Đề tài Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp

Đề tài Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp

Lý do chọn đề tài:

 Dạy Tiếng Việt ở tiểu học là trang bị cho HS những tri thức về hệ thống tiếng Việt, rèn luyện cho HS những kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bao gồm các kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.Trong đó kỹ năng đọc là hoạt động được chú ý đúng mức ngay từ lớp Một.

 Ở tiểu học, môn tiếng Việt rất quan trọng. Học tốt môn tiếng Việt các em có điều kiện học tốt các môn học khác. Bởi thông qua việc dạy học môn tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRÀ MY
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀ NAM
Đề Tài
 RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
Họ và tên: Trương Kiều Xuân Hương
 Chức vụ : Giáo viên tiểu học
 Đơn vị: Trường Tiểu học Trà Nam
I/ LỜI NÓI ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:    
 Dạy Tiếng Việt ở tiểu học là trang bị cho HS những tri thức về hệ thống tiếng Việt, rèn luyện cho HS những kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bao gồm các kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.Trong đó kỹ năng đọc là hoạt động được chú ý đúng mức ngay từ lớp Một.
          Ở tiểu học, môn tiếng Việt rất quan trọng. Học tốt môn tiếng Việt các em có điều kiện học tốt các môn học khác. Bởi thông qua việc dạy học môn tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
          Để có thể bày tỏ ý nghĩa, tình cảm của mình, người ta phải nói hoặc viết tiếng Việt cả 2 dạng ngôn ngữ (lời nói, chữ viết). Có nghĩa là dạy cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) là dạy HS cả lĩnh hội và sản sinh các ngôn ..... bằng tiếng Việt.
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện các em được học 9  môn học, trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu cấp . Người ta thường nói “ Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng”, móng có chắc thì nền mới vững.
 	Dạy tiếng Việt cho học sinh đã biết nói được tiếng Việt đã khó như thế ,còn dạy cho học sinh vùng dân tộc thiểu số lại càng khó.Đối với các em học sinh vùng dân tộc thiểu số, các em chưa biết gì hoặc cũng chỉ có biết và nói rất ít tiếng Việt.Từ đây các em bắt đầu thay bằng tiếng mẹ đẻ để làm quen tiếng phổ thông(Tiếng Việt).Và cũng từ đây các em như được đi vào thế giới mới lạ hơn. Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe,đọc,nói,viết.Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá - giỏi. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm tòi ngõ hầu góp một phần nào cho việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một.
 2/ Cơ sở lý luận. 
- Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng, các kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết” là những kĩ năng quan trọng hàng đầu. Như chúng ta đã biết: Đọc, viết là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó.
- Đọc, viết trở thành một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Trước tiên, trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. 
 - Đọc, viết là công cụ để học các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học, nó là kĩ năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Nếu đọc yếu (đọc sai chữ, tốc độ chậm) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một đoạn thơ ngắn vv 
Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu
 còn yêu cầu các em phải đọc đúng, phát âm cho chuẩn. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu mà các em viết.
- Dạy tiếng Việt tức là dạy tiếng thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số, mà tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống mỗi con người, đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Lớp Một là lớp đầu cấp, mà giai đoạn đầu tiên học sinh được làm quen ở môn Tiếng Việt, ở giai đoạn học vần học sinh được tiếp xúc một cách tỉ mỉ với từng con chữ để biết đọc, biết viết tiếng giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Vì thế, trẻ học tiếng Việt chính là học kĩ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng phổ thông. Từ những lý luận nêu trên có thể khẳng định rằng giai đoạn học môn Tiếng Việt 1 là giai đoạn quan trọng trong suốt quá trình học tiếng Việt của học sinh sau này.
3/ Cơ sở nghiên cứu
 	Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt 1;Chuẩn kiến thức và kĩ năng lớp 1. Các tài liệu liên quan: Sách giáo viên, Sách giáo khoa, Các Tham luận dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Một, Các ấn phẩm: để học tốt, dạy tốt môn Tiếng Việt lớp Một vv.
4/ Cơ sở thực tiễn
 Trong phạm vi cơ sở trường học và tình hình địa phương nơi công tác, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a/ Thuận lợi:
+ Giáo viên:
Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học
 sinh tiểu học vv cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy
- Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều
 kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
+ Học sinh:
 - Ở độ tuổi 6 – 7 của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, 
nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv.
- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh
 có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường, cho giáo viên,mà tích cực tiếp tay với giáo viên trong việc học tập của con em mình như:Thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
b/ Khó khăn
 Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau:
 + Giáo viên:
- Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn tự 
làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư.
 + Học sinh:
- Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số trình độ học sinh trong lớp không đồng đều.Tiếng phổ thông các em còn hạn chế thậm chí có những em chưa biết nói cũng như hiểu được tiếng phổ thông. Bên cạnh những em phát triển,học tốt, tiếp thu tương đối nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
- Do các em đã quen với môi trường ở lớp mẫu giáo chơi nhiều hơn học và hôm nay đã sang với môi trường mới (lớp Một) học nhiều hơn chơi cho nên các em còn quá bỡ ngỡ khi đến lớp, đến trường. 
- Sự tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển.
- Đa số học sinh còn thụ động, nhút nhát, khó nhớ, mau quên.
- Nhận thức học tập của các em còn nhiều hạn chế.
- Học sinh thường phát âm sai các âm đầu: tr/ch ; x/s; tiếng mang dấu thanh như : thanh huyền/thanh ngang; thanh sắc/ thanh hỏi dễ lẫn lộn.
- Bên cạnh đó, một số em chưa có ý thức học tập,không tập trung trong giờ
 học dẫn đến không nắm chắc hết các bài học.
-Còn một phần không ít phụ huynh ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số không và
chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà.Một số phụ
 huynh còn nặng về phong tục tập quán lạc hậu,kiên cử
- Cá biệt còn có trường hợp học sinh theo cha mẹ lên rẫy cả nhều ngày,vắng học thời gian lâu,thậm chí còn bỏ học vv. gây ảnh hưởng đến độ liên tục của bài học trong chương trình làm mất bài học, hổng kiến thức của học sinh.
II/ NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
1/ Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo sát điều tra kiến thức đầu năm.
- Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo và số học sinh
 Không đi học Mẫu Giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó không đi học Mẫu Giáo.
- Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo và kết quả
 điều tra đầu năm học 2010 – 2011 thu được như sau:
a)Tình hình HS đi học mẫu giáo năm học 2009-2010:
TSHS
HS không học mẫu giáo
HS đi học không đều
HS đi học đều
15
4
4
7
 b)Kết quả khảo nhận diện chữ cái:
TSHS
HS không biết chữ cái nào
HS biết 5-10 chữ cái
HS nhận biết các chữ cái
15
7
5
3
 Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao.
 	Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác, cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh tôi đã có những biện pháp cụ thể sau:
2/ Biện pháp
a/Tác động giáo dục
- Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học: Đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học.
-Phối kết hợp với phụ huynh đưa con em đến trường đầy đủ ,thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản nắm được về cách đọc, các phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà.Và việc đặc biệt hơn là trong khi nói chuyện giữa cha mẹ với con em lúc ở nhà thì nên sử dụng tiếng Việt và hạn chế bớt tiếng mẹ đẻ.
-Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình v ... vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Còn học sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ.
Riêng đối với học sinh đọc còn chậm thì tôi cho các em đó đọc vài câu trong bài đó và tôi chỉ luyện cho các em đọc từ ít đến nhiều,không yêu cầu các em phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa như các học sinh khác.
VD: Dạy bài tập đọc Trường Em (sách giáo khoa Tiếng Việt 1)
 1 Học sinh chưa đọc được tiếng trường, giáo viên nên cho các em đánh vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau:
GV: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì?
HS: Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền.
GV: Vậy đánh vần tiếng trường thế nào? 
HS: trờ - ương – trương – huyền – trường.
GV: Đọc trơn tiếng này thế nào?
HS: Trường.
Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em.
2/ Học sinh yếu không đọc được tiếng trường
GV nên cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường.
GV: Vần ương gồm có mấy âm? 
HS: Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng.
GV: Vị trí các âm trong vần thế nào?
HS: Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau.
GV: Đánh vần và đọc trơn vần ương.
HS: ươ- ng- ương, ương
GV: Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu huyền trên vần ương.Ta đánh vần, đọc trơn tiếng thế nào?
HS: Trờ - ương – trương- huyền – trường, trường
và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ học sinh.
III/ NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Trong từng tiết dạy môn Tiếng việt, để giúp học sinh tích cực và ham học giáo viên cần sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy như sau:
Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu.
Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát
 tìm hiểu.
Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên qua đến bài dạy.
Sử dụng thường xuyên bộ đồ dùng học Tiếng Việt của học sinh và giáo viên.
IV/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY
Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhắm đạt được một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một phương pháp nào được coi là tối ưu, giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giúp học sinh mình đọc ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong giờ học:
1/ Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
 	Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện cách đọc.
VD: - Chữ này là chữ gì? ( chữ a, o,b,c, d.)
Âm ch đứng trước, vần anh đứng sau, em đánh vần thế nào?( chờ- anh- chanh). Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên nên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹ nhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu.Hãy ôn tồn dẫn dắt học sinh từng bước
 một để dạy các em đọc từng chữ, từng tiếng, từng câu trong mỗi ngày.
2/ Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng học sinh.
Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh đọc chậm, đọc yếu để gọi các em thường xuyên đọc bài . Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn.Còn đối với học sinh trung bình – yếu tôi nhẹ nhàng an ủi động viên: “ Cố lên, rồi các em sẽ đọc tốt như các bạn nếu các em cố gắng đọc bài nhều ở lớp cũng như ở nhà.” Trong tiết dạy tập đọc, sau khi cho cả lớp đọc xong, tôi mời các em đọc yếu, trung bình lên bàn giáo viên để cùng đọc bài với cô.Tôi giành nhiều thời gian cho đối tượng này hơn. Cùng đọc bài với các em trong giờ ra chơi ( nhưng vẫn để cho các em có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi). Khi các em có biểu hiện tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nhỏ,nhưng tập trung nhất vẫn là hình thức khen trước lớp  để các em thích thú,tự tin và cố gắng hơn.
3/ Phương pháp học nhóm
Như đã nói ở trên,tôi cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu, em giỏi ngồi gần em yếu để giúp bạn học tập ở lớp. Còn khi về nhà tôi phân công và giao nhiệm vụ cho em đọc yếu đem sách đến để cùng học, cùng đọc bài với bạn giỏi gần nhà nhất.các nhóm trưởng hướng dẫn và kiểm tra trước khi vào lớp.Trước khi ào giờ học chính tôi cho các nhóm trưởng báo cáo kết quả học tập và sau đó tôi dành thời gian để khuyên nhủ động viên và biểu dương nhóm học tập tốt.
4/ Phương pháp tổ chức các trò chơi
Trong giờ học vần, tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng tham gia.
VD trò chơi Ai nhanh – Ai đúng
Giáo viên ghi một số từ vào các mảnh bìa và đưa ra cho học sinh đọc. Bạn nào đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen là giỏi và tôi thường hay chọn các học sinh trung bình, yếu để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọc để thi đua và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng.
5/ Phương pháp nhận xét nêu gương.
Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồng đều vào cuối năm học, tôi thường trò chuyện với học sinh trung bình – yếu để dẫn dụ các em cố gắng hơn cho kịp bằng các bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn giỏi trong lớp.
VD: Bạn Quang, bạn Vi đọc giỏi, học giỏi vì các bạn ấy rất chăm chỉ đọc bài và
 đọc rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng đọc bài và luyện tập thêm để ngày càng đọc tốt đọc hay hơn. Các bạn luôn thi đua với nhau xem ai đọc nhiều hơn, ai đọc đúng hơn và ai đọc hay hơn. Các em cũng sẽ đọc giỏi như các bạn ấy nếu có cố gắng đọc nhiều, như các bạn : đọc chưa thông,đọc chưa nhanh thì đánh vần, đọc nhẩm nhẩm xong đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi đọc lại, đọc đến khi nào nhìn vào chữ là đọc được ngay mới thôi.
Và tôi đã cũng đọc với các bạn nhỏ trung bình – yếu ấy, nhằm giúp đỡ khả năng đọc bài, cũng như giúp các em phân tích tiếng, cách đọc một tiếng, cách đọc sao cho nhanh như: nhẩm âm đầu → nhẩm vần → ghép âm đầu với vần → ghép dấu thanh thành tiếng vv
6/Phương pháp nhận xét phát âm của bạn và tự sửa phát âm:
Đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số thì việc phát âm chuẩn thì đặc biệt khó khăn nhất là các tiếng mang âm đầu ch/tr; x/s; các tiếng mang vần ưu/iêu,ươu/iêu,au/âu/ao; các tiếng có mang dấu thanh như: thanh huyền/thanh ngang; thanh hỏi/thanh sắcĐể biết được bạn phát âm đúng hay sai,tôi cho học sinh khác nhận xét và em đó phải tự phát âm lại cho đúng ,nếu tiếp tục phát âm sai ,tôi cho HS khác đọc cho em đó phát âm lại cho đúng.Như vậy tôi đã cho các em tự nhận xét và nhận xét;tự sửa và giúp bạn sửa phát âm.Từ đó các em biết được khi đọc sai,phát âm chưa chuẩn thì tự biết và phát âm lại cho đúng.
