Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về “ nghệ thuật tạo hình”. Trên cơ sở những kĩ năng cơ bản đó, người học Mĩ thuật nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của đồ vật, hình thành ở học sinh biểu tượng trọn vẹn về đồ vật ( hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc ). Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả năng:
1. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn học Mĩ thuật.
2. Rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất người lao động mới.
3. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền Mĩ thuật đó.
Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Vẽ theo mẫu ở lớp 5”
MỤC LỤC: Mục Trang Tóm tắt đề tài:...2 Giới thiệu:.3 Phương pháp nghiên cứu:.8 Khách thể nghiên cứu:8 Thiết kế nghiên cứu:...8 Quy trình nghiên cứu:.9 Đo lường:9 Phân tích dữ liệu và kết quả:.11 Bàn luận:.11 Kết luận và khuyến nghị11 Tài liệu tham khảo:...12 Phụ lục:.13 ĐỀ TÀI VẼ THEO MẪU Ở LỚP 5 I.TÓM TẮT : Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về “ nghệ thuật tạo hình”. Trên cơ sở những kĩ năng cơ bản đó, người học Mĩ thuật nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của đồ vật, hình thành ở học sinh biểu tượng trọn vẹn về đồ vật ( hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu sắc ). Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả năng: Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn học Mĩ thuật. Rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền Mĩ thuật đó. Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Vẽ theo mẫu ở lớp 5” II. GIỚI THIỆU: 1.Mục tiêu: Môn Mỹ thuật ở Tiểu học không nhằm đào tạo hoạ sĩ sáng tác hay những người chuyên làm về mỹ thuật. Môn Mỹ thuật ở Tiểu học nhằm giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu: tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hằng ngày và những công việc cụ thể sau này. Môn Mỹ thuật ở Tiểu học nhằm nâng cao hơn nữa về năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học, nhằm hình thành ở các em phẩm chất con người lao động mới đáp ứng đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Thiếu nhi là lứa tuổi ham thích hoạt động nhất là hoạt động tạo hình cùng với sự lớn lên của cơ thể, đặc điểm tâm lý trẻ bắt đầu hoàn thiện. Các em diễn tả cái đẹp của thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, quan sát thiên nhiên, các em dần có ý thức về xa gần, quan sát thiên nhiên, các em dần co ý thức về xa gần, về không gian ba chiều. Đây chính là giai đoạn miêu tả tạo hình của một đối tượng. Các em bắt đầu vẽ như trông thấy sự việc thể hiện hình dáng vật ở góc độ nhìn thấy, sử dụng màu sắc, tình cảm. 2. Nhiệm vụ: Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về Mỹ thuật. Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền Mỹ thuật của dân tộc và thế giới. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt hơn tri thức các môn học khác. 3. Khái quát chương trình: Chương trình môn Mỹ thuật ở Tiểu học được chia thành 4 phân môn: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức Mỹ thuật. Trong đó có các dạng bài lý thuyết và bài thực hành. Các bài lý thuyết viết dưới dạng giới thiệu theo trình tự nội dung và cuối bài là câu hỏi hướng dẫn. Các bài thực hành viết dưới dạng: quan sát, nhận xét; tìm và chọn nội dung đề tài; cách vẽ; bài tập. Về nội dung: giải thích các khái niệm, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho từng phân môn, bài tập ứng dụng. Phân môn “ Vẽ theo mẫu ”: Đây là phân môn “ khô ” nhất trong các phân môn. Trên thực tế, kết quả bài vẽ theo mẫu bao giờ cũng thua các phân môn khác. Vẽ theo mẫu phải quan sát từ đầu đến kết thúc bài vẽ. Quan sát