Đề tài Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Đề tài Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

 Đã từ lâu chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt,cũng như việc giữ gìn bản sắc ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nói và viết cho đúng. Chính vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh , nhất là học sinh tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho hình thành và phát triển về ngôn ngữ của trẻ sau này.

doc 16 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt”
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN BÀN
 TRƯỜNG THCS NẬM MẢ.
 - - - - - - - o0o - - - - - - -
BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ
Năm học:2008-2009
 Tổ chuyên môn: KHOA HOC TỰ NHIÊN
 MỤC LỤC
STT
Tên tiêu đề
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
8
11
Trang phụ bìa
Mục lục
Đặt vấn đề
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Phiếu đánh giá ,xếp loại sáng kiến kinh nghiệm.
1
2
3
4
5
6
12
13
14
16
17
I.PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu.
        Đã từ lâu chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của  tiếng Việt,cũng như việc giữ gìn bản sắc ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nói và viết cho đúng. Chính vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh , nhất là học sinh tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho hình thành và phát triển về ngôn ngữ của trẻ sau này.
2.Thực trạng của vấn đề.
 Ngay từ đầu năm học,tôi được phân công giảng dạy lớp 5A-Trường Tiểu học Số 4 Võ Lao- Văn Bàn- Lào Cai.Tôi tiến hành khảo sát kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh như sau.
- Thực trạng của vấn đề hiện nay là: Tổng số học sinh là:29 em.
+ HS đọc không đúng câu từ:9/19.
+ HS đọc đúng câu từ nhưng không thể hiện được mức độ diễn cảm:11/29
+ HSđọc sai từ:3/29
+ Đọc diễn cảm:3/29.
Từ kết quả trên,tôi thấy đó là thực trạng các em chưa có kĩ năng đọc diễn cảm.
3.Lí do chọn đề tài
 Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh muốn nói hay viết hay, trước hết phải biết cách đọc tốt. Vậy đọc như thế nào là tốt? theo tôi, ngoài yêu cầu đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, lưu loát còn phải đọc diễn cảm. Tức là phải thể hiện được nội dung, sắc thái của bài tập đọc để thấy rõ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vì vậy, ngay từ những tiết dạy đầu tiên của năm học, tôi thường chú ý nghe các đối tượng học sinh đọc bài và nhận thấy, ngay cả những em mà các bạn cho là đọc tốt khi đọc, cũng thiếu cảm xúc, do chưa biết cách làm thế nào để có cảm xúc. Trong khi điều này, nếu được giáo viên giúp đỡ, các em hoàn toàn có thể làm được.
 Xuất phát từ suy nghĩ đó và thực trạng của vấn đè đã thôi thúc tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”, tôi rất coi trọng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh và bước đầu đã thu được kết quả mong muốn.
4.Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm.
a/Đối tượng:Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến dạy học tập đọc cho HS tiểu học ,cụ thể ở đây là dạy tập đọc cho HS lớp 5A-Trường Tiểu học Số 4 Võ Lao.
b/Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề xuất khắc phục,rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5A-Trường Tiểu học Số 4 Võ Lao.
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Để đạt được hiệu quả dạy tập đọc nói chung và giờ tập đọc cho học sinh lớp 5 .Người thầy cần chú ý đến đặc thù của học sinh lứa tuổi này, đó là các đặc điểm sau:
2.1. Đọc là một hành động ngôn ngữ là quá trình trực tiếp chuyển từ hình thức viết thành các đơn vị nghĩa có âm thanh. Đọc không chỉ là công việc giải quyết bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát âm nghĩa là chỉ thực sự đánh vần nhận thức để có khả năng những gì đọc được.Một mặt, đó là quá trình vận động của mắt,sử dụng bộ mã chữ-âm để phát ra âm một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại những lời nói âm thanh.Ngoài ra,là sự vân động của tư tưởng và giữa các con chữ và ý tưởng các khái niệm chứa bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì đọc được.
2,2.Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài gồm 3 giai đoạn :phân tích,tổng hợp và giai đoạn tự đọc hoá.
+ Giai đoạn phân tích là giai đoạn dạy học vần phân tích các chữ cái và đọc thành tiếng theo các âm.
+ Giai đoạn tổng hợp thì đọc cả từ trọn vẹn, đó là sự cảm nhận “từ”bằng thị giác và phát âm hầu hết nhờ nhận thức các nghĩa.
+ Giai đoạn tự động hoá là giai đoạn học sinh đã hình thành tốt từ hai giai đoạn trên.
2.3. Đọc diễn cảm là một vấn đề đặt ra cho bài văn bản,mặc dù để đọc cả bài thì phải đọc từng câu,nhưng việc đọc trong các loại văn bản cần có sự định hướng của giáo viên và kĩ năng đọc của học sinh.
+ Cách đọc văn bản thơ có những lưu ý về giọng điệu.
+ Cách đọc văn bản truyện lưu ý đến bố cục và tình huống trong truyện.
+ Cách đọc văn bản pháp luật cần thể hiện sự chính xác,nghiêm túc.v..v..
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Ở trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với mức độ tăng dần từ đọc thông thạo, lưu loát, đọc đúng và đọc diễn cảm. Vì vậy đối với phân môn tập đọc, tuỳ từng bài, tôi chọn phương pháp dạy cho phù hợp.
 Tại trường sở tại,việc rèn đọc diễn cảm của học sinh chưa thực sự chú trọng
cụ thể là: 
+ Chất lượng cụ thể về khả năng đọc diễn cảm là.
Lớp 5
Học sinh đọc đúng nhưng không diễn cảm đúng văn bản
Học sinh đọc và phát âm không đúng
Các lội khác.
Tổng số
29
7
13
6
Tỉ lệ %
24,1
45
20,7
+ Học sinh không sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt,phát âm sai mà nguyên nhân cơ bản là do:sai phụ âm đầu,dấu thanh(thanh ngã), nguyên âm đôi,các từ ngữ có giá trị biểu cảm
+ Học sinh không diễn đạt đúng ngôn từ tiếng Việt do các em học tại trường sở tại là các học sinh người dân tộc( đa số là ngưòi đồng bào Tày) nên không thể hiểu và diễn đạt hết ý nghĩa của câu từ.
+ Giáo viên không nắm được những nhược điểm của học sinh đề từ đó rèn luyện đọc diễn cảm cho học sinh.
+ Giáo viên không sử dụng đúng phương pháp luyện đọc cho học sinh,hoặc ngay cả giáo viên việc rèn đọc diễn cảm chỉ mang tính đại khái,không thực sự chú trọng
 Ví dụ: Đối với những bài thơ, ngôn ngữ thường chắt lọc, giàu hình ảnh, nhạc điệu lại gợi cảm, dễ gây hứng thú đọc, vì vậy tôi thường chọn cách hướng dẫn cho học sinh cảm thụ từ nghệ thuật đến nội dung để đọc diễn cảm. Còn với các bài văn xuôi trong chương trình, đều có nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao, có bố cục rõ ràng. Tôi lại chọn phương pháp tìm hiểu bài theo dàn ý để học sinh dễ cảm nhận và dễ thể hiện nội dung từng đoạn qua cách đọc.
 Qua thực tiễn nhiều năm áp dụng phương pháp này, cùng với việc vận dụng một cách linh hoạt những đổi mới trong việc dạy môn tập đọc phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Văn Bàn triển khai, tôi thấy học sinh rất hứng thú tiết học này và nhiều em đã thành kĩ năng, kĩ xảo khi đọc bất cứ một bài văn nào.
IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
*Đối chứng giữa cách dạy cũ và cách dạy mới cùng với những sáng kiến kinh nghiệm của bản thân để thấy rõ sự ưu việt của nó.
1)Dạy theo phương pháp cũ: với môn tập đọc dạy gần như một tiết giảng văn, chủ yếu giáo viên phân tích bài tập đọc và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài với một số lượng câu hỏi khai thác bài rất nhiều, thiên về hướng cảm thụ văn chương, do đó, học sinh không hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và nội dung văn bản. 
- Hơn nữa thời gian luyện đọc lại ít, nên sau tiết học khả năng đọc của học sinh không được nâng cao, không hình thành được kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh, hạn chế việc cảm thụ văn học.
2) Dạy theo phương pháp mới: Với mục đích là nâng cao chất lượng đọc của học sinh nên yêu cầu luyện đọc thầm và đọc thành tiếng trên cơ sở hiểu văn bản tiến tới đọc diễn cảm một cách sáng tạo cần có những biện pháp cụ thể.
a.Đối với giáo viên: Phải chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp.
 * Khâu soạn bài: Phải tìm hiểu kĩ văn bản trên cơ sở phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá văn bản để đánh giá đúng nội dung nghệ thuật của bài. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên có thể điều chỉnh hoặc thêm các câu hỏi khác về nội dụng, nghệ thuật để gợi mở và gây hứng thú cho học sinh.
* Khâu tập đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên phải luyện đọc thành tiếng đúng và diễn cảm một cách sáng tạo bài văn, phải nắm vững cách đọc (giọng đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng, kéo dài giọng...) như thế nào để thể hiện được sắc thái của bài.
* Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đây là khâu quan trọng để hỗ trợ cho bài giảng, giáo viên phải chịu khó sưu tầm (có thể yêu cầu học sinh cùng tham gia) những tranh ảnh, bài bình luận, tác giả, xuất xứ...của tác phẩm có liên quan đến bài học, suy nghĩ (ghi vào giáo án) đưa ra lúc nào để phục vụ cho mục đích tiết dạy một cách hiệu quả nhất.
b.Đối với học sinh: Việc đầu tiên là phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài từng môn và ghi vào trang đầu cuốn vở gọi là (phương pháp học bộ môn). Riêng với môn tập đọc các em ghi “cách chuẩn bị bài” để hình thành phương pháp học tập môn này.
 Bước 1: Đọc thầm 2 lần bài tập đọc để làm quen mặt chữ và cảm nhận ban đầu bài văn.
 Bước 2: Đọc thành tiếng 2 lần: đầu tiên đọc đúng sau đọc hay tiến tới đọc diễn cảm theo ý mình.
 Bước 3: Đọc kĩ phần chú giải và tra từ điển những từ nào chưa hiểu.
 Bước 4: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Trước khi trả lời nên đọc toàn bộ các câu hỏi một lần, suy nghĩ,tìm câu trả lời từng câu sao cho gọn gàng, chính xác, (cũng có thể sau khi trả lời cáca em có thể đối chirus với phần hướng dẫn, gợi ý của sách “học tốt môn tiếng việt” xem đúng, sai thế nào mà rút kinh nghiệm).
 Bước 5: Tìm dàn ý, đại ý của bài.
 Bước 6: Đọc thành tiếng 2 lần cuối, yêu cầu đọc đúng và diễn cảm có sáng tạo trên cơ sở đã hiểu nội dung bài.
 Cuối cùng: Tôi lưu ý học sinh có ý thức cùng cô giáo sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho bài.
* Để học sinh nắm vững cách chuẩn bị bài tôi phải soạn một bài tập đọc mẫu giới thiệu với các em cách chuẩn bị từng bước.
c. Hướng dẫn học sinh tập đọc: Đa số học sinh bây giờ ham đọc nhưng chủ yếu cácc em đọc thầm để nhận biết câu chuyện chứ không nghiền ngẫm, suy nghĩ để đọc thế nào cho có hiệu quả tức là phải biết cách đọc đúng, đọc hay (diễn cảm).
*Trước khi đọc diễn cảm yêu cầu đầu tiên là phải đọc rõ ràng, mạch lạc và đọc đúng. Đọc đúng ở đây bao hàm cả phát âm đúng, phân biệt được các cặp phụ âm L – N; Ch – Tr; R – D; S – X... và các thanh, các dấu câu theo mục đích nói. Để làm được điều này, tôi luôn chú ý xem em nào mắc lỗi kiểu nào tìm ra nguyên nhân và sửa. Ví dụ với những em phát âm sai phụ âm ( ch-tr)đa số là do các em phân biệt được từ đó viết với “ch” hay “tr” nên đọc sai, tôi phân tích cho em thấy đọc sai thường làm sai hẳn ý nghĩa của từ. Ngoài ra đọc đúng còn bao gồm cả cách lên giọng, xuống giọng, ngắt hơi, nhấn giọng, nhịp độ, cường độ sao cho phù hợp với nội dung bài văn nữa. Thực tế học sinh tự mình khó làm được điều này mà giáo viên phải là người hướng dẫn gợi ý và làm mẫu cho học sinh. Tuỳ vào từng bài, từng thể loại mà giáo viên khai thác để học sinh hiểu ý tứ về nội dung và nghệ thuật của bài mà đọc cho đúng. Ví dụ: với những bài có nhiều câu đối thoại, phải luyện đọc các dấu câu cho đúng ngữ điệu vì dấu câu là hình thức văn tự, ghi lại các kiểu câu, phân loại theo mục đích nói, có thể phân vai để học sinh thể hiện sinh động hơn (còn cách đọc các dấu câu thế nào cho đúng, học sinh đã nắm được khi học ngữ pháp).