V. KẾT QUẢ
Trong quá trình áp dụng các biện pháp, phương pháp trên để rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1. Tôi đã thu nhặt được những kết quả đáng khích lệ sau:
1/Số học sinh yếu giảm dần trong năm học:
TSHS
Số học sinh đọc yếu
15
Giữa kì I
Cuối kì I
Giữa kỳ II
Cuối năm
11
8
4
0
2/Kết quả khảo sát HS cuối năm học:
TSHS
HS đọc tương đối nhanh và đúng 
HS đọc còn chậm và phát âm chưa chuẩn
HS đọc còn đánh vần
HS không đọc được
15
9
4
2
0
Đây là một kết quả rất đáng mừng, bù đắp cho công sức và sự kiên nhẫn của giáo viên đứng lớp.
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 	 Rèn kỹ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài vvĐọc còn yêu cầu học sinh biết ngắt nghỉ đúng ở dấu phẩy, dấu chấm, đọc còn 
yêu cầu các em phát âm chuẩn, chính xác từng tiếng để khi viết các em không nhầm lẫn dẫn đến sai lỗi chính tả.
 Vì thế để phân môn tập đọc của học sinh lớp 1 có kết quả cao. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, phải yêu học sinh như chính con mình, biết rõ mặt mạnh,mặt yếu của học sinh để bồi dưỡng, luyện tập.
 Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh thông qua mục đích, yêu cầu của bài dạy. Khi giảng dạy cần lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm, phải khơi gợi cho học sinh tính chủ động, ham thích học, đọc bài. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng được coi trọng hàng đầu và nên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học.
 Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập. Khi đọc mẫu giáo
viên nên phát âm chuẩn xác để học sinh bắt chước và vững vàng trong cách đọc tránh 
đọc sai để ảnh hưởng đến học sinh.
 Tuy nhiên đều quan trọng hơn cả vẫn là lòng yêu trẻ, sự kiên trì, nhẫn nại và ý thức trách nhiệm của một người thầy giáo, cô giáo trực tiếp gần gũi các em hàng ngày. Chúng ta luôn ý thức trách nhiệm của mình dạy học sinh phải tiến bộ, sau 1 năm học các em phải đọc được và đạt được mức chuẩn đến trên chuẩn. Muốn đạt được mục đích này người giáo viên lập kế hoạch cho mình ngay từ đấu, quyết tâm giữ vững tinh thần tránh nhiệm của mình với học sinh. Hãy cùng học, cùng đọc với các bạn nhỏ này ở mọi lúc mọi nơi, mọi môn học, không nên hời hợt, cho qua khi các em đọc sai lỗi, với học sinh lớp 1 cần tập cho các em thói quen tốt: đọc đúng, nhìn kỹ, cố gắng, nhẫn nại, chịu khó vv để tập cho các em nề nếp tốt trong học tập ở hôm nay và mai sau.
 VII/ KIẾN NGHỊ
- Đối với nhà trường: cần bổ sung thêm nhiều tranh ảnh minh họa cho môn
Tiếng Việt để giúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn.
 - Đối với giáo viên: Chúng ta cần phải thực sự quan tâm yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học để giúp các em thích đi học, và yêu thích môn học.
 - Về phía học sinh: Tham gia đầy đủ các buổi học,hạn chế hoặc không nghỉ học trừ các trường hợp chính đáng.
Trên đây là một số kiến nghị của bản thân. Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh lớp 1 dạy và học tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.
 Trà Nam, ngaøy 25 thaùng 5 naêm 2011
 Ngöôøi vieát
 Trương Kiều Xuân Hương
Ban Thi ñua nhaø tröôøng
Duyeät, xeùt ñaùnh giaù xeáp loaïi 
Trà Nam, ngaøy thaùng..... naêm 201
Tröôûng Ban Thi ñua

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(4).doc