Đề tài Một số kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường tiểu học Phung Hung học tốt 4 phép tính của số thập phân

Đề tài Một số kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường tiểu học Phung Hung học tốt 4 phép tính của số thập phân

1.Tính cấp thiết của vấn đề :

 Trong nhà trường tiểu học việc dạy và học là công tác trọng tâm theo mục tiêu giáo dục đào tạo ở tiểu học. Môn Toán đóng vai trò rất quan trọng, nó nâng dần việc tri thức cơ bản về kĩ năng tính toán để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

 Môn Toán là môn học được cho là khô khan, đặc biệt là bốn phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia về số thập phân.

 Đối với phép cộng và trừ sau khi thực hiện phép tính xong các em hay quên dấu phẩy hoặc đặt phép tính dọc chưa đúng các hàng, vị trí của từng chữ số dẫn đến kết quả sai.

 Với phép nhân học sinh không làm đúng kết quả do không thuộc bảng cửu chương.

 Với phép chia học sinh chia sai do không thuộc bảng cửu chương, do không nắm được các qui tắc chia dẫn đến việc sai kết quả.

 Đa số học sinh không đạt điểm cao trong khi làm bốn phép tính về “số thập phân”.Làm sao để học tốt được phần này ? Đó là điều bản thân tôi và các đồng

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1318Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường tiểu học Phung Hung học tốt 4 phép tính của số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD – ĐT Ninh Nhat 1 
Trường Tiểu Học Phung Hung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
***** & *****
Đề tài:
Một số kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường tiểu học Phung Hung học tốt 4 phép tính của số thập phân.
*****ovo*****
A. PHẦN MỞ ÑAÀU
1.Tính cấp thiết của vấn đề :
 Trong nhà trường tiểu học việc dạy và học là công tác trọng tâm theo mục tiêu giáo dục đào tạo ở tiểu học. Môn Toán đóng vai trò rất quan trọng, nó nâng dần việc tri thức cơ bản về kĩ năng tính toán để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
 Môn Toán là môn học được cho là khô khan, đặc biệt là bốn phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia về số thập phân.
 Đối với phép cộng và trừ sau khi thực hiện phép tính xong các em hay quên dấu phẩy hoặc đặt phép tính dọc chưa đúng các hàng, vị trí của từng chữ số dẫn đến kết quả sai.
 Với phép nhân học sinh không làm đúng kết quả do không thuộc bảng cửu chương.
 Với phép chia học sinh chia sai do không thuộc bảng cửu chương, do không nắm được các qui tắc chia dẫn đến việc sai kết quả.
	 Đa số học sinh không đạt điểm cao trong khi làm bốn phép tính về “số thập phân”.Làm sao để học tốt được phần này ? Đó là điều bản thân tôi và các đồng nghiệp điều quan tâm.
 2. Mục tiêu nghiên cứu
 Sau khi học hết chương về “Số thập phân” phải giúp các em thực hiện đúng kết quả phép cộng, trừ, nhân, chia một cách chính xác. Thực hiện đúng các bước trong phép tính theo thứ tự, nắm qui tắc một cách vững chắc và viết số đẹp, đặt dấu phẩy đúng vị trí. Nhưng làm thế nào để đạt được điều mong muốn ấy, tôi luôn luôn nghiên cứu tìm tòi biện pháp để giúp học sinh học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, để tiếp tục áp dụng vào các bài tập có liên quan đến số thập phân ở các phần sau và học tốt ở các lớp trên.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề có liên về “số thập phân” và một số biện pháp hỗ trợ tích cực để giúp học sinh của lớp thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
4 . Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
a. Khách thể: Học sinh lớp 5 Trường tiểu học Phung Hung, những học sinh chưa thực hiện đúng bốn phép tính về số thập phân.
b. Phạm vi nghiên cứu: Một số kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện đúng, chính xác bốn phép tính về “số thập phân”.
