Đề tài Sử dụng phương pháp lưu đồ thuật toán giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phan Chu Trinh củng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia

Đề tài Sử dụng phương pháp lưu đồ thuật toán giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phan Chu Trinh củng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia

Trong chương trình toán tiểu học, mạch số học có một vị trí rất đặc biệt, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối các mạch khác của môn toán, mà cốt lỏi của nó là bốn phép tính trên tập số tự nhiên. Đây là nội dung rất quan trọng, được thực hiện trong suốt chương trình toán tiểu học với một nhiệm vụ tương đối khó khăn cho những người làm công tác giảng dạy. người giáo viên ngay từ những lớp đầu cấp đã phải giúp học sinh nắm vững những kiến thức và hình thành những kỹ năng thực hiện thành thạo các phép tính đó theo chuẩn tối thiểu được quy định qua từng lớp học. Kiến thức đó là những quy tắc, quy trình, hình thức tính toán, kỹ năng đó là khả năng thực hiện các thao tác trên những con số của từng phép tính để có được kết quả nhanh chóng và chính xác. Các phép tính trên tập số tự nhiên là cơ sở để mở rộng các phép tính trên các tập số khác ngay trong chương trình toán tiểu học (như phân số, số thập phân) và cả chương trình toán ở các cấp học cao hơn.

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 930Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng phương pháp lưu đồ thuật toán giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phan Chu Trinh củng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ CAO LÃNH
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH
Đề tài
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: Sử dụng phương pháp lưu đồ thuật toán
giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phan Chu Trinh
củng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Cẩm Hoa
Đơn vị: Trường TH Phan Chu Trinh
Tháng 3 năm 2011
MỤC LỤC:
	Mục	Trang
Tóm tắt đề tài:...3
Giới thiệu:.4
Phương pháp nghiên cứu:.7	
	Đối tượng nghiên cứu:7
	Thiết kế nghiên cứu:...7
	Quy trình nghiên cứu:.7
	Đo lường:8
Phân tích dữ liệu và kết quả:.8
	Bàn luận:.9
Kết luận:...10
Tài liệu tham khảo:...11
Phụ lục:.12
Tên đề tài: Sử dụng phương pháp lưu đồ thuật toán
giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phan Chu Trinh
củng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Cẩm Hoa
hghghghg
Tóm tắt đề tài:
Trong chương trình toán tiểu học, mạch số học có một vị trí rất đặc biệt, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối các mạch khác của môn toán, mà cốt lỏi của nó là bốn phép tính trên tập số tự nhiên. Đây là nội dung rất quan trọng, được thực hiện trong suốt chương trình toán tiểu học với một nhiệm vụ tương đối khó khăn cho những người làm công tác giảng dạy. người giáo viên ngay từ những lớp đầu cấp đã phải giúp học sinh nắm vững những kiến thức và hình thành những kỹ năng thực hiện thành thạo các phép tính đó theo chuẩn tối thiểu được quy định qua từng lớp học. Kiến thức đó là những quy tắc, quy trình, hình thức tính toán, kỹ năng đó là khả năng thực hiện các thao tác trên những con số của từng phép tính để có được kết quả nhanh chóng và chính xác. Các phép tính trên tập số tự nhiên là cơ sở để mở rộng các phép tính trên các tập số khác ngay trong chương trình toán tiểu học (như phân số, số thập phân) và cả chương trình toán ở các cấp học cao hơn.
Trong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên tập số tự nhiên thì ba phép tính đầu tương đối đơn giản, học sinh được học ngay từ những năm đầu cấp. Riêng phép tính chia, một phép tính tương đối phức tạp trong quy trình tính toán, thì học sinh chỉ được học khi đã nắm khá vững các phép tính nền tảng (cộng, trừ và nhân) ở lớp ba và được hoàn thiện dần trong cả năm học lớp bốn. Sang đầu lớp năm, sau khi ôn tập, coi như học sinh đã có kỹ năng thực hiện phép tính chia theo chuẩn tối thiểu đã quy định.
Tuy nhiên so với những yêu cầu đó, học sinh ngày nay còn rất bất cập. Tình trạng học sinh lớp năm không thực hiện được phép tính chia, dù là phép tính chia đơn giản nhất (chia cho số có một chữ số) còn khá phổ biến. Chúng ta có thể bắt gặp những lỗi rất cơ bản, rất thông thường trong quy trình tính toán của học sinh. Qua khảo sát thực tế học sinh lớp năm trường Phan Chu Trinh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh làm đúng và nhanh phép tính chia cho số có nhiều chữ số vào thời điểm đầu năm học lớp năm là rất thấp (không đầy 20%). Phần lớn các em vướng các nhược điểm sau:
Không nắm vững quy trình thực hiện phép tính chia (Thực hiện không đủ, không đúng quy trình).
Không biết ước lượng chữ số thương.
Không biết kiểm tra số dư.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: các em chưa nắm vững các phép tính nền tảng (phép trừ, phép nhân), không thuộc bảng nhân, không biết sử dụng bảng nhân, bảng chia,. Đặc biệt là phần lớn các em không nắm vững quy trình, bởi vì quy trình làm phép tính chia tương đối phức tạp và từng bước trong quy trình cũng không phải đơn giản, học sinh rất khó nhớ và rất dễ nhầm lẫn thứ tự khi vận dụng tính toán. 
	Trên cơ sở lý luận của lô gích học, tâm lý học, và đặc điểm của phép tính chia, cũng như thực tiễn hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán, chúng tôi đã đề ra giải pháp sử dụng lưu đồ thuật toán giúp học sinh lớp 5 cũng cố, nâng cao kỹ năng thực hiện phép tính chia, và giải pháp này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực.	Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu áp dụng giải pháp nêu trên với đối tượng học sinh lớp 5 của trường với thiết kế kiểm tra trước và sau tác động trên một nhóm duy nhất. Các số liệu thu thập được kiểm chứng chặt chẽ bởi các giáo viên có kinh nghiệm, và qua các phép toán, có thể nói dữ liệu có độ tin cậy rất cao. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh: Sau tác động, mẫu thử đã đạt kết quả cao hơn so kết quả kiểm tra trước tác động. Điểm bài kiểm tra lấy số liệu sau tác động của nhóm có giá trị trung bình là 7,3, trong khi giá trị trung bình điểm kiểm tra trước tác động dùng để đối chứng là 5,4. kết quả phép kiểm chứng T-test phụ thuộc cho thấy giá trị p = 0,00000021< 0,05. Điều đó chứng tỏ rằng độ lêch giá trị trung bình là có ý nghĩa, giải pháp đề ra có ảnh hưởng tốt đến quá trình củng cố, hoàn thiện kỹ năng làm tính chia của học sinh lớp 5 trong nhà trường.
Giới thiệu:
Theo quan điểm dạy học cá thể hóa, không thể chỉ áp dụng một phương pháp chung cho mọi loại đối tượng học sinh. Trong thực tiễn, bao giờ và ở đâu cũng tồn tại nhiều loại học sinh có trình độ và năng lực học tập trong một lĩnh vực nào đó rất khác nhau. Đối với mỗi loại đối tương học sinh khác nhau cần phải có những phương pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với khả năng của từng đối tượng. Phương pháp dạy học sinh yếu khác với phương pháp dạy học sinh giỏi, cách giải quyết vấn đề đối với học sinh trung bình không giống như cách giải quyết đối với học sinh khá. Điều này đã được chỉ ra một cách khá rõ trong các tài liệu bàn về các phương pháp, biện pháp sư phạm. Tuy nhiên do các yếu tố chủ quan và khách quan mà phần lớn giáo viên thường hay sử dụng phương pháp giảng dạy chung cho cả lớp, dẫn đến hiện trạng bất cập, tính không đồng đều trong mức độ tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng của học sinh. 
Qua dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù giáo viên có sử dụng nhiều cách thức để dạy phép tính chia nhưng tựu trung có hai cách phổ biến thường được giáo viên sử dụng:
	Một là: giáo viên nêu tình huống, đặt vấn đề về phép chia, rồi để mặc học sinh tự làm theo kinh nghiệm của các em có được do tự nghiên cứu trước tài liệu hoặc do người lớn ở gia đình đã chỉ bảo. Cách làm này chỉ thích hợp với phần nhỏ học sinh giỏi. Số còn lại hoàn toàn không thể lĩnh hội được.
	Hai là: để dạy các học sinh trung bình trở xuống, giáo viên sử dụng phương pháp làm mẫu, giáo viên vừa thực hiện phép tính cho học sinh theo dõi, vừa thuyết trình quy trình tính toán để học sinh nghe và ghi nhớ. Phương pháp này có ưu điểm, tuy không phát huy tính tích cực của học sinh nhưng phù hợp với phần lớn học sinh tiểu học, đồng thời có một nhược điểm ngay trong cách làm của giáo viên, đó là: quy trình của giáo viên nêu ra không có tính tường minh và rõ ràng nhằm giúp học sinh yếu kém dễ hiểu, dễ lĩnh hội, dễ nhớ.
	Mặt khác, trong các phương pháp giảng dạy, tồn tại hai phương thức lĩnh hội vấn đề:
	Phương thức thứ nhất: đi từ tìm tòi đến hiểu biết và thuộc nhớ. Phương thức này là phương thức chủ động học tập của học sinh có tư chất tốt.
	Phương thức thứ hai: ngược lại với phương thức thứ nhất, đi từ thuộc nhớ đến biết hiểu và vận dụng. Tuy có máy móc nhưng đó là con đường duy nhất để học sinh yếu kém khả dĩ tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng một cách thụ động máy móc. 
	Từ những lý luận trên chúng tôi nhận thấy, để khắc phục tình trạng phần lớn học sinh học hết năm học lớp bốn mà không làm được phép tính chia, cần phải sử dụng biện pháp thụ động đó là sử dụng lưu đồ hóa thuật toán quy trình thực hiện phép tính chia một cách tường minh.
	Lưu đồ thuật toán là một thuật ngữ của tin học được sử dụng trong lập trình máy tính. Áp dụng vào biện pháp giảng dạy, có hơi khiên cưỡng nhưng lại rất phù hợp nếu giáo viên biết uyển chuyển để lưu đồ không quá “xơ cứng”. Cách làm như sau: 
	Chia quy trình làm phép tính chia thành từng bước (thuật toán ):
- Bước một: tách (tách bằng dấu nháy ở lần đầu, hạ xuống ở các lần tiếp theo)
- Bước hai: chọn chữ số thương (bằng cách đọc bảng nhân của số chia)
- Bước ba: Nhân và trừ ( nhân chữ số thương với số chia rồi trừ ở số bị chia )
- Bước bốn: kiểm tra ( số dư phải nhỏ hơn số chia).
Trong thuật toán trên có hai nhánh rẽ: nhánh thứ nhất ở bước 3: nếu sau khi nhân chữ số thương với số chia nếu kết quả lớn hơn bộ phận đang thực hiện ở số bị chia (không trừ được) thì quay về bước 2 (giảm chữ số thương); nhánh rẽ thứ hai ở bước 4: nếu số dư không nhỏ hơn số chia thì cũng quay về bước 2 (tăng chữ số thương).
Sơ đồ khối của lưu đồ thuật toán như sau:
Bắt đầu
Tách
Chọn chữ số thương
Tăng chữ số thương	 Giảm chữ số thương
Nhân và trừ
(trừ được)
 	S
	 Đ
Kiểm tra
(Số dư nhỏ hơn số chia)
S	
	 Đ
Hết bài
	 S
	 Đ
Kết thúc
Trong sơ đồ trên, chữ Đ (đúng)	như nội dung khối ngay bên trên (cụ thể là trừ được, số dư nhỏ hơn số chia, đã thực hiện hết bài); chữ S (sai) ngược lại nội dung khối ngay bên trên (cụ thể: không trừ được, số dư không nhỏ hơn số chia, chưa xong bài)
Cũng cần lưu ý: thuật toán này áp dụng cho phép tính chia mà số chia là số có một chữ số, đây là trường hợp căn bản nhất trong việc thực hiện phép tính chia bằng cách đặt tính. Đối với các trường hợp phép tính chia cho số có hai hay nhiều chữ số, phương pháp làm tròn số chia để quy về một chữ số sẽ giúp học sinh thực hiện theo trường hợp căn bản cũng không có gì khó khăn lắm.
Lập sơ đồ như trên để thấy rõ thuật toán thực hiện phép tính chia một cách rõ ràng, trong thực tế giảng dạy có thể biến sơ đồ trên thành một chuổi các tác động trên nền tảng ban đầu đã được củng cố: học sinh phải thuộc bảng nhân và có kỹ năng làm các phép tính trừ và nhân (coi như đây là phần giả định học sinh đã thành thạo). Với tính tường minh và một quy trình chặt chẽ như vậy, vấn đề đặt ra là: liệu phương pháp lưu đồ thuật toán có giúp học sinh lớp 5 cũng cố, nâng cao kỹ năng thực hiện phép tính chia hay không? Giả thuyết của chúng tôi là có, ít nhất phương pháp đó cũng giúp các em làm được phép tính chia cho số có một chữ số, để từ đó củng cố, nâng cao kỹ năng thực hiện phép tính chia nói chung đạt chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu theo quy định của bộ GD-ĐT.
Phương pháp nghiên cứu:
*Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp nên chọn nguyên lớp chúng tôi đang phụ trách làm mẫu nghiên cứu. Lớp có 30 học sinh, trong đó có  nam và  nữ, đa số là con em nông dân, mua bán nhỏ, gia đình ít quan tâm, thường khoán trắng cho nhà trường. Kết quả điểm khảo sát đầu năm môn toán được thống kê qua bảng sau:
Tổng số
1-2
3-4
5-6
7-8
9-10
30
 ... 
	Tiết 10: Luyện tập các dạng đặc biệt của phép tính chia
	Ngay sau khi kết thúc các hoạt động tác động, tiến hành kiểm tra lấy kết quả sau tác động để xử lý và phân tích.
	Đo lường: 
	Nội dung bài kiểm tra sau tác động cũng như bài kiểm tra trước tác động là một bài kiểm tra môn toán (nội dung chủ yếu là các phép tính chia) thông thường với thang điểm 10 theo quy chế đánh giá của Bộ GDĐT (phụ lục). Điểm kiểm tra sau tác động được so sánh với điểm kiểm tra định kỳ lần I và điểm khảo sát trước tác động để xem xét tính tương quan. kết quả chứng tỏ điểm hai lần kiểm tra đều có giá trị và có độ tin cậy chấp nhận được.
	Phân tích dữ liệu và kết quả:
	Bảng so sánh kết quả khảo sát trước và sau tác động của nhóm:
Trước TĐ
sau TĐ
Mốt
5
8
Trung vị
5
7
Điểm TB
5,4
7,3
Độ lệch chuẩn
2,3
1,7
T-test phụ thuộc
0,00000021
Độ lêch diểm TB
1,9
Mức độ ảnh hưởng
0,82
Bàn luận:
Ktheo kết quả đã sử lý ở bảng trên, trung bình cộng điểm số của hai lần kiểm tra trước và sau tác động có sự chênh lệch đáng kể và hiệu số của nó là 1,9. Phép kiểm chứng T-test phụ thuộc trong trường hợp tác động có định hướng cho giá trị P = 0,00000021 nhỏ hơn giá trị chuẩn (0,05) rất nhiều lần. Chứng tỏ rằng giải pháp sử dụng lưu đồ thuật toán giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia là rất có ý nghĩa, giải pháp tác động mang lại hiệu quả rõ rệt, không phải do ngẫu nhiên mà do ảnh hưởng của giải pháp đã sử dụng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm nghiên cứu:
Mặt khác, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 1,9; tuy không cao, so đối với thang điểm 10, nhưng sau khi tính độ lệch giá trị trung bình chuẩn, ta được chỉ số SMD là 0,82, đối chiếu chỉ số này với bảng chuẩn Cohen, mức độ ảnh hưởng của giải pháp là khá cao. Điều đó chứng tỏ giải pháp có tác động mạnh đến kết quả học tập, củng cố và hình thành kỹ năng làm tính chia của học sinh lớp 5
Hơn nữa nếu tham chiếu các thông số khác thì giải pháp tác động còn mang lại các kết quả sau: 
Tần suất điểm cao nhất của của kết quả sau tác động là điểm 8, trong khi tần suất điểm cao nhất của bài khảo sát trước tác động là điểm 5. Chứng tỏ rằng số học sinh có điểm 8 sau tác động chiếm đa số so với số học sinh có điểm số khác, trong khi trước khi tác động thì điểm của đa số học sinh là thấp hơn nhiều (lệch 3 điểm)
Trung vị của dữ liệu đối chiếu (trước tác động) là 5, của dữ liệu thực nghiệm là 8, như vậy ít nhất nửa nhóm trước tác động có điểm số từ 5 trở xuống, và có ít nhất nửa nhóm sau tác động đạt từ 8 điểm trở lên. Đây là sự chênh lệch trung vị rất đáng kể: mẫu thử sau tác động có nhiều khả năng là nhóm học sinh khá giỏi (đối với kiến thức, kỹ năng đang tác động), hoàn toàn trái ngược với trình độ trước tác động vốn tiềm ẩn nhiều yếu tố trung bình yếu. 
Ngoài ra giải pháp còn có phổ tác dụng tương đối rộng được thể hiện qua độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn của nhóm sau tác động là 1,7 thấp hơn nhiều so với độ lệch chuẩn trước tác động (2,3), độ lệch chuẩn của mẫu sau tác động tương đối thấp chứng minh rằng khả năng thực hiện phép tính chia của học sinh sau khi tác động bằng giải pháp lưu đồ thuật toán của mẫu thử là khá đồng đều so với trước đó. Hơn nữa nếu so sánh trung vị (7) với giá trị trung bình (7,3) ta thấy hai chỉ số này khá gần nhau, biểu hiện của độ đồng đếu cao của mẫu thử, cho thấy giải pháp thay thế có tác dụng tích cực lên hầu hết các đối tượng học sinh trong lớp.
Kết luận:
Qua các kết quả thu được sau nghiên cứu, có thể nói giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi đề ra là đúng đắn, Việc sử dụng lưu đổ thuật toán như một phương pháp dạy phép tính chia (một phép tính khá phức tạp) thật sự giúp học sinh lớp 5 trường chúng tôi hình thành và nâng cao kỹ năng thực hiện phép tinh đó trong một thời gian tương đối ngắn. Giải pháp gọn nhẹ, dễ thực hiện mang tính khả thi cao mà bất cứ giáo viên nào, trong điều kiện nào cũng làm được, đồng thời giải pháp cũng có mức độ ảnh hưởng lớn, phổ tác dụng rộng. Trong quá trình thực hiện chỉ yêu cầu giáo viên khéo léo “mềm hóa” thuật toán, vừa đảm bảo tính cụ thể, thứ tự của lưu đồ, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, tính liên kết giữa các bước tính toán. Phương pháp này mặc dù có bản chất thụ động, phần lớn các khâu đều yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng và làm theo mẫu nhưng phù hợp với nhiều đối tượng học sinh nhất là đối tượng học sinh yếu kém. Vì vậy có thể coi như đây là phương pháp bổ trợ, làm phong phú thêm các biện pháp cá thể hóa học sinh
Giải pháp hạn chế ở chỗ sử dụng lưu đồ hóa thuật toán chỉ phát huy tác dụng khi học sinh đã thực sự có một nền tảng vững chắc làm cơ sở cho các bước tính toán của lưu đồ. Nền tảng đó là các phép tính hỗ trợ, là kỹ năng làm tròn số, kỹ năng tính nhẩm và kỹ năng sử dụng bảng nhân
	Người thực hiện
	 Nguyễn Thị Cẩm Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Diên Hiển –2000- 10 chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi toán - NXBGD 
Đỗ Trung Hiệu – 2000- Các bài toán điển hình lớp 4-5 - NXB Đà Nẵng 
Nguyễn Mạnh Trinh – 1999 – Bước đầu làm quen với lô-gich toán – NXB Đại học Quốc gia TP HCM
G.N Becman (Dịch giả: Nguyễn Hữu Chương, Thế Trường) – 2003 - Số và khoa học về số – NXB Giáo dục
Phạm Đình Thực – 2002 – 100 câu hỏi đáp về dạy toán ở Tiểu học – NXB Giáo dục
Phạm Đình Thực – 2000 - Một số vấn đề suy luận trong môn toán ở tiểu học - NXB Giáo Dục 
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG TÁC ĐỘNG :
*Hình thức: tập trung toàn lớp
*Thời gian: tổng cống 10 buổi, từ 8/11/2011 đến 19/11/2011(15 phút đầu buổi và 15 phút cuối buổi)
*Nội dung: ôn tập phép tính chia đối với số tự nhiên
Kế hoạch tác động cụ thể:
-Ngày 8/11:	GV thực hiện làm mẫu phép tính chia 2643 : 3 ; 265 : 5
Hướng dẫn học sinh rút ra quy trình 4 bước.
-Ngày 9/11: Kiểm tra củng cố việc nhớ thuộc 4 bước
-Ngày 10/11: Luyện tập bước 1: cho học sinh tách ban đầu các bài tính sau:
452:2; 	652:7; 3	654:23; 	1548:15; 	24587: 25;	2135:45
23654: 45	2156:254;	3654:366;	23654:2546;	 	32564:2543	
-Ngày 11/11: Luyện tập bước 2: cho học sinh Chọn chữ số thương các bài tính sau:
8:2;	9:5;	12:5;	 45:9;	56:6;	25:7; 	25:12;	34:14;
123:25,	158:58,	1224:145;	45:45;	14:140
-Ngày 12/11: Ôn bước 1,2, luyện bước 3, chú ý tạo giả định rẽ nhánh trường hợp thứ nhất (không trừ được) học sinh làm các bài sau: 
12354: 2;	25461:3;	2546:4;	5492:5;	1254:6;	2459:9
-Ngày 14/11: Ôn bước 1, 2 , 3: Học sinh làm các bài sau:
2456:8;	2154:7;	213:8;	2871:5	1644:6;	6521:6
-Ngày 15/11: Luyện tập bước 4, chú ý tạo giả định rẽ nhánh trường hợp thứ hai (số dư không nhỏ hơn số chia) Sử dụng các bài ngày 11/11
-Ngày 16/11: Luyện tập chung sử dụng lại các bài của ngày 12/11
-Ngày 17/11: Luyện tập chung: sử dụng lại các bài ngày 14/11
-Ngày 18/11: Luyện tập các dạng đặc biệt, học sinmh làm các bài sau:
3000:3 250:5;	12105:3;	752450:25;	1000125:125 
PHỤ LỤC 2
BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG :
Ngày kiểm tra: 5/11
Thời gian: 1 tiết
ĐỀ BÀI:
1/ Thực hiện các phép tính chia sau:
a/ 357:3	;	b/ 12340:4	;	c/ 32000:5	;	d/ 1320:4
2/ Thực hiện các phép tính sau bằng cách đặt tính rồi tính:
a/ 3654:9	;	b/ 24675: 25	;	c/ 2500:125	;	d/ 25400: 55
3/ Có 2315 quyển tập, chia đều cho 5 trường. Hỏi mỗi trường được bao nhiêu quyển tập?
4/ Giá một cây viết là 5450 đồng, có 81750 đồng mua được bao nhiêu cây viết?
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 4 điểm (mỗi bài 1đ)
Câu 2: 4 điểm (Mỗi bài 1 điểm)
Câu 3: 1 điểm (chỉ chấm phép tính không chấm lời giải)
Câu 3: 1 điểm (chỉ chấm phép tính không chấm lời giải)
PHỤ LỤC 3
BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG :
Ngày kiểm tra: 21/11
Thời gian: 1 tiết
ĐỀ BÀI:
1/ Thực hiện các phép tính chia sau:
a/ 235:5	;	b/ 21654:6	;	c/ 3220:2	;	d/ 6520:4
2/ Thực hiện các phép tính sau bằng cách đặt tính rồi tính:
a/ 3048:8	;	b/ 24275: 25	;	c/ 36500:125	;	d/ 25800: 55
3/ Có 2364 kg gạo chứa đều trong 6 thùng bằng nhau, Hỏi mỗi thùng chứa bao nhiêu kg gạo?
4/ Giá một quyển tập là 2300 đồng, có 57500 đồng mua được bao nhiêu quyển tập?
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 4 điểm (mỗi bài 1đ)
Câu 2: 4 điểm (Mỗi bài 1 điểm)
Câu 3: 1 điểm (chỉ chấm phép tính không chấm lời giải)
Câu 3: 1 điểm (chỉ chấm phép tính không chấm lời giải)
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Sử dụng phương pháp lưu đồ thuật toán giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Phan Chu Trinh củng cố kỹ năng thực hiện phép tính chia
*Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Hoa 
*Người đánh giá: Ban thẩm định đề tài NCKHSPUD trường TH Phan Chu Trinh
*Ngày: ..Địa điểm: Trường TH Phan Chu Trinh
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Điểm
đánh
giá
Nhận xét
tên đề tài:
*Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động
*Có ý nghĩa thực tiễn.
5
Hiện trạng
*Nêu được hiện trạng.
*Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng
*Chọn một nguyên nhân để tác động giải quyết
5
Giải pháp thay thế:
*Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế.
*Giải pháp khả thi và hiệu quả.
*Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
10
Vấn đề, giả thuyết nghiên cứu:
*Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi
*Xác định được giả thuyết nghiên cứu
5
Thiết kế:
Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu
5
Đo lường:
*Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu
*Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị
5
Phân tích dữ liệu và bàn luận: 
*Lựa chọn phép kiểm chứng và thống kê phù hợp với thiết kế.
*Trả lời rõ được vần đề nghiên cứu
5
Kết quả:
*Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được các vần đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng có tính thuyết phục.
*Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: mang lại nghững hiểu biết mới như thực trạng, biện pháp, phương hướng, chiến lược
*Áp dụng các kết quả: triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế
20
Minh chứng các hoạt động nghiên cứu:
Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng điểm, thang đo, băng đĩa, phim, ành, dữ liệu thô(đầy đủ, khoa học mang tính thuyết phục)
35
Trình bày báo cáo:
*Văn bản viết: cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp
*Báo cáo trước hội đồng: Rõ ràng mạch lạc, có sức thuyết phục
5
Tổng cộng
100
 £Tốt (86 => 100);	£Khá (70 => 85);	 TM BAN THẨM ĐỊNH
£Đạt (50 => 69);	£Không đạt (<50) 	 TRUỞNG BAN
Nhận xét chung:.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNCKHSPUD su dung thuat toan giup cung co kien thuc choHS lop 5.doc