Đề tài Một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn toán lớp 5

Đề tài Một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn toán lớp 5

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Vì nó có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần thiết để học các môn khác, để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, trong việc hình thành và rèn luyện mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn.

Trong năm học 2007 – 2008 toàn ngành ta đang quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung:

“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và chống học sinh ngồi nhầm lớp”. Chính vì lẽ đó việc dạy thực chất, học thực chất, chất lượng thực chất đánh giá kết quả thực chất của học sinh phải đặt lên hàng đầu.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh
yếu kém môn toán lớp 5
I/ Đặt vấn đề:
Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Vì nó có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần thiết để học các môn khác, để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, trong việc hình thành và rèn luyện mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn.
Trong năm học 2007 – 2008 toàn ngành ta đang quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung:
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và chống học sinh ngồi nhầm lớp”. Chính vì lẽ đó việc dạy thực chất, học thực chất, chất lượng thực chất đánh giá kết quả thực chất của học sinh phải đặt lên hàng đầu.
Nhưng trên thực tế trong cùng một lớp học, cùng một lứa tuổi, các em học sinh có hoạt động nhận thức tư duy thể hiện tính chất linh hoạt, mềm dẻo khác nhau và thường có 3 loại đối tượng: Loại khá, giỏi, loại trung bình, loại yếu – kém. Cả 3 loại đối tượng đó cùng học 1 chương trình với những yếu tố tối thiểu đặt ra theo mục tiêu đào tạo với mục tiêu trung bình. Vấn đề được đặt ra là làm sao loại học sinh trung bình đạt được yêu cầu đó một cách vững chắc và có thể vươn lên cao hơn, loại học sinh giỏi có thể đạt kết quả học tập cao hơn nữa, loại học sinh kém được giúp đỡ để từng bước vươn lên đạt yêu cầu.
Để giải quyết vấn đề trên, người giáo viên cần biết khai thác khả năng tiềm tàng của học sinh và biết đưa ra một số quy tắc làm toán cho các em dễ nhận biết, dễ tiếp thu bài, biết lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Vì thế tôi xin đưa ra một vài biện pháp nhỏ trong khi phụ đạo học sinh yếu kém môn toán của lớp 5 qua dạng toán: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
II – Nội dung:
1. Thực trạng của vấn đề.
Trong 2 năm học gần đây tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 5. Điều mà tôi trăn trở và lo lắng nhất là làm thế nào để các em nắm được kiến thức trong SGK, biết cộng, trừ, nhân, chia thành thạo về số tự nhiên, số thập phân, phân số, nhận ra được các dạng toán để giải bài toán đó. Riêng tôi được tổ khối phân công phụ đạo học sinh yếu kém, trung bình của khối lớp 5. Thời gian đầu dạy ôn tôi thấy học sinh thường làm sai dạng toán tìm x tôi đã ra đề khảo sát trong vòng 15 phút, cụ thể:
Tìm x:
a) 	b) 
c) 	d) 
Kết quả thu được như sau:
Điểm
Số lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
18
0
0
13
72,2
5
27,8
Đó là một điều hết sức đáng lo ngại.
Tôi nhận thấy hầu như những học sinh yếu kém thấy có những biểu hiện như sau:
- Tư duy thiếu linh hoạt, gặp khó khăn khi chuyển hình thức thao tác tư duy này sang hình thức thao tác tư duy khác.
- Tiếp thu kiến thức một cách thụ động, suy luận máy móc.
- Khi giải toán chỉ giải được những bài theo mẫu.
- Thường sai lầm trong suy luận và tính toán 
- Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng phát triển không đều.
- Có tình trạng học vẹt, học trước quên sau.
- Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Chưa thực sự cố gắng do thiếu tinh thần tự giác, thiếu động cơ học tập.
+ Về phía giáo viên: Do trước đây còn có tình trạng chạy đua thành tích nên một số đối tượng học sinh chưa được sự chăm lo gần gũi quan tâm một cách tỉ mỉ; đánh giá, xếp loại của giáo viên chưa thật chính xác còn lơi lỏng. Dẫn đến tình trạng học sinh bị hổng kiến thức cơ bản.
