Đề tài Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 , 5

Đề tài Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 , 5

 Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu không chỉ đối với đất nước ta mà còn đối với các nước khác trên thế giới.Như chúng ta đã biết giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc đóng vai trò đảm bảo phát triển trí tuệ, năng lực, tầm hiểu biết, giáo dục còn góp phần không nhỏ trong việc phát triển nhân cách, đạo đức lối sống. Đặc biệt hơn, giáo dục chính là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của đất nước.

doc 15 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 3746Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 , 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu không chỉ đối với đất nước ta mà còn đối với các nước khác trên thế giới.Như chúng ta đã biết giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc đóng vai trò đảm bảo phát triển trí tuệ, năng lực, tầm hiểu biết, giáo dục còn góp phần không nhỏ trong việc phát triển nhân cách, đạo đức lối sống. Đặc biệt hơn, giáo dục chính là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của đất nước.
 	Đối với nền kinh tế mở như hiện nay, việc đòi hỏi yêu cầu về chất xám ngày càng được nâng cao, đây chính là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đứng vững và ngày càng phát triển cùng các nước trên thế giới. Vì vậy giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là ở bậc tiểu học, bởi đó là nơi ươm mầm tương lai của đất nước.Trong cuộc sống hàng ngày nhu cầu trao đổi về ngôn ngữ là thường xuyên và rất cần thiết, thông qua hoạt động này con người hiểu nhau dễ dàng và đơn giản hơn. Chính vì vậy,Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho học sinhvà phân môn tập đọc lại càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh.
 	Ở cấp Tiểu học, khi dạy môn Tiếng Việt chủ yếu tập trung rèn cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng đó được thực hiện bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 5 và nâng dần từ thấp đến cao. Riêng kĩ năng đọc gồm có nhiều phương diện như: đọc thầm, đọc lướt, đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm, trong đó phương diện đọc diễn cảm là khó nhất đối với học sinh Tiểu học. Bởi lẽ, đọc diễn cảm là một hình thức đọc có tính đặc thù, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ văn học cho học sinh. Khi đọc diễn cảm, người đọc chuyển văn bản “viết” thành văn bản “âm thanh” một cách trung thực, nhằm truyền đến cho người nghe không chỉ nội dung thông tin mà còn cảm nhận được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản. Một người đọc diễn cảm tốt tức là người đó đã truyền thụ được một phần nội dung và cảm xúc của bài đọc tới người nghe mà chưa cần đến giảng giải. Đối với học sinh, khi đọc diễn cảm các bài đọc trong chương trình, các em sẽ được tiếp thu với ngôn ngữ nghệ thuật và cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương. Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ đơn thuần thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc về cả phạm trù văn học, phạm trù nghệ thuật và thẩm mỹ. 
Với nhiều năm giảng dạy khối lớp 4 và 5, tôi thấy trong phân môn Tập đọc có nhiều dạng bài, nhiều thể loại văn bản khác nhau. Các thể loại văn bản đó rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất gần gũi với các em học sinh thuộc lứa tuổi. Vậy làm thế nào để giúp các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của từng loại văn bản và phản ánh một cách trung thực, đầy đủ thông qua giọng đọc là một vấn đề mà chúng ta- những người làm công tác giáo dục đã và đang quan tâm. Đặc biệt trong những năm học này, Ngành Giáo dục cũng đã chú trọng việc đọc diễn cảm của giáo viên và đã tổ chức Hội thi “Giáo viên đọc diễn cảm” ở các cấp. Đây là một hoạt động chuyên môn rất bổ ích nhằm giúp cho mỗi giáo viên tự xác định được : Vì sao cần phải rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ Tập đọc? Khi rèn đọc diễn cảm cần chú trọng vấn đề gì ? Cách rèn như thế nào ? Trong quá trình giảng dạy, mặc dù bản thân tôi đã thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp rèn đọc diễn cảm cho các em song đôi lúc vẫn còn lúng túng. Tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc hay để hiểu rõ cái hay, cái đẹp của từng bài. 
Xuất phát từ nhiều lí do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, năm học này tôi xin được trình bày “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4& 5” nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm trong học sinh nói chung. 