* Sau khi đọc đúng học sinh phải được nâng cao hơn một bước là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm không có nghĩa là giọng đọc uốn éo, không gắn với nội dung và không thể hiện đúng cảm xúc. vậy muốn đọc diễn cảm một cách sáng tạo, việc đầu tiên là học sinh phải có năng lực cảm thụ văn học, giáo viên có trách nhiệm giúp học sinh điều này trong khi dạy học, để học sinh được nâng cao cảm xúc thẩm mĩ và hiểu được cái hay cái đẹp của văn chương vì thế đọc diễn cảm chính là hình thức tái sinh tác phẩm, khám phá ra những gì bí ẩn dưới những dòng chữ để chúng được vang lên. 
* Để làm được điều này khi soạn, giảng giáo viên phải chủ động đưa ra hệ thống câu hỏi trật từ phong phú, gợi sự liên tưởng, óc tưởng tượng về ý nghĩa tác phẩm, những từ ngữ hình ảnh gây ấn tượng của bài văn và những câu hỏi xác định kĩ thuật đọc thành tiếng về giọng đọc, tốc độ, cường độ, nhấn giọng.
 Ví dụ: Trong bài “Tiếngđàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” để học sinh thầy được niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng,ngằm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà,mơ tưởng về tương lai tốt đẹp:
“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
 Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
 Những xe ủi,xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
 Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả...”
Tôi sẽ đặt câu hỏi:
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh đêm trăng trong bài thở rất 
tĩnh mịch? (Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ)
- Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá ? (say ngủ,ngẫm nghĩ,sóng vai nhau nằm nghỉ,nằm bỡ ngỡ,chia ánh sáng)
- Phải đọc như thế nào đẻ thể hiện điều đó (nhanh dần, nhấn giọng, từ được tác giả nhân hoá. Cuối cùng ở bài tập đọc nào học sinh cũng phải được đọc nhiều cho đến khi bài văn, bài thơ thắm đượm vào các em để các em được bay lên với chiều cao, trải ra với chiều rộng và lắng sâu với chiều dài của tác phẩm.
Xuất phát từ nhận thức môn tập đọc là môn học quan trọng hàng đầu của học sinh tiểu học, vì nó có giúp học sinh tiếp thu được tất cả các văn bản một cách chính xác, hiệu quả hay không là phụ thuộc vào kĩ năng cảm thụ và tiếp nhận văn bản của học sinh thông qua sự hướng dẫn của cô giáo theo mục tiêu của từng bài học mà giáo viên đã xác định rõ khi soạn bài. Và học sinh cũng phải được chuẩn bị bài ở nhà. 
 Dưới đây là bài dạy thực nghiệm của giáo viên và học sinh: 
Thứ hai ,ngày 10 tháng 12 năm 2008.
Môn: tập đọc
 TuÇn 14: TiÕt 27-Chuçi ngäc lam.
I-Mục tiêu:
1. Đọc diễn cảm toàn bài:Biết đọc lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật:Cô bé ngây thơ,hồn nhiên,,chú Pi –e nhân hậu,tế nhị,chị cô bé ngay thẳng,thật thà.
2.Hiểu ý nghĩa:Ca ngợi 3 nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II. Chuẩn bị :: Tranh vẽ (Tiếng Việt lớp 5 trang 134)
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:Đọc bài “Trồng rừng ngập măn”.
*Bài mới.
1.Giới thiệu bài học : Giới thiệu qua tranh vẽ.
2.Phát triển bài:
a.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
a1.Luyện đọc :
-Gọi HS đoc toàn bài
-Hướng dẫn học sinh đọc chia đoạn
-Tiếp nối đọc đoạn.
+Kết hợp sửa sai,giải thích từ.
-Luyện đọc theo cặp.
a 2/Tìm hiểu bài.
-Đoạn 1:-HS đọc thầm.
+Cô bé mua chuỗi ngọc tặng ai?.
+ Em bé có đủ tiền mua chuỗi ngọc đó không ?.
+Chi tiết nào cho em biết điều đó ?.
 Rút ra ý 1 :Cô bé mua chuỗi ngọc lam tặng chị.
-Đoạn 2.
+Chị của cô bé tìm gặp chú Pi-e làm gì?
+ Vì sao Pi-e nói cô bé trả giá rất cao?
+ Từ đó rút ra nhận xét ý thứ hai: Chị cô bé đến gặp Pi-e để hỏi về giá tiền chuỗi ngọc lam.
 Rút ra ý nghĩa của bài học : Ca ngợi 3 nhân vật trong truyện biết quan tâm đem lại niềm vui cho người khác.
-Đọc phân vai toàn bài.
b.Đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc phân vai.
-Thi đọc phân vai.
-GV nhận xét,biểu dương.
-2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-HS quan sát và nêu nội dung bức tranh.
-1 HS đọc,cả lớp theo dõi.
-Truyện chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1 “Từ đầu yêu qúy”.
+Đoạn 2 “ Phần còn lại”.
+Hai tốp học sinh tiếp nối đọc đoạn.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Lớp theo dõi.
-Tặng chị nhân ngày lễ Nô-en.
-Không đủ tiền.
-Cô bé đập lợn đất.
-HS đọc.
-Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc lam ở cửa hàng của Pi-e.
-Vì đó số tiền cô bé dành được.
-HS đọc ý nghĩa.
-4 HS đọc,nêu giọng đọc.
-Đọc phân vai theo nhóm.
-Thi đọc phân vai.
3.Kết luận:
- HS nhắc lại ý nghĩa bài học.
- Liên hệ thực tế: Qua tính cách của 3 nhân vật giáo dục em điều gì?
- Bài giảng thực nghiệm phù hợp với đối tượng học sinh.
- Kết quả qua bài giảng thực nghiệm.
Lớp 5
Sĩ số
Điểm kiểm tra
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
29
8=27,6%
10=34,5%
10=34,5%
1=3,4%
V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
a/Đối tượng học sinh.
Tôi áp dụng vào trong giảng dạy ở môn Tập đọc:Lớp học có 
+ Thứ nhất khả năng diễn đạt câu từ của học sinh còn nhều hạn chế.
+ Một số học sinh chưa được sự quan tâm của gia đình đi học chưa thực sự chuyên cần,không có thời gian biều cho học sinh học tập,không có góc học tập cho con ...
* Kết quả cụ thể.
Lớp 5
Sĩ số
Điểm kiểm tra
Ghi chú
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Lần I
(7/10/2008)
29
4=13,8%
7=24,1%
10=34,5%
8=27,6%
Lần II
(4/11/2008)
29 =20,7%
6 
=24,1%
7
=20,7%
11
=37,9%
5
=17,3%
Lần III
(10/12/2008)
29
8 =27,6%
10=34,5%
10=34,5% 
1=3,4%
*NhËn xÐt:
 -  Ở những tiết học đầu  nhiều học sinh chưa quen, chưa tự tìm ra được cách đọc và còn ngại đọc diễn cảm. Nhưng dần các em đều hứng thú và mong muốn được đọc thể hiện.
- Trong giờ tập đọc tôi quan sát thấy nhiều em khi chưa được gọi đọc cũng từ đọc nhẩm trong miệng và thể hiện rõ sắc thái biểu hiện trên mặt. Điều đó chứng tỏ các em thích đọc và hiểu nội dung nghệ thuật của bài.
- Đa số các em đều  sửa được các lỗi sai khi đọc, đặc biệt là sai về phát âm cặp phụ âm:tr-ch ,thanh ngã,nguyên âm đôi. Không những thế, nhiều em còn giúp anh chị em trong gia đình cũng như bạn bè sửa được.
- Học sinh được nâng cao rõ rệt về đọc diễn cảm. Hình thành kĩ năng, kĩ xảo khi đọc tất cả các văn bản khác.Từ đó các em hình thành kĩ năng giao tiếp. 
- Qua kÕt qu¶ thùc nghiÖm ë b¶ng trªn ®· b­íc ®Çu cho thÊy nh÷ng biÖn ph¸p t«i ®Ò xuÊt cã thÓ ¸p dông vµo trong øng dông thùc tÕ TËp ®äc “RÌn kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m ë TiÓu häc”vµ cã thÓ ®em l¹i nhh÷ng kÕt qu¶ tÝch cùc.
