Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Lớp 5 năm học 2012 - 2013 - Đề 9

Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Lớp 5 năm học 2012 - 2013 - Đề 9

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Bài 1 :Ai là người đội trưởng đầu tiên của Đội ta?

 A. Anh Kim Đồng B.Anh Đức Thanh C.Anh Nông Văn Thanh

Bài 2: Để bắc cầu qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?

 A. Đồng B. Thép C. Gang

Bài 3: Để sản xuất xi măng người ta sử dụng vật liệu nào?

 A. Sò, hến B. Đá vôi C. Quặng

Bài 4: Đồng bằng lớn nhất nước ta?

 A. ĐB Bắc Bộ B. ĐB Nam Bộ C. ĐB duyên hải miền Trung.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi - Lớp 5 năm học 2012 - 2013 - Đề 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG 
	TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI - LỚP 5
NĂM HỌC 2012 - 2013
BÀI THI TRẮC NGHIỆM
Thời gian : 15 phút
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Bài 1 :Ai là người đội trưởng đầu tiên của Đội ta?
 	 A. Anh Kim Đồng 	B.Anh Đức Thanh 	 C.Anh Nông Văn Thanh
Bài 2: Để bắc cầu qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?
	A. Đồng	B. Thép	C. Gang
Bài 3:	Để sản xuất xi măng người ta sử dụng vật liệu nào?
	A. Sò, hến	B. Đá vôi	C. Quặng
Bài 4: Đồng bằng lớn nhất nước ta?
	A. ĐB Bắc Bộ	 	 B. ĐB Nam Bộ	 	C. ĐB duyên hải miền Trung.
Bài 5: Tìm giới từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu trả lời sau:
	- When do you have English?
	- I have it .. Monday and Thursday.
	A. in	B.at	C. on
Bài 6: Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài bao nhiêu ngày đêm?
	A. 54	B. 56	C. 60
Bài 7: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ?
	A. 5 - 7 - 1945	B. 7 - 5 - 1954	C. 5 - 7 - 1954	
Bài 8: Em hãy cho biết bài hát chính thức của Đội do ai sáng tác.
	A. Văn Cao	B. Phong Nhã	C. Mộng Lân
Bài 9: Có 46 con thỏ được nhốt vào chuồng, mỗi chuồng nhốt không quá 5 con. Hỏi cần có ít nhất mấy cái chuồng?
	A. 9 chuồng	B. 10 chuồng	C. 11 chuồng
Bài 10: Trong câu : “ Những khi đi làm nương xa, chiều về không kịp, mọi người ngủ lại trong lều.” có mấy trạng ngữ?
	A. 1 trạng ngữ	B. 2 trạng ngữ	C. 3 trạng ngữ
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:
	Bài 1: A	Bài 2: B	Bài 3: B	Bài 4: B	Bài 5: C
	Bài 6: B	Bài 7: B	Bài 8: B	Bài 9: B	Bài 10: B
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG 
	TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI - LỚP 5
NĂM HỌC 2012 - 2013
BÀI THI TỰ LUẬN
Thời gian : 40 phút
A. Môn Toán:
	1. Thực hiện dãy tính sau bằng cách nhanh nhất: 
	0,8 × 0,04 × 1,25 + 0,6524 + 0,347610 ×125 ×4 ×25 ×8
	2. Một thửa đất hình tam giác vuông có đáy là cạnh kề với góc vuông dài 20m, chiều cao là 24m. Nay người ta lấy bớt một phần diện tích của thửa đất để làm đường đi. Đường đi mới vuông góc với chiều cao cũ của thửa đất. Do đó đáy thửa đất chỉ còn 15m. Hỏi:
	a) Diện tích còn lại của thửa đất.
	b) Đường mở rộng mấy mét vào chiều cao của thửa đất?
	c) Do thửa đất giáp đường nên giá trị của thửa đất tăng lên gấp 400% giá trị trước đây. Hỏi người chủ thửa đất lợi hay thiệt trong việc làm đường và lợi hoặc thiệt bao nhiêu phần trăm?
B. Môn Tiếng việt:
	Trong bài thơ Tre Việt Nam , tác giả Nguyễn Duy viết:
	Bão bùng thân bọc lấy thân
	 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
	Thương nhau tre chẳng ở riêng
	 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người 
	Chẳng may thân gãy cành rơi
	 Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
	Nòi tre đâu chịu mọc cong
	 Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường
	Lưng trần phơi nắng phơi sương
	 Có manh áo cộc tre nhường cho con.
	Theo em, những chi tiết nào tạo nên hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ. Hình ảnh nhân hóa trong hai câu cuối đoạn thơ có ý nghĩa gì?
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN
A. Môn Toán:
	1. Thực hiện dãy tính sau bằng cách nhanh nhất: 
	0,8 × 0,04 × 1,25 + 0,6524 + 0,347610 ×125 ×4 ×25 ×8 = 0,8 × 1,25×(0,04 × 0,25) + 110 ×125 × 8 × (25 × 4 )
 = 1×1 + 110 ×1000 × 100 = 21000000 = 0,000002
	2. Bài giải
	Nếu biết chiều cao mới AM thì tính được diện tích đất còn lại, phần đường mở vào xén bớt chiều cao. Muốn thế cần tính được đoạn MC. Nối CN. Hai tam giác MNC và NBC có chiều cao bằng nhau nên diện tích của chúng tỷ lệ thuận với đáy MN và BC.
	SNBC = SABC - SNAC sẽ tính được MC
	SABC = 24 x 20 : 2 = 240 (m2)
	SNAC = 24 x 15 : 2 = 180 (m2)
	SNBC = 240 - 180 = 60 (m2)
 	MC = 60 x 2 : 20 = 6(m)
	AM = 24 - 6 = 18 (m)
	Sđất còn lại: 15 x 18 : 2 = 135(m2)
	Tỉ số diện tích đất còn lại so với diện tích đất cũ
	135240 = 916
	Tỉ số giá trị đất còn lại so với ban đầu:
 	 910 x 400100 = 94 = 225%
	Số phần trăm giá trị đất người chủ đất lợi:
	225% - 100% = 125%
B. Môn Tiếng việt:
	Nội dung bài viết đủ 3 phần: Tổng điểm toàn bài :10 điểm
	Phần 1: (2 điểm)
	- Mở đoạn giới thiệu tác giả, tác phẩm	(1 điểm)
	- Tác giả : Nguyễn Duy 	(0,5 điểm)
	- Tác phẩm : Tre Việt Nam	(0,5 điểm)
	Phần 2: Thân đoạn	( 6 điểm)
	Nêu được 2 ý chính:
	- Ý 1: (3 điểm)
	Những chi tiết trong đoạn thơ tạo nên hình ảnh nhân hóa cây tre: 
	- Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
	- Thương nhau tre chẳng ở riêng
 	- Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
	- Lưng trần phơi nắng phơi sương
	Có manh áo cộc tre nhường cho con.
	- Ý 2: (3 điểm)
	Hình ảnh nhân hóa trong hai câu thơ cuối ca ngợi sự hi sinh của tre đối với lớp măng mọc sau. Mở rộng ra đó là hình ảnh ca ngợi sự hi sinh của thế hệ trước để lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho thế hệ sau.
	Phần 3: (2 điểm)
	Kết đoạn nêu ý nghĩa sâu sắc của đoạn thơ. 
	HS có thể nêu: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 9 thi hoc sinh Mon toan 2013.doc