5 Phương pháp nghiên cứu:
 Để vận dụng trong daïy hoïc ñöôïc toát tôi dùng những phương pháp sau đây:
5.1 P hương pháp quan sát : Quan sát là một phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học ở tiểu học.
 - Giáo viên thường xuyên quan sát học sinh qua các tiết học để tìm hiểu thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu. Qua đó tìm ra được một số yếu điểm mà học sinh mắc phải.
 - Học sinh trong quá trình học môn Toán biết quan sát để tự rút ra được những khái quát và kết luận. 
 5.2 Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu giữa giáo viên và học sinh, giöõa hoïc sinh vôùi hoïc sinh. Khi dạy học, giáo viên vận dụng đàm thoại gợi mở (dẫn dắt học sinh rút ra kết luận).
 + Đàm thoại giúp các em khắc sâu, mở rộng kieán thöùc đã học.
 + Đàm thoại giúp các em tổng kết hệ thống những điều đã học.
 + Đàm thoại để kiểm tra học sinh về những điều đã học.
 5.3 Phương pháp điều tra và thống kê:
 Qua kết quả điều tra chất lượng học tập ở lớp dưới, kết quả khảo sát đầu năm 
( Gioûi: 0; Khaù: 6 ; TB: 11; Yeáu: 14) tôi nắm được chất lượng của lớp nói chung, trình độ của từng học sinh nói riêng. Từ đó mới tìm ra biện pháp bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng học sinh.
 5.4 Phương pháp vấn đáp:
 Phương pháp này giáo viên tổ chức cho học sinh học tập thông qua sử dụng hệ thống câu hỏi và câu trả lời. Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó để dẫn học sinh đến mục tiêu nắm vững kiến thức. Vấn đáp buộc học sinh tư duy tích cực, phải sẵn sàng đóng góp ý kiến của mình vào việc học tập của tập thể.
 Dùng phương pháp này giáo viên sẽ chú ý đến từng học sinh, nắm bắt được trình độ hiểu bài của học sinh.
 5.5 Phương pháp sử dụng tài liệu và sách giáo khoa 
 - Nhằm tìm kiếm và trao dồi thêm kiến thức giảng dạy cho học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt bài học, bản thân tôi thường xuyên đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác.
 - Với học sinh sách giáo khoa là một phương tiện để học sinh chuân bị ở nhà, để làm các bài tập thực hành, nếu có đủ sách giáo khoa thì việc học tập trên lớp của học sinh tốt hơn.
	Như vậy nghiên cứu sách và các tài liệu khác là một phương pháp học tập quan trọng đối với học sinh.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ Sở Lí Luận
 1. vị trí
	- Toán học có một vị trí nổi bậc trong các môn khoa học. Hệ thống ngôn ngữ toán học, các kiến thức và kĩ năng toán học rất cần thiết cho cuộc sống, là cơ sở cho việc tiếp tục học lên các lớp trên và các môn học khác.
	- Môn toán có khả năng lớn trong việc bồi dưỡng, rèn luyện tư duy cho học sinh. Có nhiều khả năng phát triển tư duy lôgic, có tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập linh hoạt, sáng tạo góp phần làm cho học sinh trở thành con người có nhân cách, rèn luyện tác phong làm việc khoa học, giáo dục ý chí và những đức tính tốt. 
 Ở học sinh lớp 5 các em bước đầu làm quen và thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
 Chương trình gồm 31 tiết cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
 2. Nhiệm vụ:
Giúp HS nắm vững chắc có hệ thống những kiến thức, kĩ năng về số thập phân.
Giúp học sinh nắm được phương pháp học tốt, phát triển hứng thú học tập, phát triển các năng lực và phẩm chất, trí tuệ của học sinh.
Giúp học sinh biết cách học, học có kết quả sẽ làm cho học sinh ham học, dần dần xây dựng và phát triển hứng thú học tập cho các em.