 MÆc dï kÕt qu¶ thu ®­îc ch­a cao, song biÖn ph¸p t«i ®­a ra hoµm toµn phï hîp ®ã lµ kÕt qu¶ ®Çu cña viÖc t×m tßi nghiªn cøu ®Ó kh¾c kh¾c phôc hiÖn t­îng ®äc ch­a ®óng diÔn c¶m cho häc sinh.
VI.KẾT LUẬN.
 Chúng ta thấy việc hình thành phát triển cho học sinh kĩ năng đọc là kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đó là đọc đúng diễn cảm. Đây là mục tiêu mà bất cứ giáo viên nào cũng cần có gắng hết sức mình để đạt được kết quả cao trong dạy học .Vì muốn đọc đúng và đọc diễn cảm tốt, đó là vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên. Để thực hiện được điều đó giáo viên cần phải.
+ Có phương pháp giảng dạy của bộ môn tập đọc.
+ Có ý thức rèn giọng đọc ,kĩ năng đọc và cẩm thụ văn học. 
+ Có biện pháp dạy đọc diễn cảm cho học sinh.
+ Có cách giảng,truyền truyền thụ,thu hút được sự chú ý và hứng thú cho học sinh.
 Để học sinh đọc đúng diễn cảm tốt người thầy phải khéo léo sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục tình huống và con người cụ thể. Đặc biệt trong phân môn tập đọc người thầy phải chú ý đến rèn luyện để có giọng đọc diễn cảm và thể hịên kĩ thuật đựơc tốt nhất.Người thầy phải kiên trì uốn nắn cách đọc cho học trò một cách chân thành,bồi vốn sống phát huy năng lực cmả thụ văn họcton trọng những suy nghĩ cảm xúc ngây thơ của học trò.
 Qúa trình thực hiện đề tài “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” tôi dẫ trình bày được kinnh nghiệm của bản thân cùng với sự giúp của đồng nghiệp để các giờ rèn đọc cho học sinh đạt kết quả tốt .
VII.ĐỀ NGHỊ
 Sau một thời gin nghiên cứu và áp dụng sánh kiến.Tôi mạnh dạn đưa ra một số đề nghị như sau.
+Các cấp quản lí giáo dục:Cần tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ sư phạm.Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên dưới nhiều hình thức,
+ Cung cấp đầy đủ đồ dùg dạy học và hướng dẫn giáo viên áp dụng công nghệ 
thông tin vào trong giảng dạy làm cho giờ học sinh động hơn.
+ Cần có chính sách ưu tiên hơn nữa giúp học sinh vùng cao ,vùng xa mở rộng vốn từ,vốn hiểu biết.
* Tôi thấy áp dụng phương pháp dạy mới là phù hợp với mục tiêu của giáo dục tiểu học về môn tập đọc và thực hiện được mục đích của mình đề ra trong tiết dạy. Tuy nhiên, khi dạy giáo viên chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn do thiếu tài liệu về tiết dạy và một số câu hỏi tìm hiểu bài ở sách giáo khoa nhiều khi không phục vụ cho yêu cầu đọc của học sinh.
 Chúng tôi luôn mong mỏi có sự chỉ đạo thường xuyên thống nhất và có các văn bản cụ thể, rõ ràng về mọi mặt để làm tốt công việc "trồng người" của người giáo viên nhân dân.
 Võ Lao, tháng 2 năm 2009
 Người viết
 Ma Thị Tình
Tài liệu tham khảo.
a/Phương pháp dạy Tiếng Việt II.Dành cho cử nhân giáo dục Tiểu học-Hệ tại chức(Lê Phương Nga-Đỗ Xuân Thảo.Nhà xuất bản Giáo dục năm 1997)
b/Giáo trình dạy học bậc tiểu học(Lê Phương Nga-Đỗ Xuân Thảo.Nhà xuất bản Giáo dục năm 1997).
c/Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 Tập I và II (Nhà xuất bản Giáo dục ).
d/Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 Tập I và II (Nhà xuất bản Giáo dục ).
e/Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập I và II (Nhà xuất bản Giáo dục ).

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(12).doc