+ Về phía phụ huynh.
Phần đa là phụ huynh thiếu quan tâm, không nắm được phương pháp hướng dẫn các em học ở nhà, có tính ỉ lại giao phó cho thầy cô. Đa số gia đình có hoàn cảnh khó khăn kể cả về vật chất và điều kiện học tập cho con em mình. Bên cạnh đó một số phụ huynh nếu con mình bị ở lại lớp thì đến xin giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cho theo học chứ không muốn con ở lại lớp. Với tư tưởng đó làm cho học sinh đã hổng kiến thức lại còn hổng hơn. 
Vì thế trong quá trình dạy tôi đã từng bước tìm ra một số biện pháp để hướng dẫn các em. Bên cạnh đó còn phối hợp nhiều phương pháp như: Trò chơi, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trắc nghiệm và ra các bài toán dưới nhiều dạng khác nhau, để tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực mà lại dễ hiểu, dễ nhớ mà trở thành kỹ năng cho mỗi em.
2. Giải quyết vấn đề.
2.1- Tìm hiểu nguyên nhân của từng học sinh yếu môn toán.
Qua quá trình khảo sát còn có một số học sinh đạt điểm yếu như em: 
1/ Nguyễn Huỳnh Đức	
2/ Hồ Văn Linh
3/ Phạm Văn Nhật
4/ Bùi Thị Nga
5/ Chu Minh Tiến.
Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân được biết các em này điều kiện gia đình còn thiếu thốn về vật chất nên bố mẹ chỉ chú tâm đến việc kiếm tiền ít hướng dẫn cho con học ở nhà. Hỏi thăm gia đình thì bảo: “Bây giờ chương trình lớp 5 cao quá chúng tôi không biết lấy gì mà bày ?”.
Bên cạnh đó các em tiếp thu bài còn chậm, ngồi học ít chú ý nghe giảng, kiến thức bị hổng từ những lớp dưới...Vì thế trong quá trình dạy tôi thường chú tâm hơn, thường xuyên gọi lên bảng làm bài để tiện hướng dẫn. Ngoài ra trong những giờ chơi tôi tranh thủ ít thời gian ngồi lại với trò để hướng dẫn thêm cho các em, thậm chí cả những ngày nghỉ. 
Với phụ huynh tôi thường xuyên liên lạc để vừa là hỏi thăm vừa là động viên phụ huynh và trao đổi cách hướng dẫn các em tự học ở nhà làm sao cho có hiệu quả. Bản thân tôi không ngừng học hỏi và tìm hiểu thêm một số cách giải, một số dạng toán để truyền thụ các em một cách dễ hiểu nhất. 
2.2- Giải pháp thực hiện.
Ngoài một số giải pháp nêu trên tôi xin đi sâu vào dạng toán: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính như sau:
ở lớp 2 các em đã bước đầu được làm quen với cách tìm mộ thành phần chưa biết của phép tính qua dạng toán: Tìm x như:
 (hoặc ); 
 ( hoặc ); 
(Trong đó a, b là các số đã biết). Xen kẽ với quá trình học, các phép tính số học tương ứng và có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp thử chọn, phương pháp dùng bảng cộng, bảng nhân...
Song lên đến lớp 5 các dạng toán tìm x đó được nâng cao hơn như các dạng sau:
Dạng 1: Vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số và một chữ số. Vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của 2 số.
Ví dụ: Tìm x:
 x : 6,7 = 1 : 0,25.
Dạng 2: Vế trái là một biểu thức có 2 phép tính không có dấu ngoặc vế phải là một số.
Ví dụ: Tìm x:
 x : 316 + 197 = 520
Dạng 3: Vế trái là một biểu thức có hai phép tính, không có dấu ngoặc; vế phải là một tổng, hiệu, tích thương của hai số.
Ví dụ: Tìm x:
 6 x1,5 x x = 18 x 2,5.
Dạng 4: Vế trái là một biểu thức chữa hai dấu phép tính có dấu ngoặc, vế phải là một số.
Ví dụ: Tìm x: 
 (x + 4,1): 3,2 = 3.
