Đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học môn thi: Toán học lớp 5

Đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học môn thi: Toán học lớp 5

Câu 1: ( 3 điểm )

 Cho số 1960. Số này sẽ thay đổi như thế nào? Hãy giải thích.

a) Xóa bỏ chữ số 0.

b) Viết thêm một chữ số 1 vào sau số đó.

c) Đổi chỗ hai chữ số 9 và 6 cho nhau.

Câu 2: ( 2 điểm )

 Cho phân số 19/44. Cần bớt cả tử và mẫu của phân số đó đi bao nhiêu để được phân số 2/7

Câu 3: ( 4 điểm )

Lớp 5A và 5B có 87 học sinh. Biết rằng 5/7 số học sinh lớp 5A bằng 2/3 số học sinh lớp 5B. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học môn thi: Toán học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở Giáo dục và Đào tạo 	 Kỳ thi học sinh giỏi bậc Tiểu học 
 Thừa Thiên Huế 	Khoá ngày 26 tháng 4 năm 2005
 -----&-----	----------------------------------------
	Môn thi : 	Toán - lớp 5
Số báo danh:.............	Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
________________________________________________________________
Câu 1: ( 3 điểm )
	Cho số 1960. Số này sẽ thay đổi như thế nào? Hãy giải thích.
a) Xóa bỏ chữ số 0.
b) Viết thêm một chữ số 1 vào sau số đó.
c) Đổi chỗ hai chữ số 9 và 6 cho nhau.
Câu 2: ( 2 điểm )
	Cho phân số 19/44. Cần bớt cả tử và mẫu của phân số đó đi bao nhiêu để được phân số 2/7
Câu 3: ( 4 điểm )
Lớp 5A và 5B có 87 học sinh. Biết rằng 5/7 số học sinh lớp 5A bằng 2/3 số học sinh lớp 5B. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Câu 4: ( 5 điểm )
Một chiếc ca-nô chạy trên một quãng sông đã được xác định. Chạy xuôi dòng thì mất 3 giờ; chạy ngược dòng thì mất 4 giờ 30 phút. Hỏi trong điều kiện như vậy một chiếc thùng rỗng trôi trên quãng sông đó mất bao lâu?
Câu 5: ( 6 điểm )
Xếp 27 hình hộp lập phương nhỏ có cạnh 1 cm thành hình hộp lập phương lớn rồi sơn tất cả các mặt của hình hộp lập phương lớn: Hai mặt đáy sơn màu xanh; các mặt còn lại sơn màu đỏ. Hỏi:
	a) Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ có mặt được sơn xanh và mỗi hình đó có mấy mặt màu xanh?
	b) Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ có mặt được sơn đỏ và mỗi hình đó có mấy mặt màu đỏ?
Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ không được sơn?
=========
Sở Giáo dục và Đào tạo 	 Kỳ thi học sinh giỏi bậc Tiểu học 
 Thừa Thiên Huế 	Khoá ngày 26 tháng 4 năm 2005
 -----&-----	----------------------------------------
hướng dẫn chấm môn Toán - lớp 5
Câu 1: 3 điểm
	Cho số 1960. Số này sẽ thay đổi như thế nào nếu:
a) Xóa bỏ chữ số 0.
b) Viết thêm một chữ số 1 vào sau số đó.
c) Đổi chỗ hai chữ số 9 và 6 cho nhau.
Giải
a) 1,0 điểm. Khi xóa bỏ chữ số 0 thì số đó sẽ là: 196. 
Mà 196 = 1960 : 10
Vậy khi xóa bỏ chữ số 0 thì số 1960 cho giảm đi 10 lần.	
b) 1,0 điểm. Khi thêm chữ số 1 vào sau số đó ta có số mới là: 19601. 
Mà 19601 = 1960 x 10 + 1
Vậy khi thêm chữ số 1 vào số 1960 thì số 1960 sẽ tăng gấp 10 lần và 1 đơn vị số đã cho. 
c) 1,0 điểm. Khi đổi chỗ chữ số 9 và 6 ta được số mới: 1690
	Mà 1960 - 1690 = 270
Vậy khi đổi chỗ chữ số 9 và 6 của số 1960 với nhau thì được số mới kém hơn số đã cho 270 đơn vị.
Câu 2: 2 điểm
 Cho phân số 19/44. Cần bớt cả tử và mẫu của phân số đó đi bao nhiêu để được phân số 2/7
Cách 1:	Giải:
Ta có: 2 / 7 	= 2 x 5 / 7 x 5 	0,5 điểm.
= 10 / 35 	0,5 điểm.
= (19 - 9) / (44 - 9) 	0,5 điểm.
 Nên ta cần bớt tử và mẫu của phân số 19/44 đi 9 đơn vị thì được phân số 2/7 0,5 điểm.
Cách 2:	Giải:
	Gọi số tự nhiên cần bớt cả tử và mẫu là x (x khác 0)	
	Khi đó ta có:	 
	 	=	
	( 19-x ) X 7 	= 2 X (44 - x )	
	133 - 7 X x 	= 88 - 2 X x	
	5 X x 	= 45
	x	= 45 : 5
	x	= 9
 Nên ta cần bớt tử và mẫu của phân số 19/44 đi 9 đơn vị thì được phân số 2/7 
Câu 3: 4 điểm
Lớp 5A và 5B có 87 học sinh. Biết rằng 5/7 số học sinh lớp 5A bằng 2/3 số học sinh lớp 5B. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Cách 1:	Giải:
Ta có: 5/7 học sinh lớp 5A thì bằng 2/3 học sinh lớp 5B.	
Vậy 7/7 học sinh lớp 5A thì bằng 2/3 : 5/7 = 14/15 học sinh lớp 5B	1,0 điểm.
Số học sinh của cả 2 lớp so với số học sinh lớp 5B là: 
14/15+15/15 = 29/15 học sinh 5B.	1,0 điểm.
	Số học sinh lớp 5B là: 87 : 29/15 = 45 (học sinh )	1,0 điểm.
	Số học sinh lớp 5A là: 87-45 = 42 (học sinh )	1,0 điểm.
	Đáp số: 45 và 42
Cách 2:	Giải:
	Ta có: 5/7 = 10/14 và 2/3 = 10 / 15
	Khi đó ta có: Số học sinh 5A / Số học sinh 5B = 14 / 15
	Nếu xem số học sinh lớp 5A là 14 phần thì số học sinh lớp 5B là 15 phần.
	Khi đó tổng số phần của cả hai lớp là: 14 + 15 = 29 (phần)
	Số học sinh của 1 phần là: 87 : 29 = 3 (học sinh)
	Số học sinh lớp 5A là: 3 x 14 = 42 (học sinh)
	Số học sinh lớp 5B là: 3 x 15 = 45 (học sinh)
	Đáp số: 45 và 42
Câu 4: 5 điểm
Một chiếc ca-nô chạy trên một quãng sông đã được xác định. Chạy xuôi dòng thì mất 3 giờ; chạy ngược dòng thì mất 4 giờ 30 phút. Hỏi trong điều kiện như vậy một chiếc thùng rỗng trôi trên quãng sông đó mất bao lâu?
Cách 1:	Giải:
Giả sử quãng sông dài là 36 km.	1,0 điểm.
Khi đó:
	Vận tốc của ca-nô khi xuôi dòng là: 36 : 3 = 12 km/giờ	1,0 điểm.
	Vận tốc của ca-nô khi ngược dòng là: 36 : 4,5 = 8 km/giờ	1,0 điểm.
	Vận tốc của dòng chảy là: (12 - 8 ) : 2 = 2 km/giờ	1,0 điểm.
	Chiếc thùng trôi hết quãng sông đó mất:
	36 : 2 = 18 giờ	1,0 điểm.
	Đáp số: 18 giờ
Cách 2:	Giải:
	Gọi vận tốc ca nô chạy xuôi dòng là VXD, Gọi vận tốc ca nô chạy ngược dòng là VND và vận tốc dòng nước là VN.
	Ta có: Thời gian ca nô chạy xuôi dòng 	= 	3 	=	6 	=	2
	 Thời gian ca nô chạy ngược dòng 	 	4,5	 	9	3
	Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch, nên:
	Ta có sơ đồ sau:VXD	
	 VND
	Ngoài ra ta có VXD - VND = 2 VN
	Hay: 	VN 	= (VXD - VND) : 2
	= 1/3 VXD : 2
	= 1/6 VXD
	Mà vận tốc cái thùng rỗng chính là vận tốc của dòng nước
	Vậy thời gian cái thùng rỗng trôi hết quãng sông đó là: 3 x 6 = 18 (giờ)
	Đáp số 18 giờ
Câu 5: 6 điểm 
Xếp 27 hình hộp lập phương nhỏ có cạnh 1 cm thành hình hộp lập phương lớn rồi sơn tất cả các mặt của hình hộp lập phương lớn: Hai mặt đáy sơn màu xanh; các mặt còn lại sơn màu đỏ. Hỏi:
	a) Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ có mặt được sơn xanh và mỗi hình đó có mấy mặt màu xanh?
	b) Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ có mặt được sơn đỏ và mỗi hình đó có mấy mặt màu đỏ?
Có bao nhiêu hình hộp lập phương nhỏ không được sơn?
Giải:
 Hình hộp lập phương lớn có: 3 tầng mà mỗi tầng có 9 hình hộp lập phương nhỏ.	0,5 điểm.
 Cạnh của hình hộp lập phương lớn là: 1 x 3 = 3 (cm)	0,5 điểm.
a) 	Diện tích của một mặt của hình hộp lập phương nhỏ là: 1 x 1 = 1 (cm2)	0,5 điểm.
Diện tích của hình hộp lập phương lớn được sơn xanh là:
	3 x 3 x 2 = 18 (cm2)	0,5 điểm.
 	Vì sơn xanh hai đáy của hình hộp lập phương lớn nên các hình hộp lập phương nhỏ có sơn xanh chỉ được sơn một mặt
Và số hình hộp lập phương nhỏ được sơn xanh là: 
18 : 1 = 18 (hình)	0,5 điểm.
b) 	Diện tích của hình hộp lập phương lớn được sơn đỏ là:
	3 x 3 x 4 = 36 (cm2)	0,5 điểm.
Các hình hộp lập phương nhỏ tạo thành các cạnh đứng của hình hộp lập phương lớn thì được sơn hai mặt đỏ; mỗi cạnh của hình hộp lập phương có 3 hình.	0,5 điểm.
Vậy số hình hộp lập phương nhỏ được sơn 2 mặt đỏ là: 
3 x 4 = 12 (hình)	0,5 điểm.
Diện tích được sơn đỏ của 12 hình hộp lập phương nhỏ đó bằng: 
1 x 2 x 12 = 24 (cm2)	0,5 điểm.
Phần diện tích còn lại là: 36 - 24 = 12 (cm2)	0,5 điểm.
Số hình hộp lập phương nhỏ còn lại, mỗi hình chỉ được sơn một mặt đỏ là: 
12 : 1 = 12 (hình)	0,5 điểm.
c) 	Do hình hộp lập phương có 3 tầng mà tầng dưới và trên đều được sơn màu; còn tầng giữa thì các hình ngoài được sơn màu chỉ có hình hộp lập phương nhỏ ở ngay chính giữa là không được sơn. Vậy có 1 hình hộp lập phương nhỏ không được sơn màu.	0,5 điểm.
Đáp số: 	a) 18 hình có 1 mặt sơn xanh
b) 12 hình có 2 mặt sơn đỏ
12 hình chỉ có 1 mặt sơn đỏ
c) 1 hình không được sơn.
Sở Giáo dục và Đào tạo 	 Kỳ thi học sinh giỏi bậc Tiểu học 
 Thừa Thiên Huế 	 Khoá ngày 26 tháng 4 năm 2005
 -----&-----	 ----------------------------------------
	Môn thi : 	TIếnG VIệT - lớp 5
Số báo danh:.............	Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
___________________________________________________________________
	Câu 1: ( 3 điểm ) Các từ dưới đây có thể chia thành mấy nhóm, căn cứ vào đâu để chia thành các nhóm như vậy? Xếp các từ trên theo nhóm đã chia và gọi tên cho mỗi nhóm.
	Xe máy, lom khom, yêu thương, lênh khênh, bạn học, mênh mông, khỏe mạnh, mũm mĩm.
	Câu 2 : ( 2, 5 điểm ) Từ “ thật thà” trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ ? Hãy chỉ rõ từ “ thật thà” là bộ phận gì (định ngữ, bổ ngữ, vị ngữ) trong mỗi câu sau :
	a/ Chị Loan rất thật thà.
	b/ Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
	c/ Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
	Câu 3 : ( 2 điểm ) Đoạn văn sau có mấy câu, thuộc loại câu gì? Nêu rõ ý nghĩa của từng cặp từ chỉ quan hệ trong các câu đó.
	“Một hôm, vì người chủ quán không muốn cho Đan-tê mượn một cuốn sách mới nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc. Mặc dầu người ra kẻ vào ồn ào nhưng Đan-tê vẫn đọc được hết cuốn sách.”
	Câu 4 : ( 1,5 điểm ) Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ :
	Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát	 
( Thạch Lam ) 
	Câu 5 : ( 2 điểm ) Cho ví dụ sau:
	“Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
	 Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”
	a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.
	b) Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?
	c) Nêu ý nghĩa của hai câu thơ trên.
	Câu 6 : ( 8 điểm ) Tập làm văn
Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon. Người con đã ra đi. Và cuối cùng, anh đã mang được trái táo trở về biếu mẹ.
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và viết lại tỉ mỉ câu chuyện đi tìm trái táo của người con hiếu thảo.
* Điểm chữ viết và trình bày toàn bài : 1 điểm
Sở Giáo dục và Đào tạo 	 Kỳ thi học sinh giỏi bậc Tiểu học 
 Thừa Thiên Huế 	Khoá ngày 26 tháng 4 năm 2005
hướng dẫn chấm môn Tiếng việt - lớp 5
Câu 1:(3,0 điểm) Học sinh trả lời như sau:
	+ Chia thành 4 nhóm, căn cứ vào cấu tạo từ để chia như vậy.
	Trả lời đúng 2 ý trên, tính 1 điểm; Trả lời đúng 1 ý, tính 0,5 điểm.
	+ Các từ trên được xếp thành 4 nhóm và gọi tên như sau:
	 a/ Nhóm từ ghép phân loại: xe máy, bạn học
	 b/ Nhóm từ ghép tổng hợp: yêu thương, khỏe mạnh
	 c/ Nhóm từ láy vần: lom khom, lênh khênh
	 d/ Nhóm từ láy âm: mênh mông, mũm mĩm
-Gọi tên đúng 1 nhóm, tính 0,25 điểm.
-Xếp đúng 2 từ vào mỗi nhóm, tính 0,25 điểm.
	*Học sinh có thể xếp theo cách khác, nếu đúng vẫn tính điểm tối đa.
Câu 2 : ( 2,5 điểm ) Từ “ thật thà” trong các câu trên là tính từ. Đúng cả 3 trường hợp, tính 1 điểm; trả lời đúng 2 trường hợp tính 0,5 điểm; trả lời đúng 1 trường hợp tính 0,25 điểm.
a/ Chị Loan rất thật thà. Thật thà : vị ngữ ; đúng, tính 0,5 điểm.
b/ Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. Thật thà : định ngữ ; đúng, tính 0,5 điểm.
c/ Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. Thật thà : bổ ngữ ; đúng, tính 0,5 điểm.
Câu 3 : ( 2,0 điểm )
	+ Đoạn văn sau có 2 câu, thuộc câu ghép chính phụ. 
Trả lời đúng 2 ý trên, tính 1 điểm; Trả lời đúng 1 ý, tính 0,5 điểm.
+ Cặp từ : - Vì nên : chỉ nguyên nhân-kết quả. Đúng, tính 0,5 điểm.
 - Mặc dầunhưng: chỉ đối lập (tương phản). Đúng, tính 0,5 điểm.
Câu 4 : ( 1,5 điểm ) Viết lại và điền dấu câu như sau: Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quảng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.
	Đúng 1 dấu, tính 0,25 điểm. Đúng 6 dấu, tính 1,5 điểm.
	Lưu ý : Đặt đúng dấu chấm nhưng không viết hoa, không tính điểm.
Câu 5 : ( 2 điểm ) a/ Cặp từ trái nghĩa : tối - sáng ; đúng, tính 0,5 điểm.
 b/	Tối : được dùng theo nghĩa đen. Đúng, tính 0,5 điểm.
 	 	Sáng : được dùng theo nghĩa bóng. Đúng, tính 0,5 điểm.
 c/ ý nghĩa: (0,5 điểm) Trong khó khăn gian khổ, con người tìm thấy được sức mạnh của chính mình và của dân tộc.
Câu 6 : ( 8 điểm ) Tập làm văn 	A/ Yêu cầu chung.
Đề bài thuộc thể loại văn kể chuyện. Đề bài đã cho sẵn cốt truyện. Nội dung là câu chuyện đi tìm trái táo của người con hiếu thảo. Dựa vào tóm tắt truyện đã cho, kết hợp với trí tưởng tượng, bài viết phải kể lại câu chuyện cụ thể, sinh động để ngợi ca tình mẹ con, lòng hiếu thảo chiến thắng được tất cả mọi trở ngại và khó khăn.
	Văn viết mạch lạc, sinh động. Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch đẹp. Viết đúng chính tả và ngữ pháp.
B/ Yêu cầu cụ thể.
 Điểm 7-8: Thể hiện được các yêu cầu trên. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt.
 Điểm 5-6: Văn viết khá mạch lạc, sinh động. Sai không quá 3 lỗi diễn đạt.
 Điểm 3-4: Nắm vững yêu cầu đề ra. Văn viết tương đối trôi chảy, mạch lạc. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt.
 Điểm 1-2: ý nghèo, văn viết nhiều chỗ thiếu mạch lạc. Sai không quá 5 lỗi diễn đạt.
*Điểm chữ viết và hình thức trình bày bài làm ( toàn bài ): 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE HSG TOAN TV 5 HUE 0405.doc