Đề tài Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5a1

Đề tài Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5a1

 Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng viết, nghe, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS.

 Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có.

 

doc 9 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2927Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5a1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TUẦN GIÁO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Số I Quài Tở
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5A1"
Kính gửi: Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp.
 Họ và Tên : Nguyễn Thị Thúy
 Chức vụ : Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Số I Quài Tở.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng viết, nghe, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS.
 Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có. 
 Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các qui tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ. 
Phaân moân chính taû trong nhaø tröôøng giuùp hoïc sinh hình thaønh kó naêng vaø thoùi quen vieát ñuùng chính taû, noùi roäng hôn laø kó naêng vaø thoùi quen vieát ñuùng tieáng Vieät vaên hoaù, tieáng Vieät chuaån möïc. Vì vaäy , phaân moân chính taû coù vò trí quan troïng trong chöông trình moân Tieáng Vieät ôû Tieåu hoïc. Vai troø cuûa vieäc vieát ñuùng chính taû giuùp ta hieåu nhanh moät caùch thuaän lôïi khi tieáp caän vaên baûn, qua ñoù ta hieåu ñöôïc trình ñoä cuûa ngöôøi vieát vaên baûn. Maët khaùc, phaân moân chính taû nhaèm reøn luyeän moät soá phaåm chaát nhö tính caån thaän, oùc thaåm mỹ, boài döôõng cho caùc em loøng yeâu quyù tieáng Vieät vaø noù coøn laø cô sôû cho caùc moân hoïc khaùc.
Trong thực tế hiện nay, học sinh ở các lớp tiểu học cần phải thành thạo 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kĩ năng đọc và viết là 2 kĩ năng rất quan trọng đối với học sinh tiểu học.Trong baøi vieát chính taû,coù moät soá em chöõ vieát raát ñeïp nhöng laïi maéc nhieàu loãi chính taû.Vì vaäy ,ñoái vôùi hoïc sinh tieåu hoïc, chaúng nhöõng reøn chöõ vieát ñeïp maø chuùng ta caàn phaûi reøn cho caùc em vieát ñuùng. Vaäy chuùng. ta caàn phaûi ñöa ra nhöõng giaûi phaùp trong vieäc reøn vieát ñuùng chính taû cho hoïc sinh Töø ñoù, môùi taïo ñieàu kieän cho caùc em hoïc toát caùc moân hoïc khaùc.
 Điều mà tôi luôn trăn trở là làm thế nào để các em đạt Chuẩn KTKN về phân môn chính tả vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5A1 ".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 
Đề tài nhằm tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đối với việc luyện viết Chính tả giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ trong các tiết Chính tả . Có kỹ năng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc rèn Kỹ năng viết cho học sinh lớp 5 nói chung và học sinh lớp 5A1 nói riêng.
 Giúp học sinh ở giai đoạn này viết đúng tốc độ, viết đẹp và trình bày một văn bản theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng.
 Giáo dục các em tính kiên trì chịu khó trong học tập và có kỹ năng viết chữ đẹp
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
-Nghiên cứu trên phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 đặc biệt ở phân môn chính tả lớp 5
 -Tiến hành nghiên cứu trên 18 ( 1 HS KT)học sinh lớp 5A1
 - Một số tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học.
 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng.
II. Phạm vi nghiên cứu:
 Dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng để đánh giá học sinh trong quá trình học..
	Quyết định 31/2002/QĐ - BGD&ĐT ra ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học. 
 Để học tốt phân môn Chính tả và có kỹ năng viết đúng Chính tả thì cơ bản dựa trên nguyên tắc của môn phân môn Tập viết:
 - Học hỏi bạn bè, đồng nghiệp trong trường và các trường bạn
 - Tham khảo ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và Chuyên môn Phòng GD&ĐT
III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu qua tình hình thực tế đối với học sinh trên địa bàn trường tiểu học Số I Quài Tở trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp rèn Kĩ năng viết đúng, viết đẹp, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng những phương pháp sau: 
	Phương pháp khảo sát, thống kê.
	Phương pháp học tập kinh nghiệm.
	Phương pháp điều tra thực tế.
	Phương pháp kiểm tra đánh giá.
	Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tài liệu ) để tìm hiểu những cơ sở 
khoa học bổ sung cho đề tài. ( Dựa theo tài liệu hướng dẫn chuẩn KTKN)
 Phương pháp luyện tập 
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Mục đích của dạy chính là rèn cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ viết Tiếng việt theo các chuẩn mực chính tả , nghĩa là giúp cho học sinh hình thành kĩ xảo chính tả một cách có ý thức còn gọi là phương pháp có ý thức , có tính tự giác chủ trương cần phải bắt đầu từ việc nhận thức các qui tắc , các mẹo luật chính tả .Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt đến kĩ xảo chính tả.
 Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian , công sức . Đó là con đường ngắn nhất có hiệu quả nhất 
 Hình thành cho học sinh kĩ xảo chính tả một cách tự động hóa , không cần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả , không cần tới sự tham gia của ý chí. Để đạt được điều này có thể tiến hành theo hai cách : có ý thức và không có ý thức 
 Cách không có ý thức còn gọi là phương pháp máy móc , chủ trương dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của quy tắc chính tả , không cần hiểu mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết , những cơ sở từ vựng và ngữ pháp của chính tả mà chỉ đơn thuần là việc viết đúng từng từ cụ thể .Cách học này tốn nhiều thời gian , công sức không thúc đẩy sự phát triển của tư duy , chỉ nhớ máy móc một mức độ nhất định .
 Đối với học sinh tiểu học cần vận dụng cả hai cách trên . Trong đó cách không có ý thức chủ yếu sử dụng ở những lớp đầu cấp , còn cách có ý thức sử dụng ở lớp cuối cấp . Như vậy học sinh lớp 5 sử dụng cách có ý thức là thích hợp nhất.
II CƠ SỞ THỰC TIỄN ( THỰC TRẠNG):
1. Thuận lợi:
 - 100% HS trong lớp đều yên tâm học tập nhiệt tình, say mê yêu trường, yêu lớp.
 - Lớp học ở khu trung tâm cơ sở vật chất khang trang đảm bảo tiêu chuẩn.
 - Sách vở, đồ dùng học tập được cấp phát tương đối đầy đủ.
 - BGH nhà trường luôn tạo điều kiện và quan tâm giúp đỡ.
 - Tổ chức Đội và Sao nhi có nhiêu hoạt động bổ ích, thiết thực có tác động tích cực đến phong trào học tập của học sinh.
 - Bạn bè đồng nghiệp thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, bổ sung ý kiến.
 - Phong trào rèn chữ giữ vở được coi trọng khuyến khích.
 - Bản thân giáo viên nhiệt tình, gương mẫu, xác định đúng vai trò trách nhiệm và có ý thức học tập trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Khó khăn:
- Lớp có 18 học sinh trong đó có 1 em khuyết tật không thể hòa nhập, 100% là người dân tộc, ngôn ngữ phát triển chậm, nhận thức còn hạn chế, ý thức giữ gìn sách vở còn kém.
- Chưa được sự quan tâm của phụ huynh đến việc rèn chữ giữ vở ở nhà của các em.
 - Khả năng nghe - viết còn chậm dẫn đến viết còn sai lỗi chính tả nhiều.
 - Ý thức tự học, tự rèn của học sinh chưa cao.
3. Khảo sát chất lượng đầu năm:
Trước khi nghiên cứu đề tài này ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát về chất lượng học tập phân môn Chính tả và khả năng nghe - viết nói chung của học sinh.
Tổng số 17 học sinh
Chất lượng đầu năm qua khảo sát như sau:
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm Khá
Điểm TB
Điểm Yếu
17
1= 5.9%
5 = 29.5%
9= 52.9%
2=11.7%
II. Một số biện pháp thực hiện:
* Đối với giáo viên;
Sau khi nghiên cứu nhiệm vụ năm học tôi xây dựng nội dung rèn kỹ năng viết cho sinh lớp 5A1 trong năm học như sau:
* Phải xây dựng cách tiếp cận mới, phương pháp giảng dạy mới tạo nên không khí học tập môn học nhẹ nhàng, vui tưởi tránh học vẹt, giáo viên áp đặt.
* Tôi quan tâm áp dụng các phương pháp: Quan sát...bắt chước, trực quan (cho học sinh tập viết theo mẫu chữ trong vở tập viết và chữ viết mẫu của giáo viên hoặc của những học sinh viết khá giỏi).
* Đảm bảo quy trình dạy môn Chính tả: 
Để thực hiện tốt việc viết chữ đẹp ở lớp 5A1 bản thân tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Học sinh ngồi viết ngay ngắn đúng mẫu chữ, cỡ chữ, quy trình viết chữ.
- Giáo viên khi đọc cho HS viết phải đọc rõ ràng phát âm chuẩn Tiếng việt.
- Sử dụng hình thức phong phú khi làm các bài tập Chính tả.
* Các biện pháp được áp dụng cụ thể là: 
Trước tình hình HS viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau : 
1 Luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Do đó có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái hiện và viết đúng. Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng.
2 Phân tích so sánh:
	-Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.
	Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này.
	- Nặng = N + ăng + thanh nặng
	- Nặn = N + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”,tiếng “nặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.
3 Giải nghĩa từ:
	Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. ( Lỗi phát âm sai do địa phương)
	Ví dụ: Học sinh đọc “tốt vụng” nhưng viết “tốt bụng” do đó học sinh cần hiểu “tốt - vụng” là hai từ trái nghĩa, còn “tốt bụng” là nói đến một người hiền lành thật thà.... Vì vậy phải viết là “tốt bụng”.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm vănnhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
4 Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
	* Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau :
* Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s : si, sả, sứ, sắn, sung,sim, su su, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng,sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sáo sậu, sư tử
	* Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng chuột, chó, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi
 5 Làm các bài tập chính tả:
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ.
 6 Chấm, chữa bài
 Sử dụng các hình thức như HS tự phát hiện những lỗi viết sai.
 Đổi bài với bạn để soát lỗi....
 Sử dụng các biện pháp nêu gương, động viên khuyến khích học sinh...
* Đối với học sinh:
 - Cầm bút đúng cách và chú ý dến tư thế ngồi viết, đặt vở sao cho đúng cách. Khi học viết một chữ cái học sinh phải nhớ hình dạng của nó thể hiện trên dòng kẻ và nhớ cách di chuyển ngòi bút.
- Việc rèn kỹ năng đòi hỏi các em phải tri giác chính xác sản phẩm nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó.
- Mỗi nhóm chữ cái có những đặc điểm riêng nên quy trình thực hiện các thao tác ở từng nhóm cũng không giống nhau. Do đó khi rèn luyện kỹ năng viết chữ học sinh phải nắm được hình dáng đặc điểm từng chữ cái, các thao tác viết các nhóm chữ cái và từng chữ (ví dụ: Thao tác viết nhóm chữ nét cong khác thao tác viết chữ nét khuyết) và phải luyện tập liên tục nhiều lần trên vở tập viết.
- Học sinh trong lớp phải có đầy đủ sách và vở của môn Chính tả. Học sinh ngoài giờ học phân môn Chính tả còn phải xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý để viết Chính tả ở nhà, ở nhóm nhằm nâng cao kỹ năng viết cho mình và cho bạn bè.
	Học sinh thường xuyên được quan sát các mẫu chữ theo quyết định 31.
	Rèn viết ở tất cả các môn học khi cần viết.
 Học sinh cần nhớ các lỗi mình hay mắc để có ý thức sửa
	Ví dụ: các lỗi sai do phát âm sai: l / đ ; v / b ....
	Viết chữ hoa không đúng mẫu, viết không đúng kích cỡ, bỏ dấu thanh...
	Chú ý đến cách sửa lỗi khi sai: không tô đậm lỗi sai mà gạch 1 gạch nhỏ rồi viết sang bên cạnh.