để tìm ra “ kiến thức ”, vì vậy kết quả của bài vẽ phụ thuộc vào phương pháp quan sát. Không vẽ tiếp khi không có mẫu ở trước mặt. Trong quá trình vẽ không thay đổi vị trí của mẫu và vị trí của người vẽ, hướng ánh sángđể đảm bảo cho bài vẽ khồng thay đổi, không bị sửa chữa, điều chỉnhDo vậy mẫu vẽ đối với bài vẽ theo mẫu là rất quan trọng. Với những đặc điểm đó, cần vận dụng những phương pháp sau đây khi dạy vẽ theo mẫu: quan sát, trực quan, gợi mở. Bài “ Mẫu có hai đồ vật ”, giáo viên có thể sử dụng các mẫu như: cái ấm tích – cái bát, cái phích - khối cầu, cái ấm nhôm – cái bát, cũng có thể sử dụng mẫu sau : Giáo viên nên sắp xếp mẫu khác với sách giáo khoa để dễ nhận ra học sinh nào vẽ theo sách. Phân môn “ Vẽ trang trí ”: Vẽ trang trí cũng từ những mẫu, từ kiến thức chung nhưng người vẽ có thể suy nghĩ, tìm tòi để tạo ra bài vẽ, sản phẩm khác. Vì thế đặc điểm của trang trí là suy ngẫm - tìm tòi - sáng tạo thường xuyên liên tục để luôn có cái mới, cái đẹp không lặp lại chính mình, không giống với người khác. Trang trí tạo cho học sinh nếp nghĩ, phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất con người lao động. Trong dạy học phân môn này cần sử dụng các phương pháp sau: trực quan, gợi mở, luyện tập. Trong hoạt động hướng dẫn học sinh cách vẽ có thể sử dụng mẫu trực quan sau: ( Tên gọi: “ Ti vi màn hình phẳng ” ) Với trực quan này giáo viên có thể vận dụng cho nhiều bài trang trí khác nhau và cả trong phân môn vẽ tranh. Tác dụng: gây hứng thú cho học sinh, tạo ra nhiều bất ngờ khi giáo viên cho xuất hiện từng bướcĐối với cách thường sử dụng là: vẽ sơ đồ các bước có hình vẽ như vậy khi treo lên học sinh đã thấy rõ ngay các bước và sẽ không còn thú vị, hấp dẫn. Phân môn “ Vẽ tranh ”: Khai thác đề tài: từ đề tài chung mỗi người tìm ra cách thể hiện sâu sắc, độc đáo, tìm ra những hình tượng điển hình để có thể diễn tả được tư tưởng chủ đề, ý đồ của người vẽ, khêu gợi được sự tìm tòi và cảm nhận của người xem. Phản ánh một cách sinh động bằng sự quan sát và hiểu biết của người vẽ, vì thế, vẽ tranh đề tài là thể hiện sự hiểu biết nhiều mặt về cuộc sống, tự do tạo điều kiện cho người vẽ có ý thức tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi dạy vẽ tranh cần vận dụng các phượng pháp sau: quan sát, liên hệ thực tiễn với cuộc sống. Bên cạnh sử dụng các trực quan là bài vẽ của học sinh những năm trước và họa sĩ để các em nắm bắt được nội dung. Phân môn “ Thường thức mỹ thuật ”: Đây là phân môn mà học sinh không làm bài thực hành, là phân môn lịch sử mỹ thuật tóm lược. Lịch sử mỹ thuật gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của một đất nước, một vùng hay một mốc thời gian. Do đó dạy và học phân môn này cần có kiến thức về các môn khoa học xã hội và có cách nhìn tổng quát, nhận xét sâu sắc, phân tích có cơ sở. Thường thức mỹ thuật nâng cao trình độ văn hoá chung cho học sinh, bồi dưỡng thẩm mỹ thị giác, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và tạo điều kiện cho các em học tập các phân môn khác có hiệu quả hơn. Phương pháp dạy thích hợp của phân môn này là: quan sát, vấn đáp, đàm thoại, liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên cần sưu tầm, tìm hiểu nhiều tranh ảnh liên quan đến bài học. 4. Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật: Dạy Mỹ thuật cũng là dạy học, vì Mỹ thuật cũng là một môn học ở trường Tiểu học. Do vậy, dạy Mỹ thuật cũng phải tuân theo những phương pháp chung và có phương pháp riêng. Đối với môn học Mỹ thuật có thể kể đến một số phương pháp thường vận dụng sau: 1.1 Phương pháp quan sát. 1.2 Phương pháp trực quan. 1.3 Phương pháp vấn đáp. 1.4 Phương pháp gợi mở. 1.5 Phương pháp luyện tập. 1.6 Phương pháp liên hệ thực tiễn với cuộc sống. 5. Mẫu trực quan trong dạy học Mỹ thuật: Mỹ thuật là môn học trực quan. Đối tượng của môn Mỹ thuật thường là những gì ta có thể nhìn thấy, sờ được - có hình, khối, có đậm nhạt, có màu sắc, ở xung quanh ta, gần gũi và quen thuộc. Riêng với Mỹ thuật, tất cả các loại bài học ( nhất là loại bài “ Vẽ theo mẫu” ) đều phải sử dụng đồ dùng dạy học ( Mẫu). 