Đề tài nâng cao hiệu quả giảng dạy hình học lớp 5

Đề tài nâng cao hiệu quả giảng dạy hình học lớp 5

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận

“Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không? dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quangđể sánh vai với các cường quốc năm châu hay không? Chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu.”

 (Hồ Chí Minh)

 Vâng! Trẻ em hôm nay chính là thế giới ngày mai. Chúng ta muốn thế giới ngày mai của chúng ta tươi đẹp, vẻ vang như lời Bác Hồ mong muốn thì chúng ta phải đặt nền giáo dục lên hàng đầu như từ ngàn xưa dân tộc ta đã rất coi trọng công việc giáo dục, coi trọng chiến lược con người. Cuối thế kỷ XVIII Vua Quang Trungđã có chủ trưỡngây dựng đất nướ lấy việc học làm đầu. Dù phải trải qua biết bao thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử của mình, nhờ có một con đường đúng đắn mà nước ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

 Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất, văn hoá và trí thức con người ngày càng cao.

 Ngày nay, cuộc cánh mạng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Để hoà nhập với các nước trên thế giới thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nước ta là cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là nền tảng, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 710Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài nâng cao hiệu quả giảng dạy hình học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. Những vấn đề chung
Lý do chọn đề tài
Cơ sở lý luận
“Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không? dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quangđể sánh vai với các cường quốc năm châu hay không? Chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu...”
	 (Hồ Chí Minh)
	Vâng! Trẻ em hôm nay chính là thế giới ngày mai. Chúng ta muốn thế giới ngày mai của chúng ta tươi đẹp, vẻ vang như lời Bác Hồ mong muốn thì chúng ta phải đặt nền giáo dục lên hàng đầu như từ ngàn xưa dân tộc ta đã rất coi trọng công việc giáo dục, coi trọng chiến lược con người. Cuối thế kỷ XVIII Vua Quang Trungđã có chủ trưỡngây dựng đất nướ lấy việc học làm đầu. Dù phải trải qua biết bao thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử của mình, nhờ có một con đường đúng đắn mà nước ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
	Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất, văn hoá và trí thức con người ngày càng cao.
	Ngày nay, cuộc cánh mạng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Để hoà nhập với các nước trên thế giới thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nước ta là cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là nền tảng, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
	Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là hết sức nặng nề. Chúng ta phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là: “Chăm sóc chồi non”. Bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời và chuyển giao cho các em tri thức đặt nền móng vững chắc chuẩn bị hành trang cơ bản cho các em hướng tới học những cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
	Là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp giảng dậy tại trường tôi càng tháy tầm quan trọng của bậc Tiểu học.
	Xuất phát từ yêu cầu trên, việc giảng dậy môn Toán ở bậc tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương trình môn Toán bậc tiểu học, việc dạy các yếu tố hình học giữ một trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, ưa thích sự chính xác, làm việc có kế hoạch, đồng thời giúp học sinh hình thành những biểu tượng về hình học và đại lượng hình học. Đó là một điều hết sức quan trọngcho học sinh lên cao. Đồng thời có thể giải quyết những bài toán thực tế xung quanh mình.
	Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả giảng dậy các yếu tố hình học ở bậc tiểu học nói chung và lớp năm nói riêng làmột việc rất cần thiết của mỗi giáo viên giảng dạy trong nhà trường để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
Cơ sở thực tiễn
Tong những năm qua giáo viên khối năm chúng tôi đã cố gắng trong việc thực hiện đổi mới trong phương pháp học để phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh.
Đối với mông Toán ở bậc tểu học, chúng tôi đã nhận thấy sự đổi mới rõ rệt về phương pháp dạy học để phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh.
Đối với môn Toán ở bậc tểu học, chúng tôi đã nhận thấy có sự đổi mới rõ rệt về phương pháp dạy trong giờ học đó là: Học sinh đã làm việc nhiều hơn và đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc giảng dạy các yếu tố hình học đối với lớp 5 còn nhiều bất cập do đó đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm dạy học, có biện pháp đổi mới cải tiến hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy môn hình học lớp 5 chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài nâng cao hiệu quả giảng dạy hình học lớp 5.
II. Mục đích của việc dạy các Yếu tố hình học
1. Làm cho học sinh có được những biểu tượng chính xác về một số hình hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng.
Ngay từ lớp 1 học sinh đã được làm quen với một số hình học thường gặp. Dựa trên trực quan mà các em có thể nhận biết hình một cách tổng thể. Sau đó, lên các lớp trên việc nhận biết hình sẽ được chính xác hoá dần dần thông qua việc tìm hiểu thêm các đặc điểm (về cạnh, góc,) của mình.
Đồng thời ở tiểu học cũng được học đo độ dài, đo diện tích và thể tích của hình, được luyện tập ước luợng (nhận biết gần đúng) số đo đoạn thẳng, diện tích, thể tích một số vật thường dùng.
Việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền với việc học tập với cuộc sống xung quanh và chuẩn bị học môn hình học ở bậc trung học cơ sở.
2. Rèn luyện một số kĩ năng thực hành, phát triển một số năng lực trí tuệ.
Khi học các yếu tố hình học, trẻ em được tập sử dụng các dụng cụ như thước kẻ, êke, compa để đo đạc và vẽ hình chính xác theo quy trình hợp lí, để phát hiện và kiểm tra các đặc điểm của hình; tập sử dụng ngôn ngữ và các kí hiệu cần thiết; tập đo độ dài, đo và tính chu vi, diện tích, thể tích các hình Những kĩ năng này được rèn luyện từng bước một, từ cấp thấp đến cao. Ví dụ, ở lớp 1 tập dùng thước kẻ; ở lớp 3 tập dùng êke; ở lớp 4 tập dùng êke để vẽ chính xác hình chữ nhật, đường thẳng song song, ở lớp 5 tập dùng compa để vẽ đường tròn, để đo đặt độ dài đoạn thẳng
Qua việc học tập các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng trên, một số năng lực trí tuệ của học sinh như phân tích, tổng hợp, quan sát, so sánh, đối chiếu, dự đoán, trí tưởng tượng không gian được phát triển.
3. Tích luỹ những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh.
Các kiến thức hình học ở tiểu học được dạy thông qua các hoạt động thực hành để tích lũy những hiểu biết cần thiết cho học sinh. Song những kiến thức kĩ năng hình học được thu lượm như vậy qua con đường thực nghiệm lại rất cần thiết trong cuộc sống, rất hữu ích cho việc học tập các tuyến kiến thức khác trong môn Toán tiểu học như Số học, Đo đại lượng, Giải toán; cũng như cho việc học tập các môn Vẽ, Viết tập, Tìm hiểu tự nhiên và xã hội (Địa lý), Thủ công.
Ngoài ra yếu tố hình học giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực trí tuệ; rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tố như: cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, ưa thích sự chính xác, làm việc có kế hoạchNhờ đó mà học sinh có thêm nhiều tiền để học các môn khác ở tiểu học, để học tiếp các giáo trình toán học có hệ thống ở bậc trung học cơ sở và thích ứng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
Khách thể đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể
Thực trạng và giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn hình học lớp 5.
Đối tượng
Nghiên cứu quá trình dạy và học trong các giờ dạy toán có nội dung hình của lớp 5.
Phạm vi nghiên cứu
Học sinh khối 4, 5 trường Tiểu học Trưng Vương.
Thời gian
Bắt đầu từ ngày 15/09/2009
Kết thúc ngày 30/03/2009
IV. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc dạy các yếu tố hình học ở trường Tiểu học Trưng Vương để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hình học lớp 5.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu lý luận của việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn hình học lớp 5 ở trường trong các giờ toán có nội dung hình đạt được kết quả cao như thế nào?
Đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy môn hình học lớp 5 theo đổi mới phương pháp dạy học từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giảng dạy đạt kết quả.
PHần II. Nội dung chuyên đề
	I. Nội dung chương trình sách giáo khoa tiểu học về dạy các yếu tố hình học.
	Nội dung các yếu tố hình học ở tiểu học được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Tức là các yếu tố hình học được lặp đi lặp lại vài lần trong chương trình, lần sau củng cố và phát triển kiến thức đã học của lần trước.
Đối với lớp 1:
	Môn toán lớp 1 gồm 4 chương, dạy trong 35 tuần. Trong đó toán về các yếu tố hình học gồm 9 tiết, các tiết này được rải ra và sắp xếp xen kẽ với các yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán.
a. Nội dung các yếu tố hình học lớp 1 gồm:
Hình vuông, hình tròn.