Dạng 5: Cả hai vế có chứa nhiều dấu phép tính giữa chữa và số.
Để giải được những dạng toán này, học sinh phải nhớ tên gọi các thành phần và kết quả các phép tính, cách tìm một thành phần chưa biết khi biết kết quả phép tính và thành phần kia. Khi hướng dẫn học sinh cách làm nên theo quy trình bốn bước sau:
Bước 1: Xác định việc cần làm (Bài toán này yêu cầu chúng ta làm gì ?. Tìm thành phần chưa biết).
Bước 2: Nêu cách làm (Muốn tìm thành phần đó thì phải làm như thế nào ?)
Bước 3: Nêu phép tính và thực hiện phép tính để tìm thành phần chưa biết.
Bước 4: Kiểm tra kết quả.
Ngoài những bài đã học ở sách giáo khoa, vở bài tập tôi đã đưa thêm một số bài ngoài vào để ôn luyện. Chẳng hạn khi dạy bài:
Tìm x:
 x + 1,2 = 3,4
Ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu như sau:
Trong phép cộng x + 1,2 = 3,4.
? x gọi là thành phần gì của phép tính ? ( x gọi là số hạng)
? 1,2 gọi là thành phần gì của phép tính ? (1,2 gọi là số hạng)
? 3,4 gọi là thành phần gì của phép tính ? (3,4 gọi là tổng)
? Vậy ta phải tìm thành phần gì ? (Ta phải tìm số hạng chưa biết x)
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta phải làm thế nào ?
 (Lấy tổng trừ đi số hạng kia)
- Viết tiếp: x = 2,2 (không nên viết x= 3,4 – 1,2 = 2,2)
? Thay : x = 2,2 thì x + 1,2 bằng mấy ? (2,2+1,2 = 3,4)
Vậy số hạng cần tìm đúng bằng 2,2.
Và hướng dẫn học sinh trình bày như sau:
 x + 1,2 = 3,4
 x = 3,4 – 1,2
 	x = 2,2
Song trong quá trình dạy đối với những học sinh yếu khi gặp các dạng toán tìm thành phần chưa biết này ở số lớn hơn hay phân số, số thập phân hoặc vế trái (vế phải) là tổng hiệu tích thương thì các em lúng túng không nhớ nổi lý thuyết ở dạng cơ bản để xác định cách tìm thành phần chưa biết đó.
VD: Tìm x:
 x : 2,5 = 4,5
Có 2 em làm kết quả như sau:
x : 2,5 = 4,05;	x : 2,5 = 4,05
x = 4,05 x 2,5	x = 4,05 : 2,5
x = 10,125	x = 1,62
Vì thế ngoài quy trình dạy như trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra cách áp dụng sau để các em dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm khi gặp bất kỳ dạng nào.
2.2.1- đối với phép cộng, trừ tôi đưa ra 3 số tự nhiện 2,3 và5 để thành lập công thức tính:
a) Ví dụ: 2+3 = 5
Ta chỉ vào số 2 và nói : Nếu x nằm ở số 2 thì ta có: x +3 = 5. Và hướng dẫn cách làm.
? Em hãy nêu thành phần của phép tính x + 3 = 5?
(x gọi là số hạng, 3 gọi là số hạng, 5 gọi là tổng).
? Muốn tìm x ta làm thế nào ? (ta lấy 5 – 3 =2) và hướng dẫn học sinh thử lại.
Với x = 2 ta có x + 3 bằng mấy ? (2+3=5)
Vậy x = 2.
Tương tự với x = 3 ta cũng chỉ vào số 3 và nói:
Nếu x nằm ở số 3 thì ta có 2 + x = 5.
Và hướng dẫn cách làm như trên. Từ đó tự học sinh rút ra quy tắc.
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
(Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết)
Rồi yêu cầu học sinh ghi vào một quyển công thức cá nhân
Cách ghi như sau: 	
- Ghi quy tắc
- Ghi chép tính: 	x + 3 = 5	2 + x = 5
 	x = 5- 3 	 x = 5 – 2
 	x = 2	 	x = 3.
