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, cung cấp cho

học sinh những tri thức khoa học để sau này các em có thể vận dụng vào cuộc

sống.

 

doc 63 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2314Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 PHẦN I : MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Với phương châm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì bậc Tiểu học là bậc
học rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, cung cấp cho 
học sinh những tri thức khoa học để sau này các em có thể vận dụng vào cuộc 
sống.
 Trong trường Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan
trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng 
trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các 
môn học khác ở Tiểu học và học tập môn Toán ở các cấp tiếp theo. Đồng thời 
môn toán còn giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng
không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận
thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả
trong đời sống.
 Ngoài ra bản thân môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện
phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 4 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 Môn Toán còn góp phần phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, nó đóng góp 
vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động
 như :cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác
 phong khoa học.
 Chính vì thế khi dạy học môn Toán, muốn giúp học sinh nắm vững kiến thức 
và phát triển trí thông minh, sáng tạo thì người giáo viên cần phải đề ra các biện 
pháp để giúp học sinh nhận dạng và giải tốt các dạng toán được học. Xuất phát 
từ các nhu cầu trên mà thoi thúc em tìm hiểu và nghiên cứu đề tài : “Một số biện 
pháp giúp học sinh học tốt Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3”.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 5 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
 Qua thực tế 6 năm công tác, bản thân nhận thấy trong 5 mạch kiến thức của 
chương trình Toán 3 thì mạch kiến thức Đại lượng và phép đo đại lượng cũng 
chiếm vị trí rất quan trọng. Đồng thời mạch kiến thức này cũng được vận dụng
nhiều vào cuộc sống hằng ngày như : chiều dài của một cái bàn, cân nặng của 
một bó rau, con cá hay xem giờ , xem lịch
 Kiến thức rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày nhưng qua điều tra , nghiên 
cứu việc dạy và học của giáo viên và học sinh, bản thân nhận thấy học sinh học 
phần Đại lượng và phép đo đại lượng còn rất qua loa. Đối với học sinh nhiều em 
sau khi học xong chưa nắm vững kiến thức nên khi về nhà đo đạt thực tế hoặc 
ước lượng còn sai . Đối với giáo viên chưa trú trọng đầu tư sâu vào việc tìm hiểu 
kiến thức. Vì thế em quyết tâm nghiên cứu đề tài này để nhằm giúp học sinh học 
tốt Đại lượng và phép đo đại lượng để làm nền tảng tiếp tục học Đại lượng và 
phép đo đại lượng ở lớp 4 và lớp 5. 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 6 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
 1/ Nội dung dạy học Toán 3 :
 Nội dung dạy học Toán 3 giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy ( so 
 sánh, lựa chọn, phân tích, tổng lượng, trừu tượng hoá, khái quát hoá ), phát triển 
trí tưởng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được, diễn đạt gọn, rõ, 
đúng các thông tin. Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chăm chỉ , tự tin, hứng thú 
trong học tập và thực hành toán.
 2/ Mạch kiến thức :
 Nội dung chương trình Toán 3 có năm mạch kiến thức đó là :
Số học.
Đại lượng và đo đại lượng.
Yếu tố hình học.
Yếu tố thống kê.
Giải bài toán.
3/ Thực trạng :
Qua điều tra bản thân nhận thấy việc dạy và học Toán 3, đặc biệt là phần 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 7 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 Đại lượng và đo đại lượng của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Để 
khắc phục những hạn chế đó bản thân đã nghiên cứu và đề ra một số biện pháp 
để giúp học sinh học tốt Đại lượng và phép đo đại lượng như:
Nghiên cứu những thuận lợi của giáo viên và học sinh trong việc dạy và 
học Đại lượng và phép đo đại lượng.
 - Nghiên cứu những khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc dạy và 
học Đại lượng và phép đo đại lượng.
Đề xuất các biện pháp giúp học sinh học tốt Đại lượng và phép đo đại 
 lượng Toán 3.