 Hình tam giác.
Điểm, đoạn thẳng.
Thực hành đo độ dài.
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình.
b. Mức độ yêu cầu.
	- Giúp học sinh có biểu tượng về điểm, đoạn thẳng, hình tròn, hình vuông và hình tam giác ở mức độ nhận biét được điểm, đoạn thẳng, hình tròn, hình vuông qua các hình vẽ và mẫu hình.
	- Biết cắt, ghép hình tam giác, hình vuông và biết vẽ đoạn thẳng bằng thước kẻ.
	- Giúp các em có biểu tượng về độ dài và đơn vị độ dài “xentimet”. Biết kí hiệu “cm”, nhận biết được độ dài 1 cm trên thước có vạch cm. Biết dùng thước để đo, biết ước lượng độ dài, biết cộng trừ các số đo đoạn thẳng.
Đối với lớp 2:
	Chương trình toán lớp 2 gồm 7 chương, dậy trong 35 tuần. Trong đó Toán về các yếu tố hình học gồm 14 tiết và cũng được rải ra xen kẽ cùng với việc dậy các yếu tố đại số.
a. Nội dung các yếu tố hình học lớp 2 gồm:
Hình chữ nhật, hình tứ giác.
Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
Chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật.
Đơn vị đo độ dài: dm, m, km, mm.
Mức độ yêu cầu.
Nhận biết được hình chữ nhật.
Biết đếm số hình chữ nhật và hình tứ giác trong một hình vẽ cho trước.
Biết nối các điểm cho trước để có hình chữ nhật, hình tứ giác.
Biết đo và tính độ dài đường gấp khúc.
Biết cách tính chu vi hình chữ nhật, hình tứ giác bằng cộng tổng độ dài các cạnh.
Đối với lớp 3:
	Chương trình Toán lớp 3 gồm 175 tiết, dậy trong 35 tuần. Trong đó, các bài toán về yếu tố hình học được dạy trong 24 tiết, và các tiết đó cũng được giải ra sắp xếp xen kẽ với việc dậy các yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán.
a) Nội dung các yếu tố hình học lớp 3 gồm:
Dùng chữ ghi hình.
Đỉnh, cạnh, góc của một hình.
Sử dụng eke.
Giải bài toán về phân tích, tổng hợp hình.
Vẽ hình, cắt, ghép, gấp, xếp hình.
Tính chu vi, diện tích, của hình chữ nhật, hình vuông.
Các số đo độ dài: km, mm, hm, bẳng đơn vị đo độ dài.
b) Mức độ yêu cầu.
Nhận biết được các yếu tố: Đỉnh, cạnh, góc của một hình, và xác định được chúng trong những trường hợp cụ thể.
Biết dùng chữ để đặt teen cho các đỉnh của hình tam giác, hình tứ giác.
Biết gọi tên hình theo các đỉnh ( Ví dụ: Đoạn thẳng AB, tam giác ABC, hình chữ nhật ABCD:.
Nhận dạng được góc vuông, gốc không vuông, biết dùng eke để kiểm tra lại góc. Nhận dạng và phân biệt được tam giác có góc vuông, hình chữ nhật với hình tứ giác. Biết vẽ hình.
Nắm được đơn vị đo độ dài: km, mm và biết đổi các đơn vị đo độ dài. Đơn vị đo diện tích: cm2.
Biết giải toán có liên quan đến số đo độ dài.
Biết tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật và hình vuông theo công thức chung.
 Đối với lớp 4
Chương trình môn toán 4 gồm 165 tiết dạy trong 35 tuần, trong đó các bài toán về yếu tố hình học được dạy trong 24 tiết.
a) Nội dung các yếu tố hình học gồm:
Đoạn thẳng; Đường thẳng; Tia; Đường thẳ ... p lên đạt kết quả.
VIII. Các ví dụ
1. Ví dụ 1
Vườn rau nhà em hình chữ nhật có chiều dài bằng chiều rộng và hơn chiều rộng 16cm. Ba em muốn đóng cọc để rào giậu xung quanh. Cọc nọ cách cọc kia 2m. Hỏi ban em phải dùng bao nhiêu cọc?
a. Yêu cầu
Để giải bài toán này học sinh phải biết vận dụng tổng hợp các kiến thức sau:
Cách giải bài toán điển hình. Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của chúng (16 và )
Công thức tính chu vi hình chữ nhật.