Để khi học sinh gặp dạng phức tạp hơn nếu không nhớ nổi quy tắc thì nghĩ ngay đến 2+3=5 và thay x vào để có x dạng x +3=5 hoặc 2+x=5 mà áp dụng.
b) Với phép trừ thì lấy 5-2=3.
Thay như trên, ta có hai dạng tìm x.
 x – 2 =3 hoặc 5 – x = 3.
* Với x – 2 =3? Em hãy nêu thành phần của phép tính này?
( x gọi là số bị trừ, 2 gọi là số trừ, 3 gọi là hiệu).
? Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
( Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với trừ)
* Với	 5 – x = 3.
Em hãy nêu thành phần của phép tính này ?
( 5gọi là số bị trừ, x gọi là số trừ, 3 gọi là hiệu).
? Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào? ( Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu).
- Yêu cầu học sinh ghi quy tắc và cách tính: 
x – 2 	= 3; 	5 – x = 3.
 x 	= 3 + 2; 	x 	= 5 – 3.
 x 	= 5; 	 x = 2.
Mục đích của việc đưa ra 3 số tự nhiên 2,3 và 5 này là để học sinh nhớ 2 phép tính. 	2 + 3 = 5
 5 – 2 = 3 	này.
Khi gặp dạng toán tìm x ở dạng phức tạp, điều trước hết là đưa về dạng cơ bản sau đó suy luận cách tìm dựa vào hai phép tính trên.
2.2.2- Đối với phép tính nhân chia tôi lại đưa ra ba số tự nhiên 2,3 và 6 để hướng dẫn học sinh tự lập được công thức tính như sau:
- Với 2 x 3 = 6 ta có dạng x: x x 3 = 6
	2 x x = 6
- Với 6 : 2 = 3 ta có dạng x: 	 x : 2 = 3.
	 6 : x = 3.
Với hệ thống câu hỏi tương tự như trên học sinh sẽ tự rút ra được quy tắc 
giống như phép tính cộng, trừ.
2.3. Tuy nhiên với các dạng toán tìm x ở mức độ cao hơn ta cần hướng dẫn như sau:
Dạng 1: Vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số và một chữ số; vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của 2 số để giải được các bài tập dạng này ta phải tìm cách đưa về dạng đơn giản bằng cách tính giá trị biểu thức ở vế phải trước.
VD: Tìm x: 	x : 6,7 = 1: 0,25.
 	 	x :6,7 = 4.
Dạng 2: Về vế trái là một biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc vế phải là một số.
VD: Tìm x: 	73,6 – x : 3 = 10,6.
Để dạy giải dạng này yêu cầu học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức không có dấu ngoặc từ đó xác định phép tính sau cùng.
( ở ví dụ trên ta xem x:3 là số trừ. Sau đó tìm thành phần của phép tính có chứa số x phải tìm đưa bài tập về dạng 1.
Dạng 3: Vế trái là một biểu thức có hai phép tính, không có dấu ngoặc, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của 2 số).
VD: 	6 x 1,5 x x = 18 x 2,5.
Trước hết ta phải tính giá trị biểu thức ở vế phải và đưa bài toán về dạng 2.
Dạng 4: Vế trái chứa x, là biểu thức có chứa 2 dấu phép tính và có cả dấu ngoặc, vế phải là một số. Đầu tiên ta yêu cầu học sinh nhắc lại thứ tự các phép tính trong một biểu thức chứa dấu ngoặc, từ đó xác định phép tính sau cùng và xác định thành phần của phép tính này. Sau đó tìm thành phần của phép tính, có chứa x và đưa về dạng quen thuộc.
VD: 	( x + 1,18) x 2,4 = 72.
? ở bài này phép tính sau cũng là phép tính nào? ( phép tính sau cùng là phép nhân).
? Thừa số thứ nhất là đâu? Thừa số thứ hai là đâu? (thừa số thứ nhất là x + 1,18; thừa số thứ 2 là 2,4.).
? Thừa số thứ nhất đã biết chưa ? ( thừa số thứ nhất chưa biết).
? Muốn tìm thừa số thứ nhất ta làm như thế nào?
