Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2012 - 2013 môn: Tiếng Việt

Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2012 - 2013 môn: Tiếng Việt

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (10 điểm)

Câu 1: Chữa lại các câu sai sau đây bằng cách thay từ chỉ quan hệ hoặc sửa đổi vế câu:(1đ)

a/ Vì điều mong ước của nó không thực hiện được nên nó rất vui.

b/ Mặc dù người rất yếu nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.

Câu 2: Em hãy xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: (3đ)

a/ Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

b/ Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

c/ Bên bờ sông, rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra bờ sông là lũ bướm vàng xinh xinh của những vườn rau.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học 2012 - 2013 môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH KHUẤT XÁ II ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
 NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: TIẾNG VIỆT
	Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (10 điểm)
Câu 1: Chữa lại các câu sai sau đây bằng cách thay từ chỉ quan hệ hoặc sửa đổi vế câu:(1đ)
a/ Vì điều mong ước của nó không thực hiện được nên nó rất vui.
b/ Mặc dù người rất yếu nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.
Câu 2: Em hãy xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: (3đ)
a/ Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
b/ Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
c/ Bên bờ sông, rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra bờ sông là lũ bướm vàng xinh xinh của những vườn rau.
Câu 3: Em hãy phân loại các từ sau thành hai nhóm: từ ghép và từ láy (2đ)
bồi hồi, mê mẩn, mơ mộng, xa xôi, nóng nực, nhảy nhót, học hỏi, kháu khỉnh, ồn ã, thung lũng.
Câu 4: Xác định nghĩa của từ “ăn” và từ “đi” trong những trường hợp sau: (2đ)
 - Bé đang ăn cơm. - Một đô la Mỹ ăn mấy đồng tiền Nhật.
 - Nó đi còn tôi thì chạy - Ông cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi
Câu 5: Em hãy chia đoạn văn thành bốn câu và viết lại cho đúng sau khi điền thêm các dấu chấm, dấu phẩy thích hợp: (2đ)
	Giữa vườn lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm có một bông hoa rập rờn trước gió màu hoa đỏ thắm cánh hoa mịn màng khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết đoá hoa toả hương thơm ngát.
II. CẢM THỤ VĂN HỌC - TẬP LÀM VĂN (10 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)Trong bài Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà,nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà như sau:
 Lúc ấy 
 Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
 Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
 Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
 Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
 Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
 Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc
Câu 2: (7 điểm) “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Trong ngôi trường thân yêu của mình, dưới sự dìu dắt của thầy cô, tình cảm ấm áp, thân thiện của bạn bè em luôn cảm nhận được sự thoải mái và hứng thú trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi. Em hãy tả lại ngôi trường và nêu cảm nghĩ của em khi được học trong ngôi trường thân yêu ấy.
TRƯỜNG TH KHUẤT XÁ II ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
 NĂM HỌC 2012 - 2013
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Câu 1: (1 đ) 
- Chữa đúng mỗi câu ghi 1 điểm. Chẳng hạn:
a/ Vì điều mong ước của nó đã thực hiện được nên nó rất vui.
(Hoặc) Tuy điều mong ước của nó không thực hiện được nhưng nó rất vui.
b/ Mặc dù người rất yếu nhưng mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.
(Hoặc) Vì chúng tôi chưa giúp đỡ được gì nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.
 Câu 2: (3 đ) Xác định đúng thành phần 1 câu ghi 1 điểm
a/ Một làn gió/ chạy qua, những chiếc lá/ lay động như những đốm lửa vàng, 
 CN1 VN1 CN2 VN2
lửa đỏ bập bùng cháy.
b/ Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ,/ con thuyền/ sẽ tới được bờ.
 TN CN 	VN
c/ Bên bờ sông/, rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra bờ sông là/
 TN VN
lũ bướm vàng xinh xinh của những vườn rau.
 CN
Câu 3: (2 đ) - Xác định đúng toàn bài ghi 2 điểm
- Xác định sai, thiếu mỗi từ trừ 0,25 điểm.
 + Từ ghép: mơ mộng, nóng nực, học hỏi, thung lũng.
 + Từ láy: bồi hồi, mê mẩn, xa xôi, nhảy nhót, kháu khỉnh,ồn ã.
Câu 4: (2 đ) Xác định đúng nghĩa của từ “ăn” trong mỗi dòng được 0,5 điểm 
 - Bé đang ăn cơm: cho thức ăn vào mồm, nhai và nuốt để nuôi cơ thể sống.
 - Một đô la Mỹ ăn mấy đồng tiền Nhật: đổi được bao nhiêu, ngang giá bao nhiêu.
 - Nó đi còn tôi thì chạy: hoạt động dời chỗ bằng chân, cách thức, tốc độ bình thường, hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.
 - Ông cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi: chết (mất)
 Câu 5: (2 đ) - Sửa đúng toàn bài ghi 2 điểm. 
- Chữa sai 1 dấu câu trừ 0,5 điểm.
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
II. CẢM THỤ VĂN HỌC - TẬP LÀM VĂN
1. Cảm thụ văn học (4 điểm)
 Hình ảnh đẹp nhất được gợi lên qua câu thơ:
 Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
 Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
 Đó là hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc: Giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông dường như có sự gắn bó, hòa quyện thật đẹp đẽ. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa trong đêm trăng như lay động cả mặt nước sông Đà, làm cho dòng sông như “dòng trăng” ấy trở nên “ lấp loáng” ánh trăng đẹp
2. Tập làm văn (6 điểm)
 2.1. Yêu cầu về nội dung và kĩ năng tập làm văn: 
 1.1. Nội dung: 
	- Đề bài yêu cầu tả ngôi trường nhưng không phải tả ngôi trường chung chung theo công thức có sẵn. Đề bài đã nêu rõ, đó phải là một ngôi trường thân thiện, trong ngôi trường này các em cảm nhận được sự thoải mái trong việc học tập của mình, vừa gắn với kiến thức sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Thầy cô, bạn bè thân thiện, hoà đồng và đối xử công bằng. Bên cạnh việc tả bao quát toàn cảnh (vị trí, đặc điểm) cũng như tả từng cảnh bộ phận (hành lang, lớp học, sân trường, vườn trường...) rất gần gũi, thân thương, học sinh cần phải tả được một số hoạt động thể hiện sự thân thiện giữa thầy (cô)giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Đồng thời, học sinh cần bộc lộ cảm xúc của chính người đang tả để khẳng định được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
 1.2. Kĩ năng: 
 - Học sinh cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng phong phú; biết sáng tạo thêm các chi tiết, hình ảnh để bài viết thêm sinh động, có nét riêng. Các yếu tố như miêu tả theo trật tự không gian, thời gian được vận dụng vào bài viết đồng thời bộc lộ được tình cảm chân thành của bản thân.
 - Văn viết đúng ngữ pháp, chính tả; diễn đạt trong sáng, biết dùng các từ ngữ có hình ảnh, âm thanh; có chú ý yếu tố kể và tả đan xen; sử dụng các biện pháp tu từ để bài văn thêm sinh động. 
2.2 Biểu điểm: 
 * Điểm 7: Bài làm có nội dung súc tích, ý tưởng dồi dào, biết lồng tả xen kẽ biểu lộ cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Bố cục bài viết rõ ràng, văn trong sáng, chân thành; có nhiều đoạn văn hay, câu văn gợi tả, gợi cảm. Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng; mắc lỗi diễn đạt không đáng kể (không quá 3 lỗi).
 * Điểm 6 - 5: Bài làm đạt được các yêu cầu cơ bản của đề. Văn viết trôi chảy, gãy gọn. Ý tưởng tương đối phong phú, có nhiều câu văn hay. Bố cục bài viết rõ ràng, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt.
 * Điểm 4: Bài làm đảm bảo tương đối các yêu cầu của bài, thể hiện được cảm xúc lúc tả. Bố cục bài viết gọn, diễn đạt suôn sẻ. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt các loại.
 * Điểm 3 - 2: Bài làm chỉ mới thể hiện một vài phần chính yêu cầu của bài. Văn viết lủng củng, câu văn chưa thật suôn, diễn đạt còn vụng về.
 * Điểm 1: Không nắm yêu cầu đề, lạc đề; không thể hiện được các yêu cầu cơ bản của đề; bài làm chưa hoàn chỉnh. 
 * Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng chiếu lệ hoặc viết những điều không liên quan đến đề bài.
* Chú ý khi chấm Tập làm văn
- Căn cứ vào các mốc điểm trên, giám khảo cân nhắc cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
- Những bài làm có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, viết chữ đẹp: không nhất thiết phải căn cứ máy móc khung điểm trên, có thể cho thêm điểm khuyến khích (không quá khung điểm quy định).
- Trường hợp giám khảo phát hiện thí sinh chép thuộc lòng một bài mẫu sẵn có: chỉ cho điểm tối đa mức trung bình.
- Trường hợp bài làm có nội dung tốt, song trình bày, chữ viết xấu, bôi xoá...thì giám khảo trừ điểm theo các mức từ 0,25 điểm đến 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIÊNG VIỆT LỚP 5.doc