Đề tài Một số kinh nghiệm bước đầu giúp học sinh hình thành kĩ năng sống trong các hoạt động học tập ở trường tiểu học Dương Nội A

Đề tài Một số kinh nghiệm bước đầu giúp học sinh hình thành kĩ năng sống trong các hoạt động học tập ở trường tiểu học Dương Nội A

 Chúng ta đang đi những bước đầu tiên của thế kỉ XXI , thế kỉ của tri thức khoa học – công nghệ, thế kỉ của sự phát triển cực mạnh về mọi mặt xã hội . Để theo kịp sự phát triển của nhân loại đòi hỏi đất nước phải có những con người mới phát triển toàn diện với trình độ tri thức cao và vận dụng những tri thức được học vào thực tế cuộc sống. Con người trong thời đại mới cần phải có kĩ năng sống , nhạy bén , có khả năng thích nghi , ứng phó với những thử thách của cuộc sống thường ngày . Để có những con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục đóng góp phần lớn vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1065Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm bước đầu giúp học sinh hình thành kĩ năng sống trong các hoạt động học tập ở trường tiểu học Dương Nội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC QUẬN HÀ ĐễNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG NỘI A
&œ
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU GIÚP HỌC SINH 
HèNH THÀNH KĨ NĂNG SỐNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG NỘI A
Giỏo viờn: Nguyễn Thị Hương
Đơn vị cụng tỏc: Trường Tiểu học Dương Nội A
Năm học 2009- 2010 
Sơ yếu lý lịch
Họ và tên : Nguyễn Thị Hương
Ngày tháng năm sinh : 28- 6- 1972
Năm vào ngành : 1991
Chức vụ và đơn vị công tác :
 Giáo viên trường tiểu học Dương Nội A
Trình độ chuyên môn : Đại học
Hệ đào tạo : Tại chức
Bộ môn giảng dạy : Chuyên ngành tiểu học
Khen thưởng ( ghi hình thức cao nhất )
 : Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh
 Nội dung của đề tài
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
trang
I
II
III
1
2
3
3.1
3.2
3.3
A
B
C
D
E
IV
V
VI
Lớ do chọn đề tài
Phạm vi và thời gian thực hiện
Quỏ trỡnh thực hiện
Tỡnh trạng thực tế khi chưa thực hiện
Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Cỏc biện phỏp chủ yếu ( nội dung chủ yếu của đề tài )
Xỏc định tầm quan trọng của giỏo dục kĩ năng sống
Mục tiờu của giỏo dục kĩ năng sống
Cỏc bài thực hành phương phỏp giỏo dục kĩ năng sống
Kĩ năng giao tiếp tự nhận thức
Kĩ năng xỏc định giỏ trị
Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng kiờn định
Kĩ năng đặt mục tiờu
Kết quả thực hiện
Kết luận
Những kiến nghị và đề nghị
3
5
5
5
6
6
6
6
7
7
10
12
14
16
19
21
22
I - Lý do chọn đề tài
 Chúng ta đang đi những bước đầu tiên của thế kỉ XXI , thế kỉ của tri thức khoa học – công nghệ, thế kỉ của sự phát triển cực mạnh về mọi mặt xã hội . Để theo kịp sự phát triển của nhân loại đòi hỏi đất nước phải có những con người mới phát triển toàn diện với trình độ tri thức cao và vận dụng những tri thức được học vào thực tế cuộc sống. Con người trong thời đại mới cần phải có kĩ năng sống , nhạy bén , có khả năng thích nghi , ứng phó với những thử thách của cuộc sống thường ngày . Để có những con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục đóng góp phần lớn vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
 Trên thực tế, mọi người thường hiểu kĩ năng sống là những kĩ năng thực hành mà con người sẽ có trong quá trình trưởng thành và quá trình học tập như nghe , nói, đọc, viết, tính toán  hoặc các kĩ năng thực hành để biết làm một cái gì đó . Nhưng kĩ năng sống cần được hiểu một cách đầy đủ đó là một tập hợp các kĩ năng về trí tuệ, xã hội, tình cảm, các kĩ năng lao động chân tay cùng nhiều kĩ năng khác, những kĩ năng này được áp dụng vào thực tế cuộc sống , nó được hình thành và thay đổi theo người sử dụng , theo hoàn cảnh và ý định của mỗi người.
 Đặc biệt kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội của mỗi người giúp cho mỗi người có thể ứng phó một cách tích cực trước các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống để mang lại cho mỗi cá nhân một cuộc sống thoải mái , lành mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất và các mối quan hệ xã hội.
 Nếu giáo dục chỉ nhằm truyền thụ kiến thức hoặc phương pháp được sử dụng thiên về dạy kiến thức thì học sinh có thể nhận được thông tin tốt nhưng lại có ít ảnh hưởng đến hành vi . Ngược lại, nếu học sinh được truyền thụ những kĩ năng sống thì sự tác động lên hành vi của học sinh sẽ rất tích cực và kết quả là kiến thức của học sinh sẽ được củng cố và trở thành “máu thịt” của chính các em học sinh.
 Trong những năm học vừa qua , bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tiểu học , tôi nhận thấy một thực tế rất phổ biến từ học sinh cấp tiểu học đến học sinh THPT đó là : Các em học sinh học tập dưới áp lực của bố mẹ, thầy cô , cả ngày vùi đầu vào học , ngoài giờ học các em lại lao vào cuộc sống ảo trên mạng Intenes, học sinh ngày nay tính tự tin thì ít, tính tự ti thì nhiều , khả năng ứng phó với các mối quan hệ xã hội, thử thách cuộc sống kém. Tôi nghĩ rằng cần phải đi sâu nghiên cứu “ Một số kinh nghiệm bước đầu giỳp học sinh hỡnh thành kĩ năng sống trong cỏc hoạt động học tập ở trường tiểu học Dương Nội A”.
II - PHạm vi và thời gian thực hiện
Năm học 2009- 2010 và những năm học tiếp theo
III - quá trình thực hiện
 Khảo sát thực tế toàn bộ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Dương Nội A
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
* Giáo viên: 
- Một số ít đồng chí giáo viên chưa quan tâm chu đáo đến việc dạy kỹ năng sống mà chỉ thiên về truyền thụ kiến thức cho học sinh.
- Các đồng chí giáo viên còn hiểu sai lệch về kỹ năng sống và cho rằng kỹ năng sống là những kỹ năng thực hành mà con người có được trong quá trình học và quá trình trưởng thành.
- Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp và bài tập thực hành giáo dục kỹ năng sống.
* Học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe, suy nghĩ và làm theo thầy cô giáo, ít có sự sáng tạo, học sinh học tập đơn điệu, nặng nề.
- Trong quá trình học tập học sinh ít gặp các tình huống có thực, học sinh chưa nhận thấy mối quan hệ giữa kiến thức học với thực tế cuộc sống.
- Học sinh chỉ có học và học rồi lao vào cuộc sống ảo trên mạng, khả năng ứng phó các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tính tự ti nhiều, học sinh giữa các lớp dễ dẫn đến mâu thuẫn với nhau.
* Phụ huynh học sinh:
- Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi để thi và có việc làm.
- Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Hiện nay học sinh chỉ tập trung vào việc tiếp thu kiến thức và chương trình học ngày càng nặng, vì vậy giáo viên, nhà trường coi trọng kiến thức dẫn đến tâm lý phụ huynh học sinh bị ảnh hưởng theo.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
STT
Lớp
Số HS
Mạnh dạn,
tự tin
Tự ti
Hạnh kiểm
Số lượng
%
Số
Lượng
%
THĐĐ
Chưa THĐĐ
1
5A
27
17
63%
10
37%
24
3
2
5B
28
19
67,8%
9
32,2%
25
3
3
5C
27
16
59%
11
41%
23
4
3. Những biện pháp thực hiện (Nội dung chủ yếu của đề tài)
3.1. Xác định tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống:
- Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con người và cách sống.
- Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hoá, xã hội, đạo đức và sự công bằng, chính trực.
- Nâng cao lòng tự tin, tự đánh giá đúng và khả năng tự hiểu mình ở mỗi người.
- Lý giải được cảm xúc của bản thân để phát triển kỹ năng tự điều chỉnh.
- Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi người.
- Dạy cách cư xử phù hợp có hiệu quả.
- Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế, chính trị lên cách cư xử của con người với con người.
- Phát triển lòng thông cảm, nhân ái.
- Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress).
3.2. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống:
- Chuyển dịch kiến thức thành thái độ hành vi.
- Trong giảng dạy ở Tiểu học bước đầu hỡnh thành cho học sinh một số những kỹ năng sống cơ bản sau:
+ Kỹ năng giao tiếp và tự nhận thức
+ Kỹ năng ra quyết định
+ Kỹ năng xác định giá trị
+ Kỹ năng kiên định
+ Kỹ năng đặt mục tiêu
3.3. Các bài thực hành phương pháp giáo dục kỹ năng sống:
A . Kỹ năng giao tiếp tự nhận thức:
 Làm cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống: Có khả năng thực hành giao tiếp có hiệu quả. Biết nhận thức và thể hiện bản thân mình, học sinh có thể đánh giá mặt tốt, mặt chưa tốt của bản thân. Giao tiếp có thể bằng lời hoặc không bằng lời.
* Giao tiếp bằng lời:
- Hoạt động 1: Làm quen- thực hành kỹ năng tự giới thiệu làm quen
Ví dụ: Trong bài đạo đức “ Em là học sinh lớp 1”
Hoạt động: vòng tròn giới thiệu tên, tự giới thiệu với bạn về ý thích của em.
( Kết hợp bài tập 1 và bài tập 2 )
Cho học sinh đứng thành vòng tròn ( mỗi vòng tròn khoảng 6 đến 10 em và điểm danh từ 1 đến hết. Đầu tiên , em thứ nhất giới thiệu tên và ý thích của mình. Sau đó , em thứ hai giới thiệu tên, ý thích của mình và tên , ý thích của em thứ nhất. Em thứ ba lại giới thiệu về mình, về bạn thứ nhất, bạn thứ hai. Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu.
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh biết giới thiệu , tự giới thiệu về mình, nhớ được tên và sở thích của các bạn trong lớp.
- Hoạt động 2: Thông tin phản hồi
Để thấy được vai trò của lắng nghe tích cực, hiệu quả của thông tin một chiều và hai chiều.
+ Tiến hành:
Lần 1: Xếp 2 hàng ghế, 2 đội ngồi quay lưng vào nhau
Phát hình vẽ mẫu cho 1 đội, đội nhận được hình vẽ mẫu chỉ được phép miêu tả bằng lời hình vẽ cho đội kia vẽ theo, người vẽ không hỏi lại. Vẽ xong so sánh hình mới vẽ và hình mẫu.
Lần 2: Hai đội ngồi ở 2 hàng ghế đối diện nhau, quay mặt vào nhau.
Một đội vẽ, một đội mô tả theo tranh vẽ, người vẽ nếu chưa hiểu có thể hỏi lại, người miêu tả có thể dùng nét mặt , cử chỉ, điệu bộ , ánh mắt để phụ hoạ thêm.
So sánh hình mẫu và hình mới vẽ.
-> Lần 2 vẽ dễ hơn do đó trong giao tiếp lắng nghe tích cực, sử dụng lời nói với ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ sẽ hiệu quả hơn.
- Hoạt động 3: Truyền tin 
Truyền tin nhằm mục đích để rèn kỹ năng nghe người đang nói chuyện với mình. Thái độ lắng nghe người đang nói chuyện với mình là điều rất quan trọng khi giao tiếp.
+ Tiến hành:
Giáo viên chuẩn bị một thông báo dài khoảng 20 từ, chia lớp thành 2 nhóm xếp thành hàng dọc.
Giáo viên nói thầm truyền tin cho học sinh đứng đầu hàng, tiếp tục học sinh đó lại truyền tin cho bạn tiếp theo, cứ như thế cho đến hết, mỗi người chỉ nói một lần. Khi tin đến người cuối hàng, học sinh đó nói to cho cả lớp biết tin học sinh đó nhận được.
So sánh tin đưa ra với tin nhận được.
* Giao tiếp không bằng lời:
Giao tiếp không bằng lời hay giao tiếp bằng lời đều rất quan trọng song trong một số tình huống giao tiếp không bằng lời có ý nghĩa quan trọng hơn.
Ví dụ: Thực hiện một số tình huống sau:
- Vỗ về, an ủi bạn trước một nỗi buồn, một tổn thất nào đó. 
- Thể hiện bằng hành động khi gặp một người bạn thân lâu ngày không gặp.
- Thể hiện cách bắt tay khác nhau: xã giao, thân thiết, cương quyết, khúm lúm, tôn trọng.
- Trò chơi: Đoán cảm xúc
Phát cho 4 học sinh mỗi học sinh một mảnh giấy có ghi một trong các từ:
 Giận dữ Vui vẻ
 Hài lòng Thất vọng
Mỗi học sinh dùng hành vi không bằng lời để thực hiện cảm xúc với chữ đó các học sinh khác lần lượt đoán cảm xúc đang được bạn thể hiện.
Để giao tiếp đạt hiệu quả cao cần lưu ý các điểm sau:
+ Tôn trọng ng ... i xung quanh
7. Tôi sẽ vận động các bạn học sinh làm vệ sinh ở trường học khi thấy bẩn.
8. Tôi luôn giúp đỡ mẹ việc nhà ngoài giờ học.
9. Luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
10. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Cho học sinh tự kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ của bản thân đối với các vấn đề sức khoẻ, vệ sinh và một số hành vi đạo đức để từ đó có quyết định đúng đối với các vấn đề có hại cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng cùng một số hành vi đạo đức chưa thực hiện được. 
D . Kỹ năng kiên định
Kiên định là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng tới nhu cầu và quyền của người khác với nhu cầu và nguyện vọng của mình một cách hài hoà đúng mực. Đó là kiên định theo chiều hướng tích cực.
Trên thực tế còn có rất nhiều người hiếu thắng luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân mình quên đi quyền và nhu cầu của người khác, họ luôn muốn mọi người phải phục tùng mình bất kể điều đó là đúng hay sai.
Còn có những người sống bị động, phụ thuộc coi quyền và nhu cầu của người khác lên trên hết quên đi quyền và nhu cầu của cá nhân.
* Bài tập vận dụng: Trò chơi “Nhường hay không nhường”
Có một chiếc ghế nơi công cộng mọi người đều có quyền sử dụng 
- 1 Học sinh A đang ngồi nghỉ trên ghế, bạn này muốn chiếm ghế để ngồi đọc chuyện hoặc ngủ gật. 
Các nhóm thảo luận: Làm thế nào để thuyết phục bạn này nhường chỗ cho người nhóm mình.
Đại diện nhóm trình bày kết quả bằng cách cử một đại diện lên thuyết phục. Sau đó cho học sinh bình luận tại sao bạn này không muốn nhường chỗ? Bạn này làm gì và nghĩ gì?
Bạn A hành động như thế nào?
Trò chơi này giúp học sinh thực hành kỹ năng thương thuyết kiên định có xem xét đến nhu cầu và quyền của người khác.
* Trò chơi đóng vai theo các tình huống sau:
- Tình huống 1: “ Từ chối uống nước lã” 
A rủ B đi chơi, dọc đường A rủ B uống nước lã (TNXH lớp 2)
- Tình huống 2: “Từ chối hút thuốc lá” 
A và B đi xem dự cưới, A lấy thuốc lá và rủ B hút (khoa học lớp 5)
Cho một số nhóm đóng vai trước cả lớp, giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận để rút ra kết luận nên làm thế nào để từ chối điều mình không muốn làm, tránh được sức ép của người khác đối với các hành vi có hại cho sức khoẻ.
* Bài tập nhận biết tính kiên định 
Đánh dấu nhân ( X ) vào ô trống cho biết ý kiến của bạn về các câu trả lời ứng với mỗi tình huống trong phiếu bài tập:
Tình huống
Trả lời
Đúng mức
Phục tùng
Thô
lỗ
1. Bạn cùng lớp hỏi mượn đồ dùng học tập.
Cậu có bao giờ xin phép và hỏi tử tế đâu.
2. Trong giờ học , một người nói cắt ngang khi bạn đang phát biểu.
Xin lỗi, nhưng hãy để tôi nói nốt điều tôi đang nói.
3.Bạn đang học bài, anh trai nhờ bạn làm một việc khác.
Vâng , em cũng đang bận, nhưng em hứa sẽ làm
4. Khi bạn đang xếp hàng mua vé xem phim, có ai đó chen bằng được lên trên.
Bạn không nói gì, chỉ lắc đầu.
5. Trong đội bóng của bạn có người nói rằng : bạn đã không cố gắng trong trận đấu vừa rồi.
Điều đó không đúng, tôi thấy là tôi đã chơi rất tốt.
6. Một người bạn xin ý kiến của bạn về một vấn đề cá nhân.
Làm sao mà tôi biết được, đó là việc của bạn.
7. Anh trai bạn muốn xem chương trình VTV1 trong lúc bạn đang háo hức xem chương trình VTV3.
Được thôi! có lẽ em đi làm việc khác
8. Một người bạn muốn rủ bạn đi chơi.
Xin lỗi, tiếc rằng tôi đang bận quá.
9.Trong buổi liên hoan , có người mời bạn đồ uống, bạn nghĩ đó là rượu.
Không , tôi không thể động vào thứ này được.
10. Bạn bị bố mẹ phê bình một cách vô lí trước mặt mọi người.
Bạn cúi đầu, im lặng
Phát phiếu bài tập cho từng học sinh 
Cho học sinh làm việc cá nhân
Chú ý: Bài tập này không khẳng định đúng , sai mà chỉ là định hướng chung cho mọi người có thể điều chỉnh lập trường của mình.
Mục đích của bài tập này giúp học sinh phân biệt tính kiên định, phục tùng, hiếu thắng.
E . Kỹ năng đặt mục tiêu:
Mỗi hành động dù lớn hay nhỏ đều cần suy nghĩ rằng mình làm như vậy để đạt được gì? có lợi không? nếu hành động không mang lại lợi ích gì cho bản thân, cho mọi người thì hãy biết kiềm chế.
Mỗi việc làm, hành động đều phải đặt mục tiêu cụ thể, có thể cho học sinh làm bài tập: Đặt mục tiêu
* Mục tiêu của tôi là .
Trong thời gian bao lâu?
* Tôi muốn hoàn thành mục tiêu này vào ngày tháng năm 
* Tôi phải làm gì để đạt mục tiêu này
.
* Khó khăn gặp phải và cần khắc phục
* Tôi có thể tìm sự giúp đỡ từ ai để đạt được mục tiêu này
ở nhà.
ở trường
Bạn bè 
* Điều gì có thể xảy ra khi thực hiện được
.
- Cho học sinh làm việc cá nhân
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ về mục tiêu của bạn
- Gọi 1-> 2 học sinh trình bày mục tiêu của mình
* Những yêu cầu khi đặt mục tiêu:
+ Mục tiêu phải thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể và rõ ràng, tránh dùng các từ chung chung làm khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện phải dùng các từ cụ thể để dễ dàng đánh giá kết quả.
+ Mục tiêu phải có tính khả thi (thực tế)
+ Ai là người hỗ trợ, giúp đỡ mình thực hiện mục tiêu
+ Ngày tháng hoàn thành.
+ Khẳng định quyết tâm
+ Thể hiện từng mốc thời gian cụ thể
+ So sánh với kết quả cuối cùng
Trên đây là một số các bài tập thực hành minh hoạ phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Các bài tập này giáo viên có thể lồng ghép khéo léo vào trong các giờ học, các môn học, trong các trò chơi, trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khoá.
Các dạng bài tập này bước đầu giỳp học sinh hỡnh thành kĩ năng sống cần thiết ở mức độ đơn giản.
Ngoài ra trong mỗi tiết học, sau mỗi nội dung giảng dạy hay phần củng cố bài, liên hệ thực tế là 1 cơ hội để chúng ta lồng ghép giáo dục các kỹ năng sống từ đơn giản đến phức tạp dần.
Ví dụ: Trong bài “ ăn uống sạch sẽ” – TNXH lớp 2
- Hoạt động 1: Làm gì để ăn sạch?
Học sinh thảo luận nhóm 4 hai vấn đề sau :
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó có lợi gì?
- Học sinh quan sát tranh
- Đại diện từng nhóm lên trình bày từng tranh
- Giáo viên giáo dục bằng 1 số câu hỏi sau:
+ Nếu là em, em có làm như bạn không?
+ Em học được ở bạn điều gì?
Các bài tập thực hành kỹ năng sống và phần liên hệ thực tế sau mỗi nội dung học có vai trò đặc biệt đối với học sinh Tiểu học đó là: làm cho không khí lớp học thoải mái, dễ chịu; Quá trình học tập hấp dẫn hơn; học sinh rèn được một số kỹ năng sống ở mức độ đơn giản để sau này trưởng thành các em có thể tham gia các hoạt động cần thiết của bản bản thân với xã hội.
IV- kết quả thực hiện
Qua nghiên cứu thực tế các hoạt động học tập của học sinh tôi đã mạnh dạn đưa ra một số bài tập thực hành phương pháp giáo dục kỹ năng sống và biết vận dụng vào các giờ học một cách khéo léo để các hoạt động học tập của học sinh hấp dẫn hơn.
Cụ thể chỉ sau một thời gian học, tôi vận dụng một số bài tập thực hành giáo dục kỹ năng sống trong cỏc hoạt động học tập của học sinh trường tiểu học Dương Nội A tôi nhận thấy:
* Học sinh: tích cực, chủ động, tự giác, vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở hơn trong các hoạt động học tập . Học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, dễ nhớ, nhớ lâu, bài học gần gũi với các em hơn.
+ Trong quá trình học tập, học sinh được gặp các tình huống có trong thực tế thấy được mối quan hệ giữa kiến thức học với thực tế cuộc sống.
+ Học sinh được rèn một số kỹ năng cơ bản ở mức độ đơn giản giúp các em tự tin hơn trong mọi hoạt động, học sinh tự giác, đoàn kết hơn giữa các lớp.
Hiệu quả cuối năm học:
STT
Lớp
Số HS
Mạnh dạn
tự tin
Tự ti
Hạnh kiểm
Số lượng
%
Số
Lượng
%
THĐĐ
Chưa THĐĐ
1
5A
27
26
96,3%
1
3,7%
27
0
2
5B
28
26
92,8%
2
7,2%
28
0
3
5C
27
25
92,6%
2
7,4%
27
0
* Giáo viên: Tôi đã phổ biến tới giáo viên trog tổ 5 và các tổ chuyên môn trong trường kinh nghiệm trên để mọi giáo viên cùng áp dụng. Các đồng chí giáo viên đã bắt đầu có cách hiểu đúng đắn về kỹ năng sống và đã bắt đầu biết lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các giờ học, kết hợp giữa dạy kiến thức và giáo dục kỹ năng sống.
- Bản thân tôi đã dạy thành công một số chuyên đề minh hoạ cho đề tài, tất cả các giờ dạy đều được BGH đánh giá cao.
-> Từ kết quả trên cho thấy việc giỏo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Tiểu học là rất quan trọng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Đặc biệt đề tài trên góp phần không nhỏ vào việc giáo dục các tư cách đạo đức, giúp học sinh có một số kỹ năng cơ bản để các em có thể ứng phó với các mối quan hệ trong xã hội trong quá trình trưởng thành .
V- kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi có kết luận sau:
Trong mấy năm học vừa qua tôi đã đầu tư nghiên cứu và vận dụng các phương pháp và bài tập thực hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Sau khi thực hiện đề tài, chất lượng các môn học của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh có được những kỹ năng cơ bản như: Giao tiếp, ra quyết định, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu. Các kỹ năng này giúp chuyển dịch kiến thức thành thái độ hành vi, thấy được có mối quan hệ giữa kiến thức học và thực tế cuộc sống, nâng cao lòng tự tin, đề cao những giá trị thái độ tích cực, học sinh biết tự trọng và tôn trọng người khác, phát triển lòng nhân ái, có cách cư xử phù hợp trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội.
Tôi kính mong Hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ, đóng góp ý kiến bổ sung cho đề tài của tôi được hoàn thiện, phong phú hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
VI- những kiến nghị và đề nghị
(Sau quá trình thực hiện đề tài)
* Đối với bộ Giáo dục và đào tạo:
Biên soạn các phương pháp và bài tập thực hành giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào từng môn học, bài học cụ thể ngay từ cấp học Tiểu học.
* Đối với Phòng giáo dục:
Tổ chức các giờ dạy chuyên đề có minh hoạ sáng kiến kinh nghiệm hay để giáo viên học tập.
Chúng tôi mong muốn được tham khảo và học tập những kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các trường bạn.
Dương Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2010
 Tác giả
Nguyễn Thị Hương
ý kiến nhận xét và đánh giá
của hội đồng khoa học cơ sở
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....................................................................................................................................
Hà Đông, ngày . tháng . năm 2010
 Chủ tịch hội đồng
 (Ký, đóng dấu)
ý kiến nhận xét và đánh giá
của hội đồng khoa học cấp trên
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
....
Hà Đông, ngày . tháng . năm 2010
 Chủ tịch hội đồng
 (Ký, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai sang kien kinh nghiem.doc