Góp phần xây dựng một số phẩm chất, tính cách của người lao động mới như: Tính cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn, vượt khó, trung thực, thói quen làm việc có keá hoạch, yêu lao động, ham tìm tòi học hỏi cái mới.
Chuơng II: Thöïc traïng vaán ñeà
 Trong những năm được trực tiếp đứng lớp thực tế giảng dạy học sinh lớp 5. Cũng như năm học này được sự phân công của Ban Giám Hiệu tôi chủ nhiệm lớp 5.Tôi nhận thấy có những vấn đề như sau:
 1. Về phía giáo viên dạy lớp 
 - Tuy đến lớp giáo viên vẫn trang bị cho mình giáo án đầy đủ nhưng vì thời gian trên lớp quá ít nên giáo chỉ giảng bài dựa theo sách giáo khoa mà không tìm ra một phương pháp dạy thích hợp cho học sinh mình.
 - Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình và yếu, còn ngại mất thời gian nên không thường xuyên gọi học sinh yếu làm bài tập mà chỉ gọi học sinh khá giỏi làm cho nhanh.
 - Giáo viên chưa sửa chữa kịp thời cho học sinh khi học sinh làm bài chưa chính xác một số chi tiết nhỏ trong bài như ghi số chưa đẹp, viết dấu phẩy chưa ngay ngắn, saép caùc chöõ soá chöa thaúng haøng 
 - Giáo viên ít cho học sinh nhắc lại qui tắc và bài học cũ trong các tiết “Luyện tập” ôû nhöõng baøi hoïc sau.
 -Thời gian học ở lớp rất ít nên học sinh không được thực hành luyện tập nhiều.
2. Về phía học sinh 
 - Có nhiều lí do dẫn đến việc học sinh thực hiện chưa tốt 4 phép tính về số thập phân.
 - Chưa nắm vững phần nguyên và phần thập phân.
VD: Số 14,059 thì 14 là phần nguyên; 059 là phần thập phân.
- Không nắm được các hàng của số thập phân.
 Không thuộc các qui tắc về phép cộng, trừ, nhân, chia nên dẫn đến việc tính toaùn sai kết quả.
 VD: Phép cộng hai số thập phân : 12,348 + 34,67
 Học sinh do không nắm qui tắc và không nắm được các hàng của số thập phân nên đặt tính sai và dẫn đến kết quả sai. 
 1 2 , 3 4 8
 + 3 4,6 7
 1 5 8,1 5
 Thay vì làm đúng như sau : 12,348
 + 34,67
 47,018
 VD : Với bài “ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên”
8,16 : 3 Đặt tính đúng nhưng do không thuộc qui tắc chia nên sai như sau :
 8,16 3 Học sinh quên chuyển dấu phẩy qua thương trước khi hạ số ở hàng 
 2 1 272 phần mười là chữ số 1. 
 06 
 0
 Kết quả đúng là: 8,16 3
 21 2,72 
 06
 0
 Đối với phép nhân : Khi nhân đúng kết quả rồi thì ghi dấu phẩy không đúng, quên hoặc ghi sai.
 VD : 8,721 x 1,5 . Đặt tính đúng : 8,721
 x 1,5
 43605
 8721
 130815
 ( Kết quả do quên ghi dấu phẩy, kết quả đúng là 13,0815), hoặc : 
 6,3 
 x 2,5
 315
 126
 157,5
 ( Học sinh nhớ nhầm cách đánh dấu phẩy ở qui tắc cộng hai số thập phân).
 - Học sinh chia không đúng một phần do không thuộc bảnh cửu chương.
 - Bên cạnh đó còn có một số em chưa chăm chỉ học hành.Thời gian học ở nhà rất nhiều nhưng phần lớn chỉ rong chơi.
 Tâm lí chung của các em: Nếu không đúng bài này thì chỉ bị trừ một, hai điểm cũng không sao . Các em muốn làm nhanh để vui chơi, có bài làm để đối phó với giáo viên.Có thói quen ỷ lại nếu sai đã có giáo viên sửa chữa.
3.Mối quan tâm của gia đình và xã hội 
 - Trường tiểu học Phung Hung, thuộc vùng nông thôn sâu đa số phụ huynh kiến 
thức còn hạn chế .Vì vậy không thể dạy con học ở nhà được 
 - Vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tân đếm việc học của con mình. 
Một phần vì cuộc sống khó khăn phải lo bươn chải kiếm sống, mặc khác họ xem nhẹ 
việc học vì các em còn ở lớp nhỏ chưa cần thực sự quan tâm sâu sắc. Phần lớn các
trường hợp này rơi vào các em học trung bình và yếu . 
 - Phụ huynh còn bắt các em nghĩ học thường xuyên để giúp đỡ gia đình như phụ giữ em, giữ nhà, hái rau Họ giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường và thầy cô.
 	 - Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội .
 * Tác hại của thực trạng trên qua thống kê ôû lớp 5 năm học 2012-2013, kết quả như sau:
 	 - Các bài kiểm tra định kì có liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
 + Về cộng, trừ : 55- 60% học sinh làm sai. 
 + Về nhân, chia : 65- 75% học sinh làm sai. 
Vì vậy nếu không đổi mới thực trạng trên thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập về sau của học sinh. Không những chỉ có ở các bài toán cộng, trừ, nhân, chia bình thường mà số thập phân còn có trong các bài toán có lời văn thì dù có nắm được cách giải thì kết quả cuối cùng chưa chắc đúng.
*Các giải pháp đã sử dụng :
Để giúp học sinh mình học tập tốt hơn các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia về số thập phân tôi đã sử dụng các biện pháp sau: 
- Nghiên cứu đối tượng học sinh chưa làm được ở chổ nào để đưa ra phương pháp dạy hợp lí .Họp mặt phụ huynh học sinh của lớp mình chủ nhiệm ngay từ đầu năm để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập của từng em, cùng phụ huynh thảo luận về cách giúp các em học ở nhà, tránh thời gian rong chơi vô ích.
- Tổ chức để các em học nhóm ở nhà với những em gần nhà nhau 
 - Lên kế hoạch và thời gian biểu học ở nhà cụ thể cho các em học trung ... p tục ôn ở đầu lớp 5. Ngay từ chương ôn tập tôi đã hướng dẫn học sinh ôn tập thật kĩ. sau đó cho học sinh làm những bài tập ở phần thực hành. Chú ý đến những học sinh trung bình và yếu, đi sát theo dõi và sửa chữa ngay những chỗ sai.
 VD : Bài 3862 Tuy kết quả đúng nhưng chưa ghi ra được từng tích riêng
 X 37 mà ghi thẳng kết quả .
 92484
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm lại như sau :
 3862
 X 37
 27034
 11586
 142894
 Vì khi học sinh thực hiện được phép nhân số tự nhiên đúng thì đối phép nhân các số thập phân cũng không phải là khó khăn mà chỉ cần ghi đúng vị trí dấu phẩy ở thương.
VD 1 : Khi cung cấp kiến thức mới giáo viên nên làm như sau : 
 + Ghi phép tính lên bảng: 1,45 X 3. 
 + Cho học sinh xem cách giáo viên đặt tính 1,45
 + Gọi một học sinh lên bảng thực hiện nhân như X 3
nhân các số tự nhiên 4,35
Sau đó giáo viên đếm ở phần thập phân của thừa số (coù soá thaäp phaân) có bao nhiêu chữ số, rồi dùng sấu phẩy tách ở tích bấy nhiêu chữ số (kể từ phải sang trái).
VD 2 : Giáo viên ghi tiếp ví dụ 2 lên bảng : 0,65 X 14
 Cho học sinh làm vào bảng con 0,65
 Giáo viên chú ý đến học sinh trung X 14
bình và yếu xem các em có làm được không . 260
 65
 9,10
Sau khi học sinh thực hiện xong, giáo viên thực hiện lại trên bảng cho học sinh xem rồi yêu cầu học sinh so sánh kết quả xem mình làm đúng hay sai.
Gọi học sinh tự rút ra qui tắc dựa theo qui tắc đã học để học sinh phát triển tư duy mà không ỷ lại vào giáo viên.(sgk, trang 56).
Với các bài “ Nhân một số thập phân với một số thập phân” hay “Nhân một số thập phân với 10, 100 ” giáo viên chỉ việc cung cấp ví dụ, yêu cầu học sinh thực hiện rồi tự rút ra qui tắc và học thuộc ngay tại lớp.
4/ Trong phép chia có các dạng bài sau cần lưu ý học sinh dễ sai như : 
Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Chia một số thập phân cho một số thập phân. 
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
Đối với học sinh, phép chia được xem là khó nhất và dễ sai nhất, đặc biệt là học sinh trung bình và yếu .
Các dạng toán chia này học sinh dễ nhầm lẫn khi học xong bài này, học đến dạng chia khác lại nhớ nhầm qui tắc . 
Ngoài ra học sinh còn sai do khi chia quên dấu phẩy 
VD : Bài đầu tiên trong phép chia là “Chia một số thập phân cho một số tự nhiên”.Từ ví dụ giáo viên rút ra phép tính.
Giáo viên thực hiện chia cho học sinh xem để rút ra qui tắc:
 3,75 3 
 0 7 1,25
 1 5
 0
Và lưu ý nếu chia phần nguyên rồi muốn chia tiếp thì phải chuyển dấu phẩy ở số bị chia qua thương rồi hạ số kế tiếp xuống và tiếp tục thực hiện phép chia ở hàng phần mười.
Hoặc trong phép : “chia một số thập phân cho một số thập phân; Chia một số tự nhiên cho một cho một số thập phân “,học sinh cần phải ghi nhớ một điều: “Nếu số chia ở dạng số thập phân thì không thể nào chia được“. Hay mỗi lần hạ một chữ số của số bị chia không chia được cho số chia các em lại không thêm số 0 vào thương mà tiếp tục hạ một chữ số nữa thì rõ ràng kết quả bị sai lệch.
VD : 22,95 : 4,25 Phải bỏ dấu phẩy ở 4,25 và chuyển dấu phẩy ở 22,95 sang 
 22,95 4,25 bên phải 2 chữ số thành 2295 rồi mới chia.
 1 700 5,4
 000.
Hay với bài 18 :14,4. Phải bỏ dấu phẩy ở số chia 14,4và thêm 0 vào bên phải 18 (vì 18 là số tự nhiên). sau đó mới chia . 
144
 0360 1,25
 0720 
 00 
Hoặc với bài “Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân “ có học sinh làm sai dù đã nắm được qui tắc chia.
4
010 225
 20
 0
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lại cho đúng: 8 chia 4 được 2 hạ 1, 1chia 4 được 0, muốn chia tiếp phải chuyển dấu phẩy về thương rồi thêm 0 vào bên phải chữ số 1 được 10, 10 chia 4 được 2 dư 2, thêm 0 vào được 20, 20 chia 4 được 5, 5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0 .
4
010 2,25
 20
 0.
Đó là những vấn đề tôi xin nêu ra để thấy rằng chương về số thập phân là hết sức phức tạp đối với học sinh. 
Ngoài việc giúp học sinh học thuộc bảng cửu chương, nắm qui tắc cộng, trừ, nhân chia ngay tại lớp, giáo viên còn phải :
Tổ chức cho học sinh học nhóm ở nhà với các em gần nhà nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp các em học tốt: cho 2-3 em học chung một nhóm để các em học hỏi nhau mà không phải đợi đến lớp mới hỏi giáo viên.
Tục ngữ có câu : “Học thầy không tày học bạn”.
