Dùng từ đồng âm để chơi chữ và dạy học dùng từ đồng âm để chơi chữ ở lớp 5

Dùng từ đồng âm để chơi chữ và dạy học dùng từ đồng âm để chơi chữ ở lớp 5

DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ VÀ

DẠY HỌC Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở lớp 5

 Tiếng Việt có nhiều kiểu chơi chữ khác nhau thể hiện sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của người Việt.Tạp chí TGTT đăng nhiều bài viết về chơi chữ.Các tác giả kể ra rất nhiều cách chơi chữ thú vị như :dùng từ nhiều nghĩa để chơi chữ,dùng từ đồng nghĩa để chơi chữ,dùng từ trái nghĩa để chơi chữ,dùng từ láy để chơi chữ, Dùng từ đồng âm để chơi chữ chỉ là một trong nhiều kiểu chơi chữ của Tiếng Việt.Dùng từ đồng âm để chơi chữ là sử dụng từ đồng âm tạo ra câu nói nhiều nghĩa gây bất ngờ thú vị .

 Chơi chữ bằng từ đồng âm có nhiều cấp độ nghệ thuật với nhiều mục đích khác nhau.Có khi chỉ nói mang tính dí dỏm như “Kiến bò đĩa thịt bò”

 Hay nói để khẳng định một chân lí như “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” là chơi chữ giản đơn.

Có khi nói để chế giễu như:

Bà già đi chợ cầu đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

 ( Già rồi răng chẳng còn chỉ trơ mỗi lợi thôi mà còn thích lấy chồng xem có trục lợi gì không?)

 Hay nói đả kích thâm thúy sâu cay như cách nói của cụ Nguyễn Khuyến

Nhất phẩm sắc phong Hàm cụ lớn

Ngàn năm danh giá Của bà to

 ( Hàm : phẩm hàm – Hàm : quai hàm )

