Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 năm 2010 – 2011 thời gian: 90 phút

Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 năm 2010 – 2011 thời gian: 90 phút

Câu 1: (3 điểm)

a, (1,5 điểm) Tìm những từ cùng nghĩa để thay thế các từ gạch chân sau đây để câu văn vẫn không thay đổi nội dung.

- Nhân dân ta sản sinh ra người. Chính người đã làm rạng danh đất nước ta.

- Nhân dân Miền Nam anh dũng trong đấu tranh lại cần cù trong lao động.

- Đứa bé rất chóng lớn, người tiền phu chăm nom như con đẻ của mình.

b, (1,5 điểm) Phân biệt sắc thái nghĩa của các thành ngữ gần nghĩa sau:

Mắt lá răm; mắt bồ câu; mắt sắc như dao cau

 

doc 16 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2933Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 5 năm 2010 – 2011 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM 2010 – 2011
Thời gian: 90 Phút
Câu 1: (3 điểm)
a, (1,5 điểm) Tìm những từ cùng nghĩa để thay thế các từ gạch chân sau đây để câu văn vẫn không thay đổi nội dung.
- Nhân dân ta sản sinh ra người. Chính người đã làm rạng danh đất nước ta.
- Nhân dân Miền Nam anh dũng trong đấu tranh lại cần cù trong lao động.
- Đứa bé rất chóng lớn, người tiền phu chăm nom như con đẻ của mình.
b, (1,5 điểm) Phân biệt sắc thái nghĩa của các thành ngữ gần nghĩa sau:
Mắt lá răm; mắt bồ câu; mắt sắc như dao cau
Câu 2: (3 điểm)
 Đọc đoạn trích sau:
Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài (Làng Phùng Xá huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây bây giờ).Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm.
a, (1,5 điểm) Tìm trong đoạn trích trên
- Một câu kể kiểu Ai là gì?
- Một câu kể kiểu Ai làm gì?
- Một câu kể kiểu Ai thế nào?
b, (1,5 điểm) Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)
Câu 3: (3 điểm) 
Trong bài “sắc màu em yêu”. Nhà thơ Phạm Đình Ân có viết.
“Em yêu màu đỏ
Như máu trong tim,
Lá cờ tổ quốc,
Khăn quàng đội viên”
Dựa vào ý của khổ thơ trên, hãy viết một đoạn viên miêu tả màu đỏ của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn chú ý sử dụng từ đồng nghĩa.
Câu 4: (4 điểm) 
Trong bài: Hoàng hôn trên sông Hương (Tiếng việt 5, tập 1) có đoạn tả như sau:
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẽ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì?
Câu 5: (6 điểm) 
Tả một người thân trong gia đình em.
Lưu ý: Điểm chữ viết và trình bày: 1 điểm
Hết
Câu
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Điểm
Câu 1
3 điểm
a, Từ cùng nghĩa có thể thay thế là:
- Dân tộc; tổ quốc
- Dũng cảm; chăm chỉ
- Chăm sóc
b, 
+ Mắt lá răm: Mắt nhỏ, dài hình thoi như lá răm
+ Mắt bồ câu: Mắt trong, đẹp như mắt chim bồ câu
+ Mắt sắc như dao cau: Mắt sắc sảo ví như dao bổ cau
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
3 điểm
a, - Câu kể kiểu Ai là gì? Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài( Làng Phù xá, h,uyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây bây giờ)
- Câu kể kiểu Ai làm gì? Trước khi mất bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Câu kể Ai thế nào? Ông vốn thông minh từ nhỏ.
b, + Phùng Khắc Khoan/ là người con của xứ Đoài.
 CN VN
+ Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan/ trối 
 TN CN
trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 VN
+ Ông/ vốn thông minh từ nhỏ.
 CN VN
(TN: Trạng ngữ, CN: Chủ ngữ, VN: Vị ngữ)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
3 điểm
- Học sinh viết đoạn văn tả màu đỏ của sự vật có trong đoạn thơ và biết sử dụng từ đồng nghĩa 
- Học sinh viết được đoạn văn tả màu đỏ của sự vật có trong đoạn thơ và cả những sự vật không có trong đoạn thơ
2,5 điểm
3 điểm
Câu 4:
4 điểm
- Hình ảnh có sức gợi tả sinh động: Khói nghi ngút cả một vùng tre trúc- gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân xóm ven sông giúp cho người đọc tưởng tượng ra bức tranh truỷ mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi.
- Âm thanh có sức gợi tả sinh động: Tiếng lanh canh của thuyền thuyền chài gỡ những mẽ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn, trong khung cảnh tỉnh lặng khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương. 
- Cảm nhận của bản thân: Qua đoạn văn em biết thêm cảnh đẹp của vùng quê Việt Nam và càng thêm yêu quê hương Việt Nam hơn.
Tuỳ theo mức độ có thể cho ở mức thấp hơn như: 3,5; 3,0
1,75 điểm
1,75 điểm
0,5 điểm
Câu5
6 điểm
- Biết giới thiệu người được tả một cách ngắn gọn, khéo léo, tự nhiên: 
- Biết thể hiện sự quan sát tinh tế về người được tả trong nhiều hoàn cảnh cụ thể và ở nhiều góc độ, tả được những nét nổi bật, tiểu biểu:
+ Về ngoại hình:
+ Về hoạt động: 
+ Về tính tình: 
- Bộc lộ những suy nghĩ, cảm tưởng, tình cảm chân thực của bản thân đối với người được tả. 
0,75 điểm
 1,5 điểm
 1,5 điểm
1,5 điểm
0,75 điểm
Trình bày sạch sẽ và chữ viết rõ ràng đúng quy cách 1 điểm
ĐỀ LUYỆN SỐ 7
Thứ ......, ngày .......tháng ........năm...........
PHẦN THỨ NHẤT : ĐỌC HIỂU
BIỂN ĐẸP
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có những quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ thấy một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc như một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.
Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh trong veo màu mảnh chai. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. 
-Vũ Tú Nam-
Đọc đoạn văn và khoanh vào trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Bài văn thuộc kiểu bài gì?
A. Tả đồ vật
B. Tả cây cối
C. Tả cảnh
D. Kể chuyện
Câu 2 : Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.”. Tiếng “cánh ” trong từ “cánh buồm” là không giống tiếng “cánh” trong từ :
A. Cánh diều
B. Cánh hoa
C. Cánh đồng
D. Cánh én
Câu 3 : Trong câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên”. Từ không thể thay thế cho từ
 “loáng thoáng ” là từ:
A. Lưa thưa
B. Lác đác
C. Thấp thoáng
D. Đây đó
Câu 4: Câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như ....” Từ đồng âm với tiếng “đục ” trong từ “ đỏ đục” là:
A. Đục ngầu
B. Đục đẽo
C. Vẩn đục
D. Trong đục
Câu 5: Trong bài văn này, có mấy câu văn sử dụng phép so sánh?
A. 2 câu
B. 3 câu
C. 4 câu
D. 6 câu
Câu 6: Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời ”. Chủ ngữ trong câu này là :
A. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào
B. Những cánh buồm nâu trên biển 
C. Những cánh buồm nâu 
D. Những cánh buồm 
Câu 7: Trong câu: “Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.” Hình ảnh “ Những cánh buồm” được so sánh với hình ảnh “ngực bác nông dân” dựa vào đặc điểm nào để so sánh?
A. Ướt đẫm lại
B. Bồi hồi 
C. Khoẻ nhẹ
D. Cả ba ý trên
Câu 8 : Trong câu: “Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.” Vị ngữ của câu này là
A. Nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
B. Liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. 
C. Bọt sóng màu bưởi đào.
D. Màu bưởi đào. 
Câu9 : Câu : “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.” 2 Từ “đỏ đục” và từ “loáng thoáng” chúng là:
A. 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp
B. 2 từ ghép có nghĩa phân loại 
C. 1 từ ghép có nghĩa tổng hợp và 1 từ láy
D. Cả hai đều là từ láy
Câu10 : Bài văn này tác giả tả cảnh biển bằng cách:
A. Tả theo trật tự thời gian trong ngày. Dùng cách liên tưởng thú vị cho ta thấy biển có tâm trạng như một con người.
B. Từng bộ phận của biển với cách quan sát độc đáo của tác giả.
C. Tả cảnh biển vào các thời điểm khác nhau. Bằng cách so sánh, nhân hoá và liên tưởng, bài văn đã cho người đọc thấy được vẻ độc đáo của biển.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
PHẦN THỨ HAI: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1: Thay từ in nghiêng trong các dòng dưới đây bằng những từ đồng nghĩa và viết tiếp để hoàn thành câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá:
1. Về chiều, bầu trời cao........................................................................................................
................................................................................................................................................2. Những dãy núi dài.............................................................................................................
................................................................................................................................................3. Cánh đồng rộng.................................................................................................................
................................................................................................................................................4. Trên bầu trời. tiếng sáo diều vi vu.....................................................................................
................................................................................................................................................5. Nước sông quê tôi trong...................................................................................................
................................................................................................................................................6. Những khóm hoa ở mảnh vườn trước cửa nhà em rung rinh..........................................
................................................................................................................................................
Bài 2: Hãy tìm trong đoạn thơ sau từ nào được dùng với nghĩa chuyển?
“Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Bảo rằng ngọn gió
Thì gốc ở đâu
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì
Cái ấm không nghe
Tai sao mọc được
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía...”
§Ò sè 1
C©u 1
1. T×m mét sè tõ th­êng dïng khi nãi vÒ trÎ em míi tËp ®i , tËp nãi.
2. ViÕt mét ... ïc chia thaønh maáy loaïi ? Phaân tích caáu taïo vaø cho bieát caùc caâu trong ñoaïn vaên sau thuoäc loaïi caâu gì ? 
Sau 80 naêm giôøi noâ leä laøm cho nöôùc nhaø bò yeáu heøn, ngaøy nay chuùng ta caàn phaûi xaây döïng laïi cô ñoà maø toå tieân ñaõ ñeå laïi cho chuùng ta, laøm sao cho chuùng ta theo kòp caùc nöôùc khaùc treân hoaøn caàu. Trong coâng cuoäc kieán thieát ñoù, nöôùc nhaø troâng mong chôø ñôïi ôû caùc em raát nhieàu. Non soâng Vieät Nam coù trôû neân töôi ñeïp hay khoâng, daân toäc Vieät Nam coù böôùc tôùi ñaøi vinh quang ñeå saùnh vai vôùi caùc cöôøng quoác naêm chaâu ñöôïc hay khoâng, chính laø nhôø moät phaàn lôùn ôû coâng hoïc taäp cuûa caùc em.
b) Tìm nhöõng nhoùm töø ñoàng nghóa vaø traùi nghóa coù trong ñoaïn vaên treân. 
Caâu 3. (3 ñieåm) Cheùp laïi baøi thô “Tieáng voïng” cuûa taùc giaû Nguyeãn Quang Thieàu (TV5, t1). Em haõy cho bieát vì sao taùc giaû laïi baên khoaên, day döùt veà caùi cheát cuûa chim seû ?
Caâu 4. (8 ñieåm) Döïa vaøo baøi thô ôû caâu 3, em haõy keå laïi caâu chuyeän “Tieáng voïng” theo lôøi cuûa taùc giaû (khoaûng 25 doøng).
----------------@---------------
Chöõ vieát vaø trình baøy : 2 ñieåm
MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 45 phút
Bài 1 (5 điểm):
1/ Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
a/ mực nước biển, lọ mực, cá mực, khăng khăng một mực. Đó là các từ.
b/ hoa xuân, hoa tay, hoa điểm mười, hoa văn. Đó là các từ
c/ rúc rích, thì thào, ào ào, tích tắc. Đó là các từ..
d/ ngật ngưỡng, lênh khênh, chót vót, đủng đỉnh. Đó là các từ.
2/ Tìm cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu thành ngữ sau:
a/ Bóc.. cắn. c/ Taytay..
b/ ..được. thấy d/ Trống đánh.. kèn thổi..
3/ Đọc kĩ khổ thơ sau:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
a/ Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên?
b/ Nhà thơ muỗn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ để thể hiện phép nối đó?
Bài 2 (5 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (2)Thảo quả chín dần. (3) Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4)Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
(6)Rừng sáy ngây và ấm nóng. (7)Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
1/ a – Đoạn văn trên trích trong bàicủa tác giả
b – Em hãy chuyển hai câu (4) và (5) thành một câu ghép:
c – Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số: 
2/ a – Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn?
b – Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu số (3)
3/ a – Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả hay kể chuyện? Vì sao?
b – Tại sao nhà văn lại so sánh “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày nhấp nháy vui mắt”?
Bài 3 (5 điểm). Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Hà Nội có chong chóng 
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay
(Trích “Hà Nội” – Trần Đăng Khoa)
1/ – Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái gì?........................................................
Em hiểu thế nào về hình ảnh ngọn Tháp Bút “viết thơ lên trời cao”?
2/ Nhà thơ nói đến “xanh cây, trăng vàng, hoa” ở Ba Đình, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ có phải chỉ để nói đến cảnh đẹp Hà Nội hay còn để nói đến điều gì khác nữa? Nếu có thì đó là điều gì?
3/ Hãy gạch chân ba từ trong số các từ sau đã thể hiện chính xác nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với Hà Nội: lạ lùng, ca ngợi, thích thú, tự tin, ngạc nhiên, say mê, tự hào?
4/ Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 dòng) về Thủ đô trước thềm Đại lễ “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Bài 1 (5 điểm):
1/ Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
a/ mực nước biển, lọ mực, cá mực, khăng khăng một mực. Đó là các từ đồng âm
b/ hoa xuân, hoa tay, hoa điểm mười, hoa văn. Đó là các từ nhiều nghĩa
c/ rúc rích, thì thào, ào ào, tích tắc. Đó là các từ đồng nghĩa gợi tả âm thanh 
d/ ngật ngưỡng, lênh khênh, chót vót, đủng đỉnh. Đó là các từ đồng nghĩa gợi tả hình ảnh
2/ Tìm cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu thành ngữ sau:
a/ Bóc ngắn cắn dài c/ Tay nem tay chạo ( Tay tay chèo tay chống) 
b/ Cầu được ước thấy d/ Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
3/ Đọc kĩ khổ thơ sau:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
a/ Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên?
Gió khơi, mặt trời, biển, mắt cá, muôn dặm, huy hoàng.
b/ Nhà thơ muốn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ để thể hiện phép nối đó?
Qua hình ảnh “Đoàn thyền chạy đua cùng mặt trời” tác giả muốn nói đến sự khẩn trương của những ngư thuyền, họ hối hả chạy đua với thời gian để kịp hoàn tất công việc đánh cá khi mặt trời lên. Nhà thơ tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời vì mặt trời đang nhô dần lên khỏi mặt biển trong khi đoàn thuyền đánh cá đang lướt trên biển để trở về đất liền khiến cho tác giả có sự liên tưởng thú vị là các sự vật đó đang chạy đua để xem sự vật nào rời khỏi mặt biển nhanh hơn.
Bài 2 (5 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (2)Thảo quả chín dần. (3) Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4)Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
(6)Rừng sáy ngây và ấm nóng. (7)Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
1/ a – Đoạn văn trên trích trong bài Mùa thảo quả của tác giả Ma Văn Kháng
b – Em hãy chuyển hai câu (4) và (5) thành một câu ghép:
Rừng ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
c – Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số: 6, 7
2/ a – Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn?
đột ngột, chon chót, nhấp nháy.
b – Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu số (3)
Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên / những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, 
TN( nơi chốn) TN (cách thức) VN CN
chứa nắng
3/ a – Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả hay kể chuyện? Vì sao?
Đoạn văn trên thuộc thể lọai văn miêu tả vì tác giả đã sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm giàu hình ảnh để gợi ra trước mắt người đọc một cách cụ thể và sinh động vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa.
b – Tại sao nhà văn lại so sánh “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày nhấp nháy vui mắt”?
Tác giả so sánh như vậy bởi“những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.”. Ban đầu chỉ là một vài quả chín tựa như vài đốm lửa mới nhen và rồi thời gian trôi đi, mỗi ngày lại có thêm nhiều quả chín như những đốm lửa được thắp thêm lên, lan dần ra cho đến khi thảo quả chín rộ. Chúng ẩn hiện thấp thoáng dưới tầng đáy rừng như những dây đèn nhấp nháy ai đó đã khéo léo chăng lên tạo nên vẻ sinh động hấp dẫn cho rừng thảo quả.
Bài 3 (5 điểm). Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay
(Trích “Hà Nội” – Trần Đăng Khoa)
1/ – Cái “chong chóng” mà nhà thơ nói đến ở đoạn thơ trên là cái gì? Là cái quạt điện.
Em hiểu thế nào về hình ảnh ngọn Tháp Bút “viết thơ lên trời cao”?
Hình ảnh ngon Tháp Bút viết thơ lên trời cao là một hình ảnh đẹp (một ẩn dụ) để ca ngợi vẻ đẹp nên thơ đáng tự hào gắn liền với nền văn hiến lâu đời của Hồ Gươm (Thăng Long - Hà Nội )
2/ Nhà thơ nói đến “xanh cây, trăng vàng, hoa” ở Ba Đình, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ có phải chỉ để nói đến cảnh đẹp Hà Nội hay còn để nói đến điều gì khác nữa? Nếu có thì đó là điều gì?
Những hình ảnh đó không chỉ để nói đến cảnh đẹp của Hà Nội mà còn ngầm ca ngợi niềm lạc quan, khí phách hiên ngang bất khuất trước kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam. Bất chấp khói lửa của chiến tranh, chúng ta vẫn lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
3/ Hãy gạch chân ba từ trong số các từ sau đã thể hiện chính xác nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với Hà Nội: lạ lùng, ca ngợi, thích thú, tự tin, ngạc nhiên, say mê, tự hào?
4/ Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 dòng) về Thủ đô trước thềm Đại lễ “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
HS viết được các ý cơ bản sau:
-                     -  Cả nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đang một lòng hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với tất cả niềm tự hào.
-                      1000 năm qua, đất Thăng Long xưa đã trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử nhưng vẫn giữ được những nét đẹp văn hoá truyền thống lâu đời ( Vẫn Hồ Gươm soi bóng Tháp Rùa. Vẫn Đền Ngọc Sơn uy nghi trầm mặc.   Vẫn Tháp Bút viết lên trời bao áng thơ bất hủ. Những Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giámtrường tồn mãi với thời gian như nhắc nhở muôn đời con cháu mai sau về ý chí một lòng dựng nước và giữa nước của cha ông. )
-                    -    Con cháu ngày nay đã xây dựng Hà Nội đàng hoàng hơn, to đẹp hơn với bao công trình mới mọc lên sánh ngang tầm quốc tế nhưng vẫn luôn có ý thức bảo tồn những di tích lịch sử ngàn năm của cha ông. Các công trình, các tuyến phố đang được chỉnh trang sạch đẹp để đón ngày Đại lễ 1000 năm.
T                  -Thể hiện cảm xúc tự hào và ý thức của một công dân nhỏ tuổi, chủ nhân tương lai của đất nước trước thêm Đại lễ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG tieng Viet 5 - so 1.doc