III. KẾT QUẢ.
1. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này được thực hiện ở trường thuộc xã khó khăn, vùng dân tộc và rèn viết Chính tả cho học sinh lớp 5 
2. So sánh thực tế với việc áp dụng đề tài:
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn “sợ” học chính tả như trước đây. ( Số lỗi sai giảm hẳn ) Tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể, học sinh viết chữ đẹp hơn nhờ không phải suy nghĩ lâu “tiếng hoặc từ đó viết như thế nào cho đúng”. Những em trước kia sai 9,10 lỗi thì nay còn 5,6 lỗi, những em viết sai 4,5 lỗi thì nay chỉ còn 2,3 lỗi
* Qua khảo sát giữa kỳ I kết quả như sau:
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm Khá
Điểm TB
Điểm Yếu
17
2 =11.8%
6 = 35.2%
8 =47%
1= 6%
 Chưa hài lòng với kết quả trên tôi lại tiếp tục nghiên cứu và tìm ra biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh, kiên trì tận tình hướng dẫn học sinh từng nét chữ, con chữ.
* Kết qủa cuối kỳ I cho thấy:
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm Khá
Điểm TB
Điểm Yếu
17
5 =29.5%
8= 47%
4 =23.5%
0
 Sang học kỳ II ngoài sự kiên trì, tận tình hướng dẫn học sinh viết tôi còn tăng cường về các hình thức dạy học cho học sinh thực hành nhiều động viên khuyến khích, thi đua viết chữ đẹp bằng nhiều hình thức chấm điểm, khen chê kịp thời, tổ chức thi chữ viết đẹp trong tổ, trong lớp, chọn nhân tài thi chữ viết đẹp cấp trường, cấp huyện..
Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh giữa kỳ II kết quả đạt như sau:
Tổng số HS
Điểm giỏi
Điểm Khá
Điểm TB
Điểm Yếu
17
6 =35.3%
6=35.3%
5=29.4%
0
 Sau một năm nghiên cứu đề tài rèn kỹ năng viết cho học sinh lớp 5A1 so sánh với chất lượng đầu năm tôi thấy:
- Chất lượng chữ viết của học sinh tăng cao rõ rệt: cụ thể số học sinh viết chữ đẹp và không còn sai lỗi chính tả nhiều như trước nữa.
* Kết quả cuối năm như sau:
Tổng số
HS
Điểm giỏi
Điểm Khá
Điểm TB
Điểm Yếu
17
8 =47%
6 =35.3%
3=17.7%
0
 Kết quả trên đã cho thấy mức độ đạt được của học sinh trong quá trình viết Chính tả đã được nâng dần lên. Cho đến cuối năm học thì số lượng học sinh viết sai lỗi chính tả vẫn còn nhưng không đáng kể.
IV. Bài học kinh nghiệm;
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không đựơc nôn nóng. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết hướng dẫn, chờ đợi thì kết quả sẽ không cao.
Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ.tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề, có kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả.
Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn chính tả. Kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
 - Phê bình nhẹ nhàng giúp các em tránh được sự chán nản, gò bó.
 - Luôn động viên khuyến khích để các em hứng thú trong học tập.
V. Những kiến nghị đề nghị:
 -Cần duy trì các cuộc thi viết chữ đẹp hàng năm cho học sinh 
- Đối với BGH nhà trường: Cần quan t©m chØ ®¹o s¸t sao h¬n n÷a, t¹o ®iÒu kiÖn n©ng cao chÊt l­îng d¹y vµ häc cña gi¸o viªn vµ häc sinh. Hµng n¨m cÇn cã nh÷ng chuyªn ®Ò vÒ d¹y phân môn Chính tả cho Giáo viên và häc sinh. 
- Đối với phụ huynh học sinh: cần quan tâm đến việc học tập ở nhà của học sinh, chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập cho con em mình trước khi đến lớp, cho các em biết được nhiệm vụ chính của mình là học tập.
- Đối với chính quyền địa phương: cần quan tâm sát sao hơn nữa tới công tác giáo dục của địa phương , phối kết hợp với nhà trường, gia đình để là tốt việc duy trì sĩ số và cơ sở vật chất để đảm bảo cho công tác dạy và học.
 Trên đây là một số biện pháp dạy học chính tả tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp học sinh viết đúng chính tả góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Kính mong các cấp, các ngành ghi nhận và đóng góp ý kiến bổ sung cho tôi để tôi vận dụng tốt hơn cho những năm sau.
Xin chân thành cảm ơn!
 Quài Tở, ngày 5 tháng 5 năm 2010
 Xác nhận
 của nhà trường
 Xác nhận của CĐ
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai chinh ta.doc