Hợp tác với bạn bè thì tri thức trở nên bền vững và sâu sắc. Học cách này sẽ đỡ mất thời gian ở lớp hơn cũng như học sinh sẽ làm bài tập đúng hơn .
Giáo viên nhắc nhở học sinh: giúp đỡ bạn chứ không nên làm bài giúp bạn. Việc này giáo viên có thể kiểm tra được bằng cách: khi kiểm tra bài cũ gọi học sinh lên bảng làm bài nhưng không được xem vở, đồng thời kiểm tra vở của học sinh sẽ biết ngay.
Liên hệ với phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm để lập kế hoạch học ở nhà gởi đến từng phụ huynh nhờ giúp đỡ và kiểm tra thời gian học sinh học ở nhà cho tốt hơn.
 - Dạy phụ đạo học sinh trung bình và yếu vào những ngày thứ bảy hoặc vào buổi chiều các ngày trong tuần .
 - Giáo vịên thường xuyên khích lệ tinh thần học tập của học sinh : mỗi khi các em làm đúng giáo viên khen ngợi, động viên nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Khuyến khích được vận dụng khi kiểm tra bài cũ, sau khi làm đúng các bài tập, trong khi liên hệ thực tế.
Cần khuyến khích đối với các em hay rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin. Nhưng không lạm dụng để tránh trường hợp một số em tỏ ra tự mãn.
Cần nhắc nhở và sửa chữa ngay chỗ học sinh làm sai trong bài toán trong khi thực hiện phép tính. Nhũng lời nhắc nhở phải nhẹ nhàng, khéo léo, tránh cho các em mắc cỡ với bạn . 
VD : Em Thảo làm sai. 
10,2 5 Giáo viên không nên nói: “ Em làm sai rồi” mà nên đến gần nhẹ 
 020 2,4 nhàng yêu cầu học sinh chia lại từng bước theo sự hướng dẫn của 
 0 giáo viên.
 10,2 5
 020 2,04
 0.
-Đối với những em lười học giáo viên nên dành thời gian trò chuyện với các em để tìm nguyên nhân khiến các em chán học môn toán, rồi động viên, nói rõ tác hại của việc lười học. tránh việc nêu tên hay trách mắng trước tập thể. Phân công học sinh khá giỏi , có đạo đức tốt giúp bạn trong học tập 
- Tạo không khí học tập sôi nổi, sinh động trong giờ học Toán bằng cách làm bài chấm điểm: 3 em làm đúng và nhanh, thi đua tổ với nhau khi củng cố bài. Muốn vậy giáo viên cần phải chuẩn bị một số bài tập ngoài bài học ở sgk. 
- Cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà: Xem trước bài học ở sgk, vận dụng kiến thức đã học kết hợp với điều đã chuẩn bị trước sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh chóng hơn. Công việc này sẽ trở thành thói quen phù hợp với các em vì giáo viên biết tổ chức và hướng dẫn ngay từ đầu năm học. 
Đối với học sinh khá giỏi, dạng bài“Cộng, trừ số thập phân“ khi xem sgk ở nhà là nắm được cách thực hiện ngay . 
Đối với dạng bài “Nhân, chia số thập phân” xem trước bài các em sẽ thấy nhiệm vụ của mình là phải ôn tập bảng cửu chương ngay, có như thế nhân chia mới đúng, vì dù có nắm qui tắc nhưng không thuộc cửu chương thì khó ra kết quả đúng.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài cũ: Kiểm tra hằng ngày nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của thầy và trò đồng thời tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy và học chuyển sang bước mới dễ dàng hơn.
Kiểm tra : Thực hiện quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp nói chung , mỗi học sinh nói riêng . 
Đồng thời qua các bài kiểm tra định kì giáo viên nắm được phần nào học sinh làm đúng và chưa đúng để khắc phục kịp thời.
* Về phía giáo viên:
 - Kết hợp với các thành viên trong tổ cùng đưa ra vấn đề bức xúc của mình để cả tổ cùng có ý kiến phối hợp giải quyết hoặc xin ý kiến của Laõnh ñaïo.
- Cùng phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ các ấp hỗ trợ, giúp đỡ trong việc học tập của học sinh ở nhà vì đâu phải phụ huynh nào cũng tạo điều kiện tốt cho con học tốt.
Tuy vấn đề này cón nhiều bất cập nhung nếu phối hợp tốt sẽ thực hiện được . 
Khi giảng dạy giáo viên cần chú ý nhiều đến đối tượng học sinh trung bình và yếu .
Soạn giảng kịp thời để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
5/ Kết quả đạt được: 
Khi thảo luận cùng giáo viên tổ 5 để thực hiện vấn đề trên vào năm học này, kết quả đạt được như sau: 
Năm học 2009-2010, khi chưa áp dụng các biện pháp trên số học sinh thực hiện được và chưa được các bài toán có liên quan đến 4 phép tính về số thập phân như sau: 
 + Về phép cộng, trừ : 60 – 65 % học sinh làm đúng.
 30 – 35 % học sinh làm sai.
 + Vế nhân, chia : 50 – 55 % học sinh làm đúng.
 40 – 45 % học sinh làm sai.
- Năm học 2010 – 2011 khi áp dụng các biện pháp trên học sinh làm bài vào giữa học kì I, đạt đượckết quả như sau: 
 + Về cộng, trừ: 85 – 90 % học sinh làm đúng.
 + Về nhân, chia: 70 – 85 % học sinh làm đúng
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận: 
Sau khi nắm được thực trạng của học sinh về môn Toán nhất là các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân tôi đã kịp thời áp dụng một số biện pháp nêu trên đã mang lại kết quả khả quan. Qua đó tôi nhận thấy muốn dạy học đạt kết quả tốt giáo viên phải phối hợp tốt các vấn đề sau : 
- Tìm hiểu quá trình học tập ở lớp trước. Chọn đối tượng cần quan tâm để có kế hoạch rèn luyện. Khái niệm phải đi sâu để học sinh nắm kiến thức ban đầu.
- Tồ chúc họp mặt phụ huynh học sinh đầu năm, đề ra biện pháp, kế hoạch giảng dạy mà giáo viên áp dụng trong năm học để phụ huynh cùng giúp đỡ . 
- Lên kế hoạch học ở nhà, học nhóm để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. 
- Giáo viên chuẩn bị tốt bài dạy trước khi đến lớp. Hướng dẫn học sinh nắm chắc qui tắt khi thực hiện phép tính . 
- Tìm hiểu đặc điển tâm lí của từng em, tổ chức thi đua, trò chơi trong giờ học Toán. Động viên, khuyến khích kịp thời trước mỗi thành công của học sinh . 
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong các bài làm ở lớp, ở nhà 
- Sinh hoạt tổ trao đổi và rút kinh nghiệm cùng giáo viên về vấn đề này. Giáo viên cần có một quyển “ Nhật kí riêng “để theo dõi học sinh. 
2. Đề xuất :
- Cần tạo điều kiện để tất cả học sinh đều có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập(viết, thước, sách, bảng con).
- Tổ chức dự giờ, học hỏi kinh nghiệm giáo viên cùng khối.
- Cung cấp tài liệu và sách tham khảo để giáo viên nghiên cứu tìm ra phương pháp mới.
Giáo viên cần nghiên cứu đối tượng học sinh chöa đạt hiệu quả ở điểm nào để bồi dưỡng kịp thời .
Cần được sự hỗ trợ của xã hội về mặt kinh tế để phụ huynh tạo điều cho con em có thời gian học tốt hơn.
Cuối cùng tôi mong muốn đồng nghiệp cùng quan tâm áp dụng và góp ý cho sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao hơn.
 Phung Hung, ngay 14/11/2013

Tài liệu đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm.doc