Đề tài Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cuối cấp

Đề tài Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cuối cấp

Hầu như ở mọi loại vở ô li của học sinh tiểu học đều có khẩu hiệu đó.

Nói và đọc khẩu hiệu nhưng nó không suông, không rỗng, phải chăng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Thầy - trò, mỗi chúng ta hãy coi trọng, trao dồi chữ viết của mình, vì sao vậy ?

 Bởi " Nét chữ là nết người "

 Nét chữ thể hiện tính con người, trong giao tiếp, chữ viết thể hiện nét văn hóa ứng xử giữa người với người, rèn được chữ viết đẹp, cũng có nghĩa là đã rèn luyện thành công một phần đức tính cần có của con người.

 

doc 9 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cuối cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TUẦN GIÁO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Số I Quài Tở
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH CUỐI CẤP"
Kính gửi: Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp.
 Họ và Tên : Phạm Thị Uyển
 Chức vụ : Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Số I Quài Tở.
A/ Đặt vấn đề:
1. Lý do chọn đề tài:
	 " NÉT CHỮ - NẾT NGƯỜI "
	Hầu như ở mọi loại vở ô li của học sinh tiểu học đều có khẩu hiệu đó.
Nói và đọc khẩu hiệu nhưng nó không suông, không rỗng, phải chăng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Thầy - trò, mỗi chúng ta hãy coi trọng, trao dồi chữ viết của mình, vì sao vậy ?
	Bởi " Nét chữ là nết người "
	Nét chữ thể hiện tính con người, trong giao tiếp, chữ viết thể hiện nét văn hóa ứng xử giữa người với người, rèn được chữ viết đẹp, cũng có nghĩa là đã rèn luyện thành công một phần đức tính cần có của con người.
	Lịch sử đã cho thấy: Cao Bá Quát hỏng thi vì chữ xấu. Thần Liêu đã khổ luyện với chữ như thế nào...
	Thực tế ở các kỳ thi ( lớn, nhỏ ) chỉ vì chữ xấu mà ảnh hưởng đến kết quả thi. Chữ xấu ảnh hưởng đến cơ hội lựa chọn công việc ; vì chữ không đẹp đã tạo nên ấn tượng thiếu toàn diện về một con người.
	Vẫn biết rằng chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, vi tính có thể đáp ứng mọi kiểu chữ mà ta mong muốn, nhưng làm sao nó có thể thay thế được những bài học đầu đời về chữ viết ? ( Chữ Việt - chữ mẹ đẻ ) mà mỗi học sinh Tiểu học đang từng ngày, từng giờ được chúng ta bày dạy, uốn nắn chấm chữa.
	Bằng kinh nghiệm giảng dạy và quá trình làm công tác quản lý nhiều năm, song song với việc chú trọng truyền thụ kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tôi luôn coi trọng đúng mức việc rèn chữ viết, cách trình bày một văn bản học sinh cần thể hiện. 
	Vâng ! tất cả đã khiến tôi băn khoăn trước một thực trạng học sinh học hết bậc tiểu học mà vẫn chưa viết được, viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu chữ. 
	Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đẹp ( Theo quyết định 31 ).
	Với tinh thần tự học, tự tìm tòi, tự rút kinh nghiệm, nhận thức đúng đắn về chữ viết của học sinh từ đó có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chữ viết - một giá trị văn hóa cần được coi trọng trong trường học.
	Nay tôi mạnh dạn đề cập tới vấn đề này qua sáng kiến: " Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cuối cấp ".
II. Nội dung nghiên cứu đề tài
1. Nội dung nghiên cứu đề tài:
	Dựa trên cơ sở tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh tiểu học và các lý luận về ngôn ngữ của môn Tiếng Việt, nhằm hình thành những kiến thức cơ bản làm cơ sở ban đầu cho việc học viết.
	Giúp học sinh ở giai đoạn này viết đúng tốc độ, viết đẹp và trình bày một văn bản theo yêu cầu.
	Tiếp tục trải nghiệm và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện. Phân tích kết quả thu được qua từng giai đoạn thực hiện để đề ra các biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng viết cho học sinh cuối cấp.
	Áp dụng vào thực tiễn trong việc chỉ đạo và dạy cho những năm sau.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
a/ Đối tượng nghiên cứu:
	Giáo viên khối 5 Trường Tiểu Học Số I Quài Tở.
	Học sinh khối 5 Trường Tiểu Học Số I Quài Tở.
b/ Phạm vi nghiên cứu: 
	Quyết định 16 về chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học.
	Quyết định 31/2002/QĐ - BGD&ĐT ra ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học. 
	Quyết định 30 về việc đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học.
	Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt.
	Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
	Tài liệu giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh vùng miền.
	Các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
a/ Nhiệm vụ nghiên cứu
	Phân tích cơ sở khoa học, vai trò, chức năng của việc học đối với học sinh khối 5. Từ hệ thống lý luận đã được học đối chiếu với thực trạng của nhà trường làm rõ mặt mạnh, mặt yếu từ đó rút ra bài học cho bản thân và đồng nghiệp đồng thời đề xuất những ý kiến của mình với các cấp có liên quan cùng hỗ trợ và giải quyết.
b/ Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng những phương pháp sau: 
	Phương pháp khảo sát, thống kê.
	Phương pháp học tập kinh nghiệm.
	Phương pháp điều tra thực tế.
	Phương pháp kiểm tra đánh giá.
	Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tài liệu ) để tìm hiểu những cơ sở khoa học bổ sung cho đề tài.
	Phương pháp trọng tâm là rút kinh nghiệm, lấy lý luận soi sáng cho thực tế, dùng thực tế chứng minh và bổ sung cho lý luận.
B. Cách tiến hành nghiên cứu đề tài:
	Trước khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài tôi tiến hành điều tra thực trạng của nhà trường như sau:
I. Thực trạng chung của nhà trường:
	Từ nhiều năm nay chữ viết của học sinh đã được ngành, trường coi trọng và tổ chức nhiều các kỳ thi vở sạch chữ đẹp cho giáo viên và học sinh nhưng kết quả chưa cao nguyên nhân là:
1. Đối với học sinh:
	100% học sinh là dân tộc vốn Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế, nói còn ngọng dẫn đến viết còn sai.
	Một bộ phận không nhỏ chưa được qua lớp mẫu giáo.
	Địa bàn dân cư rộng đời sống kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn.
	Gia đình chưa quan tâm đến học sinh.
	Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
	Chương trình học quá nặng, học sinh phải học nhiều phân môn nên ít thời gian quan tâm tới chữ viết.
2. Đối với giáo viên:
	Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn chữ viết mà chỉ tập trung vào dạy kiến thức ( Đọc, làm tính ).
	Thiếu tính kiên trì, tính tự tin vào khả năng của mình. Nhiều giáo viên đã trải qua một thời kỳ dài về chữ cải cách đã làm mai một kiểu chữ truyền thống.
	Chỉ nhắc nhở hô hào chung chung mà chưa có biện pháp rèn cụ thể.
	Việc chấm chữa bài đôi khi chỉ qua loa, lấy lệ mà nặng về kiến thức.
3. Thực trạng đối với học sinh khối 5:
Từ thực tế chung của nhà trường học sinh khối 5 cũng nằm trong tình trạng đó cụ thể các em còn tồn tại các lỗi như sau:
 Viết lẫn giữa các con chữ do phát âm còn ngọng ( l / đ ; v / b ; s / x ; ch / tr...)
	Viết sai độ cao các con chữ ( l ; đ ; h ; g ; t... ).
	Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều nhau.
	Viết sai hoặc bỏ dấu thanh.
	Viết sai các chữ hoa.
	Chưa biết cách trình bày một văn bản.
	Tất cả các lỗi trên tập hợp trong đa số văn bản tạo nên " Thư pháp " đa chiều, ngồ ngộ (!) có phải là chữ viết của dân tộc mình không?
II. Các biện pháp thực hiện đề tài:
1. Bố trí đội ngũ giáo viên.
	Ngay sau khi kết thúc năm học 2007 - 2008 BGH đã lên kế hoạch bố trí giáo viên cho năm học 2008 - 2009 đặc biệt ưu tiên cho khối 1 và khối 5.