 IV/ PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
 Đề tài được nghiên cứu tại trường Tiểu học Vĩnh Hoà Hưng Bắc 1, huyện 
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Trường thuộc vùng sâu của huyện, có nhiều điểm lẻ, 
đường sá đi lại khó khăn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm cả giáo viên và 
học sinh khối 3. Do thời gian có hạn nên chỉ nghiên cứu phần Đại lượng và phép
 đo đại lượng ở Toán 3, cụ thể là lớp 3A4 do thầy Nguyễn Văn Được chủ nhiệm 
và mức độ học lực của lớp đó là :
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 8 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
 2
 8
 10
 5
 V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Đề tài được nghiên cứu thông qua các phương pháp sau :
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài :
 + Sách giáo khoa Toán 3. 
 + Sách giáo viên Toán 3.
 + Giáo trình phương pháp dạy học toán ở Tiểu học.
 + Dạy học môn toán ở bậc tiểu học.
 + 500 bài toán trắc nghiệm ở tiểu học.
 - Phương pháp điều tra và phỏng vấn học sinh, giáo viên.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 9 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 PHẦN II: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA “MỘT SỐ BIỆN 
 PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT ĐẠI LƯỢNG VÀ PHÉP ĐO ĐẠI LƯỢNG ”. 
 1/ Vai trò của việc học Đại lượng và phép đo đại lượng ở Toán 3:
 Dạy học Đại lượng và phép đo đại lượng nhằm giúp cho học sinh :
 Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa một 
số đơn vị đo độ dài thường gặp. Biết sử dụng các dụng cụ đo độ dài để đo độ dài 
các vật và biết ước lượng các độ dài ( trong trường hợp đơn giản ). 
Củng cố những hiểu biết ban đầu về : đo khối lượng với hai đơn vị đo 
 thường gặp là Ki-lô-gam và gam; đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp là 
giờ, phút, ngày, tháng, năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian, nhận 
biết bước đầu về thời điểm và khoảng thời gian. 
 Đồng thời dạy học Đại lượng và phép đo đại lượng còn nhằm củng cố các 
kiến thức có liên quan trong môn toán , phát triển năng lực thực hành , năng lực 
tư duy của học sinh.
 2/ Nội dung dạy học môn Toán 3 phần Đại lượng và phép đo đại lượng :
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 10 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 Phần Đại lượng và phép đo đại lượng trong chương trình Toán 3 gồm các nội 
dung cụ thể sau :
 a/ Phần đại lượng đo độ dài được sắp xếp trong các tiết :
 - Đề-ca-mét . Héc-tô-mét.
 - Bảng đơn vị đo độ dài. 
 - Luyện tập. 
 - Thực hành đo độ dài.
 - Thực hành đo độ dài (tiếp theo).
 b/ Phần Đại lượng đo khối lượng được sắp xếp trong các tiết :
Gam.
Luyện tập.
c/ Phần Đại lượng đo thời gian được sắp xếp trong các tiết :
Tháng- Năm.
Luyện tập.
Thực hành xem đồng hồ.
Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo ).
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 11 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 3/ Mục đích, yêu cầu ; chuẩn kiến thức, kỹ năng của Đại lượng và phép đo
 đại lượng:
 Trong chương trình Toán 3 , mục đích, yêu cầu ; chuẩn kiến thức, kỹ năng 
của Đại lượng và phép đo đại lượng. Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu 
và thiết thực nhất về các đại lượng cơ bản như đo độ dài ; đo khối lượng và đo 
thời gian, cụ thể như:
Biết tên gọi, kí hiệu của tất cả các đơn vị đo độ dài từ ki-lô-mét (km) đến 
mi-li-mét (mm). mối quan hệ giữa hai đơn vị đo tiếp liền nhau và mối quan hệ 
giữa ki-lô-mét (km) và mét (m), mét (m) và đề-xi-mét (dm), mét (m) và xăng-ti-
mét (cm), đề-xi-mét (dm) và xăng-ti-mét (cm), xăng-ti-mét (cm) và mi-li-mét 
(mm).
Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của một số đơn vị đo khối lượng
thông dụng như : giữa ki-lô-gam (kg ) và gam (g), giữa tấn và tạ , giữa yến và 
ki-lô-gam (kg ).
