Đề tài Rèn đọc cho học sinh yếu trong giờ Tập đọc ở lớp 5

Đề tài Rèn đọc cho học sinh yếu trong giờ Tập đọc ở lớp 5

Ông cha ta thường nói: “Ăn vóc học hay” nghĩa là người đời từ xa xưa đã nhắc nhở nhau và đặc biệt là nhắc nhở con trẻ : phải ăn - phải biết ăn uống để cơ thể khoẻ mạnh ; phải học - phải biết cách học để ngày càng khôn hơn, để có sự phát triển về trí tuệ, để phong phú, lành mạnh về tâm hồn.

 

doc 7 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1169Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn đọc cho học sinh yếu trong giờ Tập đọc ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
rèn đọc cho học sinh yếu trong giờ tập đọc ở lớp 5
I. Đặt vấn đề:
	1. Lý do chọn đề tài: 
Ông cha ta thường nói: “Ăn vóc học hay” nghĩa là người đời từ xa xưa đã nhắc nhở nhau và đặc biệt là nhắc nhở con trẻ : phải ăn - phải biết ăn uống để cơ thể khoẻ mạnh ; phải học - phải biết cách học để ngày càng khôn hơn, để có sự phát triển về trí tuệ, để phong phú, lành mạnh về tâm hồn.
ở lứa tuổi học sinh Tiểu học sự học, việc học của các em không thể thoát ly khỏi người thầy. Thầy giáo giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên các lớp trên. ở Tiểu học các em được làm quen với nhiều phân môn và phân môn nào cũng có nét đặc trưng riêng của nó.Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học phân môn Tập đọc là một trong những phân môn được nhiều trường, nhiều giáo viên quan tâm nhất. Theo tôi, với HS Tiểu học, nếu các em học tốt - đặc biệt là đọc tốt trong các giờ tập đọc thì có thể nói đó là nền tảng để các em học tốt các môn học khác, các giờ học khác.
Xuất phát từ nhận thức trên, qua nhiều năm giảng dạy và nay được phân công chủ nhiệm lớp 5 tôi đã tập trung nghiên cứu về đề tài: Rèn đọc cho học sinh yếu trong giờ Tập đọc ở lớp 5”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài kinh nghiệm này là tìm hiểu nguyên nhân, mức độ yếu của học sinh lớp 5 trong quá trình luyện đọc ở giờ tập đọc. Từ đó thử áp dụng một số biện pháp để rèn đọc cho học sinh.
3. Nhiệm vụ : Với mục đích như trên, tôi xác định nhiệm vụ của đề tài là xác định được trong môn Tập đọc học sinh đọc yếu là do nguyên nhân nào ? Cần áp dụng những giải pháp nào? Và nghiệm thu kết quả ra sao?
4. Đối tượng : Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này tại lớp 5A do tôi chủ nhiệm. Phạm vi nghiên cứu là trình độ và kỹ năng đọc của học sinh yếu kém. Thời gian mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này bắt đầu từ 10 / 2006 đến 4/2007.
5. Phương pháp : Để tiến hành đề tài này, tôi đã tiến hành phương pháp điều tra, khảo sát, đàm thoại, nghiên cứu tài liệu
II. nội dung Giải quyết: 
Để củng cố các kiến thức cơ sở và tìm hiểu về các loại kỹ năng trong môn tâp đọc : 
Tôi đã nghiên cứu lại về lý luận về giáo học pháp môn tập đọc ở Tiểu học. Đặc biệt đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình thay sách lớp 5 nên tôi đã nghiên cứu rất kỹ phương pháp dạy tập đọc. Tôi đã tìm đọc, tham khảo về các đề tài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh kém các môn như môn Toán, môn Tập làm văn  của các giáo viên đi trước, của anh chị em đồng nghiệp. Đặc biệt là các bài sáng kiến kinh nghiệm được in ở Tạp chí Giáo dục Tiểu học rất lôi cuốn, hấp dẫn tôi trong đó có bài “Góp phần đổi mới phương pháp dậy tập đọc” của thầy giáo Phạm Thế Sâm (Sở Giáo dục đào tạo Hà nội – Giáo dục Tiểu học 1/2000), và bài “Bàn về thao tác luyện tiếng khó trong giờ tập đọc” của thầy giáo Nguyễn Trại ( Giáo dục Tiểu học 3/2000) là được tôi quan tâm chú ý nhiều nhất.
2. Quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm:
Xác định nguyên nhân và mức độ yếu:
Theo tôi muốn khắc phục được tình trạng yếu kém của học sinh trong giờ tập đọc trước hết phải biết được học sinh thường yếu về những mặt nào và mức độ yếu kém ra sao?
Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã tiến hành phương pháp điều tra, khảo sát (Qua giờ tập đọc) và phương pháp đàm thoại với các em trong và ngoài giờ học .
Qua phân tích tổng hợp kết quả điều tra – khảo sát tôi đã xác định được một số nguyên nhân và mức độ yếu kém của học sinh trong giờ Tập đọc như sau:
- Nguyên nhân khách quan : do hoàn cảnh gia đình, điều kiện (Thời gian, sách vở, qua giao tiếp, sinh hoạt trong gia đình các em cũng bị ảnh hưởng ngôn ngữ không chuẩn mực )
- Nguyên nhân chủ quan: Do các em chưa có ý thức về bộ môn, tính cách (cẩu thả ) sức khoẻ, thể chất
- Yếu về kỹ năng: xác định từng em yếu về kỹ năng nào? Do phát âm sai đặc biệt là phụ âm l - n là âm ở địa phương còn ngọng; do chưa hiểu được ý của văn bản nên chưa đọc được thoát ý, do chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm ; do thao tác, tư thế thực hiện việc đọc chưa đúng 
Khi tiến hành điều tra khảo sát ngay từ đầu năm học tôi đã có kết quả ban đầu như sau:
Tổng số HS
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
25
8
32
12
48
5
20
Loại kỹ năng yếu kém
Số học sinh
Tỷ lệ %
Phát âm sai do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương
18
72
Thao tác tư thế đọc
7
28
Đọc giật cục, ngập ngừng, chưa thoát ý
8
32
Chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm
12
48
b.Một số biện pháp chung: Sau khi đã xác định được đối tượng học sinh yếu về phần đọc cần bồi dưỡng trong giờ Tập đọc, tôi đã căn cứ vào tịnh hình cụ thể để tiến hành các biện pháp như sau 
+ Trước hết, tôi đến từng gia đình các em để gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh các em về tình hình học tập của các em trong môn Tiếng Việt nói chung và môn đọc nói riêng, nhờ các bậc phụ huynh tạo điều kiện giúp đỡ.
+ Sau đó tôi làm công tác tư tưởng, động viên giao nhiệm vụ, làm cho các em yếu có ý thức vươn lên học tốt, đọc tốt. Đặc biệt, tôi đi sâu vào tìm cách giúp đỡ các em khắc phục những khó khăn, hạn chế trong sinh hoạt học tập của các em như : điều kiện gia đình, sách vở, thời gian học bàiTiếp theo, tôi lên kế hoạch về thời gian, phương pháp và nội dung giúp đỡ đối với từng em.Với mỗi học sinh, tuỳ tình hình cụ thể của cá nhân tôi đề ra những yêu cầu rõ ràng, từng bước và đòi hỏi mỗi em phải có kế hoạch tự bồi dưỡng theo hướng dẫn của cô giáo.
	+Tôi thiết nghĩ việc rèn đọc, bồi dưỡng cho học sinh yếu về tập đọc không chỉ đóng khung, gói gọn trong giờ Tập đọc mà phải bồi dưỡng, phải rèn qua tất cả các tiết dạy ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ và bằng nhiều hình thức. Để thực hiện được vấn đề này thì ngôn ngữ phát âm của giáo viên phải hết sức chuẩn mực, trong sáng. Trong các tiết Địa lí, Lịch sử, Đạo đứctôi thường yêu cầu các em đó dựa vào lược đồ, bản đồ, vào tình huống cụ thể để mô tả lại bằng lời của mình. Nếu phát âm, diễn đạt chưa chưa thoát ý thì yêu cầu nói lại bằng đúng mới thôi.
Trong giờ Luyện từ và câu tôi gọi HS đó đọc yêu cầu đề nhiều hơn, đặt câu nhiều hơn để nghe khả năng đọc của các em.
Trong giờ Kể chuyện, Tập làm văn tôi cũng năng gọi HS đó kể chuyện, nói miệng nhiều hơn.Trong các giờ này, khi tổ chức cho HS thảo luận, tôi thường cắt cử các em thay phiên nhau làm nhóm trưởng để điều hành tổ tạo cho các em khả năng tự tin hơn khi đọc, khi nói trước đám đông. Trong quá trình các em đó đọc hoặc nói một vấn đề, tôi thường yêu cầu HS đọc khá, đọc tốt, nói tốt trong lớp lắng nghe và sửa cho bạn ngay khi bạn phát âm sai, nói chưa đúng.
Ngoài những giờ học trên lớp tôi còn chú ý làm công tác ngoại khoá văn học như tổ chức các buổi kể chuyện, đọc những bài thơ mà các em yêu thích, từ đó nâng cao dần khả năng đọc, nói cho các em.
c. Biện pháp rèn luyyện kỹ năng riêng đối với từng loại HS yếu kém khi đọc:
Trên cơ sở điều tra, phân loại HS yếu kém trong quá trình tập đọc tôi đã thực hiện các biện pháp luyện tập sát với từng đối tượng, cụ thể :
	+ Đối với những HS yếu kém về phát âm đặc biệt là phụ âm l- n là những phụ âm ở địa phương cón ngọng nhiều tôi gọi các em đọc, nói nhiều hơn.Trong các giờ học buổi 2 tôi chọn các bài thơ văn có nhiều phụ âm này để các em được tiếp cận, tập đọc cá nhân theo nhóm, theo tổ, sau đó tổ chức thi đọc giữa các tổ, các cá nhân.
	+ Đối với HS đọc yếu do chưa hiểu ý của văn bản còn đọc giật cục, ngập ngừng chưa thoát ý tôi đã giúp các em khắc phục bằng cách : trong các tiết Luyện từ và câu thường yêu cầu các HS đó phải xác định đúng chủ ngữ , vị ngữ của câu. Bởi tôi nghĩ : HS có xác định đúng chủ ngữ , vị ngữ thì mới đọc đúng được.Tiếp theo, yêu cầu các tập lấy hơi đối với những câu dài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu phảy, dấu chấm
	+ Đối với những HS có thao tác, tư thế đọc chưa đúng, ngay từ buổi đầu tôi đã luyện cho các em tư thế đọc sách (ngồi, đứng), lật trang sáchvà đặc biệt chú ý khoảng cách hợp vệ sinh từ mắt tới trang sách biết đưa mắt lướt qua trang sách và theo từng dòng chữ như thế nào để có tốc độ đọc nhanh dần.
	+ Đối với những HS đọc kém do chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm tôi thường gọi các em đó đọc sau khi đã tìm hiểu bài, hỏi nhiều câu hỏi chẻ nhỏ từ câu hỏi chính trong SGK. Sau đó gọi các em đọc từng câu, từng đoạn và tiến tới toàn bài.
	Qua một thời gian (hơn một học kỳ) tiến hành các biện pháp chung và riêng tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát lại để xác định kết quả bồi dưỡng, giúp đỡ HS yếu kém của mình trong giờ Tập đọc. Sau đây là bảng thống kê của các em HS lớp tôi giữa học kỳ như sau: 
Tổng số HS
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
25
17
68
6
24
2
8
Loại kỹ năng yếu kém
Số học sinh
Tỷ lệ %
Phát âm sai do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương
7
28
Thao tác tư thế đọc
3
12
Đọc giật cục, ngập ngừng, chưa thoát ý
3
12
Chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm (diễn cảm)
7
28
Bảng so sánh đối chiếu
Tổng số Học sinh
Lần kiểm tra khảo sát
Khá giỏi
Trung bình
Yếu kém
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
25
Lần đầu
8
32
12
48
5
20
Giữa kỳ 2
17
68
6
24
2
8
Loại kỹ năng yếu kém
Lần đầu
Lần cuối (Giữa kỳ 2)
Số HS
%
Số HS
%
Phát âm sai do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương
18
72
7
28
Thao tác tư thế đọc
7
28
4
12
Đọc giật cục, ngập ngừng, chưa thoát ý
8
32
3
28
Chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm (diễn cảm)
12
48
7
12
Từ thực tiễn áp dụng các biện pháp bồi dưỡng, rèn học sinh yếu môn Tập đọc và qua số liệu như đã nêu trên, tôi rút ra được một số kết luận sau đây:
1. Muốn giúp đỡ bồi dưỡng rèn HS yếu môn Tập đọc trứơc hết phải điều tra ,khảo sát tìm hiểu nguyên nhân và mức độ yếu kém của HS
2. Trên cơ sở đó có những biện pháp chung và riêng để giúp đỡ HS nhưng tuỳ từng đối tượng. Phải phân loại được HS, phân loại các kỹ năng trong quá trình đọc của các em, em nào yếu kỹ năng nào thì rèn kỹ năng đó .
3. Nâng cao chất lượng Tập đọc không những tạo điều kiện cho HS tự tin hơn khi giao tiếp, học tốt các môn học khác mà còn tạo điều kiện nâng cao chất lượng toàn diện.
III. Kết luận và đề xuất kiến nghị:
Qua gần một năm thử nghiệm các biện pháp nâng cao, rèn kỹ năng tập đọc cho HS yếu kém ở lớp 5A, tôi đã thu được kết quả rõ rệt. Chất lượng môn Tập đọc nâng lên, qua đó ý thức học tập của HS yếu kém cũng được nâng lên, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Kinh nghiệm đề tài này cho thấy : nhờ phát hiện các mặt yếu kém và có biện pháp khắc phục cho từng mặt, cho từng HS nên các giờ dạy có nội dung thiết thực, phong phú có hiệu quả cao trong việc rèn HS yếu. Để phổ biến và phát triển kinh nghiệm này trong môn Tập đọc cũng như các môn khác, tôi mong có sự trao đổi rộng rãi giữa các đồng nghiệp (qua hội thi thao giảng, chuyên đề) để được học tập kinh nghiệm lẫn nhau .Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các cấp lãnh đạo để chất lượng giảng dạy môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung của tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa trong các năm học tới.
	Vì vậy tôi mong rằng các cấp lãnh đạo cần quan tâm bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ cho môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng như : Tranh ảnh
 Kim Định, ngày 2 tháng 5 năm 2007
 Người viết 
 Đặng Thị Thuỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc 5.doc