Riêng khối 5 bố trí 3 giáo viên có trình độ chuyên môn, chữ viết đẹp, có thành tích nhất định trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi và thi vở sạch chữ đẹp vòng trường, vòng huyện.
	Phát âm chuẩn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
	Cụ thể là: Một đồng chí có trình độ Đại học
	 Hai đồng chí có trình độ Cao đẳng.
	 Hai giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
	 Ba giáo viên đạt giáo viên viết chữ đẹp vòng huyện, vòng trường.
2. Bố trí sắp xếp lớp:
	Tôi cho rằng việc bố trí sắp xếp lớp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng, vì lẽ đó tôi chú trọng bố trí lớp theo địa bàn dân cư để các em có điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhau trong học tập đồng thời giúp giáo viên có điều kiện thuận lợi đi thăm gia đình học sinh.
Thực tế bố trí như sau:
STT
Lớp
TS học sinh
Nữ
Dân tộc
Nơi ở
Địa điểm mở
1
5A1
18
11
18
Bản Lạ, Có, Co Hón
Trung Tâm
2
5A2
17
8
17
Bản Lói, Ngúa, Thẩm Pao
Trung Tâm
3
5A3
11
8
11
Bản Hua Ca
Hua Ca
3. Khảo sát chất lượng đầu năm:
	Vào đầu năm học được một tuần tôi chỉ đạo các lớp khối 5 tiến hành khảo sát chất lượng trong đó chú trọng đến khâu viết chữ đẹp. Và tiến hành 
cùng giáo viên phân tích các nguyên nhân, các lỗi sai để tìm ra hướng khắc phục.
Kết quả khảo sát như sau:
TSHS
Chữ viết đẹp
Chữ viết khá
Chữ viết TB
Chữ viết còn Yếu
46
4 = 8,7%
8 = 17,4%
14 = 30,4%
20 = 43,5%
Phân tích các lỗi học sinh thường mắc có các lỗi chính sau:
	- Viết lẫn giữa các con chữ: l / đ ; v ; b ; s / x; ch / tr... ( chiếm 90% TSHS ).
	- Độ cao các con chữ: l ; đ ; h ; g ; y ; đ ; t ... chưa đúng. (chiếm 65%TSHS)
	- Nét khuyết của các con chữ: l ; h ; g chưa đều, chưa đẹp.( Chiếm 90% TSHS ).
	- Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều nhau ( chiếm 98% TSHS )
	- Chữ cái viết hoa chưa đúng mẫu chữ. ( chiếm 96% TSHS ).
	- Viết sai hoặc bỏ dấu thanh ( HS ở lớp 5A3 ) 100% mắc lỗi.
	- Chưa biết cách trình bày văn bản. (chiếm 100% TSHS ).
4. Một số biện pháp thực hiện 
a/ Đối với BGH:
	Quán triệt và xác định rõ tầm quan trọng của việc viết chữ đẹp trong nhà trường.
	Mở chuyên đề về luyện viết chữ đẹp cho giáo viên.
	Khuyến khích động viên những giáo viên viết chữ đẹp.
	Tăng cường công tác thanh kiểm tra, thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của các lớp có định hướng kịp thời.
b/ Đối với GV giảng dạy:
	Luôn có ý thức trau dồi, rèn luyện chữ viết của mình cho đúng, cho đẹp, viết và trình bày ở bảng lớp để học sinh noi theo.
	Luôn áp dụng những biện pháp hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, luôn gần gũi học sinh.
	Yêu cầu 100% học sinh viết trên vở ô li 5 dòng kẻ, viết bằng bút mực.
	Kiên trì bền bỉ từng ngày, nhẹ nhàng không nóng vội.
Kết hợp đồng thời nhiều biện pháp. Chú ý ở biện pháp nêu gương ( dù là nhỏ nhất ). Để động viên khuyến khích tạo niềm tin, sự hứng thú cho học sinh.
	Việc chấm chữa bài phải thường xuyên và đặc biệt chú ý nhiều ở các lỗi học sinh thường mắc.
Rèn viết chữ đẹp nhưng phải đảm bảo đúng tốc độ chữ viết theo thời gian quy định.
	Phân học theo: " Đôi bạn cùng tiến " ( Bạn viết đẹp kèm bạn viết xấu và có báo cáo kết quả lại với giáo viên ).
	Những học sinh yếu nên giao số lượng bài viết ngắn hơn.
	Khảo sát, phân loại chữ viết theo từng kỳ ( đầu năm, giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II, cuối kỳ II ).
	Phát động phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp, có phần thưởng để động viên học sinh
c/ Đối với học sinh:
	Học sinh thường xuyên được quan sát các mẫu chữ theo quyết định 31.
	Rèn viết ở tất cả các môn học khi cần viết.
Học sinh nhận biết rõ các nhóm chữ có độ cao khác nhau.
	Ví dụ: Nhóm chữ cao 1 li: a ; ă ; â ; c ; o ; ô ; n ; m 
	 Nhóm chữ cao 1,5 li: t 
	 Nhóm chữ cao 1,25 li: s
	 Nhóm chữ cao 2 li: q ; p ; d ; đ
	 Nhóm chữ cao 2,5 li: h ; l ; k ; g
	 Nhóm chữ viết hoa cao 2,5 li: ....
Học sinh cần nhớ các lỗi mình hay mắc để có ý thức sửa
	Ví dụ: các lỗi sai do phát âm sai: l / đ ; v / b ....
	Viết chữ hoa không đúng mẫu, viết không đúng kích cỡ, bỏ dấu thanh...
	Chú ý đến cách sửa lỗi khi sai: không tô đậm lỗi sai mà gạch 1 gạch nhỏ rồi viết sang bên cạnh.
	Cách trình bày 1 văn bản.
d/ Đối với các điều kiện khác.
	Phòng học thoáng mát đủ ánh sáng.
	Bàn ghế đúng quy cách
	Giấy vở đúng quy định.
	Bút phải dùng bút mực.
III. Kết quả đạt được
	Bản thân tôi luôn theo sát các lớp khối 5 và theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua từng kỳ và kịp thời có những điều chỉnh để giáo viên đi đúng hướng và đạt kết quả cao.
* Kết quả giữa học kỳ I: 
TSHS
Chữ viết đẹp
Chữ viết khá
Chữ viết TB
Chữ viết còn Yếu
46
5 = 10,9%
10 = 21,7%
19 = 41,3%
12 = 26,1%
 Các lỗi sai so với phần khảo sát đầu năm đã có sự tiến bộ:
 - Viết lẫn giữa các con chữ: l / đ ; v ; b ; s / x; ch / tr... ( giảm còn 63%) 
 - Độ cao các con chữ: l ; đ ; h ; g ; y ; đ ; t ... chưa đúng. (Giảm còn 45%)
 - Nét khuyết của các con chữ: l ; h ; g chưa đều, chưa đẹp (Giảm còn 68%)
 - Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều nhau ( Giảm còn 50% )
 - Chữ cái viết hoa chưa đúng mẫu chữ. ( Giảm còn 80% )
 - Viết sai hoặc bỏ dấu thanh ( Giảm còn 79% )
 - Chưa biết cách trình bày văn bản. ( Giảm còn 50% )
* Kết quả cuối học kỳ I
TSHS
Chữ viết đẹp
Chữ viết khá
Chữ viết TB
Chữ viết còn Yếu
46
8 = 17,4%
15 = 32,6%
15 = 32,6%
8 = 17,4%
 Các lỗi sai so với phần kiểm tra giữa kỳ I đã có sự tiến bộ:
 - Viết lẫn giữa các con chữ: l / đ ; v ; b ; s / x; ch / tr... ( Giảm còn 48% ). 
 - Độ cao các con chữ: l ; đ ; h ; g ; y ; đ ; t ... chưa đúng. ( Giảm còn 33% )
 - Nét khuyết của các con chữ: l ; h ; g chưa đều, chưa đẹp(Giảm còn 52% )
 - Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều nhau ( Giảm còn 42% )
 - Chữ cái viết hoa chưa đúng mẫu chữ. ( Giảm còn 57% )
 - Viết sai hoặc bỏ dấu thanh ( Giảm còn 51% )
 - Chưa biết cách trình bày văn bản. ( Giảm còn 39% )
* Kết quả giữa học kỳ II.
TSHS
Chữ viết đẹp
Chữ viết khá
Chữ viết TB
Chữ viết còn Yếu
46
12 = 26%
19 = 41,3%
11 = 23,9%
4 = 8,8%
 Các lỗi sai so với phần khảo sát đầu năm đã có sự tiến bộ:
 - Viết lẫn giữa các con chữ: l / đ ; v ; b ; s / x; ch / tr... ( Giảm còn 29% )
 - Độ cao các con chữ: l ; đ ; h ; g ; y ; đ ; t ... chưa đúng. ( Giảm còn 18% )
 - Nét khuyết của các con chữ: l ; h ; g chưa đều, chưa đẹp(Giảm còn 26% )
 - Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều nhau ( Giảm còn 25% )
 - Chữ cái viết hoa chưa đúng mẫu chữ. ( Giảm còn 28% )
 - Viết sai hoặc bỏ dấu thanh ( Giảm còn 30% )
 - Chưa biết cách trình bày văn bản. ( Giảm còn 10% ) 
* Kết quả hiện tại: 
TSHS
Chữ viết đẹp
Chữ viết khá
Chữ viết TB
Chữ viết còn Yếu
46
19 = 41,3%
22 = 47,8%
4 = 8,7%
1 ( KT ) = 2,2%
 Các lỗi sai so với phần kiểm tra cuối kỳ II đã có sự tiến bộ rõ rệt:
 - Viết lẫn giữa các con chữ: l / đ ; v ; b ; s / x; ch / tr... ( Giảm còn 3%)
 - Độ cao các con chữ: l ; đ ; h ; g ; y ; đ ; t ... chưa đúng.( Giảm còn 1% )
 - Nét khuyết của các con chữ: l ; h ; g chưa đều, chưa đẹp (Giảm còn 2% )
 - Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều nhau ( Giảm còn 3% )
 - Chữ cái viết hoa chưa đúng mẫu chữ. ( Giảm còn 4% )
 - Viết sai hoặc bỏ dấu thanh ( Giảm còn 4% )
 - Chưa biết cách trình bày văn bản. ( Giảm còn 1% ).
Đặc biệt sau đợt thi vở sạch chữ đẹp vòng trường khối 5 đạt giải nhất.
C. Bài học kinh nghiệm: 
	Từ kết quả đạt được trên tuy chưa mĩ mãn nhưng tôi cũng thu được những bài học sau:
	Trước hết bản thân phải ý thức về tầm quan trọng của chữ viết đẹp ( yếu tố tiên quyết ).	
	Cần phải quy tập và gắn kết tập thể cùng mình, phát huy sức mạnh tập thể.
	Xây dựng cho mình niềm tin, tính kiên trì và động viên mọi thành viên trong trường cùng xây dựng niềm tin đó.
	Phân công công việc phải phù hợp với điều kiện của giáo viên.
Động viên khuyến khích kịp thời những thành tích đã đạt được và nghiêm túc kiểm điểm và tìm biện pháp hữu hiệu cho những khuyết điểm cần sửa chữa.
D. Những kiến nghị đề nghị.
	Đối với BGH: Phải thường xuyên thanh kiểm tra và đổi mới phương pháp quản lý.
	Đối với GV chủ nhiệm: Tâm huyết với nghề
	Đối với học sinh: Cần tạo cho học sinh yêu mến chữ viết và kiên trì rèn luyện.
	Đối với cha mẹ học sinh: Thường xuyên quan tâm tới việc học tập của con em mình, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho học sinh.
	Đối với chính quyền địa phương: Quan tâm và tạo mọi điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học.
	Trên đây là kết quả đề tài mà tôi đã nghiên cứu và trình bày kính mong các cấp, các ngành ghi nhận và đóng góp ý kiến bổ sung cho tôi để tôi vận dụng tốt hơn cho những năm sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
	Xác nhận của nhà trường Người thực hiện 
	Nguyễn Thị Kim Nhung Phạm Thị Uyển

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai hay.doc