Biết tên gọi và mối quan hệ của một số đơn vị đo thông dụng của thời 
gian như : giữa giờ với phút , giữa phút với giây; giữa ngày và giờ , số ngày 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 12 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 trong mỗi tháng , giữa tháng với năm , giữa năm với thế kỉ.
 Ngoài ra học sinh còn biết đo độ dài bằng thước thẳng , đo khối lượng 
bằng cân , biết xem lịch , xem đồng hồ , biết ước lượng độ dài của các vật gần 
gũi với cuộc sống hằng ngày. 
 Những yêu cầu kiến thức kĩ năng cần đạt được của từng bài cụ thể như sau :
 + Bài : Đề-ca-mét. Héc-tô-mét.
 Yêu cầu cần đạt : học sinh biết :
 * Biết tên gọi , kí hiệu của đề-ca-mét (dam) , héc-tô-mét (hm).
 * Biết quan hệ giữa héc-tô-mét (hm) và đề-ca-mét ( dam).
 * Biết đổi từ đề-ca-mét (dam) , héc-tô-mét (hm) ra mét (m).
 Bài tập cần làm :
 * Bài 1 : dòng 1,2,3 . 
* Bài 2 : dòng 1,2 .
* Bài 3 : dòng 1,2 .
+ Bài : Bảng đơn vị đo độ dài .
Yêu cầu cần đạt : học sinh biết :
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 13 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
* Bước đầu  ... , học sinh khác nhận 
xét .
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 47 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 Giáo viên giới thiệu bài .
 * Thực hành :
 Bài tập 1 : Điền dấu , = .
 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu
và lưu ý học sinh : dòng 3 phải đưa về 
cùng đơn vị rồi so sánh như :
 1 kg = 1000 g
 Giáo viên nhận xét và cho điểm .
 Bài tập 2 : 
 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 
và cho một dài em nêu cách làm .
 Học sinh lắng nghe .
Học sinh đọc yêu cầu và làm bài . ở 
dòng 3 làm như :
 1 kg . 900 g + 5 g
1000 g .> . 905 g.
 760 g + 240 g . 1 kg
 1000 g  = . 1000 g .
Học sinh làm , học sinh khác nhận 
xét.
Học sinh đọc đề và nêu cách làm . Có 
thể giải bài toán như :
 Cả 4 gói kẹo cân nặng là :
 130 x 4 = 520 (g)
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 48 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 Giáo viên nhận xét cho điểm .
 Bài tập 3 : 
 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 
và yêu cầu học sinh cho biết bài toán 
cho những gì và bài toán hỏi gì ?
Giáo viên hỏi : khi tìm số đường còn 
lại phải thực hiện phép tính 1 kg – 
400 g thì phải làm thế nào ?
Giáo viên cho học sinh làm bài rồi 
chữa .
Giáo viên nhận xét , cho điểm .
 Cả kẹo và bánh cân nặng là :
 520 + 175 = 695 (g)
 Đáp số : 695 g. 
Học sinh khác nhận xét . 
 Học sinh đọc yêu cầu và cho biết : 
có 1 kg đường và lấy làm bánh hết 
400 g , sau đó chia đều 3 túi . Hỏi mỗi 
túi có bao nhiêu gam đường .
 Phải đổi 1 kg = 1000 g .
Học sinh làm , học sinh khác nhận 
xét.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 49 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
Bài tập 4 : 
 Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 
và tiến hành cân một dài đồ dùng học 
tập của các em .
Sau khi học sinh cân giáo viên hỏi :
vật nào nhẹ hơn ?
Giáo viên nhận xét cho điểm .
 4/ Củng cố – dặn dò :
Giáo viên hỏi : khi so sánh hay tính 
toán các số đo khối lượng ta cần chú ý 
điều gì ?
Giáo viên giáo dục học sinh : để biết 
được chính xác khối lượng của một 
vật ta cần dùng cân để cân .
Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài 
sau .
Học sinh đọc và tiến hành cân .
Học sinh trả lời , học sinh khác nhận 
xét .
 Cần đưa về cùng đơn vị rồi tính toán , 
so sánh .
 Học sinh lắng nghe .
Học sinh lắng nghe .
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 50 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI GIỜ THỰC NGHIỆM .
 I / Mục tiêu :
 Kiểm tra việc tiếp nhận kiến thức của học sinh sau khi áp dụng các biện pháp 
giúp học sinh học tốt phần đại lượng đo khối lượng của bài này .
II/ Chuẩn bị : 
 Học sinh chuẩn bị giấy kiểm tra .
III/ Đề kiểm tra :
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
 Câu 1 : 
 Cần điền vào ô trống dấu .
 464 g + 536 g o 1 kg . 
 A . Dấu > B . Dấu < C . Dấu = D . Không có dấu nào 
 Câu 2 :
 a/ 465 g + 53 5 g = .. kg .
 Số cần điền vào chỗ chấm là :
 A . 1000 kg B . 100 kg C . 10 kg D . 1 kg .
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 51 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 b/ 5 kg x 5 = 
 Kết quả của phép tính trên là :
 A . 25 kg B . 10 kg C . 1 kg D . 25 
 Câu 3 : Năm bịt kẹo nặng kg . Hỏi mỗi bịt kẹo nặng bao nhiêu gam ?
 IV / Hướng dẫn đánh giá :
 Câu 1 : Khoanh vào ý C ( 2 điểm ).
 Câu 2 :
 a/ Khoanh vào ý D ( 2 điểm ).
 b/ Khoanh vào ý A ( 2 điểm ).
 Câu 3 : 
 Giải 
 Đổi kg = 500 g ( 1,5 điểm )
 Số gam kẹo ở mỗi túi là : ( 0,5 điểm )
	 500 : 5 = 100 (g) ( 1,5 điểm ) 
	 Đáp số : 100 g . ( 0,5 điểm )
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 52 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
Số điểm
 9-10
 7-8
 5-6
 Dưới 5
Số em đạt
 6
 8
 10
 1
Xếp loại
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
 Thông qua việc áp dụng một số biện pháp đã nêu ở Chương II vào giảng dạy 
thì bản thân nhận thấy học sinh khắc sâu được kiến thức đã học .
 PHẦN III : KẾT LUẬN 
 Qua thực tế tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh 
học tốt phần Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3 ” , em đã thu được một số 
kết quả để làm bài học kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp như sau :
Giáo viên phải đưa việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh vào 
trong từng tiết dạy của mình , đặt biệt trong việc dạy học Đại lượng và phép đo 
đại lượng .
 - Giáo viên cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kỉ nội dung , chương trình của
việc dạy học Đại lượng và phép đo đại lượng .
Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy 
phần Đại lượng và phép đo đại lượng .
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 53 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 - Giáo viên cần thể hiện chính xác các động tác làm mẫu trong các giờ thực 
thực hành đo độ dài và đo khối lượng . 
- Giáo viên cần tổ chức cho các em tiến hành kiểm tra độ ước lượng bằng 
cách thực hành cân , đo các vật . Thông qua đó các em sẽ hứng thú trong học 
tập, từ đó dẫn đến kết quả học tập được tốt hơn .
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn nếu như không 
đáp ứng được thì việc dạy học phần Đại lượng và phép đo đại lượng sẽ không 
đạt kết quả như mong muốn . Chính vì thế để việc dạy và học Đại lượng và phép 
đo đại lượng đạt kết quả cao , bản thân xin đưa ra một số kiến nghị với các cấp 
quản lý như sau :
Cần phải trang bị đầy đủ các đồ dùng dạy học ( phần Đại lượng và phé
đo đại lượng ), trước đây có nhưng không đủ do trường có nhiều điểm lẻ nên đồ 
dùng phân phối không đủ cho giáo viên cụ thể như thước dây , cân  Hoặc có 
nhưng qua nhiều năm sử dụng đồ dùng bị hư hỏng , mất .
Cần có kinh phí hỗ trợ cho giáo viên trong việc làm đồ dùng để phục vụ 
cho việc dạy học . 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 54 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 Trên đây là những bài học được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân 
và những kiến nghị mang tính bức thiết nhất mà nơi em đang công tác . Do thời 
gian và năng lực có hạn nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những 
sai sót . Vì vậy rất mong được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy , cô để bổ 
sung cho đề tài này được hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn ! 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 55 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1 / Sách giáo khoa toán 3 , sách giáo viên toán 3 .
 Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo .
 2 / Giáo trình phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học .
 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm .
 Tác giả : ĐỖ TRUNG HIỆU ; ĐỖ ĐÌNH HOAN 
 VŨ DƯƠNG THUỴ ; VŨ QUỐC CHUNG
 3 / Dạy học môn toán ở bậc tiểu học .
 Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội .
 Tác giả : NGUYỄN PHỤ HY . 
 4 / 500 bài toán trắc nghiệm tiểu học lớp 3 .
 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm .
 Tác giả : PHẠM ĐÌNH THỰC . 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 56 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 MỤC LỤC 
 Trang 
 PHẦN I : MỞ ĐẦU . 4
 I / Lý do chọn đề tài .. 4
II / Mục đích nghiên cứu  6
III / Nhiệm vụ nghiên cứu  .7
IV / Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .. 8
V / Phương pháp nghiên cứu . 9
 PHẦN II : NỘI DUNG .10
 CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận của “ Một số biện pháp giúp học sinh 10
học tốt Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3 ”. 
 1 / Vai trò của việc học Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3 ..10
 2 / Nội dung dạy học môn Toán 3 phần Đại lượng và phép đo đại lượng .10
 3/ Mục đích , yêu cầu , chuẩn kiến thức , kỹ năng của Đại lượng và 12
phép đo đại lượng Toán 3 .
 4 / Thực trạng của việc dạy và học Đại lượng và phép đo đại lượng 18 
Toán 3.
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 	 - 2 -
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 CHƯƠNG II: Các biện pháp giúp học sinh học tốt Đại lượng và 22
phép đo đại lượng Toán 3 .
* Biện pháp 1 :Thường xuyên ôn tập , củng cố kiến thức giúp học 23
 sinh học tốt Đại lượng và phép đo đại lượng khi học các nội dung khác .
 * Biện pháp 2 : Tạo cho học sinh có ý thức , thói quen thực hành 27
ứng dụng kiến thức Đại lượng và phép đo đại lượng vào cuộc sống 
hằng ngày .
 * Biện pháp 3 : Thực hành phát hiện lỗi sai và sữa lại cho đúng 30
khi học phần Đại lượng và phép đo đại lượng Toán 3 .
 CHƯƠNG III : Thực nghiệm sư phạm .  39
 PHẦN III : KẾT LUẬN  53
 Tài liệu tham khảo  56
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 
 - 3 -	 
Người hướng dẫn : PGS TS Trần Ngọc Lan	
 LỜI CẢM ƠN
 Đề tài này được hoàn sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu .
 Em xin chân thành cảm ơn cô TRẦN NGỌC LAN , cán bộ khoa Giáo 
dụcTiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em thực 
hiện đề tài này .
 Em xin cảm ơn các thầy cô Khoa giáo dục tiểu học trường Đại học Sư 
Phạm Hà Nội , hội đồng sư phạm trường tiểu học Vĩnh Hoà Hưng Bắc 1 đã tạo 
mọi điều kiện , giúp đỡ em hoàn thành đề tài này .
 Kiên Giang , ngày 28 tháng 09 năm 2009
 NGUYỄN VĂN ĐƯỢC 
Người thực hiện : Nguyễn Văn Được 
 - 1 - 	 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
 TRUNG TÂM GIÁO DỤC TỪ XA 
 &&œ
 Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT ĐẠI 
 LƯỢNG VÀ PHÉP ĐO ĐẠI LƯỢNG TOÁN 3
 Người hướng dẫn : PGS , TS TRẦN NGỌC LAN
 Cán bộ khoa GDTH – ĐHSP Hà Nội 
 Người thực hiện : NGUYỄN VĂN ĐƯỢC 
 Lớp : Cử Nhân Giáo Dục Tiểu Học K9A
 Số báo danh : 18 ; ngày , tháng , năm sinh : 13 / 03 / 1982
 KIÊN GIANG NĂM 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai NANG CAO HIEU QUA DAY HOC DO DO DAI VA DOKHOI LUONG O LOP 3.doc