Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 5 môn: Tiếng Việt

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 5 môn: Tiếng Việt

I. Phần trắc nghiệm: ( 5,5 điểm)

 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :

Câu1: (0,5 điểm) Bài thơ " Hạt gạo làng ta " do ai sáng tác:

A. Nguyễn Khải.

B. Trần Đăng Khoa.

C. Vân Long

Câu 2: ( 0,5 điểm) . Trong bài tập đọc " Kì diệu rừng xanh ", Sự kì diệu của rừng xanh được tác giả miêu tả qua các sự vật chủ yếu nào?

A. Thế giới nấm, thế giới động vật , rừng khộp.

B. Thế giới nấm, những con vượn bạc má, những con mang.

C. Những con vượn bạc má, những con sóc, những con mang.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2490Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 5 môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở gd & đt thanh Hoá
phòng gd hậu Lộc
Đ1
đề thi CHọN học sinh giỏi Lớp 5
Môn: Tiếng việt
(Thời gian làm bài : 90 phút )
I. Phần trắc nghiệm: ( 5,5 điểm)
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Câu1: (0,5 điểm) Bài thơ " Hạt gạo làng ta " do ai sáng tác:
A. Nguyễn Khải.
B. Trần Đăng Khoa.
C. Vân Long
Câu 2: ( 0,5 điểm) . Trong bài tập đọc " Kì diệu rừng xanh ", Sự kì diệu của rừng xanh được tác giả miêu tả qua các sự vật chủ yếu nào?
A. Thế giới nấm, thế giới động vật , rừng khộp.
B. Thế giới nấm, những con vượn bạc má, những con mang.
C. Những con vượn bạc má, những con sóc, những con mang.
Câu 3: (0,5 điểm) Nhóm từ nào dưới đây chứa một từ viết sai lỗi chính tả:
A.Giữ gìn, hung dữ,rại rột.
B. Thúc giục, thú dữ, giục giã.
C,. Rừng rực, róc rách, nhởn nhơ, dễ dàng.
Câu 4: ( 0,5 điểm). Các từ sau đây có thể xếp vào mấy nhóm từ đồng nghĩa:
 Anh hùng, dũng cảm, siêng năng, trung thực, kiên cường, chuyên cần, chăm chỉ, gan dạ, thẳng thắn, cần cù, thật thà, chất phác, chịu khó, chân thật.
 A. 1 nhóm B. 2 nhóm C. 3 nhóm D. 4 nhóm
Câu 5: ( 0,5 điểm). Từ nào không đồng nghĩa với các từ trong dòng:
 a, A. Siêng năng. B. Bài tập C. Chăm chỉ D. Cần cù
 b, A. Vàng xuộm B. Xanh biếc C. Vàng hoe D. Vàng mịn
 c, A. Học tập B. Học hành C. Xinh tươi D. Học hỏi
Câu6: ( 0,5 điểm). " Môi trường" là: 
 A. Toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tạo thành những điều kiện sống của con người.
 B. Toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên tạo thành những điều kiện sống bên ngoài của sinh vật.
 C. Toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tạo thành những điều kiện sống của con người hoặc sinh vật.
Câu 7: ( 0,5 điểm). Các vế câu trong câu ghép: " Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió " được nối với nhau bằng cách:
A. Nói bằng từ " vậy mà" 
B. Nói bằng từ "thì"
C. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )
Câu 8: (0,5 điểm) Trong chuỗi câu " Chiều nay đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa cả một vạt đất quanh gốc gạo phía ngoài mặt sông lở thành hố sâu hoẳm."
 Câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách:
 A. Dùng từ ngữ nối và lặp lại từ ngữ.
 B. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
 C. Lặp lại từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Câu 9: (0,5 điểm) . Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép ?
A. Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
B. Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
C. Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
D. Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.
Câu 10: ( 0,5 điểm) Cấu tạo của bài văn tả cảnh theo trình tự:
 A. Giới thiệu người định tả- nêu cảm nghĩ về người định tả - tả ngoại hình, tả tính tình.
 B. Tả ngoại hình , tả tính tình - giới thiệu người định tả- nêu cảm nghĩ về người định tả.
 C. Giới thiệu người định tả- tả ngoại hình, tả tính tình - nêu cảm nghĩ về người định tả.
Câu 11: ( 0,5 điểm) Câu văn nào sử dụng phép nhân hoá?
 A. Cây quỳnh lá dày giữ được nước, chẳng tưới nhiều.
 B. Cây hoa Ti-gôn thích leo trèo. 
 C. Cây hoa ấn độ liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. 
II. Phần tự luận ( 4,5 điểm)
Câu 12: ( 1,5 điểm) Trong bài "Hành trình của bầy ong" của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu (Tiếng Việt 5- Tập 1) có những câu thơ :
 " Với đôi cánh đẫm nắng trời
 Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
 ..Bầy ong rong ruổi trăm miền
 Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa"
 Theo em tác giả dùng từ "đẫm" ở trên có hay không? vì sao? Em hiểu câu thơ:" Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa" là thế nào?
Câu 13:( 3 điểm) Em hãy tả lại hình ảnh của cô giáo( hoặc thầy giáo) của em lúc đang giảng bài.
 *** Hết ***
sở gd & đt thanh hoá
phòng gd hậu lộc
Đ2
đề thi cHọN học sinh giỏi Lớp 5 
Môn: Tiếng việt
(Thời gian làm bài : 90 phút )
I. Phần trắc nghiệm: ( 5,5 điểm)
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1: (0,5 điểm) Đọc đoạn văn sau:
 " Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này."
 Những từ ngữ nói lên lòng yêu quê hương tha thiết của anh bộ đội là:
 A. Tác giả rất nhớ quê hương.
 B. Đăm đắm nhìn, quyến rũ, nhớ thương, mãnh liệt, day dứt.
 C. Tình cảm của anh bộ đội đối với quê hương vừa tha thiết vừa mãnh liệt như không muốn xa nơi sinh ra, yêu dấu của mình.
Câu 2:(0,5 điểm) . Trong bài đọc " Về ngôi nhà đang xây" , hình ảnh nào dễ nhận ra nhất đối với một ngôi nhà đang xây?
 A. Trụ bê-tông nhú lên như một mầm cây.
 B. Giàn giáo tựa cái lồng che chở.
 C. Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.
Câu 3: ( 0,5 điểm) Những câu thơ có chữ viết sai lỗi chính tả:
 A. Dưới chân dào chú nhái
 B. Nhảy ra tìm giun ngoi
 C. Bụi tre già không ngủ
 D. Đưa võng ru măng non
 E. Giừa đuổi muỗi cho con
 G. Phe phẩy tàu lá quạt.
Câu 4:(0,5 điểm). Dòng nào là từ láy:
 A.Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn, ngoan ngoãn.
 B. Chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn, ngoan ngoãn
 C. Mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn, ngoan ngoãn, nhỏ nhẹ.
Câu 5: ( 0,5 điểm) . Phần giải thích đúng nhất của " tre già măng mọc" là :
 A. Ăn ngon, có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
 B. Cuộc đời vất vả.
 C. Thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, lớp già đi trước có lớp sau thay thế.
 D. Gắn bó quyền lợi ở đâu thì che chắn bảo vệ cho nơi đó.
Câu 6: ( 0,5 điểm). Thành ngữ nào dưới đây thuộc chủ đề Hữu nghị- hợp tác:
A. Gan vàng dạ sắt.
B. Chia ngọt sẻ bùi.
C. Nếm mật nằm gai.
D. Cày sâu cuốc bẫm
Câu 7: ( 0,5 điểm) Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.
 Là câu sai vì :
 A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ. C. Thiếu trạng ngữ.
Câu 8: ( 0,5 điểm) Điền dấu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau: 
 " Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh ð
 ð Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạnð
 ð Thế thì đáng buồn quáð nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạð
 ð Thưa chị, bài của cháu và bài của bạn ngồi bên cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhauð
Câu 9: ( 0,5 điểm)
 " Tôi nhìn ra vườn. Cây chùm ruột cạnh giếng tươi tốt , trái bầu đầy cành, còn mấy cây đứng ở góc rào thì thiếu nước nên bị đói trông thấy. Lá của nó trông mỏng đi và xếp quặt lại. Cảnh tương tự như trong cuốn truyện tranh má mua cho tôi. Con dê mẹ đang đứng lom khom, còn con bò thì đứng quay mặt âu yếm nhìn bê con đang say sưa bú. Con bò mẹ thì còn nhiều ngày tháng để âu yếm con nó, chứ với má con tôi thì đã sắp sửa vĩnh viễn xa nhau rồi."
 Đoạn văn trên có mấy câu ghép?
 A. 1 câu C. 2 câu
 B. 3 câu D. 4 câu
Câu 10: ( 0,5 điểm)Dòng nào nêu đúng trình tự của bài văn tả cảnh?
 A. Tả từng phần của cảnh hoặc tả cảnh theo sự thay đổi của thời gian- nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ- giới thiệu cảnh.
 B. Giới thiệu cảnh- tả từng phần của cảnh hoặc tả cảnh theo sự thay đổi của thời gian- nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.
 C. Giới thiệu cảnh- nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ- tả từng phần của cảnh hoặc tả cảnh theo sự thay đổi của thời gian.
Câu 11: ( 0,5 điểm) Tác giả dùng những cách gì để quan sát cảnh vật khi viết 2 câu văn miêu tả:" ánh sáng chan hoà làm cho vạn vật đều tin tưởng. Nhựa ngọt mùi thơm khí ấm , tràn trề."
A. Mắt nhìn, mũi ngửi.
B.Mũi ngửi, mắt nhìn, miệng nếm.
C.Mắt nhìn, mũi ngửi, da cảm nhận.
D. Mắt nhìn,miệng nếm, mũi ngửi, da cảm nhận.
II. Phần tự luận: (4,5 điểm)
Câu 12: (1,5 điểm) Kết thúc bài thơ" Tiếng vọng" nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có viết:
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá ở trên ngàn.
 Đoạn thơ trên cho thấy những hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao?
Câu 13: ( 3 điểm) Hãy tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương ( hoặc một nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng hó phai.
 ***Hết ***
sở gd & đt thanh hoá
phòng gd hậu lộc
H1
hướng dẫn chấm 
đề thi CHọN học sinh giỏi lớp 5
Môn: Tiếng việt
 I. Phần trắc nghiệm: ( 5,5 điểm)
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :Mỗi câu cho 0.5 điểm
Câu1: (0,5 điểm) Bài thơ " Hạt gạo làng ta " do ai sáng tác:
B. Trần Đăng Khoa.
Câu 2: ( 0,5 điểm) . Trong bài tập đọc " Kì diệu rừng xanh ", Sự kì diệu của rừng xanh được tác giả miêu tả qua các sự vật chủ yếu nào?
A. Thế giới nấm, thế giới động vật , rừng khộp.
Câu 3: (0,5 điểm) Nhóm từ nào dưới đây chứa một từ viết sai lỗi chính tả:
A.Giữ gìn, hung dữ,rại rột.
Câu 4: ( 0,5 điểm). Các từ sau đây có thể xếp vào mấy từ đồng nghĩa:
 Anh hùng, dũng cảm, siêng năng, trung thực, kiên cường, chuyên cần, chăm chỉ, gan dạ, thẳng thắn, cần cù, thật thà, chất phác, chịu khó, chân thật.
 C. 3 nhóm 
Câu 5: ( 0,5 điểm). Từ nào không đồng nghĩa với các từ trong dòng:
 a, B. Bài tập 
 b, B. Xanh biếc 
 c, C. Xinh tươi 
 Đúng 1 - 2 ý cho 0,25 điểm. Đúng 3 ý cho 0,5 điểm 
Câu6: ( 0,5 điểm). " Môi trường" là: 
 C. Toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tạo thành những điều kiện sống của con người hoặc sinh vật.
Câu 7: ( 0,5 điểm). Các vế câu trong câu ghép: " Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió " được nối với nhau bằng cách:
 A. Nói bằng từ " vậy mà" 
Câu 8: (0,5 điểm) Trong chuỗi câu " Chiều nay đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa cả một vạt đất quanh gốc gạo phía ngoài mặt sông lở thành hố sâu hoẳm."
 Câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách:
 A. Dùng từ ngữ nối và lặp lại từ ngữ.
Câu 9: (0,5 điểm) . Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép ?
 B. Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
Câu 10: ( 0,5 điểm) Cấu tạo của bài văn tả cảnh theo trình tự:
 C. Giới thiệu người định tả- tả ngoại hình, tả tính tình - nêu cảm nghĩ về người định tả.
Câu 11: ( 0,5 điểm) Câu văn nào sử dụng phép nhân hoá?
 B. Cây hoa Ti-gôn thích leo trèo. 
 Câu 12: ( 1,5 điểm) "Học sinh nêu được:
 -Tác giả dùng từ "đẫm " rất hay và sáng tạo.(0,25 điểm)
 Nghĩa đen của từ này chỉ trạng thái ướt sũng(0,25 điểm)
 ở dòng thơ trên tác giả dùng từ đẫm theo nghĩa bóng ,chỉ cảnh tượng ánh nắng chiếu vào đôi cánh ong, khiến cho đôi cánh bầy ong lai láng nắng trời. Cách dùng từ này gợi được ở người đọc một hình tượng đẹp. (0,5 điểm)
 - Câu thơ " Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa" muốn diễn tả ý: Bầy ong làm việc liên t ... c tranh còn nguyên màu vôi gạch.
Câu 3: ( 0,5 điểm) Những câu thơ có chữ viết sai lỗi chính tả:
 A. Dưới chân dào chú nhái
 B. Nhảy ra tìm giun ngoi
 C. Bụi tre già không ngủ
 D. Đưa võng ru măng non
 E. Giừa đuổi muỗi cho con
 G. Phe phẩy tàu lá quạt.
Câu 4:(0,5 điểm). Dòng nào là từ láy:
 A.Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn, ngoan ngoãn.
 B. Chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn, ngoan ngoãn
 C. Mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn, ngoan ngoãn, nhỏ nhẹ.
Câu 5: ( 0,5 điểm) . Phần giải thích đúng nhất của " tre già măng mọc" là :
 A. Ăn ngon, có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
 B. Cuộc đời vất vả.
 C. Thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, lớp già đi trước có lớp sau thay thế.
 D. Gắn bó quyền lợi ở đâu thì che chắn bảo vệ cho nơi đó.
Câu 6: ( 0,5 điểm). Thành ngữ nào dưới đây thuộc chủ đề Hữu nghị- hợp tác:
A. Gan vàng dạ sắt.
B. Chia ngọt sẻ bùi.
C. Nếm mật nằm gai.
D. Cày sâu cuốc bẫm
Câu 7: ( 0,5 điểm) Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.
 Là câu sai vì :
 A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ. C. Thiếu trạng ngữ.
Câu 8: ( 0,5 điểm) Điền dấu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau: 
 " Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh ð
 ð Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn
 ð Thế thì đáng buồn quáð nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạð
 ð Thưa chị, bài của cháu và bài của bạn ngồi bên cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhauð
Câu 9: ( 0,5 điểm)
 " Tôi nhìn ra vườn. Cây chùm ruột cạnh giếng tươi tốt , trái bầu đầy cành, còn mấy cây đứng ở góc rào thì thiếu nước nên bị đói trông thấy. Lá của nó trông mỏng đi và xếp quặt lại. Cảnh tương tự như trong cuốn truyện tranh má mua cho tôi. Con dê mẹ đang đứng lom khom, còn con bò thì đứng quay mặt âu yếm nhìn bê con đang say sưa bú. Con bò mẹ thì còn nhiều ngày tháng để âu yếm con nó, chứ với má con tôi thì đã sắp sửa vĩnh viễn xa nhau rồi."
 Đoạn văn trên có mấy câu ghép?
 A. 1 câu C. 2 câu
 B. 3 câu D. 4 câu
Câu 10: ( 0,5 điểm)Dòng nào nêu đúng trình tự của bài văn tả cảnh?
 A. Tả từng phần của cảnh hoặc tả cảnh theo sự thay đổi của thời gian- nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ- giới thiệu cảnh.
 B. Giới thiệu cảnh- tả từng phần của cảnh hoặc tả cảnh theo sự thay đổi của thời gian- nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.
 C. Giới thiệu cảnh- nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ- tả từng phần của cảnh hoặc tả cảnh theo sự thay đổi của thời gian.
Câu 11: ( 0,5 điểm) Tác giả dùng những cách gì để quan sát cảnh vật khi viết 2 câu văn miêu tả:" ánh sáng chan hoà làm cho vạn vật đều tin tưởng. Nhựa ngọt mùi thơm khí ấm , tràn trề."
A. Mắt nhìn, mũi ngửi.
B.Mũi ngửi, mắt nhìn, miệng nếm.
C.Mắt nhìn, mũi ngửi, da cảm nhận.
D. Mắt nhìn,miệng nếm, mũi ngửi, da cảm nhận.
Câu 12: (1,5 điểm) Kết thúc bài thơ" Tiếng vọng" nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có viết:
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá ở trên ngàn.
 Đoạn thơ trên cho thấy những hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao?
Câu 13: ( 3 điểm) Hãy tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương ( hoặc một nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng hó phai.
 ***Hết ***
sở gd & đt ninh bình
phòng gd Yên mô
đề thi kiểm định chất lượng học kì I
môn : tiếng việt
Thời gian làm bài: 40 phút
I. Phần trắc nghiệm( 6 điểm)
 Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong từng phần sau:
1. Đọc hiểu (2 điểm)
 Đọc thầm bài “ Kì diệu rừng xanh”-TV5- trang 7- và trả lời câu hỏi:
 	Câu1) Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị :
A. Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm.
B. Mỗi chiếc nấm như một toà lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc của những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
C. Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm. Mỗi chiếc nấm như một toà lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc của những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
 	Câu2) Trong bài tác giả đã miêu tả những con vật:
A. Con vượn bạc má, con chồn sóc, con mang vàng.
B. Con vượn bạc má, con chồn sóc.
C. Con chồn sóc, con mang vàng, con chuột túi.
2. Chính tả( 1 điểm)
 Câu1) Những từ nào viết sai lỗi chính tả:
A. túi xách B. chính xách C. quyển sách
 Câu2) Những từ nào viết đúng chính tả:
A. chiến tranh B. bức chanh C. nhà chanh
3. LTVC (3 điểm)
Câu 1 ) Từ trái nghĩa với từ “ phi nghĩa” là:
A. vinh quang B. tự hào C. chính nghĩa.
Câu 2) Từ đồng nghĩa với từ nước nhà là:
A. non sông B. xây dựng C. kiến thiết
Câu 3) Cặp quan hệ từ trong câu: “Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát” biểu thị quan hệ :
A. Giả thiết- kết quả B. Tương phản C. Nguyên nhân- kết quả
II. Phần tự luận(4 điểm): TLV
 	Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích( ngọn núi, dòng sông, bãi biển, hồ nước , dòng thác...)
sở gd & đt ninh bình
phòng gd Yên mô
Hướng dẫn chấm
đề thi kiểm định chất lượng học kì I
môn : tiếng việt
Thời gian làm bài: 40 phút
I .Phần trắc nghiệm(6 điểm)
1. Đọc hiểu( 2 điểm) Mỗi ý học sinh khoanh đúng cho 1 điểm.
 	Câu 1: ý C Câu 2: ý A
2. Chính tả( 1 điểm) Mỗi ý học sinh khoanh đúng cho 0,5 điểm.
Câu 1: ý B Câu 2: ý A
3. LTVC ( 3 điểm) Mỗi ý học sinh khoanh đúng cho 1 điểm.
Câu 1: ý C Câu 2: ý A Câu 3: ý C
II. Phần tự luận( 4 điểm)
 	Yêu cầu: Học sinh biết tả một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích.
 	 Chú ý: Cảnh vật thiên nhiên là cảnh vật không do con người tạo ra. Vì vậy, cần xác định đúng đối tượng miêu tả theo gợi ý của đề bài. Vd: ngọn núi, dòng sông, bãi biển , hồ nước, dòng thác.... Học sinh có thể chọn tả một cảnh thiên nhiên nơi em ở hoặc nơi em từng đến mà mình cảm thấy yêu thích.
 	Cách cho điểm cụ thể từng phần như sau:
a) Mở bài(0,5 điểm)
 	Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả; Đó là cảnh gì, ở đâu? Cảnh hiện ra trước mắt em vào lúc nào?...
Hoặc : Lí do yêu thích và chọn cảnh vật đó là gì? ( VD : vì cảnh đó gắn với kỉ niệm thời thơ ấu; vì đó là cảnh vật thiên nhiên có vẻ đẹp độc đáo; vì cảnh vật đó mang những nét đặc trưng của quê hương em...)
 b)Thân bài( 3 điểm)
 	Học sinh có thể tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Tuỳ thuộc vào cấu trúc bài làm của hs Gv chấm bài linh hoạt trong cách cho điểm. Yêu cầu phải làm rõ các ý sau:
Ví dụ : Khi tả dòng sông, hs cần làm rõ:
	- Đặc điểm nổi bật của dòng sông: sông chảy thẳng hay quanh co, uốn lượn? Lòng sông rộng hay hẹp? Nước sông nhiều hay ít? Màu sắc của nước sông như thế nào? Sông chảy chậm hay nhanh...( cho 1,25 điểm)
	- Cảnh vật trên sông và hai bên bờ sông: Trên mặt sông có những hình ảnh gì nổi bật? Cảnh hai bên bờ sông có những nét gì làm em thích thú( VD: cây cối , động bãi, con đê, ngôi nhà, con đò, cây đa, bến nước, người hoạt động ở hai bên bờ sông...) ( cho 1điểm)
	 _ Em thích ngắm dòng sông vào thời điểm nào( hoặc dòng sông gắn với kỉ niệm gì làm em thích thú và có những ấn tượng sâu sắc) ( cho 0,75 điểm)
c) Kết bài( 0,5 điểm)
 	( Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ)
	Cảnh vật thiên nhiên gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì?( hoặc để lại trong em ấn tượng gì khó phai làm em thích thú ?)
sở gd & đt ninh bình
phòng gd Yên mô
đề thi kiểm định chất lượng học kì II
Môn: tiếng việt
Thời gian làm bài: 40 phút
I. Phần trắc nghiệm( 6điểm)
	Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong từng phần sau:
 1. Đọc hiểu:( 2 điểm)
 Đọc thầm bài Hạt gạo làng ta- TV5 , tập 1- trang 139, trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân là:
A. Giọt mồ hôi sa, những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ.
B. Giọt mồ hôi sa, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy.
C. Giọt mồ hôi sa, những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy.
Câu 2: Tác giả gọi hạt gạo là “ hạt vàng”vì:
	A. Vì gạo có từ lúa mà lúa lại có màu vàng.
	B. Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi , công sức của mẹ cha,của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo còn góp phần đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
	C. Vì gạo cần cho sự sống.
2. Chính tả( 1 điểm)
Câu 1. Chữ nào ghi sai dấu thanh:
A. bạn B. tự C. nguỵên
Câu 2: Từ nào viết đúng chính tả:
A. con rao B. giao thông C. dáo giục
3. LTVC ( 3 điểm)
Câu 1. Đọc các từ: nhìn , nghe, trăng, chạy, cờ, tủ . Các từ đó thuộc từ loại:
A. Danh từ, tính từ B. động từ, tính từ C. danh từ, động từ
Câu 2. Câu ghép là:
A. Vì mưa, em về nhà muộn.
B. Trời hôm nay rất đẹp.
C. Trời mưa, đường trơn.
Câu 3. Từ đồng nghĩa với “ anh hùng” là:.
A. vẻ vang B. anh dũng C. mưu trí
II. Phần tự luận( 4 điểm)
	Tả một cụ già mà em yêu quý và kính trọng.
sở gd & đt ninh bình
phòng gd Yên mô
Hướng dẫn chấm 
đề thi kiểm định chất lượng học kì II
Môn: tiếng việt
Thời gian làm bài: 40 phút
I. Phần trắc nghiệm( 6 điểm)
1. Đọc hiểu(2 điểm)
	 Học sinh khoanh đúng mỗi ý cho 1 điểm.
	 Câu 1: ý C Câu 2: ý B
2. Chính tả( 1 điểm)
	Học sinh khoanh đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
	 Câu 1: ý C Câu 2: ý B
3. LTVC( 3 điểm)
Học sinh khoanh đúng mỗi ý cho 1 điểm.
	 Câu 1: ý C Câu 2: ý C Câu 3: ý B
II. Phần tự luận ( 4 điểm)
	Yêu cầu: Học sinh tả đúng một cụ già mà em yêu quý và kính trọng.
	 Chú ý: Có thể chọn tả ông- bà ( nội, ngoại) trong gia đình hoặc một cụ già em từng quen biết, yêu quý và kính trọng. Cần nêu được những nét nổi bật về cả ngoại hình, tính tình và hoạt động của người được tả.
	 Cách cho điểm từng phần như sau:
 a) Mở bài: 0,5 điểm ( giới thiệu người định tả )
- Cụ già đó là ai? Quan hệ với em thế nào?...
- Hoặc hoàn cảnh, lí do em gặp và quen biết cụ già đáng kính mà em sẽ tả,..
 b) Thân bài: 3 điểm ( tả từng phần hoặc kết hợp) 
- Ngoại hình: Tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, nụ cười, ...có đặc điểm gì nổi bật? Cho1,25 điểm
- Tính tình , hoạt động: Lời nói, cử chỉ, thói quen hàng ngày( VD: ăn, ngủ, nghỉ ngơi, làm việc...) , cách cư xử với người khác có đặc điểm gì làm em yêu quý, kính trọng? Cho 1,75 điểm
 c) Kết bài: 0,5 điểm ( Nêu cảm nghĩ về người được tả)
	- Vì sao em yêu quý và kính trọng cụ già?
	- Hoặc cụ già đem đến cho em những tình cảm gì đẹp đẽ , đáng quý trọng? Em biểu lộ tình cảm của mình với cụ ra sao?...

Tài liệu đính kèm:

  • docVP- De thi KS HSG - TV lop 5.doc