Cách tính số “cây” trồng trên đường khép kín (cây ở đây là cọc).
b. Cách giảng dạy
- Vẽ hình minh họa (hình chữ nhật có chiều dài được chia thành 8 đoạn, mỗi đoạn là 1m; có chiều rộng được chia thành 6 đoạn như thế; minh hoạ mỗi cọc bằng một điểm tô đậm).
- Đếm số điểm tô đậm: 14 điểm (đây là số cọc).
- Để tính độ dài đường (gấp khúc khép kín) bao quanh vườn (trên đó có đóng cọc), cần tính chu vi hình chữ nhật.
 (8 + 6) x 2 = 28 (m).
- Để biết chu vi chứa bao nhiêu “khoảng cách” giữa hai cọc cần lấy chu vi chia cho khoảng cách 2m giữa hai cọc: 28 :2 = 14 (cọc).
c. Phân tích bài toán: Có thể dùng một trong các cách sau:
Cách 1: 
- Bài toán hỏi gì? ( Số cọc)
- Muốn tìm số cọc em làm thế nào? (Lấy chu vi chia cho khoảng cách giữa hài cọc).
- Khoảng cách giữa hai cọc biết chưa? (Biết rồi)
- Chu vi hình chữ nhật biết chưa? (Chưa)
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật em làm thế nào?
(Lấy chiều dài cộng chiều rộng, rồi nhân 2)
- Chiều dài và chiều rộng đã biết chưa? (Chưa)
- Nhưng ta đã biết gì về quan hệ của chúng? (Hiệu là 16m, tỉ số là )
- Vậy ta có thể tính được chiều dài và chiều rộng không? (Tính được). Dựa vào bài toán điển hình nào? (Tìm hai số biết hiệu và tỉ).
Có thể tóm tắt quá trình phân tích trên bằng sơ đồ sau (gọi là sơ đồ phân tích bài toán):
 Số cọc
 Chu vi : Khoảng cách
 (Dài + Rộng) x 2
 Hiệu = 16m
 Tỉ số = 
Cách 2:
- Bài toán hỏi gì? (Số cọc)
- Muốn biết số cọc cần biết những gì? (Chu vi hình chữ nhật và khoảng cách giữa hai cọc)
- Đã biết khoảng cách giữa hai cọc chưa? (Biết rồi)
- Đã biết chu vi chưa? (Chưa biết)
- Muốn tính chu vi em cần biết gì? Chiều dài và chiều rộng)
- Đã biết những gì về chiều dài và chiều rộng? (Hiệu là 16, tỉ số là )
- Thế em có tính được chiều dài và chiều rộng không? (Tính được). Dựa vào bài toán điển hình nào? (Tìm hai số biết hiệu và tỉ)
Có thể ghi tắt quá trình phần tích trên bằng sơ đồ sau:
Số cọc
Chu vi
Khoảng cách
Dài
Rộng
Hiệu = 16m
 Tỉ số = 
d. Học sinh đi ngược sơ đồ phân tích trên để thực hiện các phép tính và giải bài toán theo trình tự:
- Tính chiều dài và chiều rộng
- Tính chu vi
- Tính số cọc
 Bài giải
 Số phần bằng nhau trong 16m là: 5 – 3 = 2 (phần)
 Mỗi phần bằng nhau là: 16 : 2 = 8 (m)
 Chiều dài vườn rau là: 8 x 5 = 40 (m)
 Chiều rộngvườn rau là: 8 x 3 = 24 (m0
 Chu vi vườn rau là: ( 40 + 24) x 2 = 128 (m)
 Số cọc cần dùng là: 128 : 2 = 64 (cọc)
 Đáp số: 64 cọc
2. Ví dụ 2
Một đám ruộng hình thang vuông đáy lớn 120m, đáy nhỏ kém đáy lớn 40m, chiều cao bằng tổng hai đáy.
a. Tính diện tích đám ruộng đó bằng mét vuông.
b. Người ta ngăn đám ruộng hình thang ra một hình tam giác sao cho phần ruộng cònlại là một hình chữ nhật. Tính diện tích mỗi phần ruộng theo đơn vị là a (có vẽ hình).
c. Người ta trồng hai thứ lúa khác nhau trên hai phần ruộng này. Lúa thu hoạch được trên phần ruộng tam giác chỉ bằng số lúa thu hoạch được trên phần ruộng hình chữ nhật. Biết rằng tổng số lúa thu được là 3120 kg, hỏi mỗi a ruộng nào cho nhiều lúa hơn và hơn bao nhiêu kilogam lúa?
2.1. Yêu cầu
Có thể coi bài này gồm ba bài toán nhỏ: a, b, và c. Để giải bài được các bài ấy. Học sinh cần biết vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng sau:
- Cách tính diện tích hình thang, hình tam giác, đổi số đo diện tích. 
- Cách vẽ hình chữ nhật (hình tam giác).
- Cách giải bài toán điển hình “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của chúng”.
- Cách tính năng suất theo sản lượng và diện tích.
2.2. Cách giảng dạy
Học sinh tự giải theo hướng dẫn của giáo viên.
a. Tìm hiểu đề:
i). Bài toán cho gì? (Hình thang vuông, đáy lớn 120m, đáy nhỏ kém đáy lớn 40m, chiều cao bằng tổng hai đáy). Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích hình thang).
ii). Bài toán cho gì thêm nữa? (Ngăn đám ruộng hình thang ra một hình tam giác sao cho phần ruộng còn lại là một hình chữ nhật). Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích mỗi phần ruộng theo đơn vị a).
iii). Bài toán cho thêm gì nữa? (Tổng số lúa thu được là 3120kg; số lúa thu được trên phần ruộng hình tam giác băng số lúa thu được trên phần ruộng hình chữ nhật). Bài toán hỏi gì? (Trên mỗi a ruộng nào cho nhiều lúa hơn và nhiều hơn bao nhiêu?).
b. Tóm tắt đề:
Học sinh vẽ hình và tóm tắt đề. Có thể làm như sau (hình 39)
tổng hai đáy
kém đáy lớn 40m
120m
S(ABCD) = ?m2
S(ABHD)= ? a
S(BCH)= ? a
A
B
D
C
H
Tổng số lúa ở hai phần ruộng: 3120 kg
Tỉ số lúa ở hai phần ruộng: 
Hiệu năng suất lúa ở hai phần ruộng:?
c. Phân tích bài toán
i). Bài toán hỏi gì? (Diện tích hình thang)
- Muốn biết diện tích hình thang em cần biết gì? (Đáy lớn, đáy nhỏ, chiều cao)
- Đáy lớn biết chưa? (Biết rồi). Đáy nhỏ biết chưa? (Chưa)
- Có thể tính được đáy nhỏ không? (Tính được: Lấy đáy lớn trừ 40m).
- Chiều cao biết chưa? (Chưa). Có thể tính được chiều cao không? (Tính được: Lấy đáy lớn cộng đáy nhỏ rồi chia cho 4).
ii). Bài toán hỏi gì? (Diện tích hình chữ nhật ABHD và tam giác BCH)
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật em cần biết gì? (AB và AD)
- AB va AD biết chưa? (Biết rồi: từ câu a)
- Muốn tính diện tích tam giác BCH em cần biết gì?
(Cạnh HC và chiều cao BH)
- Chiều cao BH biết chưa? (Biết rồi, vì BH = AD)
- Cạnh HC biết chưa? (Chưa). Có thể tính HC bằng cách nào?
Lấy CD trừ AB, vì AB = DH)
iii). Bài toán hỏi gì? (Hiệu số lúa thu được trên mỗi a của hai phần ruộng).
- Muốn tìm hiệu số lúa đó ta cần biết gì?
(Số lúa thu được trên mỗi a của hai phần ruộng)
- Muốn tìm số lúa thu được trên mỗi a đó, ta cần biết những gì? (Số lúa thu được trên mỗi phần ruộng và diện tích mỗi phần ruộng?
- Diện tích mỗi phần ruộng biết chưa? (Biết rồi: từ câu b).
Sản lượng ở mỗi phần ruộng biết chưa? (Chưa, mới biết tổng của chúng là 3120 kg và tỉ số của chúng là )
- Vậy có thể tính được các sản lượng đó không? (Tính được theo bài toán tìm hai số biết tổng và tỉ số của chúng)
Tương ứng với các quá trình phân tích trên, có thể nêu các cơ số như sau:
i). Diện tích
Đáy lớn
Đáy nhỏ
Chiều cao
ii).D.tích (ABHD)
Chiều rộng
 (AD)
Chiều dài
 (AB)
Chiều cao
 (BH)
Cạnh
(HC)
D.tích
iii).
Hiệu năng suất
Diện tích I
Năng suất I
Diện tích II
Sản lượng I
Năng suất II
Sản lượng II
Tổng = 3120
Tỉ số = 
(ở dây ta viết tắt theo kiểu: Năng suất I nghĩa là năng suất trên thửa ruộng thứ nhất...)
a. Từ sự phân tích tên học sinh thực hiện các phép tính và viết bài giải:
Câu a: Đáy nhỏ hình thang là: 120 – 40 = 80 (m)
 Chiều cao hình thang là: (120 + 80) : 4 = 50 (m)
 Diện tích hình thang là: = 5000 (m2)
Câu b: Vì ABHD là hình chữ nhật nên HC bằng 40m
 Diện tích phần ruộgn hình chữ nhật là:
 80 x 50 = 4000 (m2)
 Diện tích phần ruộng hình tam giác là:
 = 1000 (m2) hay 10 a
Câu c: Tổng số phần bằng nhau là: 10 + 3 = 13 (phần)
 Số lúa thu được trên phần ruộng hình chữ nhật là:
 = 2400 (kg)
 Số lúa thu được trên phần ruộng hình tam giác là:
 3120 – 2400 =720 (kg)
 Mỗi a ở phần ruộg hình chữ nhật thu được:
 2400 : 40 = 60 (kg)
 Mỗi a ở phần ruộng hình tam giác thu được:
 720 : 10 = 72 (kg)
Mỗi a phần ruộng hình tam giác thu được nhiều hơn mỗi a phần ruộng hình chữ nhật:
 72 – 60 = 12 (kg)
Đáp số: a) 5000m2
 b) 40 a và 10 a
 c) 12kg
Phần III. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề “Nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 ” với các biện pháp mà chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
I. Kết quả
1.Phía giáo viên
Chúng tôi đã nắm chắc được phương pháp dạy học. Người thầy trên lớp đóng vai trò chỉ đạo dẫn dắt, không làm thay trò.
Giáo viên đã có kinh nghiệm giao việc cho học sinh đúng đối tượng, vừa sức, tạo cho học sinh say mê, hứng thú tích cực chủ động trong học tập.
2. Về phía học sinh
Các em nắm chắc các yếu tố hình học, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và hầu hết các em rất thích học môn toán, nhất là học về dạng toán hình học.
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chí như ban đầu.
Kết quả đạt được là:
Nhận biết về kỹ năng vẽ hình
Nắm kiến thức cơ bản về hình học
Vận dụng luyện tập
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
91 em
7 em
89 em
9 em
89 em
9 em
93%
7%
91%
9%
91%
9%
Qua bảng khảo sát trên đã bước đầu khẳng định việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học nói riêng và của môn toán nói chung là việc làm rất cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
II. Bài học
Từ những kết quả đạt được nêu trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì cần phải nâng cao hiệu quả giảng dạy tức là phải giảng theo hướng đổi mới. Có được như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta phải thực sự say mê với nghề nghiệp. Có lòng thương yêu, quan tâm tới học sinh, luôn luôn nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy.
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình bài dạy sách giáo khoa xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài để chủ động về thời gian và lượng kiến thức cần cung cấp.
Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài soạn xác định đúng mục tiêu yêu cầu của bài dạy. Giáo viên cần phải chuẩn bị tố các đồ dùng trực quan và sử dụng có hiệu quả, tạo không khí lớp học thoải mái.
Kếp hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học.
Người giáo viên cũng cần nâng cao trình độ về toán học thông qua nghiên cứu các tài liệu thăm lớp dự giờ và các buổi hội thảo chuyên đề.
Trên đây là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 mà nhóm giảng dạy khối 5 chúng tôi. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường đã và đang thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học.
Đây là một công việc đòi hỏi người thầy phải tìm tòi công phu trong từng tiết học, do vậy mà chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, và sự đóng góp ý kiến mà các đồng nghiệp đồng chí để giúp tôi có những tiết dạy tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước.
 Tôi xin trân thành cảm ơn!
 Uông Bí, ngày tháng năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Nguyễn Thị Toàn - TH Trưng Vương - U.Bí.doc