6. Phương pháp trực quan trong dạy học Mỹ thuật: Nói đến phương pháp trực quan tức là đề cập đến sao cho học sinh thấy được ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể và hiểu nhanh, nhớ lâu, đồng thời có hứng thú học tập, dù là những khái niệm như cân đối, hài hoà hay những gì ẩn chứa trong bố cục,nét vẽ, màu sắcmà nghệ sĩ muốn nói. Như vậy, phương pháp trực quan yêu cầu, giáo viên dạy Mỹ thuật ở góc độ nhận thức cụ thể như sau: * Về nhận thức: giáo viên phải coi trực quan và phương pháp trực quan là cần thiết, là nội dung bài dạy. * Về chuẩn bị: chủ động nghiên cứu bài dạy, tự tìm và thiết kế đồ dùng dạy học sát với nội dung. * Về phương pháp: sử dụng trực quan giáo viên cần lưu ý: - Phân loại đồ dùng sao cho hợp với nội dung, thích hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của học tập và ý đồ của giáo viên. - Hình thức đồ dùng dạy học cần có kích thước vừa phải, dễ quan sát, có trọng tâm, đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh. - Trình bày đồ dùng dạy học cần rõ ràng, khoa học. - Kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc, sao cho lời nói hấp dẫn và minh hoạ đẹp hoà quyện làm một, tạo điều kiện cho học sinh nhận thức nhanh, nhớ lâu. 7. Mẫu trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật: Các loại mẫu trực quan: Mẫu quan môn Mỹ thuật là tất cả những phương tiện sử dụng trong tiết dạy môn Mỹ thuật. Có thể kể đến các loại đồ dùng ( phương tiện ) đó là: - Vật mẫu: nhiều chất liệu, hình dáng phong phú ( có thể tự làm ) như: hoa quả, các khối hộp, cái phích, ấm tích, khối cầu, tượng - Hình mẫu: dưới dạng vật thật hoặc tự vẽ như: chén đĩa, khăn, gạch hoa - Mô hình: kích thước vừa phải, tiện lợi như: mô hình trại - Tranh ảnh: + Tranh nguyên bản, phiên bản: tranh thiếu nhi, tranh hoạ sĩ, tranh dân gian +Ảnh chụp theo đề tài, hoặc sưu tầm qua sách báo - Sơ đồ: sơ đồ có minh hoạ các bước vẽ. - Sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm sách thực hành Mỹ thuật. - Bài vẽ của học sinh năm trước. - Minh hoạ bảng. - Đồ dùng dạy học: phấn, thước kẽ, bút chì, giấy vẽ 8.Vị trí, vai trò của mẫu trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật: Mỹ thuật là môn học phải có mẫu trực quan vì Mỹ thuật là môn rèn luyện bồi dưỡng và phát triển khả năng cảm thụ thị giác nên Mỹ thuật thông qua trực quan dạy cho học sinh quan sát, so sánh đối chiếu, phân tích nhằm lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, tăng thêm hiểu biết cho học sinh, giúp học sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và chính xác. Mẫu trực quan nhằm kích thích tò mò và chăm chú, theo dõi bài giảng. Nhờ đồ dùng trực quan để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp, thấy rõ mục tiêu bài học, khắc sâu kiến thức hơn nữa, thế nhưng phải biết sử dụng hợp lý, đúng lúc. III. PHƯƠNG PHÁP : a.Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Sử dụng đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật ở Trường Tiểu học Gành Hào B. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật ở Trường Tiểu học Gành Hào B. b. Thiết kế : Tôi chọn hai nhóm lớp 5/4. NhómA làm nhóm đối chứng, Nhóm B làm nhóm thực nghiệm. Qua các tiết dạy tại hai nhóm tôi thấy điểm KT định kỳ hai nhóm có sự khác nhau. Bảng thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng trực quan. O4 Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng trực quan. O3 c.Quy trình nghiên cứu: Tuần 15 dạy nhóm thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng mẫu là đồ dùng trực quan: Vật thật, tranh, ảnh. (Tranh ảnh sưu tầm trên website violet.com...), tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp các trường. Tuần 16 dạy nhóm đối chứng: Soạn giảng, thiết kế kế hoạch giảng dạy như thường. Tranh , ảnh chủ yếu trong SGK. * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành vẫn theo PPCT, và kế hoạch giảng dạy của trường cũng như thời khóa biểu. Bảng 3. Thời gian thực nghiệm Thứ/Ngày Nhóm Tiết theo PPCT Tên bài dạy Tuần 12 A Tiết 12 Mẫu vẽ có hai mẫu vật Tuần 20 B Tiết 20 Mẫu vẽ có hai hoặc ba mẫu vật. d. Đo lường: Để thấy rõ hơn thực trạng của việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học Gành Hào B tôi đã tiến hành tìm hiểu qua học sinh bằng các câu hỏi cho học sinh trả lời và kết quả như sau: + Câu hỏi 1: “ Các em thấy mẫu trực quan có cần thiết đối với quá trình học tập môn Mỹ thuật hay không ? ” Kết quả thu được: Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Hoàn toàn không Số lượng 80 44 0 0 % 64.5 35.5 0 0 Như vậy chúng ta nhận thấy 64.5% học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của giáo mẫuquan do giáo viên chuẩn bị đối với tiết học của mình. Chứng tỏ các em thấy bản thân học tập thích thú hơn, hiệu quả hơn đối với những tiết có giáo cụ trực quan. + Câu hỏi 2: “ Các em thấy giáo viên sử dụng mẫu trực quan có liên tục trong các tiết dạy không ?” Tiết nào cũng đầy đủ Thỉnh thoảng X Rất ít Không sử dụng Qua câu trả lời của các em chúng ta có thể thấy là : giáo viên chưa sử dụng giáo cụ trực quan đầy đủ, chỉ sử dụng ở một só tiết trong một lớp. + Câu hỏi 3: “ Các em thấy giáo viên sử dụng mẫu trực quan bài nào hấp dẫn nhất ? ”. Hầu hết các em đều cho rằng giáo viên đã sử dụng mẫu trực quan trong các bài vẽ theo mẫu là hấp dẫn, đầy đủ và lôi cuốn các em học tập. + Câu hỏi 4: “ Khi giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan các em thấy lớp tham gia như thế nào ? ” Thu hút cả lớp 79 63.7% Chỉ vài bạn hăng say theo dõi 28 22.5% Bình thường 17 13.8% Hầu hết các bạn không thích 0 0 Thường xuyên Ý kiến khác: 0 Qua bảng tổng kết này chúng ta thấy các em khá hăng say với những tiết học có sử dụng giáo cụ trực quan. Nhưng có 22.5 % cho rằng chỉ vài bạn hăng say theo dõi như vậy là do học sinh không thích thú với môn học cũng có thể giáo viên sử dụng trực quan chưa làm các em theo dõi. Bên cạnh đó qua tìm hiểu một số bài của học sinh ( bài vẽ theo mẫu ) tôi thấy một số em vẫn vẽ hình theo sách giáo khoa. Như vậy đồ dùng dạy học của giáo viên chưa thật sự có hiệu quả cao. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi dạy xong bài học trên ,tôi tiến hành thu bài vẽ chấm. (nội dung kiểm tra trình bày ở phụ lục ) 2. Đánh giá chung: Như vậy qua quá trình tìm hiểu, tôi rút ra một số đánh giá chung về thực trạng sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học môn Mỹ thuật ở Trường Tiểu học Gành Hào B như sau: Bản thân giảng dạy môn Mỹ thuật, tôi đã tiến hành thiết kế thêm nhiều đồ dùng dạy học để tiết học đạt hiệu quả cao tuy nhiên vẫn hạn chế. Với những yêu cầu của giáo viên, học sinh đã sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu cho bài học trên cơ sơ đó giáo viên đã cho học sinh tự giới thiệu trực quan của bài học. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 1. Thực trạng: 1.1 Đánh giá thực trạng, tìm hiểu ở Ban giám hiệu nhà trường và công tác giảng dạy môn Mỹ thuật: Qua trao đổi với BGH nhà trường và công tác giảng dạy môn Mỹ thuật cho thấy mẫu trực quan là rất cần thiết đối với quá trình dạy học đặc biệt là môn Mỹ thuật. Mẫu trực quan môn Mỹ thuật của trường hiện nay chưa đầy đủ, giáo viên phải làm thêm ở một số tiết. Là một giáo viên mỹ thuật tôi nhận định : hiệu quả của mẫu trực quan là rất quan trọng, học sinh thấy đam mê, thích thú hơnvà nắm bài tốt hơn, kiến thức vững chắc hơn. Hiện nay phòng học của nhà trường đang còn thiếu do vậy môn Mỹ thuật vẫn chưa có phòng học riêng . Vẫn sử dụng phòng học là phòng của từng lớp; dụng cụ, tủ để bảo quản đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật chưa có. Một số vật mẫu vẫn chưa đầy đủ giáo viên tự tìm kiếm hoặc phải chuẩn bị để dạy học. Bên cạnh đó chưa có phòng học đặc thù cho môn Mỹ thuật cũng gây không ít khó khăn cho việc học phân môn Vẽ theo mẫu. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 1. Kết luận: Ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng phát triển và Mỹ thuật cũng đã và đang đi vào từng góc cạnh của đời sống con người. Không những thế chinh vì thế mà môn Mỹ thuật đã được đưa vào chương trình Tiểu học và THCS nhằm định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho các em, giúp các em biết được cái đẹp trong cuộc sống và vận dụng những gì học được để sáng tạo ra cái đẹp phục vụ cho bản thân và xã hội. Trường Tiểu học Gành Hào B luôn quan tâm tới chất lượng giáo dục, tuy nhiên cơ sở vật chất hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học. Trong dạy học môn Mỹ thuật cũng như các môn học khác thì vấn đề trực quan đang là vấn đề được Nhà trường quan tâm. 2. Khuyến nghị: 1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Cần mua sắm nhiều đồ dùng trực quan môn mĩ thuật phục vụ cho các trường Tiểu học trong tỉnh. Tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên môn Mỹ thuật của các huyện về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mỹ thuật. 2. Đối với Trường Tiểu học Gành Hào B . Quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên Mỹ thuật trong dạy học. Tổ chức nhiều buổi dự giờ để nắm bắt tình hình sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên. Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học môn Mỹ thuật, giúp đỡ kinh phí để giáo viên thiết kế đồ dùng dạy học. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, nghiên cứu và vận dụng vào dạy học môn Mĩ thuật nhằm góp phần rèn luyện cho học sinh cách quan sát , khả năng tìm tòi, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền Mĩ thuật đó. Tôi xin chân thành cảm ơn Gành Hào, ngày 18 tháng 4 năm 2013 Người viết Lê Ngọc Tân VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật - Nhà xuất bản Giáo dục, 1995. 2. Sách giáo khoa Mỹ thuật lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Sách giáo viên Mỹ thuật lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Giáo dục thẩm mỹ. Đỗ Xuân Hoà - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. VII. PHỤ LỤC : 1.PHIẾU KHẢO SÁT + Câu hỏi 1: “ Các em thấy giáo cụ trực quan có cần thiết đối với quá trình học tập môn Mỹ thuật hay không ? ” Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Hoàn toàn không Số lượng % + Câu hỏi 2: “ Các em thấy giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan có liên tục trong các tiết dạy không ?” Tiết nào cũng đầy đủ Thỉnh thoảng Rất ít Không sử dụng + Câu hỏi 3: “ Các em thấy giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan bài nào hấp dẫn nhất ? + Câu hỏi 4: “ Khi giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan các em thấy lớp tham gia như thế nào ? ” Thu hút cả lớp Chỉ vài bạn hăng say theo dõi Bình thường Hầu hết các bạn không thích Thường xuyên Ý kiến khác:..
Tài liệu đính kèm: