Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Toán

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Toán

A-PHẦN NHẬN THỨC( 4 điểm )

Câu 1: Nêu chủ đề năm học 2010-2011? Kể tên các cuộc vận động và phong trào lớn trong năm học này mà Ngành giáo dục đang thực hiện?

Câu 2: Hày trình bày về quyền và nghĩa vụ của người giáo viên đứng lớp theo Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ?

Câu 3: Theo thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại thì học sinh được xếp loại giáo dục và xét khen trưởng như thế nào?

B. KIẾN THỨC :

I- Môn Tiếng việt: ( 8 điểm)

Bài 1: Bằng cách nào để xác định từ loại của những từ sau: kỉ niệm, ý thức, tâm tình. ? Cụ thể, các từ này là danh từ hay động từ ?

Bài 2: Phân biệt nghĩa của các từ sau rồi đặt câu với mỗi từ đó: Đồng loại, đồng đội, đồng nghiệp, đồng chí, đồng minh.

Bài 3: Xác định bộ phận chính và bộ phận phụ của mỗi câu sau:

a) Hôm nay, tại sân khấu ngoài trời, tất cả mọi người đều lắng nghe ca sĩ Thanh Lam hát.

b)Trong kì thi giáo viên giỏi năm nay, nhiều thầy giáo, cô giáo đã vươn lên bằng chính năng lực của mình.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG GIÁO DỤC Và ĐÀO TẠO
 HUYỆN LẬP THẠCH
ĐỀ THI giáo viên dạy giỏi cấp huyện
NĂM HỌC 2010 – 2011 
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
A-PHẦN NHẬN THỨC( 4 điểm )
Câu 1: Nêu chủ đề năm học 2010-2011? Kể tên các cuộc vận động và phong trào lớn trong năm học này mà Ngành giáo dục đang thực hiện?
Câu 2: Hày trình bày về quyền và nghĩa vụ của người giáo viên đứng lớp theo Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ?
Câu 3: Theo thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại thì học sinh được xếp loại giáo dục và xét khen trưởng như thế nào?
B. KIẾN THỨC :
I- Môn Tiếng việt: ( 8 điểm)
Bài 1: Bằng cách nào để xác định từ loại của những từ sau: kỉ niệm, ý thức, tâm tình... ? Cụ thể, các từ này là danh từ hay động từ ?
Bài 2: Phân biệt nghĩa của các từ sau rồi đặt câu với mỗi từ đó: Đồng loại, đồng đội, đồng nghiệp, đồng chí, đồng minh. 
Bài 3: Xác định bộ phận chính và bộ phận phụ của mỗi câu sau:
a) Hôm nay, tại sân khấu ngoài trời, tất cả mọi người đều lắng nghe ca sĩ Thanh Lam hát.
b)Trong kì thi giáo viên giỏi năm nay, nhiều thầy giáo, cô giáo đã vươn lên bằng chính năng lực của mình.
Bài 4: Trong bài Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:
 Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
 Lá đẹp, lá ngời ngời
 Tôi yêu thường vẫn gọi
 Mặt trời xanh của tôi.
 Đồng chí có cảm nhận gì về cái hay cái đẹp trong khổ thơ trên?
Bài 5: Trong bài Mùa thu mới nhà thơ Tố Hữu có viết:
 Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
 Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
 Yêu biết mấy, những con đường ca hát
 Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Dựa vào khổ thơ trên, đồng chí hãy tả về quê mình trong một dịp về thăm quê sau nhiều năm xa cách ?
II-Môn Toán :(8 điểm) 
Bài 1: a) Tìm x biết: 836 : (x - 83) = 49 ( dư 3)
 b) Tính nhanh: +++ ++ 
Bài 2: Hai số tự nhiên có tổng bằng 46. Nếu ghép số lớn vào bên trái số bé hoặc ghép số lớn vào bên phải số bé đều được số có bốn chữ số; hiệu của hai số có bốn chữ số này bằng 2 178.Tìm hai số đã cho? 
