Câu hỏi
1/ Em hãy chép lạ cả phiên âm và dịch thơ bài thơ “Ngắm trăng”? Cho biết tên tác giả và năm ra đời của văn bản? (2 điểm).
2/ a, Em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Cho ví dụ minh hoạ (2 điểm).
b, Hãy xác định câu cảm cầu khiến trong ví dụ sau:
Mẹ quay lai. “Đi thôi con!”
3/ Hãy nói “không” với ma túy.(Gợi ý: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của một trong những tệ nạn xã hội tiêm chích ma túy). (6 điểm).
Trường PTCS TT Kép ĐỀ THI LẠI (NĂM HỌC: 2012-2013) Môn : Ngữ Văn 8 Thời gian : 90 phút Câu hỏi 1/ Em hãy chép lạ cả phiên âm và dịch thơ bài thơ “Ngắm trăng”? Cho biết tên tác giả và năm ra đời của văn bản? (2 điểm). 2/ a, Em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Cho ví dụ minh hoạ (2 điểm). b, Hãy xác định câu cảm cầu khiến trong ví dụ sau: Mẹ quay lai. “Đi thôi con!” 3/ Hãy nói “không” với ma túy.(Gợi ý: Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của một trong những tệ nạn xã hội tiêm chích ma túy). (6 điểm). Gợi ý đáp án 1/ - Chép đúng cả phiên âm và dịch thơ. (1 điểm) Cho biết đúng tên tác giả : Hồ Chí Minh. (0.5 điểm) Cho biết đúng năm ra đời của văn bản : 1942. (0.5 điểm) 2/. Nêu đầy đủ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán (1 điểm). Cho ví dụ đúng (1 điểm). 3/ Câu 3 : (6 điểm). A. Mở bài : (0.5 điểm). - Dẫn dắt đưa ra luận điểm: Chúng ta hãy nói “không” với ma túy B. Thân bài: (5 điểm). Tại sao chúng ta phải nói không với ma túy? - Ma túy là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ ơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma tuy có nghĩa là tự mang bản án tử hình. (1đ) - Tác hại của nghiện ma túy: (3đ) + Đối với bản thân: Ảnh hưởng đến sức khỏe: người nghiện vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng, lây nhiếm bện tật... Ảnh hưởng đến kinh tế, sự nghiêp.... Ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc gia đình... + Đối với gia đình: ảnh hưởng đến kinh tế, hạnh phúc ra đình: tan nát... + Đối với xã hội: Đảo điên, loạn lac,... - Cách phòng chống: (1đ) Tuyên truyền, vận động mọi người tránh xa ma túy... Tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, lưu thông, sử dụng ma túy. Bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội... C. Kết bài : (0.5 điểm). - Khẳng định ma túy là hiểm họa đe dọa loài người. - Hãy tránh xa ma túy... Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản khi chấm lưu ý cần linh hoạt để trừ điểm những lỗi sai cũng như khuyến khích những bài viết có văn phong sáng sủa, có tính sáng tạo. Trường PTCS TT Kép ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Họ và tên:.............................................. Năm học: 2011-2012 Lớp:....................................................... Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Văn học: (2 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và nêu nội dung của đoạn thơ này. Câu 2: (0,5 điểm) Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh ca ngợi điều gì? II. Tiếng Việt: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong các câu sau và cho biết nó được dùng với mục đích gì? Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Ngô Tất Tố) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm. (Lan Khai) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ) Câu 2: (1 điểm) Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ in đậm trong những câu sau: a. Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán. b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới) III. Tập làm văn: (6 điểm) Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Em hãy viết một bài văn chứng minh ý kiến trên. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Môn Ngữ Văn 9. Năm học: 2013-2014 I. Văn học: 2 điểm Câu 1: - Chép đúng chính tả đoạn thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”. (0,5 điểm) - Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. (1 điểm) Câu 2: Ca ngợi tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. (0,5 điểm) II. Tiếng Việt: 2 điểm Câu 1: Câu nghi vấn – dùng để hỏi. (0,25 điểm) Câu cầu khiến – dùng để yêu cầu. (0,25 điểm) Câu trần thuật – dùng để miêu tả. (0,25 điểm) Câu cảm thán – dùng để bộc lộ cảm xúc. (0,25 điểm) Câu 2: a. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. (0,5 điểm) b. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. (0,5 điểm) III. Tập làm văn: 1.Yêu cầu chung cần đạt: Thể loại: Nghị luận. Nội dung: Nghị luận về một vấn đề xã hội: vấn đề về môi trường – lợi ích do thiên nhiên mang lại và trách nhiệm của con người. Hình thức: Biết sử dụng các phép lập luận chứng minh của kiểu văn nghị luận. Biết đưa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm vào bài viết. Bố cục đầy đủ.Văn phong sáng sủa, lời văn chân thực. Câu phải đúng ngữ pháp, không dùng từ sai, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: Về nội dung, học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo được các ý: * Mở bài (0,5 đ) Giới thiệu luận điểm: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. *Thân bài: (5đ)Chứng minh: Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế thiên nhiên là bạn tốt của con người: +Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển cho con người. +Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người. Con người phải bảo vệ thiên nhiên, vì nếu không thiên nhiên sẽ cạn kiệt, môi trường sống của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: +Khai thác nguồn lợi thiên nhiên một cách hợp lý. +Chăm sóc, bảo vệ môi trường quanh ta. *Kết bài: (0,5đ) Khẳng định lại điều đã chứng minh. Yêu cầu: Trong bài viết cần vận dụng linh hoạt các phép nghị luận chứng minh, kết hợp được các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản khi chấm lưu ý cần linh hoạt để trừ điểm những lỗi sai cũng như khuyến khích những bài viết có văn phong sáng sủa, có tính sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: