I-Câu hỏi : (5 điểm)
Câu 1 : Ghi dấu X vào trước những câu có từ “đi” được dùng theo nghĩa gốc. (0,5 điểm)
a) Em đi giày . c) Mẹ đi chợ.
b) Em bé đi lẫm chẫm. d) Công việc đi vào nề nếp.
Câu 2 : “Lúc hoàng hôn, lúc tảng sáng, phong cảnh ở vùng này rất nên thơ.” (0,5 điểm)
Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng là :
a) Dấu phẩy (1) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ, dấu phẩy (2) ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b) Dấu phẩy (1) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ, dấu phẩy (2) ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c) Dấu phẩy (1) ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, dấu phẩy (2) ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
HỌ VÀ TÊN:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp Năm . . . . .Trường TH HƯỚNG THỌ PHÚ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn: TIẾNG VIỆT - Khối 5. Năm học : 2009 - 2010 Ngày thi : – – 2 010 - Thời gian : 90 phút I-Câu hỏi : (5 điểm) Câu 1 : Ghi dấu X vào trước những câu có từ “điø” được dùng theo nghĩa gốc. (0,5 điểm) Em đi giày . c) Mẹ đi chợ. Em bé đi lẫm chẫm. d) Công việc đi vào nề nếp. Câu 2 : “Lúc hoàng hôn, lúc tảng sáng, phong cảnh ở vùng này rất nên thơ.” (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng là : a) Dấu phẩy (1) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ, dấu phẩy (2) ngăn cách các vế câu trong câu ghép. b) Dấu phẩy (1) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ, dấu phẩy (2) ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c) Dấu phẩy (1)ï ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, dấu phẩy (2) ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 3 : Cho các từ ngữ sau : đánh trống, đánh giày, đánh đàn, đánh răng (1 điểm) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau và nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm. a) Nhóm 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nghĩa của từ đánh là :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) ) Nhóm 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. Nghĩa của từ đánh là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 4 : Từ thật thà trong các câu dưới đây thuộc từ loại gì ( danh từ, động từ, tính từ) ? Hãy chỉ rõ từ thật thà giữ chức vụ gì trong câu ? (1 điểm) a) Chị Lan rất thật thà. b) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Lan. Từ thật thà là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Từ thật thà trong câu ( a) giữ chức vụ là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Từ thật thà trong câu ( b) giữ chức vụ là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 5 : Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu sau đây : (1 điểm) a) Trên trời, mây trắng lững lờ trôi. Câu (a) là câu :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) Trời trong xanh, mây trắng lững lờ trôi. Câu (b) là câu :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 6 : “Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.” Hãy cho biết : Nghệ thuật so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào ? (1 điểm) II- Tập làm văn : (5 điểm) a) Đề bài : Tả một nhân vật trong một truyện em đã được đọc, theo tưởng tượng của em. BÀI LÀM ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT HSG LỚP 5 I-Câu hỏi : (5 điểm) Câu 1 : Ghi dấu X vào trước những câu có từ “điø” được dùng theo nghĩa gốc. (0,5 điểm) b )Em bé đi lẫm chẫm. c) Mẹ đi chợ. Câu 2 : “Lúc hoàng hôn, lúc tảng sáng, phong cảnh ở vùng này rất nên thơ.” (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng là : b) Dấu phẩy (1) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ, dấu phẩy (2) ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 3 : Cho các từ ngữ sau : đánh trống, đánh giày, đánh đàn, đánh răng (1 điểm) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau và nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm. Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn Nghĩa của từ đánh là : làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy. ) Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng. Nghĩa của từ đánh là :làm cho mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát. Câu 4 : Từ thật thà trong các câu dưới đây thuộc từ loại gì ( danh từ, động từ, tính từ) ? Hãy chỉ rõ từ thật thà giữ chức vụ gì trong câu ? (1 điểm) a) Chị Lan rất thật thà. b) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Lan. Từ thật thà là : tính từ. Từ thật thà trong câu ( a) giữ chức vụ là : vị ngữ trong câu. Từ thật thà trong câu ( b) giữ chức vụ là :chủ ngữ trong câu. Câu 5 : Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu sau đây : (1 điểm) a) Trên trời, mây trắng lững lờ trôi. Câu (a) là: câu đơn. b) Trời trong xanh, mây trắng lững lờ trôi. Câu (b) là : Câu ghép :2 vế câu nối trực tiếp, giữa 2 vế câu có dấu phẩy. Câu 6 : “Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.” - Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “mây bông” trên trời cho thấy bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng kính trọng. - Chuyện của bà kể (cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói : “kho” chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ (1 điểm) II.TẬP LÀM VĂN : 5 điểm A.Yêu cầu : Nội dung : Bài thuộc thể loại văn tả người. Tả hình dáng, tính tình nhân vật cần tập trung khắc hoạ những nét chính, đáng chú ý gây ấn tượng sâu đậm. Trọng tâm bài là làm nổi bật tính cách nhân vật. Nêu cảm nghĩ về nhân vật được tảû. Hình thức : Bài sạch, chữ viết đúng quy cách, câu viết rõ nghĩa ( không sai lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu). Bài khá giỏi làm nổi bật trọng tâm bài, văn viết mạch lạc, sinh động. Bài trung bình có chỗ tả nhân vật còn rập khuôn theo công thức tả người . B.Thang điểm: Tuỳ mức độ nội dung và hình thức nêu trên, chỉ cho một điểm số duy nhất (cho đến 0,5) phù hợp với từng loại bài sau đây : 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
Tài liệu đính kèm: