Đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt khối lớp 5

Đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt khối lớp 5

ĐỀ LUYỆN SỐ 1

Thứ ., ngày .tháng .năm.

PHẦN THỨ NHẤT : ĐỌC HIỂU

Thu về. Thu mang theo bao trái chín đến tất cả các khu vườn. Trong khoảng sân nhỏ của ông em, cây cam mật ông trồng đã trĩu vàng bao trái chín.

Chao ôi! Trông cây cam thật là thích mắt. Mới ngày nào, quả đang còn nhỏ, da dày, nhưng sau đó những “chiếc áo ấy” cứ mỏng dần, rồi từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng tươi. Đến hôm nay những chùm cam ấy đã vàng hươm, nổi bật trên nền trời xanh đậm. Những quả cam vàng óng, da căng mọng như mời gọi mọi người thưởng thức. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Từng chùm quả ngon lành đang đung đưa nhè nhẹ. Mặc dầu đã có bao nhiêu cành tre trống, nhưng các cành cam ấy vẫn cứ xà xuống gần mặt đất. Những chú “ mặt trời con” áo xanh, áo vàng ấy ôm ấp trong lòng biết bao “ ông trăng khuyết”. Những chiếc lá rung rinh trong gió như quạt cho những trái cam yên giấc ngủ. Các cành cây khẳng khiu chìa ra như để che chở cho các con. Còn thân cây thì khoác chiếc áo màu nâu giản dị, đứng đó trụ đỡ cho những cành chi chít quả. “ Tích! Tích!”. Chú chim sâu nào đó đang nhảy trên cành, đưa chiếc mỏ xinh xinh bắt sâu cho cành lá. Hai ông cháu đứng bên nhau, ngắm nhìn những chùm quả chín.

 Gió vườn xào xạc như ru những quả cam vào giấc ngủ say sưa. Chắc là trong giấc mơ, chúng sẽ rất vui khi được biết những giọt nước cam ngọt ngào sẽ làm mát lòng bao người trong những phút mệt nhọc.

Đứng trước cây cam vàng trĩu quả lòng em dạt dào niềm vui. Ôi! Những quả cam, kết quả của bao ngày vun xới. Nó đã chứa đựng mồ hôi, công sức của ông em, làm em yêu quý vô ngần.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt khối lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN SỐ 1
Thứ ......, ngày .......tháng ........năm...........
PHẦN THỨ NHẤT : ĐỌC HIỂU
Thu về. Thu mang theo bao trái chín đến tất cả các khu vườn. Trong khoảng sân nhỏ của ông em, cây cam mật ông trồng đã trĩu vàng bao trái chín. 
Chao ôi! Trông cây cam thật là thích mắt. Mới ngày nào, quả đang còn nhỏ, da dày, nhưng sau đó những “chiếc áo ấy” cứ mỏng dần, rồi từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng tươi. Đến hôm nay những chùm cam ấy đã vàng hươm, nổi bật trên nền trời xanh đậm. Những quả cam vàng óng, da căng mọng như mời gọi mọi người thưởng thức. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Từng chùm quả ngon lành đang đung đưa nhè nhẹ. Mặc dầu đã có bao nhiêu cành tre trống, nhưng các cành cam ấy vẫn cứ xà xuống gần mặt đất. Những chú “ mặt trời con” áo xanh, áo vàng ấy ôm ấp trong lòng biết bao “ ông trăng khuyết”. Những chiếc lá rung rinh trong gió như quạt cho những trái cam yên giấc ngủ. Các cành cây khẳng khiu chìa ra như để che chở cho các con. Còn thân cây thì khoác chiếc áo màu nâu giản dị, đứng đó trụ đỡ cho những cành chi chít quả. “ Tích! Tích!”. Chú chim sâu nào đó đang nhảy trên cành, đưa chiếc mỏ xinh xinh bắt sâu cho cành lá. Hai ông cháu đứng bên nhau, ngắm nhìn những chùm quả chín.
 Gió vườn xào xạc như ru những quả cam vào giấc ngủ say sưa. Chắc là trong giấc mơ, chúng sẽ rất vui khi được biết những giọt nước cam ngọt ngào sẽ làm mát lòng bao người trong những phút mệt nhọc.
Đứng trước cây cam vàng trĩu quả lòng em dạt dào niềm vui. Ôi! Những quả cam, kết quả của bao ngày vun xới. Nó đã chứa đựng mồ hôi, công sức của ông em, làm em yêu quý vô ngần.
( Theo Đào Duy Anh)
Đọc bài văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Trong bài văn này, tác giả tả cây cam theo trình tự :
A. Tả từng thời kì phát triển của cây.
B. Chỉ tả tập trung vào quả cam.
C. Tả theo từng bộ phận của cây.
D. Kết hợp cả 2 cách tả A và C.
Câu 2 : Trong câu: “ Đến hôm nay những chùm cam ấy đã vàng hươm, nổi bật trên nền trời xanh đậm.” Tác giả đã cảm nhận bằng giác quan:
A. Thị giác
B. Thính giác
C. Khứu giác 
D. Vị giác
Câu 3 : Trong đoạn văn thứ 2, từ chỗ “ Chao ôi.... cho đến ngắm nhìn những chùm quả chín.” Nội dung chính của cả đoạn văn này là :
A. Tả vẻ đẹp của tán lá cam.
B. Tả những nét đặc sắc của quả cam mật. 
C. Tả những chú chim sâu. 
D. Tả vẻ đẹp của cây cam mật.
Câu 4: Trong câu: “Đến hôm nay những chùm cam ấy đã vàng hươm, nổi bật trên nền trời xanh đậm. ” Từ vàng hươm cho ta thấy đó là :
A. Màu vàng gợi tả những con vật béo tốt, có bộ lông óng ả, mượt mà. 
B. Màu vàng gợi cảm giác mọng nước.
C. Màu vàng của quả chín giống như màu của nắng, gợi cảm giác mát ngọt .
D. Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn có thể đến gãy ra.
Câu 5 : Trong câu : “Mới ngày nào, quả đang còn nhỏ, da dày, nhưng sau đó những “chiếc áo ấy” cứ mỏng dần, rồi từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng tươi. ” Cụm từ “chiếc áo ấy” là chỉ : 
A. Mấy quả cam. 
B. Màu xanh của lá cam. 
C. Chiếc áo của bạn nhỏ. 
D. Màu xanh của vỏ cam. 
Câu 6: Trong câu: “Những quả cam vàng óng, da căng mọng như mời gọi mọi người thưởng thức. .” Trong câu này có :
A. 2 từ ghép. Đó là.......................................................................................
B. 3 từ ghép. Đó là.......................................................................................
C. 4 từ ghép. Đó là.......................................................................................
D. 5 từ ghép. Đó là.......................................................................................
Câu 7: Trong câu: “Những chiếc lá rung rinh trong gió như quạt cho những trái cam yên giấc ngủ. ”. Chủ ngữ là:
A. Những chiếc lá rung rinh .
B. Những chiếc lá rung rinh trong gió. 
C. Những chiếc lá . 
D. Chiếc lá .
Câu 8 : Trong câu: “Hai ông cháu đứng bên nhau, ngắm nhìn những chùm quả chín.”. Từ nào có thể thay thế cho từ ngắm nhìn :
A. Nhòm.
B. Liếc nhìn.
C. Ghé mắt nhìn.
D. Dõi trông.
Câu 9 : Trong câu : “Còn thân cây thì khoác chiếc áo màu nâu giản dị, đứng đó trụ đỡ cho những cành chi chít quả. ”. Đây là câu kể kiểu : 
A. Ai – làm gì? 
B. Ai – là gì? 
C. Ai – thế nào? 
Câu 10 : Chỉ ra 2 câu có hình ảnh so sánh được nêu trong bài :
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
PHẦN THỨ HAI: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1: Tìm từ ghép, từ láy có chứa tiếng sau đây.
Tiếng
Từ láy
Từ ghép
thương
lạnh
hiền
ướt
tươi
thật
vui
thẳng
Bài 2: Gạch 1 gạgh dưới từ láy. Gạch 2 gạch dưới từ ghép.
mặt mũi, lạnh lùng, lạnh lẽo, hào hoa, ví von, ban bố, hào hiệp, đi đứng, nhỏ nhẹ, inh ỏi, êm ái, im ắng, ê ẩm, học hành, học hỏi, ép uổng, cá cơm, cá cảnh, ấm áp, hốt hoảng, buôn bán, thúng mủng, nong nia, tươi tốt, cánh cam, tàn tạ, nóng nảy, cong queo, cuống quýt, cây cối, đất đai, chùa chiền, mùa màng, thịt thà.
ĐỀ LUYỆN SỐ 2
Thứ ......, ngày .......tháng ........năm...........
PHẦN THỨ NHẤT : ĐỌC HIỂU
Con chó ấy tên nó là Vện. Nó ít thân tôi vì tôi hơi lớn và hay im lặng. 
Nó thân thằng Tịch em tôi. Tịch ta suốt ngày cởi chuồng để đỡ tốn quần. Chả còn gì chơi, cậu ta chỉ đùa với chó.
Vện đứng hai chân sau thì hai chân trước quàng được cổ Tịch. Hai đứa vật nhau thở hồng hộc, bất phân thắng bại.
Bữa nào Vện cũng được ăn cơm cháy, cộng lại với thức ăn đầu thừa đuôi thẹo cũng được lưng bát. Nó chỉ xộc hai miếng là hết, lại ngẩn ngơ liếm mép. Bữa bữa, Vện ngồi nhìn mọi người và cơm, cái đầu cử động theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn.
Mâm cơm dù là không đậy điệm, chả ai trông nó cũng không bao giờ ăn vụng. Nhưng hắn lại lúi húi ăn vụng cám lợn. Có lần, nó đang xục vào nồi cám, thấy tôi vào, nó giật mình quay ra, giả vờ ngoe nguẩy cái đuôi ra điều không có chuyện gì. Tôi bèn múc cho nó hai muôi gáo. Nó nhìn tôi mãi rồi mới dám ăn. Tôi nghĩ: ‘‘Hôm nào được mùa, ta cho Vện ăn một bữa no xem hết mấy bát cơm’’
Lạ thật, cái tường ngăn vườn cao ngang giọt gianh, mà sao bố tôi về đến cổng vườn nó đã biết và mừng. Có lẽ nó là người thấy hơi người thân. Có lẽ thấy bố tôi ho từ xa. Có lẽ thấy cái cần câu quăng của bố tôi nhô khỏi tường.
 Duy Khán
Đọc bài văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Trong bài văn này, con chó Vện được tác giả tập trung vào tả : 
A. Hình dáng và hoạt động, thói quen.
B. Hoạt động, thói quen.
C. Tả sự tinh khôn của Vện.
D. Kết hợp cả 2 cách tả B và C.
Câu 2 : Tại sao tác giả không mấy thân thiết với con Vện?
A. Vì nó là con chó.
B. Vì nó hay đùa với thằng Tịch.
C. Vì nó hơi lớn tiếng và hay im lặng. 
D. Vì tác giả hơi lớn và it đùa với Vện.
Câu 3 : Trong 2 câu: “Bữa nào Vện cũng được ăn cơm cháy, cộng lại với thức ăn đầu thừa đuôi thẹo cũng được lưng bát. Nó chỉ xộc hai miếng là hết, lại ngẩn ngơ liếm mép." Từ nào không thể thay thế cho từ xộc ?
A. Xông đến.
B. Đớp. 
C. ăn 
D. Ngốn
Câu 4: Trong câu: “Hai đứa vật nhau thở hồng hộc, bất phân thắng bại.” Cụm từ bất phân thắng bại có nghĩa là:
A. Hai bên hoà nhau. 
B. Hai bên không phân được thắng bại.
C. Cả hai bên đều thua.
D. Cả hai bên đều thắng.
Câu 5 : Trong câu : “Bữa nào Vện cũng được ăn cơm cháy, cộng lại với thức ăn đầu thừa đuôi thẹo cũng được lưng bát. ” Tiếng “ đầu” trong cụm từ “ đầu thừa đuôi thẹo” này giống nghĩa tiếng “ đầu” trong cụm từ : 
A. Đầu sóng ngọn gió. 
B. Đầu bạc răng long.
C. Đầu trộm đuôi cướp. 
D. Đầu râu tóc bạc. 
Câu 6: Trong câu: “Mâm cơm dù là không đậy điệm, chả ai trông nó cũng không bao giờ ăn vụng. .” Trong câu này từ “ ăn vụng” có nghĩa gì :
A. Lẻn vào nhà người ta lúc đêm hôm hoặc lúc vắng người để lấy tiền của đồ đạc đi.
B. Ăn một cách lén lút không cho ai biết.
C. Lấy không của người bằng hành động không chính đáng.
D. Thu về mình những thứ mà mình không mất công làm ra mà cũng chẳng mất tiền mua.
Câu 7: Trong 2 câu: “Vện đứng hai chân sau thì hai chân trước quàng được cổ Tịch. Hai đứa vật nhau thở hồng hộc, bất phân thắng bại ”. Hai đứa ở đây là:
A. Tác giả và em trai .
B. Tác giả và con chó. 
C. Em trai tác giả và con Vện . 
D. Hai chân sau của con chó .
Câu 8 : Trong câu: “Lạ thật, cái tường ngăn vườn cao ngang giọt gianh, mà sao bố tôi về đến cổng vườn nó đã biết và mừng. .”. Từ mừng “mừng” ở đây là : 
A. Danh từ
B. Tính từ.
C. Động từ.
Câu 9 : Đánh dấu (ð) vào trước ô trống þ nếu những nhận xét đó là đúng về con chó Vện. Và ghi rõ thể hiện qua chi tiết nào?
þ
Rất khôn.
Chi tiết:
þÞ
Ăn khoẻ
Chi tiết:
þÞ
Rất tinh.
Chi tiết:
þÞ
Rất thính.
Chi tiết:
þ
Đánh hơi giỏi
Chi tiết:
þ
Hay ăn vụng
Chi tiết:
Câu 10 : Chỉ ra 2 từ láy được nêu trong bài :
...............................................................................................................................................
PHẦN THỨ HAI: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1: Viết tiếp các dòng sau để tạo các câu văn có hình ảnh so sánh:
a) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như  
b) Tiếng gió rừng vi vu như  
c) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như  
d) Những giọt sương sớm long lanh như  
e) Tiếng ve đồng loạt cất lên như  
Bài 2: . Tìm hình ảnh nhân hoá và so sánh trong các dòng thơ dưới đây và phân tích cái hay của hình ảnh đó:
“ Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh...”
PHẦN THỨ BA: TẬP LÀM VĂN
Dựa vào đoạn trích trong bài tập 2 ở trên. Em hãy tả một cây dừa mà em được biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GKII.doc