Bài 3: Hồng, Hạnh, Lan tham gia làm hoa trang trí cho ngày 20 - 11 của trường. Trung bình mỗi giờ Hồng làm được 18 bông, Hạnh làm được 22 bông, Lan làm được 25 bông. Hồng và Hạnh làm được nửa giờ thì Lan đến. Ba bạn làm cho đến khi hoàn thành số hoa đã định. Hỏi mỗi người làm được bao nhiêu bông hoa ? Biết rằng số bông hoa Lan làm được bằng trung bình cộng số hoa của cả ba người đã làm được.
Bài 4: 
 Cho tam giác ABC được ghép bởi các tam giác nhỏ ( như hình vẽ ). Biết rằng ba cạnh của tam tam giác ABC đều bằng 4 cm và các cạnh của các tam giác nhỏ đều bằng nhau.
a.Hình vẽ trên có tất cả bao nhiêu tam giác?
b. Tính tổng chu vi của tất cả các tam giác có 
trong hình vẽ đó ?
 A
 B 4cm C
( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm ! )
..............................................................................................
A-PHẦN NHẬN THỨC( 4 điểm )
Câu 1 : 
 + Chủ đề năm học là: “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”.
 + Các cuộc vận động và phong trào lớn năm học 2010-2011:
- Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Cuộc vận động “ Hai không” đó là “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.” - Phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Câu 2:
Quyền và nghĩa vụ người giáo viên đứng lớp theo điều lệ trường Tiểu học ( Ban hành kốm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐTngày 31 thỏng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giỏo dục và Đào tạo:
* Quyền của giáo viên :
1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giỏo dục học sinh.
2. Được đào tạo nõng cao trỡnh độ, bồi dưỡng chuyờn mụn, nghiệp vụ; được hưởng nguyờn lương, phụ cấp và cỏc chế độ khỏc theo quy định khi được cử đi học để nõng cao trỡnh độ chuyờn mụn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm súc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chớnh sỏch quy định đối với nhà giỏo.
4. Được bảo vệ nhõn phẩm, danh dự.
5. Được thực hiện cỏc quyền khỏc theo quy định của phỏp luật.
* Nhiệm vụ của giáo viên :
1. Giảng dạy, giỏo dục đảm bảo chất lượng theo chương trỡnh giỏo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lờn lớp, kiểm tra, đỏnh giỏ, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong cỏc hoạt động giỏo dục do nhà trường tổ chức; tham gia cỏc hoạt động của tổ chuyờn mụn; chịu trỏch nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giỏo dục.
 2. Trau dồi đạo đức, nờu cao tinh thần trỏch nhiệm, giữ gỡn phẩm chất, danh dự, uy tớn của nhà giỏo; gương mẫu trước học sinh, thương yờu, đối xử cụng bằng và tụn trọng nhõn cỏch của học sinh; bảo vệ cỏc quyền và lợi ớch chớnh đỏng của học sinh; đoàn kết, giỳp đỡ đồng nghiệp.
3. Tham gia cụng tỏc phổ cập giỏo dục tiểu học ở địa phương. 
4. Rốn luyện sức khỏe, học tập văn hoỏ, bồi dưỡng chuyờn mụn, nghiệp vụ để nõng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giỏo dục.
5. Thực hiện nghĩa vụ cụng dõn, cỏc quy định của phỏp luật và của ngành, cỏc quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phõn cụng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và cỏc cấp quản lý giỏo dục.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niờn Tiền phong Hồ Chớ Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chớ Minh, với gia đỡnh học sinh và cỏc tổ chức xó hội cú liờn quan trong hoạt động giảng dạy và giỏo dục.
Câu 3 : 
Theo thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại học sinh thì học sinh được xếp loại giáo dục và xét khen trưởng như sau:
 1. Xếp loại giỏo dục:
a) Xếp loại Giỏi: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của cỏc mụn học đỏnh giỏ bằng điểm kết hợp với nhận xột đạt loại Giỏi và HLM.N của cỏc mụn học đỏnh giỏ bằng nhận xột đạt loại Hoàn thành (A);
b) Xếp loại Khỏ: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của cỏc mụn học đỏnh giỏ bằng điểm kết hợp với nhận xột đạt loại Khỏ trở lờn và HLM.N của cỏc mụn học đỏnh giỏ bằng nhận xột đạt loại Hoàn thành (A);
c) Xếp loại Trung bỡnh: những học sinh được lờn lớp thẳng nhưng chưa đạt loại Khỏ, loại Giỏi;
d) Xếp loại Yếu: những học sinh khụng thuộc cỏc đối tượng trờn.
 2. Xột khen thưởng:
a) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp loại Giỏi;
b) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiờn tiến cho những học sinh xếp loại Khỏ; 
c) Khen thưởng thành tớch từng mụn học, từng mặt cho cỏc học sinh chưa đạt cỏc danh hiệu trờn như sau:
- Khen thưởng cho những học sinh đạt HLM.N của từng mụn học đạt loại Giỏi hoặc học tập xuất sắc ở những mụn học đỏnh giỏ bằng nhận xột;
- Khen thưởng cho những học sinh cú tiến bộ từng mặt trong rốn luyện,học tập.
B. PHẦN KIẾN THỨC
I. Mụn Tiếng Việt:
Bài 1 : 
Để xác định từ loại của những từ: kỉ niệm, ý thức, tâm tình... ? ta cần đặt chúng trong một ngữ cảnh, một trường hợp sử dụng cụ thể. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá ý nghĩa của từ . Giá trị từ loại của các từ :kỉ niệm, ý thức, tâm tình...mang tính “tiềm tàng” nếu tách khỏi ngữ cảnh thì khó xác định từ loại của chúng do vậy muốn xác định từ loại của những từ này cần tuỳ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể:
Cụ thể : Những kỉ niệm cũ lại hiện về trong anh. ( kỉ niệm là danh từ)
 Mình kỉ niệm cậu cây bút này. ( kỉ niệm là động từ)
 Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức. ( ý thức là danh từ)
 Anh ta ý thức được việc mình làm. ( ý thức là động từ)
 Hai người bạn đang thổ lộ tâm tình. ( tâm tình là danh từ)
 Hai người bạn đang tâm tình, thổ lộ với nhau. ( tâm tình là động từ)
Bài 2.
* Phân biệt nghĩa của các từ:
Đồng loại: Động vật cùng một loại ( thường chỉ loài người với nhau)
Đồng đội: những người cùng đội ngũ chiến đấu hoặc cùng một đội để chơi thể thao.
Đồng nghiệp: Những người cùng làm một nghề nghiệp.
 Đồng chí: Những người cùng một chí hướng về chính trị.
 Đồng minh:Cùng đứng về một phía để phối hợp hành động vì mục đích chung.
* Đặt câu:
Vì đồng loại, chúng ta hãy ra sức bảo vệ môi trường.
Họ là đồng đội, đồng chí của nhau.
Họ là đồng nghiệp của nhau.
Hoàng là đồng minh của tôi.
Bài 3:
a) Hôm nay, tại sân khấu ngoài trời, tất cả mọi người // đều lắng nghe ca sĩ Thanh Lam hát.
 TN CN VN
b)Trong kì thi giáo viên giỏi năm nay, nhiều thầy giáo, cô giáo // đã vươn lên bằng chính năng lực 
 TN CN VN
của mình . 
Bài 4 :
* Cảm nhận về cái hay ( nghệ thuật): tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời sức sống qua biện pháp liên tưởng, so sánh chính xác “ Mặt trời xanh của tôi” ( những chiếc lá cọ tròn xoè những cánh nhỏ trông xa như hình ảnh “ông mặt trời” đang toả chiếu những “tia nắng xanh” )
* Cảm nhận về cái đẹp ( nội dung): Khổ thơ đã bộc lộ tình cảm tha thiết yêu quý của tác giả đối với rừng cọ quê hương.
-Trò chuyện với rừng cọ như một người thân ( “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”)
- Qua hình ảnh so sánh “ Mặt trời xanh của tôi” còn bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó và tự hào của tác giả về rừng cọ quê hương.
II . Môn Toán :
Bài1:
a/ 836 : (x – 83) = 49 ( dư 3)
 x – 83 = (836 – 3 ) : 49 
 x – 83 = 833 : 49 
 x – 83 = 17 
 x = 17 + 83 
 x = 100 
b/
Đặt: A = +++ ++ 
A x 2 = (+++ ++ ) x 2 = +++ ++ 
 = ( 1 - ) + (-) + (-) +(-) +(-) + (-) 
 = 1 - + - + - + - + - + - 
 = 1 - = 
Vậy A = : 2 = 
Bài 2 : 
 Vì tổng hai số bằng 46 ( < 100 ) mà ghép lại được số có 4 chữ số nên hai số đó đều là số có hai chữ số.
Gọi số lớn là : và số bé là ( a,c 0 ; a,b,c,d c )
 Theo bài ra ta có: 
 + = 46 ( 1 )
 - = 2178 
 100 x + - 100 x - = 2178 ( Phân tích cấu tạo số )
 99 x - 99 x = 2178 
 - = 22 ( 2 ) ( cùng chia 2 vế cho 99 )
Từ ( 1 ) và ( 2 ) ta có :
 = ( 46 + 22 ) : 2 = 34 
 = 34 – 22 = 12 
( vì và chính là số lớn và số bé trong bài toán dạng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu )
 Đáp số : số lớn : 34 
 số bé : 12 
Bài 3 : 
Trong nửa giờ Hồng làm được là:
18: 2 = 9 ( bông hoa)
Trong nửa giờ Hạnh làm được là:
22: 2 = 11 ( bông hoa)
Trong nửa giờ số hoa của 2 bạn làm được là :
11 + 9 = 20 ( bông hoa )
 Trong cùng một thời gian( kể từ lúc Lan đến tới lúc kết thúc) số lượng bông hoa của Hồng, Hạnh, Lan tỉ lề thuận với 18, 22, 25. Nghĩa là nếu biểu thị số bông hoa của Lan làm được là 25 phần thì cùng thời gian đó Hồng làm được 18 phần và Hạnh làm được 22 phần. Theo bài ra , số hoa Lan làm được bằng trung bình cộng số hoa của ba bạn làm được nên ta có :
18phần + 22 phần + 20 bông + 25 phần = 25 ( phần)
 3
Vậy : 65 ( phần) + 20 bông = 25 x 3 ( phần)
 20 bông = 10 ( phần)
 1 phần = 20 : 10 = 2 ( bông hoa)
Số bông hoa Hồng làm được là :
2 x 18 + 9 = 45 ( bông)
Số bông hoa Hạnh làm được là :
2 x 22 + 11 = 55 ( bông)
Số bông hoa Lan làm được là :
2 x 25 = 50 ( bông)
 Đáp số: Hồng 45 bông ; Hạnh 55 bông; Lan 50 bông
Bài 4 : 
Hình vẽ trên có tất cả: 27 tam giác.
Cạnh của mỗi tam giác nhỏ trong hình vẽ là:
 4: 4 = 1 ( cm)
 Số tam giác nhỏ có cạnh 1cm là : 16 ( tam giác)
 Tổng chu vi của chúng là: (1x 3) x 16 = 48 ( cm)
 Số tam giác nhỏ có cạnh 2cm là : 7 ( tam giác)
 Tổng chu vi của chúng là: ( 2 x 3 ) x 7 = 42( cm)
 Số tam giác nhỏ có cạnh 3cm là : 3 ( tam giác)
 Tổng chu vi của chúng là: ( 3 x 3 ) x 3 = 27( cm)
 Chu vi tam giác ABC là: 4 x 3 = 12 (cm)
 Tổng chu vi của tất cả các tam giác có trong hình vẽ là:
 48+ 42 + 27 + 12 = 129 ( cm)
 Đáp số: 129 cm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe DA thi GVG Lap Thach.doc