Hiện nay,học sinh vùng sâu đa số các em gặp khó khăn: về đường xá đi lại, kinh tế gia đình, điều kiện học tập chưa tốt, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập của các em. Vì thế một số em kết quả học tập còn yếu kém. Đó cũng là nỗi lo của nhiều giáo viên nói chung và của bản thân tôi nói riêng. Nhiều năm công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Tân Hòa A, tôi đã rút ra những nhận xét sau về học sinh yếu kém:
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU CẦN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN HÒA A Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU Hiện nay,học sinh vùng sâu đa số các em gặp khó khăn: về đường xá đi lại, kinh tế gia đình, điều kiện học tập chưa tốt, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập của các em. Vì thế một số em kết quả học tập còn yếu kém. Đó cũng là nỗi lo của nhiều giáo viên nói chung và của bản thân tôi nói riêng. Nhiều năm công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Tân Hòa A, tôi đã rút ra những nhận xét sau về học sinh yếu kém: NGHUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỌC SINH HỌC TẬP YẾU KÉM : Một số học sinh chậm tiến do bẩm sinh, bệnh tật Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn không đủ điều kiện để các em học tốt, gia đình đông con, Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình vì phải lo miếng cơm, manh áo hằng ngày. Một số Phụ huynh bận rộn công việc còn phó thác con em mình cho nhà trường, thầy cô giáo. Một số trẻ em còn ham chơi, lười biếng chưa tự ý thức trong học tập, không có sự dẫn dắt, giáo dục của gia đình dẫn đến mất căn bản về kiến thức không theo kịp chương trình mới làm cho các em chán học, không muốn học. Năm học 2010 – 2011, tôi được phân công dạy lớp 2/2. Sỉ số:14 em. Qua kiểm tra chất lượng đầu năm, có 9/14 em đọc và tính toán được, còn lại 5 /14 em đọc và tính toán chậm. Với thực trạng trên tôi đã tìm ra một số biện pháp để hạn chế học sinh yếu như sau: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Phân chia đối tượng: Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, tôi phân chia đối tượng đề ra biện pháp và kế hoạch rèn luyện cụ thể. Đối tượng chủ động tích cực: Những học sinh có suy nghĩ phấn đấu, tích cực phát biểu ý kiến: 9 em. Đối tượng thụ động: Những em không tập trung, không chịu học, không phát biểu ý kiến: 2 em. Đối tượng rụt rè, nhúc nhát: không dám đọc, không dám xung phong phát biểu ý kiến: 3 em Tổ chức lớp: Sau khi phân chia đối tượng, tôi tiến hành bố trí chỗ ngồi, học sinh yếu kém nhỏ ngồi bàn nhất, học sinh yếu kém lớn ngồi đầu bàn, hoặc sinh hoạt nhóm gồm nhiều đối tượng để học sinh yếu kém có điều kiện phát huy khả năng của mình. Giáo viên phải kiên nhẫn tìm hiểu tâm sinh lí từng đối tượng để có biện pháp hợp lí. Tiến hành đại hội phụ huynh để báo cáo năng lực của từng em và qua đó tìm hiểu hoàn cảnh của từng em, phương pháp học ở nhà của các em. Tiến hành hoạt động: Trước tiên dạy cho các em đánh vần, đọc tiếng, đọc từ, đọc câu. Sau đó đọc trơn đoạn văn và cả bài. ( Vì học sinh biết đọc thì mới biết viết và tính toán được ) Do đó trong phần luyện đọc theo nhóm tôi nhờ những họpc sinh khá giỏi hướng dẫn kèm thêm cho học sinh yếu kém. Sau khi đọc được các em sẽ viết được, tôi sử dụng môn tập viết để các em luyện viết thêm. Nếu các em còn yếu môn toán, tôi sẽ dạy lại ngay từ đầu, từ cách đếm số cho tới các các phép cộng, trừ Sau khi các em đã đọc được, viết được, tôi sẽ cho các em tham gia cùng thi đua với các em khá giỏi để khuyến khích sự cố gắng của các em. Tổ chức cho các em thi đọc, thi viết, thi tính toán giữa các em cùng trình độ hoặc hơn kém đôi chút nhằm phát huy tính tích cực của các em. Giáo viên tổ chức nhiều hoạt động xen kẽ nhau: Hát, đố vui, kể chuyện, thi đua để tiết học thêm sinh động nhằm lôi cuốn học sinh giúp các em tiếp thu bài tốt, nâng cao chất lượng. Định hướng cho học sinh học ở nhà: bài học ở lớp là bài học ở nhà. Đọc bài nhiều lần trước khi đến lớp, ghi lại những chữ khó đọc để hỏi bạn hoặc thầy cô Nhờ phụ huynh ở nhà kiểm tra viết bài và đọc bài của con em mình. KẾT QUẢ: Qua vận dụng một số biện pháp trên, cuối năm học, lớp đạt kết quả như sau: Toán: + Loại giỏi: + Khá: + Trung bình: + Yếu, kém: Tiếng việt: + Loại giỏi: + Khá: + Trung bình: + Yếu, kém: BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua kết quả trên, tôi rút ra được kinh nghiệm: Muốn đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi người giáo viên phải hết sức kiên trì, chịu khó. Phải hiểu rõ tâm sinh lí từng học sinh mà lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp. Người giáo viên phải thật sự là chỗ dựa vững chắc để học sinh noi theo. Có như thế thì việc dạy và học mới đạt hiệu quả cao. Trên đây là kinh nghiệm của tôi về việc rèn luyện học sinh yếu. Rất mong được sự đóng góp của Ban Giám Hiệu, các bộ phận, bạn đồng nghiệp để cho việc dạy học của tôi được hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tân Hòa, ngày / / 2010 Người viết Dương Văn Nghí
Tài liệu đính kèm: