I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
- Chỉ được vị trí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.
- Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam.
- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1.Vị trí địa lí và giới hạn
Địa lí Việt Nam - Đất nước chúng ta I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Chỉ được vị trí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu. - Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam. - Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp 1.Vị trí địa lí và giới hạn Hoạt động2: Làm việc theo cặp Bước 1: - Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi: + Đất nước Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? (Đất liền, biển, đảo và quần đảo) + Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ. + Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? + Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? + Tên biển là gì? ( biển Đông). + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? Bước 2: - HS trình bày kết quả làm việc. GV bổ sung và hoàn thiện. Bước 3: - GV yêu cầu một số HS lên chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu. + Vị trí của nước ta có gì thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác? - GV kết luận: 2. Hình dạng và diện tích. Hoạt động 3: ( Làm việc theo nhóm) Bước 1: - HS đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? (hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S ). + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? + Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? + Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2? + So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu. Bước 2: - Đại diện các nhóm trả lời. HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam Với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km. Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức Bước 1: - GV treo 2 lược đồ, phổ biến luật chơi. - Mỗi nhóm chọn 7 HS, Mỗi em nhận 1 tấm bìa. GV hướng dẫn cách chơi: Dán tấm bìa vào lược đồ trống. -Bước 2: - HS tiến hành chơi. Bước 3: - Đánh giá, nhận xét. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: - Gv hệ thống bài - HS đọc bài học (SGK). - Chuẩn bị bài sau. Địa lí địA HìNH Và KHOáNg SảN I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta. - Kể tên và chỉ được vị trí một số đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ - Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, khoáng sản Việt Nam. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: + Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên quả địa cầu. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp 1.Địa hình. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Bước 1: - HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 SGK và trả lời: + Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính của nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung? + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta. + Nêu một số đặc điểm chính về địa hình của nước ta. Bước 2: - HS trình bày từng câu. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp. 2. Khoáng sản. Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm. Bước 1: Dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta? Hoàn thành bảng sau: Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng Than A-pa-tit Sắt Bô-xít Dầu mỏ Quảng Ninh Lào Cai Thái Nguyên, Yên Bái Tây Nguyên Bách Hổ, Rạng Đông Đun nấu, luyện thép Chế biến phân bón Chế biến sắt Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xít. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản - GV gọi từng cặp HS lên bảng. GV đưa ra với mỗi cặp yêu cầu. + Chỉ trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn. + Chỉ trên bản đồ đồng bằng bắc bộ. + Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit. - HS nhận xét Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: - Hệ thống bài - HS đọc bài học (SGK). Chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2006 Địa lí Khí hậu I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Chỉ được trên bản đồ ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Biết sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống, sản xuất của nhân dân ta. II. Đồ dùng dạy - học . Bản đồ khí hậu Việt Nam. Tranh ảnh về một số hậu quả do lũ lụt III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: +Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta? Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Bước 1: Quan sát quả địa cầu, hình 1 và đọc nội dung SGK, rồi thảo luận nhóm: + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ở đới khí hậu đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - HS lên chỉ hướng gió vào tháng 1 và tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam. Bước 3: - GV giúp HS hoàn thành sơ đồ sau SGK Kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 2. Khí hậu giữa các miền có sự thay đổi Hoạt động 4: Làm việc theo cặp Bước 1: - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ Việt Nam., - GV yêu cầu HS đựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm ra sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Cụ thể: + Nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7. Các mùa khí hậu. + Chỉ lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm. Bước 2: - HS trình bày kết quả. GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời. * Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 3. ảnh hưởng của khí hậu Hoạt động 5: làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và SX của nhân dân ta. - GV cho HS trưng bày tranh ảnh về hậu quả do bão lụt hoặc hạn hán gây ra. - Nhận xét. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2006 Địa lí Sông ngòi I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ một số sông chính của Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. - Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sông và sản xuất. - Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: + Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Hoạt động 2: Giới thiệu bài: trực tiếp. 1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. Bước1: - Dựa vào hình 1 trong SGK trả lời câu hỏi sau: + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết? + Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam. + ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào? + Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung. Bước 2: - Một số HS trả lời câu hỏi. HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí Việt Nam các sông chính: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, Sông Cả, * KL: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. 2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa. Hoạt động4: Làm việc theo nhóm Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2,3 hoặc tranh ảnh sưu tầm được Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. HS khác bổ sung. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về màu nước của con sông và mùa lũ và mùa cạn? 3. Vai trò của sông ngòi. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi. - HS kể : Cung cấp nước cho đồng ruộng và sinh hoạt; là nguồn thuỷ điện và giao thông; cung cấp nhiều tôm cá - HS lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiện Việt Nam: + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. + Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, y-a-ly, Trị An. Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên đông bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồng cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài - HS đọc bài học. Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2006 Địa lí Vùng biển nước ta I. Mục tiêu: Hoc xong bài này, HS: - Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta. - Chỉ được trên bản đồ vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng. Biết vai trò của biển đối với khí hậu và đời sống sản xuất. - ý thức được phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Hoạt động 2: Giới thiệu bài: trực tiếp. 1. Vùng biển nước ta. Hoạt động 3: làm việc cả lớp. GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK - GV vừa chỉ trên lược đồ hình 1 phóng to vùng biển nước ta vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông. - GV hỏi: + Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào? - HS trả lời câu hỏi. Kết luận: vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông. 2. Đặc điểm của vùng biển nước ta. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân Bước 1: HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau (GV phát phiếu cho HS). Đặc điểm của vùng biển nước ta ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất Nước không bao giờ đóng băng Thuận lợi chogiao thông trên biển, đánh bắ ... (Là châu lục lạnh nhất thế giới, toàn bộ bề mặt bị phủ một lớp băng dày). + Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên? (Lạnh, nước đóng băng, bề mặt bị phủ lớp băng dày). Kết luận: - Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. - Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên. Hoạt động 7: Củng cố – dặn dò: (2p) - Hệ thống bài. - Chuẩn bị bài sau. Thứ năm, ngày tháng năm 2007 Địa lí Các đại dương trên thế giới I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nhớ tên và xác định được 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ thế giới. - Mô tả được một số đặc điểm của đại dương (vị trí địa lí, diện tích). - Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nỏi bật của các đại dương. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bản đồ thế giới. Quả địa cầu. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p) + Nêu và chỉ vị trí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ thế giới? + Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực, vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên? Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p): Trực tiếp. 1. Vị trí của các đại dương. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.(15p) - Yêu cầu HS quan sát SGK hình 1, 2, quả Địa cầu, rồi hoàn thành bảng sau: Tên đại dương Giáp với châu lục Giáp với các đại dương Thái Bình Dương Châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Đại Tây Dương, ấn Độ Dương. ấn Độ Dương Châu Phi, châu á, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. Đại Tây Dương Châu Mĩ, Châu á, châu Đại Dương. Thái Bình Dương, ấn Độ Dương Bắc Băng Dương Châu Mĩ, châu á, châu Âu Đại Tây Dương. - Đại diện từng cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc trước lớp, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. 2. Một số đặc điểm của các đại dương Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm đôi (15p) - Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý sau: + Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích. + Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? - Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc. - Gv nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả về vị trí địa lí, diện tích. Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất. Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò: (2p) Hệ thống bài, chuẩn bị bài sau. Thứ năm, ngày tháng năm 2007 Địa lí Bắc Giang – Vùng đất trung du I. Mục tiêu: - Mô tả được vùng đất trung du ở Bắc Giang. - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Bắc Giang. - Có ý thức bảo về rừng và tham gia trồng cây. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tỉnh Bắc Giang. - HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động sản xuất, đồi chè, đồi vải ở Bắc Giang. III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: (3p) + Kể tên các đại dương trên thế giới theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. + Đại dương nào có độ sâu trung bình lớn nhất. B. Dạy bài mới: (37p) 1. Vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên: Hoạt động1: Làm việc cả lớp - GV cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và yêu cầu HS: + Xác định vị trí của Bắc Giang trên bản đồ. + Bắc Giang Nằm ở vị trí nào, giáp với những tỉnh nào? (Bắc Giang Nằm giữa vùng núi phía Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh) - HS trình bày kết hợp chỉ bản đồ. + Tỉnh Bắc Giang gồm mấy huyện thị, hãy kể tên các huyện thị đó? (Gồm 10 huyện thị là thành phố Bắc Giang, các huyện Việt Yên, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng, Sơn Động). + Huyện nào là huyện miền núi của tỉnh ta, có đặc điểm gì về địa hình? (Các huyện miền núi: Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động. Đây là vùng đất có nhiều đồi núi). - Cho Học sinh quan sat bản đồ tỉnh Bắc Giang. - GVKL: Bắc Giang nằm giữa vùng núi phía bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ là một vùng trung du với những đồi tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. 2. Dân cư và hoạt động sản xuất: Hoạt động 2: Hoạt động nhóm + Kể tên các dân tộc ở Bắc Giang? (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mèo, Sán Dìu ...) + Dân tộc nào chiếm số đông? (dân tộc Kinh). + Người dân Bắc Giang chủ yếu sống bằng nghề gì? (Nghề nông). + Kể tên các sản phẩm nông nghiệp của Bắc Giang? (Lúa, ngô, khoai, sắn, chè, vải thiều, dứa, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà và trồng rừng). - Cho HS quan sát tranh đồi chè, đồi vải, cánh đồng lúa.... + ở Bắc Giang có trung tâm công nghiệp nào? ( Khu công nghiệp Đình Trám, Lạng Giang, Yên Dũng...) - GV KL: Bắc Giang là địa phương có nhiều dân tộc. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Ngày nay Bắc Giang đang phát triển ngành công nghiệp, thu hút nhiều lao động. 3. Củng cố – dặn dò: (2p) Hệ thống bài, chuẩn bị bài sau. Thứ năm, ngày tháng năm 2007 Địa lí Lục nam –bình sơn Quê hương em I. Mục tiêu: - Xác định được vị trí của Lục Nam. - Nắm được đặc điểm dân cư, hoạt động sản xuất của người dân Lục Nam. - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương. II. Đồ dùng dạy – học: - Bản đồ Bắc Giang. - Tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân Lục Nam. III. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: (3p) + Nêu vị trí, đặc điểm tự nhiên của Bắc Giang? + Kể tên một số dân tộc và hoạt đông sản xuất ở Bắc Giang? B. Dạy bài mới: (37p) 1. Vị trí: Hoạt động 1: Hoạt động nhóm - Yêu cầu học sinh nêu vị trí của huyên Lục Nam. - HS trình bày. + Lục Nam được chia thành bao nhiêu xã, kể tên các xã đó? (17 xã và thị trấn, trung tâm là thị trấn Bích Động). + Có những tuyến đường giao thông quan trọng nào đi qua Lục Nam? (Quốc lộ 1A, 1B, 37, đường sắt Hà Lạng). Kêt luận: Việt Yên giáp Bắc Giang, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa. Gồm 17 xã, thị trấn. Có xã là miền núi và có xã là vùng chiêm trũng. 2. Người dân và hoạt động sản xuất. Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân. + Việt Yên chủ yếu là dân tộc nào? (Kinh) + Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Việt Yên là gì? (Nông nghiệp) + Kể tên các sản phẩm nông nghiệp của người dân Việt Yên? (Lúa gạo, khoai sắn, lạc đỗ, thịt gia súc, gia cầm...) + Em biết những nghề thủ công nào ở Việt Yên? (Mây tre đan, nấu rượu, thêu,...) + Công nghiệp ở Việt Yên như thế nào? ( Ngành công nghiệp đáng phát triển với nhiêu ngành nghề, khu trung tâm công nghiệp Đình Trám hiện nay thu hút rất nhiều lao động). 3. Củng cố – dặn dò: (2p) - Hệ thống bài. - Chuẩn bị bài sau. Thứ năm, ngày tháng năm 2007 Địa lí Ôn tập học kì II I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm chắc những kiến thức về phân môn Địa lí của lớp 5 trong học kì II. - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: (3p) Cam-pu-chia thuộc châu nào? B. Dạy bài mới: (37p) GV cho học sinh hoạt động theo nhóm 4. Gọi học sinh trình bày kết quả. 1) Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta? 2) Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? 3) Biển có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống? Biển điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng, cung cấp hải sản 4) Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta? Rừng điều hòa khí hậu, chống sói mòn, lấy gỗ 5) Dân số tăng gây ra hậu quả gì? Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu học hành, đất ở, 6) Nêu những điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta? Nhiều cảnh đẹp, bãi tắm 7) Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? Đường thủy, đường bộ, đường hàng khong, đường sắt. 8/ Nêu vị trí, giới hạn, địa hình của châu á? 8/ Nêu vị trí, giới hạn, dân cư của châu Âu? 9/ Nêu vị trí, giới hạn, địa hình của châu Phi? 10/ Nêu vị trí, giới hạn, dân cư của châu Mĩ? 11/ Nêu vị trí, giới hạn, địa hình của châu Đại Dương? 12/ Kể tên các đại dương trên thế giới? Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà ôn tập để chuẩn bị thi học kì. Thứ năm, ngày tháng năm 2007 Địa lí Ôn tập cuối năm I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm chắc những kiến thức về phân môn Địa lí. - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu học tập. Bản đồ thế giới, Quả địa cầu, thẻ từ. III. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: (3p). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: (37p) Hoạt động 1: Thi ghép chữ vào hình. GV treo bản đồ thế giới để trống các châu lục và các đại dơng. Cho Hs chơi làm 2 đội, mỗi đội 10 HS, mỗi em 1 thẻ từ ghi tên 1 châu lục hoặc 1 đại dương và yêu cầu HS nối tiếp nhau gắn thẻ từ vào đúng vị trí của các châu lục và các đại dương được ghi trên thẻ từ. Tuyên dương đội làm nhanh và đúng. Hoạt động 2: HS hoạt động nhóm 4. Nhóm 1 và 2 hoàn thành bảng a. Nhóm 3, 4, 5, 6 hoàn thành bảng b. Đáp án: a/ Tên nước Thuộc châu lục Tên nước Thuộc châu lục Trung Quốc Châu á Ô-xtrây-li-a Châu Đại Dương Ai Cập Châu Phi Pháp Châu Âu Hoa Kì Châu Mĩ Lào Châu á Liên Bang Nga Đông Âu, Bắc á Cam-pu-chia Châu á b/ Châu lục Vị trí Đặc điểm tự nhiên Dân cư Hoạt động kinh tế Châu á Bắc bán cầu Đa dạng và phong phú, có biển, rừng tai ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao Đông nhất thế giới, da vàng, sống tập trung ở vùng đồng bằng Hầu hết các nước làm nông nghiệp Châu Âu Bán cầu Bắc Có biển ăn sâu vào đất liền, rừng tai ga chiếm đa số Đứng thứ tư trên thế giới, da trắng, Kinh tế phát triển,.. Châu Phi Trong khu vực chí tuyến,.. Chủ yếu là hoang mạc, khí hậu khô, và có 1 số rừng rậm nhiệt đới Đông thứ hai trên thế giới, chủ yếu da đen Kinh tế kem phát triển Châu Mĩ Bán cầu Tây Thiên nhiên da dạng, phong phú Người nhập cư Bắc Mĩ có nền KT phát triển Châu Đại Dương Bán cầu Nam khí hậu nóng, nhiều hoang mạc Người gốc Anh Ô-xtrây-li-a có nền KT phát triển Châu Nam Cực Nằm ở địa cực Lạnhk nhất thế giới Không có dân sinh sống Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị cho giờ sau. địa lí kiểm tra định kì cuối học kì II I. Mục tiêu: - Học sinh được kiểm tra những kiến thức mà các em đã học trong học kì II. - Học sinh nắm chắc bài và vận dụng vào làm bài thi được tốt. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy – học: Học sinh ôn tập các kiến thức từ đầu học kì II. III. Hoạt động dạy học: Đề chung toàn khối.
Tài liệu đính kèm: