Đề tài Một số giải pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả

Đề tài Một số giải pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả

Trong những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục đã liên tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Các buổi hội thảo, chuyên đề, hội giảng, thao giảng, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học, đã được tổ chức. Qua đó, các phương pháp giảng dạy truyền thống như giảng giải, đàm thoại, trực quan, thực hành, ôn luyện

doc 12 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 4064Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài:
Trong những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục đã liên tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Các buổi hội thảo, chuyên đề, hội giảng, thao giảng, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học,  đã được tổ chức. Qua đó, các phương pháp giảng dạy truyền thống như giảng giải, đàm thoại, trực quan, thực hành, ôn luyện,  được cải tiến, vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Cơ sở vật chất của nhà trường được sửa sang. Đời sống GV từng bước được cải thiện,  Những cố gắng đó đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
	II. Lý do chọn đề tài
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học tiếng Việt đặc biệt là trong phân môn TLV, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm học tập ở nhà trường, cũng như trong suốt cuộc đời.
Nhận thấy tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu học. Là giáo viên dạy lớp cuối của bậc tiểu học tôi thấy cần phải giúp đỡ các em ngoài việc nhận ra tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ còn phải nói, viết tiếng mẹ đẻ một cách chính xác, thành thạo qua phân môn TLV đặc biệt là văn miêu tả. chính vì vây tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả” để nghiên cứu.
	III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
-Phạm vi: Phân môn TLV, thể loại văn miêu tả.
-Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 53 Trường Tiểu học An Hoà Tây 2
IV. Mục đích nghiên cứu:
Hòa vào sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng, bản thân mỗi nhà giáo chúng tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ. Chúng tôi luôn tìm tòi, sáng tạo và lựa chọn phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng học sinh vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Xác định được mục tiêu chung như thế nên tôi mạnh dạng đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả”, nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn TLV nói riêng, môn Tiếng việt nói chung.
	V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
	Nhiều năm liền nhà trường thường xuyên phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Nhưng đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả ” chưa được các đồng nghiệp nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
	Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là tập làm văn là môn mà các em ở tiểu học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn Tiếng Việt như tập đọc, chính tả, ngữ pháp, kể chuyên...nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ xung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em.
Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức Tiếng Việt, người giáo viên phải có phương pháp dạy TLV cụ thể, lô-gic qua các chi tiết của phân môn TLV, đặc biệt là văn miêu tả.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thuận lợi:
-Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung, môn TLV nói riêng thông qua một số chuyên đề mà nhà trường đã tổ chức.
-Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, luôn phấn đấu để đưa kết quả giáo dục và dạy học ngày càng cao hơn.
- Đa số HScó tinh thần học tập rất cao, các em rất năng động, thích tìm tòi khám phá.
-Đa số phụ huynh rất quan tâm đến chất lượng cũng như kết quả học tập của con em mình, đặc biệt là môn Tập làm văn.
2. Khó khăn:
- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ nghèo.
-Vốn sống, vốn hiểu biết còn hạn chế
-Một số em chưa nắm vững cấu tạo bài văn miêu tả, chưa sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh,để làm cho bài văn thêm sinh động hơn.
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, HS không thích học phân môn TLV.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Biện pháp thực hiện
Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, TLV là phân môn nhằm rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Điều quan trọng khi dạy TLV là giúp học sinh tạo được những ngôn bản chân thực, bộc lộ rõ cá tính, năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi em. Như thế, giờ học TLV giúp các em có cái mới để nói, có nhu cầu nói, có khả năng nói điều muốn nói. Nghĩa là phải dạy các em biết thu nhận những biểu tượng, cảm xúc, ý nghĩ nhờ quan sát và cảm thụ một cách chính xác, tinh tế thế giới con người và thiên nhiên gần gũi và gợi cảm hứng cho các em; dạy các em biết diễn đạt những gì đã có theo một hệ thống bài tập từ đơn giản (nói, viết theo câu hỏi gợi ý, theo dàn ý ) đến cao hơn là nói, viết một văn bản trọn vẹn theo một đề tài kích thích được hứng thú và nhu cầu bộc lộ bản thân của mỗi em.
Với ý nghĩa đó, phân môn TLV được xây dựng theo quan điểm giao tiếp và quan điểm tích hợp. Quan điểm tích hợp theo chiều dọc ở đây thể hiện rất rõ ở chỗ kiến thức và kỹ năng của phân môn Tập làm văn 5 bao hàm kiến thức và kỹ năng của các lớp dưới, đặc biệt là lớp 4. Cụ thể, ở lớp 4, loại văn miêu tả được dạy trong 30 tiết với 3 kiểu bài : tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Chương trình tập làm văn 5 tiếp tục dạy văn miêu tả với 2 kiểu bài : tả cảnh – 14 tiết, tả người – 12 tiết. Trong mỗi kiểu bài nói trên, ngoài việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản đã dạy ở lớp 4 (quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả, dựng đoạn và viết bài miêu tả), chương trình còn chú trọng rèn luyện một số kỹ năng bộ phận gắn với đặc điểm của kiểu bài cụ thể. Ví dụ : luyện tập về cách tả từng phần của cảnh theo không gian, tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian ; tả ngoại hình của người, tả hoạt động của người. Câu hỏi lúc này hiện lên trong tâm trí chúng tôi là làm thế nào để giúp HS làm tốt bài văn miêu tả ở 2 kiểu bài mới này ?
Để dạy tốt văn miêu tả ở lớp 5, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng đối tượng (cảnh vật, người) để hướng dẫn học sinh miêu tả cho phù hợp. Cụ thể như sau :
1.1.Quan sát đối tượng miêu tả
Nếu tả cảnh, cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) của cảnh theo trình tự hợp lí (từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến bộ phận thứ yếu, ), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (sáng, trưa, chiều, tối). Nếu tả người, cần quan sát kĩ về ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ), về tính tình và hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ).
Quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, ).
Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt đối tượng được tả với những đối tượng khác cùng loại.
. Lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả
Yêu cầu
Chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ.
Sắp xếp ý một cách hợp lí theo 3 phần của bài văn miêu tả:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cảnh vật, người) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
Thân bài:
Với tả cảnh: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Với tả người: Tả ngoại hình rồi đến tính tình, hoạt động của người hoặc tả xen kẽ ngoại hình khi thể hiện tính tình, hoạt động.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ (ấn tượng) về đối tượng miêu tả theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.
 Lưu ý phần thân bài:
Với tả cảnh: Có thể tả nhiều bộ phận (đồ vật, cây cối, con vật, ) nhưng không coi đó là chủ yếu mà cần làm nổi bật cảnh cần tả do đề bài yêu cầu (VD: cảnh vườn cây hoặc công viên, cánh đồng, ngôi nhà, đường phố, )
Với tả người: Cần chọn những nét tiêu biểu về ngoại hình, tính tình và hoạt động; tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan.
. Dựng đoạn và viết bài miêu tả
Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định (giới thiệu hay tả bao quát về đối tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết về đối tượng miêu tả, ).
Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng. Bài văn phải đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc (thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và sử dụng các biện pháp liên tưởng, so sánh thích hợp).
Lưu ý về diễn đạt:
Tả cảnh: thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm; có thể so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động; cần bộc lộ cảm xúc trước sự vật được miêu tả.
Tả người: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của con người ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả.
Để làm tốt một bài văn (nói hay viết), ngoài kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, học sinh cần có kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp (đối chiếu văn bản nói, viết của mình với mục đích giao tiếp và yêu cầu cần diễn đạt ; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt). Tất cả các hoạt động : tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết nháp, bài viết chính thức của mình, đọc các bài văn hay để học tập, tự chữa (hoặc viết lại) đoạn văn, bài văn đã được giáo viên chấm,  đều giúp học sinh luyện tập, hình thành kỹ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn luôn tiến bộ. Để tiết trả bài văn đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý những điểm sau :
Nhận xét bài làm của học sinh
GV giúp HS xác định lại yêu cầu của đề bài để tự đối chiếu với kết quả bài viết xem đã thực hiện được đến đâu.
Nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của hoc sinh (dẫn chứng cụ thể) kết hợp nhận xét về chữ viết, cách trình bày, công bố kết quả điểm số và biểu dương những học sinh làm bài tốt, làm bài có tiến bộ.
Lưu ý: Nếu cần minh hoạ bằng các câu, đoạn, bài của HS, GV chỉ nói tên HS đáng biểu dương, không nêu tên HS có bài viết chưa đạt yêu cầu.
Hướng dẫn HS chữa bài
Cách 1 :
Trả bài làm cho HS, yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét của GV và những chỗ GV có đánh dấu trong bài viết.
Hướng dẫn HS chữa một số lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý, thiếu chi tiết, sự việc, ) và hình thức (về trình tự sắp xếp các ý, về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đọan, lỗi chính tả, cách trình bày, ).
Cách 2 :
Nhận xét cụ thể về bố cục bài làm của HS theo 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Hướng dẫn chữa lỗi phổ biến về dùng từ, đặt câu, chính tả, 
Tổ chức cho HS chữa bài làm cá nhân, sau đó đổi bài cho nhau để kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau chữa lỗi.
Hướng dẫn HS học tập cách viết văn hay
Đọc cho HS nghe đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp (hoặc lớp khác, năm trước,  do GV sưu tầm được).
Gợi ý HS nhận xét, trao đổi để học tập những thành công trong bài làm của bạn (về bố cục, sắp xếp ý diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hoá, .)
Hướng dẫn HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm cho tốt hơn
Tuỳ thời gian cho phép, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kỹ năng viết văn. Đoạn văn HS chọn viết có thể là: đoạn văn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, ), đoạn viết chưa hay, đoạn văn có thể viết theo cách khác (VD: mở bài trực tiếp đổi thành gián tiếp, chuyển từ cách tả riêng lẻ: từ ngoại hình đến tính tình, hoạt động sang cách tả kết hợp, đan xen, ). Sau khi HS viết lại, GV hướng dẫn các em so sánh để thấy được sự tiến bộ và tự rút kinh nghiệm về cách làm bài.
GV chấm bài cẩn thận, hướng dẫn HS cách chữa lỗi, học tập cách viết văn hay sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng làm văn, đồng thời góp phần hình tàhnh cho các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do mình làm ra.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với các biện pháp nêu trên, qua học kì I lớp tôi đã đạt được kết quả khả quan. Điểm của phân môn TLV đã góp phần làm cho điểm môn Tiếng Việt của các em học sinh lớp tôi đạt khá cao. Cụ thể:
Kết quả Tiếng Việt:
 XL
TG
Giỏi 
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Đầu năm
5
12
8
4
Cuối HKI
8
11
10
0
Bên cạnh chất lượng cao ấy, sự thành công hơn cả của tôi là góp phần làm thay đổi quan niệm của một số GV từ trước tới nay cho rằng: Muốn cho các em đạt kết quả cao ở phân môn TLV phải cho các em học thuộc những bài văn mẫu. Điều làm tôi phấn khởi hơn cả là các em học sinh của tôi có thể tự mình làm một bài TLV hoàn chỉnh với khả năng và sự sáng tạo của chính các em. Đó là điều mà tất cả chúng ta, những nhà sư phạm đang từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo cho đất nước.	
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Tương tự như ở lớp 4, các bài học về phân môn TLV trong SGK Tiếng Việt 5 được xây dựng trên một quy trình sản sinh ngôn bản, chú trọng các kỹ năng bộ phận. Kỹ năng viết của HS được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do vậy trong quá trình rèn kỹ năng viết, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: 
1.1. Phân tích đề bài, xác định nội dung viết ; tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị thực hiện yêu cầu viết đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người.
1.2. Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý: viết đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), viết các đoạn phần thân bài, viết đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính (có mở đầu, triển khai, kết thúc).
1.3.Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại. Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, bố cục chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
1.4. Tả cảnh: thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm; có thể so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động ; cần bộc lộ cảm xúc trước sự vật được miêu tả.
1.5. Tả người: Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của con người ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả.
1.6. Tuỳ thời gian cho phép, GV có thể hướng dẫn HS chữa bài tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kỹ năng viết văn. Đoạn văn HS chọn viết có thể là: đoạn văn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, ), đoạn viết chưa hay, đoạn văn có thể viết theo cách khác (VD : mở bài trực tiếp đổi thành gián tiếp, chuyển từ cách tả riêng lẻ: từ ngoại hình đến tính tình, hoạt động sang cách tả kết hợp, đan xen, ). Sau khi HS viết lại, GV hướng dẫn các em so sánh để thấy được sự tiến bộ và tự rút kinh nghiệm về cách làm bài.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Thông qua biện pháp trên sẽ giúp người giáo viên dạy tốt phân môn Tập làm văn, đồng thời giúp học sinh có hứng thú hơn khi học môn Tập làm văn đặc biệt là văn miêu tả.	
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Trong giới hạn của bài viết này,chúng tôi không mong mỏi gì hơn ngoài sự chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của mình về phân môn TLV đặc biệt là thể loại văn miêu tả cùng các đồng nghiệp. 	
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
Trên đây là một số suy nghĩ tìm tòi của tôi trong quá trình dạy học. Do không có nhiều thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm có hạn nên những vấn đề nêu trên không khỏi có sai sót. Tôi mong nhận được những góp ý, của Ban giám hiệu nhà trường, của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học ngày một tốt hơn.
An Hoà Tây, ngày 11 tháng 02 năm 2011
	NGƯỜI VIẾT
 Trần Văn Cường
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/Bối cảnh của đề tài Trang 1
	II/Lý do chọn đề tài .Trang1
	III/Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trang 1
IV/Mục đích nghiên cứu Trang 2
	V/Điểm mới trong kết quả nghiên cứu .Trang 2
B. PHẦN NỘI DUNG
I/Cơ sở lí luận Trang3
II/Thực trạng của vấn đề ..Trang 3
1.Thuận lợi	Trang 3
2.Khó khăn Trang 3
III/Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ...Trang 4
IV/Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..Trang9
C. PHẦN KẾT LUẬN
I/Những bài học kinh nghiệm .Trang 10
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm .Trang 11
III/Khả năng ứng dụng,triển khai Trang 11
IV/Những kiến nghị, đề xuất ..Trang 11

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PHAN MON TLV LOP 5.doc