II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
* Về phía giáo viên:
 	Trước đây, phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt ở chương trình cũ vẫn còn đề cao quá mức về cảm thụ văn học nên một số giáo viên đã biến tiết Tập đọc thành giờ giảng văn. Trong tiết học, giáo viên quá lạm dụng phần tìm hiểu bài, giảng giải là chính còn học sinh chỉ nghe, ít có thời gian để luyện đọc; hậu quả là có một số em học hết chương trình Tiểu học mà vẫn chưa đọc thông thạo. Song ở chương trình tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọc được sắp xếp khá lôgic, chặt chẽ theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nội dung phong phú ; hơn nữa giáo viên đã nắm được Chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu của học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc thì người giáo viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá nhịp nhàng giữa các hoạt động.
- Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 4 và 5, tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều. Đa số các em chỉ mới đọc đúng, số học sinh biết đọc diễn cảm còn rất ít (thậm chí nhiều em chưa biết cách đọc diễn cảm hoặc còn xem nhẹ hoạt động này); số học sinh đọc chưa lưu loát và sai lỗi vẫn còn. 
 - Đa số các bài đọc lớp 4& 5 tương đối dài mà thời gian một tiết học quá ít nên hầu như giáo viên chỉ mới dừng lại ở luyện đọc đúng cho các em, bước hướng dẫn các em đọc diễn cảm còn ít. Chính vì thế, việc yêu cầu các em tham gia thể hiện đọc diễn cảm trước lớp chỉ thực hiện được ở một số học sinh khá, giỏi.
 * Về phía học sinh:
- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó. 
- Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ.
- Giọng đọc của học sinh còn nhỏ ; Nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
đặc điểm của học sinh lớp 4& 5 khi đọc sách là ngây thơ, hồn nhiên và tràn đầy cảm xúc, nhiều khi không tương đồng với cảm xúc của tác giả khi các em không hiểu ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, không thấy sự phức tạp trong tư tưởng tình cảm của tác giả.
 VD: Học sinh lớp 5 có thể hiểu đoạn văn của truyện kể “Người ăn xin” (I.X Tuốc-ghê-nhép). Ông lão nhận được sự đồng cảm nên biết ơn sâu sắc(tầng ý nghĩa thứ nhất); Người qua đường không có gì cụ thể để cho những chia sẻ sự đồng cảm nhưng nhận thấy lòng biết ơn từ ông lão, rất cảm động, nghĩa là cũng được nhận (tầng ý nghĩa thứ hai). 
 Hai con người thân phận khác nhau mà hiểu nhau, cảm được lòng nhau, cho và nhận từ nhau. Không thể tự mình hiểu được triết lí này, nhưng học sinh lớp 5 vẫn xúc động trước tình người nhân ái và tinh thần nhân đạo của tác phẩm.
 Khi đọc sách, học sinh đầy mơ ước, tưởng tượng, dễ mơ mộng. Dễ mơ mộng sẽ thành mơ mộng tiêu cực, nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn đúng lúc và đúng tâm trạng của học sinh.
 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4-5 khi đọc sách là tác phẩm có cốt truyện, có tình tiết li kì, hấp dẫn, các nhân vật xấu- tốt; ngay - gian; trung - minh rõ rệt.
 - Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên các em đọc còn sai các từ ngữ, sai nội dung ý nghĩa của văn bản.
 III. PHẦN NỘI DUNG: 
 1. Cơ sở lí luận:
- Muïc tieâu cuûa moân Tieáng Vieät ôû Tieåu hoïc nhaèm hình thaønh vaø phaùt trieån ôû hoïc sinh caùc kó naêng söû duïng Tieáng Vieät ( nghe, noùi, ñoïc, vieát )ñeå hoïc taäp vaø giao tieáp trong caùc moâi tröôøng hoaït ñoäng cuûa löùa tuoåi. Thoâng qua vieäc daïy vaø hoïc Tieáng Vieät goùp phaàn reøn luyeän caùc thao taùc cuûa tö duy cho hoïc sinh.
 - Cung caáp cho hoïc sinh nhöõng kieán thöùc cô baûn veà Tieáng Vieät vaø nhöõng hieåu bieát sô giaûn veà xaõ hoäi, veà töï nhieân vaø con ngöôøi, veà vaên hoùa, vaên hoïc cuûa Vieät Nam vaø nöôùc ngoaøi.
 - Boài döôõng tình yeâu Tieáng Vieät vaø hình thaønh thoùi quen giöõ gìn söï trong saùng, giaøu ñeïp cuûa Tieáng Vieät, goùp phaàn hình thaønh nhaân caùch con ngöôøi Vieät Nam xaõ hoäi chuû nghóa.
 - Töø naêm hoïc 2006 - 2007 hoïc sinh lôùp 4, 5 ñöôïc hoïc chöông trình tieåu hoïc môùi ôû taát caû caùc moân. Trong ñoù moân Tieáng Vòeât goàm 10 ñôn vò hoïc, moãi ñôn vò hoïc öùng vôùi moät chuû ñieåm hoïc trong 3 tuaàn, caùc chuû ñieåm hoïc taäp xoay quanh nhöõng vaán ñeà lôùn ñaët ra cho ñaát nöôùc, daân toäc vaø caû loaøi ngöôøi.
* Phaân moân Taäp ñoïc giuùp hoïc sinh :
 + Cuûng coá kó naêng ñoïc trôn, ñoïc thaàm ñaõ ñöôïc hình thaønh ôû caùc lôùp 1,2, 3, Taêng cöôøng toác ñoä ñoïc, bieát ñoïc löôùt ñeå choïn thoâng tin nhanh; tieáp tuïc reøn luyeän kó naêng ñoïc dieãn caûm laø kó naêng baét ñaàu ñöôïc reøn luyeän töø lôùp 4, 5.
 + Phaùt trieån kó naêng ñoïc hieåu leân möùc cao hôn: naém vaø vaän duïng ñöôïc moät soá khaùi nieäm nhö ñeà taøi, coát truyeän, tính caùch ,..ñeå hieåu yù nghóa cuûa baøi vaø phaùt hieän moät vaøi giaù trò ngheä thuaät trong caùc baøi vaên, thô. Ñaây laø yeâu caàu troïng taâm.
 + Môû roäng voán hieåu bieát veà töï nhieân , xaõ hoäi vaø con ngöôøi ñeå goùp phaàn hình thaønh nhaân caùch cuûa con ngöôøi môùi
* Yeâu caàu veà kó naêng ñoïc ñoái vôùi hoïc sinh lôùp 4 & 5 :
 + Ñoïc caùc vaên baûn ngheä thuaät, khoa hoïc, haønh chiùnh, baùo chí.
 + Ñoïc dieãn caûm ñoaïn vaên, baøi thô, maøn kòch ngaén.
 + Tìm hieåu yù nghóa cuûa baøi vaên, baøi thô vaø moät soá chi tieát coù giaù trò ngheä thuaät trong baøi vaên, baøi thô. Nhaän xeùt veà nhaân vaät, hình aûnh vaø caùch söû duïng töø ngöõ trong baøi vaên, baøi thô.
 2. Cơ sở pháp chế:
 - NGhị Quyết hội nghị lần thứ hai BCH T.Ư Đảng (khóa VIII) về định hướng phát triển Giáo dục – Đào tạo trong thời kì công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1997).
- Quyết định số 2957/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về mục tiêu giáo dục bậc tiểu học. 
- Chỉ thị số 15(4/1999) của Bộ GD-ĐT.
- Luật Giáo dục tiểu học.
- Nhiệm vụ năm học của ngành Gíao dục huyện M’drăk và nghị quyết thực hiện nhiệm vụ của trường TH Nguyễn Văn Trỗi năm học 2010 – 2011,
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
 1. Cơ sở thực hiện
- Học sinh lớp 4 & 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi từ năm 2008 - nay;Học sinh lớp 5A năm học 2008- 2009; Học sinh lớp 4A năm học 2010- 2011.
- SGK và SGV Tiếng Việt 4 & 5. 
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở TH lớp 4& 5.
- Dạy và học môn Tiếng Việt ở TH theo chương trình mới – NXB Giáo dục.
- Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học- NXB Giáo dục.
- Dạy văn cho học sinh Ti ... 
+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của các nhân vật qua lời nói và tình huống kịch. 
- Yêu cầu các em nêu giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. Cụ thể :
. Giọng của Cai và lính khi nói với Dì Năm: ở đoạn 1 thì hống hách, hung dữ và xấc xược; còn ở đoạn 5 lúc thì dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc thì hống hách để doạ dẫm, lúc thì ngọt ngào xin ăn.
 . Giọng của dì Năm: đoạn đầu tự nhiên; đoạn sau nhẹ nhàng, khéo léo.
. Giọng của cán bộ: bình tĩnh, thông minh.
. Giọng của An: thật thà, hồn nhiên và ngây thơ.
- Hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm đoạn kịch theo phân vai. 
* Đọc diễn cảm :
- Yêu cầu đọc diễn cảm theo nhóm
+ Đọc từng đoạn. 
+ Đọc toàn bộ đoạn kịch
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp. 
=> NX, tuyên dương.
+ Từng tốp học sinh đọc;Lớp nhận xét. 
+ 6 em đọc (ĐT1 và 2: vai dì Năm, chú cán bộ, cai và người dẫn chuyện ; ĐT3 vai An và lính) 
- Đọc theo phân vai (1 - 2 nhóm)
- Lớp NX và bình chọn bạn thể hiện hay nhất. 
 Như vậy, để rèn cho các em đọc diễn cảm có hiệu quả, trong các giờ Tập đọc tôi luôn cho các em xác định bài đọc đó thuộc thể loại nào, từ đó các em sẽ định dạng cho mình về cách thể hiện cảm xúc đối với bài đọc đó một cách tốt nhất, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em. Hơn nữa, vì thời gian luyện đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc rất ít nên để đáp ứng cho nhiều đối tượng học sinh được đọc diễn cảm, tôi đã tiến hành tổ chức cho các em luyện đọc thêm các tiết Tăng cường tiếng Việt (buổi chiều) hoặc trong thời gian bồi dưỡng, phụ đạo cho các em ở các tiết học.
 2.3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
Thực tế các lớp tôi dạy, đa số các em đọc tương đối lưu loát các bài đọc trong sách giáo khoa cũng như các văn bản khác, song do sự trải nghiệm thực tế còn hạn chế và vốn sống còn ít ỏi nên các em khó thể hiện thành công một bài đọc theo yêu cầu một cách chủ động và sâu sắc. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”(Tiếng Việt 5- tập 1)
Đa số các em học sinh của lớp tôi là con cán bộ công chức, gia đình buôn bán ít làm ruộng. Nếu như các em chưa một lần được về quê hoặc về vùng nông thôn, chưa được ngắm cảnh đồng quê vào vụ gặt trong một ngày thu đẹp trời thì các em khó có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp trù phú, ấm no, thanh bình mà nhộn nhịp của ngày mùa. Trong bài đọc trên tả một vẻ đẹp trù phú, sống động nơi làng quê với những màu vàng rất khác nhau: vàng xuộm của cánh đồng, vàng hoe của nắng trời mùa thu, vàng lịm của những quả xoan chín mọng, vàng mượt của những chú chó, chú gà béo tốtTất cả những chi tiết đó các em đều cảm nhận qua lời giảng và giọng đọc của tôi thể hiện lại mà không hề biết bản thân mình đúng hay sai. Vì thế, trong quá trình dạy, tôi yêu cầu các em luôn phải cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, hoà mình vào cảnh vật để cảm nhận hết cái tình của tác phẩm. Ngoài ra, tôi nhắc các em tìm đọc thêm sách, báo, chuyện; tích cực tham gia các cuộc thi do nhà trường và Liên đội tổ chức; hoặc đi tham quan du lịch, dã ngoại cùng với gia đình trong các dịp hè, dịp tết hay các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần,để bản thân các em được tiếp xúc, hiểu biết nhiều về thế giới bên ngoài nhằm tăng thêm vốn sống thực tiễn cho các em, từ đó các em tiếp thu bài một cách chủ động, hứng thú, không mơ hồ và đạt hiệu quả cao.
 2.4. Tổ chức các hình thức rèn đọc diễn cảm cho học sinh
Đối với học sinh Tiểu học, bất kì học môn học nào hoặc tham gia một phong trào gì đó thì tâm lí các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn có tính thi đua. Vì thế,trong quá trình lên lớp, để giúp các em luyện đọc diễn cảm có hiệu quả, đảm bảo thời gian và tạo cho tất cả các em đều có cơ hội bộc lộ khả năng của chính mình, tôi đã thường xuyên tổ chức các hình thức đọc diễn cảm khác nhau. Và tuỳ theo từng bài, từng thể loại để tổ chức cho các em đọc diễn cảm một đoạn hay cả bài. Cụ thể :
* Văn xuôi và thơ :
- Đối với những bài mà giữa các đoạn có độ dài, độ khó tương đương nhau thì tôi có thể cho các em tự chọn đoạn theo ý thích để luyện đọc diễn cảm. Trong quá trình luyện đọc, tôi thường tổ chức hình thức đọc cá nhân hoặc đọc theo nhóm ngẫu nhiên có cùng đoạn đọc.
	- Đối với các bài có đoạn dễ - đoạn khó; đoạn ngắn - đoạn dài thì tôi sẽ ấn định đoạn cần luyện đọc diễn cảm cho các em (thường là đoạn tiêu biểu nhất trong bài). Trường hợp này tôi thường tổ chức các hình thức đọc giống như quy trình nêu trên, gồm: cá nhân đọc mẫu, đọc theo nhóm đôi, thi đọc trước lớp. Nếu em học sinh đó đọc mẫu chưa đạt yêu cầu thì tôi sẽ đọc lại đoạn đó để định hướng cho tất cả các em có giọng đọc đúng và phù hợp với đoạn trên.
	* Truyện - Kịch :
Nếu nội dung của câu chuyện, đoạn kịch đó ngắn thì tôi hướng dẫn các em luyện đọc cả bài. Ngược lại câu chuyện, đoạn kịch đó dài thì tôi chọn đoạn có lời thoại hay, nhiều câu văn dài, khó để hướng dẫn các em đọc diễn cảm và tổ chức hình thức đọc theo phân vai.
Tuy nhiên không phải bài tập đọc nào cũng tổ chức đọc diễn cảm sau khi các em đã luyện đọc đúng và tìm hiểu bài. Có những bài tôi đã định hướng cách đọc diễn cảm cho các em ngay ở phần luyện đọc đúng (như ví dụ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; “Lòng dân” nêu trên). Qua các hình thức tổ chức trên nhằm phát huy tính độc lập (đọc cá nhân), tính hợp tác (đọc theo nhóm, đọc theo phân vai) và tính thi đua (thi đọc trước lớp) trong học sinh; đồng thời giúp tôi phân loại các đối tượng đọc một cách dễ dàng, từ đó tôi tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng, giúp các em học ngày càng tiến bộ nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm nói riêng và chất lượng giảng dạy nói chung. 
 IV/ KẾT QUẢ 
 	Với các giải pháp trên, tôi đã thực hiện khá linh hoạt và có rất nhiều khả thi trong những năm qua. Riêng đối với năm học này, tôi vẫn tiếp tục áp dụng cho lớp 4A đang dạy. Sau hơn một học kì, với những kinh nghiệm và sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi thấy chất lượng đọc diễn cảm của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt và đạt được kết quả đáng khích lệ.( Đây là kết quả của lớp 5A năm học 2008-2009 và kết quả của lớp 4A năm học 2010-2011.) Cụ thể :
Thời gian
kiểm tra
Đọc chưa lưu loát
Đọc đúng
Đọc hay (có diễn cảm )
Lớp 5A
Lớp 4A
Lớp 5A
Lớp 4A
Lớp 5A
Lớp 4A
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
KSCL đầu năm 
6
18,7
7
28
21
65,7
15
60
5
15,6
3
12
Cuối học kỳ I
4
12,5
4
16
19
59,4
16
64
9
28,1
5
20
Cuối học kì II
20
62,5
12
37,5
 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy rằng để giúp các em đọc đúng, đọc hay (có diễn cảm ) thì đòi hỏi cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau: 
1/ Đối với giáo viên
- Nắm được Chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu đối với học sinh của từng khối lớp.
- Xác định được mục tiêu môn học và xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Đầu năm cần khảo sát chất lượng đọc của học sinh để phân loại và có kế hoạch bồi giỏi, phụ yếu cho các em trong các giờ học Tập đọc.
- Phân loại các bài đọc theo từng thể loại để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Đọc mẫu được tất cả các bài đọc trong chương trình học ; nghiên cứu kĩ trước nội dung của từng bài đọc để tìm ra cách đọc hay nhất. 
 - Yêu cầu học sinh phát hiện giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc để các em chủ động thể hiện đọc diễn cảm tốt (không làm thay cho học sinh).
- Hướng dẫn các em nắm vững nội dung và giá trị nghệ thuật của bài đọc nhằm giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài đọc đó. 
- Khi học sinh đọc, giáo viên luôn quan tâm đến ngữ điệu, nhịp điệu, trường độ, cao độ và âm sắc giọng đọc trong từng câu, từng đoạn cụ thể nhằm giúp các em thể hiện tốt cảm xúc cho từng bài đọc.
- Tổ chức phối hợp các hình thức luyện đọc diễn cảm phong phú, đa dạng mang tính học mà chơi, chơi mà học nhằm phát huy tính thi đua, tính nêu gương,... trong học sinh.
- Phối kết hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng sống cho các em thông qua trải nghiệm thực tế nhằm giúp các em hiểu thêm về vốn từ ngữ trong tiếng Việt, từ đó các em hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh bên ngoài để các em luôn có những cảm xúc nhạy bén và thể hiện các bài đọc một cách tốt nhất. 
2/ Đối với học sinh
- Phải thường xuyên rèn kĩ năng đọc để đọc đúng, đọc to và lưu loát các bài đọc.
- Phải nắm được nội dung của từng bài đọc để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài đọc; Biết chủ động tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hoặc cả bài, từ đó các em sẽ đọc tốt và bộc lộ được cảm xúc của mình qua bài đọc.
- Phải xem việc đọc diễn cảm là yêu cầu không thể thiếu trong giờ Tập đọc. Vì thế, các em phải có thói quen tự rèn đọc diễn cảm không những chỉ ở các tiết học trên lớp mà còn áp dụng cả việc tự học ở nhà. 
- Phải yêu thích môn học và luôn có hứng thú trong các tiết học; Biết đọc diễn cảm không những ở các bài của phân môn Tập đọc mà còn áp dụng với các bài học trong các phân môn của môn Tiếng Việt và một số môn học khác (như: Đạo đức, phân môn Lịch sử).
- Thường xuyên có ý thức đọc thêm sách, báo, truyện,... để tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân, từ đó nâng cao khả năng bộc lộ của mình khi đọc bài.
 VI/ NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ	
- Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi đề tài này nhằm giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong nhiều lớp; đồng thời giúp tôi bổ sung, hoàn thiện đề tài này.
- Các cấp thường xuyên tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm không những chỉ đối với trong giáo viên mà còn thực hiện cả trong học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên.
 	Kết luận: Trong trường Tiểu học, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh là điều hết sức cần thiết, nó mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của các em. Đối với giáo viên, việc đọc diễn cảm lại càng có ý nghĩa quan trọng bởi nó giúp các giáo viên truyền thụ tác phẩm văn học tốt hơn, từ đó mang lại cho học sinh sự cảm nhận về bài đọc cũng tốt hơn. Hay nói cách khác: Năng lực đọc diễn cảm chính là một trong những “thước đo tay nghề” đối với giáo viên Tiểu học. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm ít ỏi của bản thân trong việc Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 và 5 mà tôi đã rút ra được từ thực tế giảng dạy song không sao tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong các đồng chí góp ý thêm cho bản kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn, giúp tôi thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn nữa trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh nói riêng và cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung.
	 M’đrăk, ngày 9 tháng 1 năm 2011
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Tới

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(13).doc