( Muốn tìm thừa số thứ nhất ta lấy 72 : 2,4) và đưa về dạng 1.
x + 1,18 = 72:2,4.
3. Ngoài ra trong khi dạy các yếu tố hình học, chúng tôi có thể áp dụng dạng toán này để thành lập công thức mới từ 1 công thức ban đầu.
Ví dụ:
Khi dạy về tính diện tích của tam giác ta thành lập được công thức: S = hay S = a x h : 2 ( S là diện tích, a là đáy, h là chiều cao) ta sẽ hướng dẫn học sinh thành lập công thức tính đáy ( hoặc chiều cao).
Từ công thức: S = a x h : 2 ta viết lại a x h : 2 = S.
Ta chuyển về: 	a x h =S x 2.
- Nếu tìm đáy thì xem đáy (a) là x.
Vậy a là thành phần gì chưa biết? ( a là thừa số chưa biết).
(? Muốn tìm độ dài đáy của tam giác ta làm như thế nào?
( Học sinh dựa vào biểu thức và trả lời:).
Muốn tìm độ dài đáy của tam giác ta lấy S x 2 : h. Tức là a = S x 2 : h.
Tương tự với cách tìm chiều cao của tam giác ta cũng suy ra được công thức như sau:	h = S x 2 : a.
Nếu để các em tự áp dụng, tự suy luận ra công thức mới thì các em dễ nhớ và khắc sâu kiến thức hơn.
III/ Kết quả
Nhờ áp dụng các biện pháp đã nêu, nên tôi đỡ phần nào khó khăn để phụ đạo học sinh yếu môn toán. Các em đã biết tự mình suy luận và tìm ra một số cái mới trong khi học toán, đã hạn chế được tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Trong giờ học, các em tiếp thu bài nhanh hơn, có hiệu quả hơn. Làm như thế các em mới hiểu cặn kẽ về quy trình giải, phương pháp giải và công thức tính. Vì thế trong quá trình dạy học đã đạt được kết quả như mong muốn. Mà còn giúp một số học sinh nhút nhát, cá biệt, yêu thích môn toán hơn. Sau khi ra đề khảo sát tôi đã thu được kết quả như sau:
 Điểm
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
18
3
16,7
7
38,9
8
44,4
0
0
IV/ Bài học kinh nghệm
Phải nói rằng, việc áp dụng các biện pháp này đã được học sinh hưởng ứng và tích cực hơn trong khi học toán. Thế nhưng, để kết quả đó đạt được cao hơn nữa thì cần chú mấy điểm sau:
- Điều quan trọng hàng đầu là người giáo viên phải thật sự yêu nghề, mến trẻ say sưa với công việc.
- Giáo viên phải chịu khó học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra những cách giải phù hợp với các em.
- GV phải biết phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học. Có thể tổ chức trò chơi, ra các dạng bài tập: trắc nghiệm, tổ chức học nhóm đôi để học sinh tự hướng dẫn cho nhau để tránh nhàm chán đối với học sinh.
- Đánh giá, phân loại đúng đối tượng, mức độ chất lượng.
- Phụ đạo, kèm cặp phù hợp mức độ, sát đối tượng nhưng phải nhiệt tình và biết tranh thủ thời gian chẳng hạn như một số trò chơi, sinh hoạt 15 phút, trong những ngày nghỉ...
- Nêu cao vai trò của phụ huynh học sinh, thường xuyên liên lạc, trao đổi với PHHS để phụ huynh có sự hướng dẫn con em học tập tốt việc học ở nhà.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong 2 năm học gần đây để hướng dẫn học sinh trong khi học toán được nhanh nhẹn, linh hoạt hơn nhất là số đối với học sinh yếu – kém.
Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để các biện pháp phụ đạo học sinh yếu ngày càng thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Số phách
Số phách
Số phách
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Con Cuông
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
 Một vài kinh nghiệm phụ đạo học sinh 
yếu kém môn toán lớp 5
 Xác nhận của trường Người viết 	 
	 Võ Thuý Hằng
 Trường Tiểu Học Bồng Khê 

Tài liệu đính kèm:

  • docVo Thuy Hang.doc