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dùng từ đồng âm để chơi chữ và dạy học dùng từ đồng âm để chơi chữ ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dùng từ đồng âm để chơi chữ và
Dạy học Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở lớp 5
 Tiếng Việt có nhiều kiểu chơi chữ khác nhau thể hiện sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của người Việt.Tạp chí TGTT đăng nhiều bài viết về chơi chữ.Các tác giả kể ra rất nhiều cách chơi chữ thú vị như :dùng từ nhiều nghĩa để chơi chữ,dùng từ đồng nghĩa để chơi chữ,dùng từ trái nghĩa để chơi chữ,dùng từ láy để chơi chữ,Dùng từ đồng âm để chơi chữ chỉ là một trong nhiều kiểu chơi chữ của Tiếng Việt.Dùng từ đồng âm để chơi chữ là sử dụng từ đồng âm tạo ra câu nói nhiều nghĩa gây bất ngờ thú vị .
 Chơi chữ bằng từ đồng âm có nhiều cấp độ nghệ thuật với nhiều mục đích khác nhau.Có khi chỉ nói mang tính dí dỏm như “Kiến bò đĩa thịt bò” 
 Hay nói để khẳng định một chân lí như “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” là chơi chữ giản đơn. 
Có khi nói để chế giễu như:
Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
 ( Già rồi răng chẳng còn chỉ trơ mỗi lợi thôi mà còn thích lấy chồng xem có trục lợi gì không?)
 Hay nói đả kích thâm thúy sâu cay như cách nói của cụ Nguyễn Khuyến
Nhất phẩm sắc phong Hàm cụ lớn
Ngàn năm danh giá Của bà to
 ( Hàm : phẩm hàm – Hàm : quai hàm )	
 Câu này có hai cách hiểu ứng với hai vế đối : Hàm ( nhất phẩm ) của cụ lớn đối với Danh giá của Bà ( bốn chữ Tiết hạnh khả phong nhà vua ban ) ; Hàm ( răng ) của cụ lớn đối với ( cái ) của bà to.
Đó mới là chơi chữ đích thực.
 Về hình thức, chơi chữ bằng từ đồng âm có hai loại:
Từ đồng âm được lặp lại trên văn bản ngắn, như “Bác bác trứng , tôi tôi vôi” hay “Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.”...vv( các cặp đồng âm bác-bác, tôi-tôi,đá-đá cùng có mặt trên câu)
Từ đồng âm không lặp lại trên văn bản mà chỉ xuất hiện theo ý hiểu của người đọc, như “Hổ mang bò vào rừng”( chỉ có một từ mang và một từ bò, có cách hiểu khác mới có cặp mang,bò đồng âm)
Hoặc “ Chị Xuân đi đến chợ Hè
 Mua cá thu về chợ vẫn còn đông”
(Phải nghĩ rộng ra mới có 4 cặp đồng âm xuân,hạ,thu,đông – tên bốn mùa trong năm đồng âm với tên người,tên chợ,tên cá,) vv
 Chơi chữ bằng từ đông âm có lối nói dân dã ,có lối nói mang phong cách nhà nho,song lại có lối chơi chữ trên thơ hiện đại:
Mời cô,mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
 ( Phạm Hổ )
 Cặp đồng âm trong câu chơi chữ cũng có nhiều loại :
Thuần Việt – thuần Việt : VD: 
 Ruồi đậu mâm xôi đậu.
 Hoặc 
 Rượu xơi cốc lớn vì say gái 
Bạc đánh cò con cũng thức dai
(Cốc : (cái) cốc – (con) cốc ; Cò : (đánh) cò – (con) cò )
Hán Việt - thuần Việt : như 
Cha ỏo thõm1, con ỏo thõm2, phụ tử hữu tỡnh thõm3 chi nghĩa;
Chị trằm bạc1, em trằm bạc2, tị muội vụ phận bạc3 chi duyờn.
“Thõm1-2” (màu tối, gần với đen), “bạc1-2”(màu sỏng; kim loại cú màu trắng), là hai từ thuần Việt, cựng õm với “thõm3” (sõu, nồng thắm), “bạc3” (mỏng, nhạt nhẽo),là hai từ Hán Việt
Hán Việt – Hán Việt : 
Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp
Nẹt thằng mặt trắng lấy tam nguyên
 ( tam nguyên : Đỗ đầu cả ba kì thi
 Tam nguyên : ba đồng )
Hoặc
Thị1 vào hầu, thị2 đứng thị3 trụng, thị4 cũng muốn, thị5 khụng cú ấy; 
Vũ1 cậy mạnh, vũ2 ra vũ3 mỳa, vũ4 bị mưa, vũ5 ướt cả lụng.
Bốn từ “thị” đồng õm: thị1-2: hầu, thị3: trụng, thị4: muốn, thị5: ấy; bốn từ “vũ” cựng õm: vũ1-2: mạnh, vũ3: mỳa, vũ4: mưa, vũ5: lụng. 
Quan hệ đồng âm lại có :
Đồng âm từ với từ như :
Bán rượu,bán chè không bán nước
Buôn trăm,buôn chục chẳng buôn quan.
( nước (uống) - (đất) nước ; quan (chức) – quan (tiền) )
Hoặc
Giàu có thiếu chi tiền, đi một vài quan đâu phải lẽ
Sang không thì cũng bạc, đem dăm ba chữ để làm duyên.
 Câu đối này cụ Nguyễn Khuyến viết khi đi dự đám cưới, nó co nhiều tầng ý nghĩa ở đây ta chỉ nói đến các cặp đồng âm từ với từ là:
+ sang( trọng ):tính từ – sang (đi sang):động từ
+ bạc(bẽo): tính từ – bạc (tiền ):danh từ
Đồng âm từ với tiếng :
 Sầu1 riêng ai khéo đặt tên
 Ai sầu2 không biết riêng em không sầu3 .
 Sầu1 ( riêng ) là một tiếng trong từ
 Sầu2,3 ( ai sầu ) là một từ
Hoặc như câu nói của Bác Hồ khi về thăm Cao Bằng :
 Cao1 Bằng không có nghĩa là chỉ cao2 bằng mà phải cao3 hơn. 
 Cao1 là 1 tiếng trong Cao Bằng, đồng âm với Cao2,3 là tính từ chỉ khoảng cách lớn so với mặt đất theo chiều thẳng đứng.
- Đồng âm các yếu tố trong cụm từ :
 Tứ thời bát tiết canh chung thủy
 Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
Nghĩa là: Bốn mùa tám tiết bền chung thủy 
 Dặm liễu gò bồ muốn điểm trang
 Câu đối nói lên ý chí quyết tâm chung thủy của người vợ góa trước nỗi xao xuyến, đòi hỏi được điểm trang của dặm liễu, gò bồ .Đồng thời, chúng ta cũng lẩy ra được “bát tiết canh”, “đôi bồ dục” là hai món ăn ngon, nhờ quan hệ 
đồng âm giữa các yếu tố trong hai cụm từ : bát tiết/canh( Hán Việt)- bát tiết canh( thuần Việt); đôi bồ/dục( Hán Việt)-đôi bồ dục(thuần Việt)
 Chuyện chữ nghĩa có lẽ xin mạn phép chỉ dám bàn đến như vậy. Giờ ta quay về với chuyện dạy học nhé.
 Như trên đã nói, có rất nhiều bài viết về chơi chữ trong tiếng Việt. Các tác giả liệt kê phân tích nhiều kiểu chơi chữ hay , dí dỏm mà thú vị. Nhưng dạy học về chơi chữ như thế nào ? Dạy đến đâu thì ít thấy ai bàn đến . Người viết bài này xin được đưa ra cách dạy học bài Dùng từ đồng âm chơi chữ ở Tiểu học.
 Bài “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” được dạy trong chương trình tuần 6 của lớp 5, ngay sau bài “Từ đồng âm”. Dạy bài “Từ đồng âm” thì dễ, HS chỉ cần đối chiếu nghĩa hai từ “câu” trong “Ông ngồi câu cá” và “Đoạn văn này có năm câu” để thấy chúng giống nhau về âm nhưng khác nghĩa nhau. GV khẳng định những từ có mối quan hệ như vậy gọi là từ đồng âm. HS rút ra khái niệm từ đồng âm là kết thúc hoạt động tìm hiểu kiến thức mới.
 Dạy bài “Dùng từ đồng âm chơi chữ” khó hơn và sẽ là rất khó với những thầy cô không hiểu nhiều về hiện tượng đồng âm và chơi chữ bằng từ đồng âm.Như trên đã nói, chơi chữ bằng từ đồng âm là sự sáng tạo trong việc sử dụng Tiếng Việt. Cái dí dỏm, sâu cay ,thâm thúy trong lối nói có yếu tố đồng âm của người xưa ta khó hiểu cho hết. Ơ đây, ta chỉ dạy HS biết và làm quen lối chơi chữ bằng từ đồng âm với ngữ liệu là những câu nói vui nhiều nghĩa nhưng gần gũi dễ hiểu. Dù nghệ thuật chơi chữ ở đây chưa phải cao nhưng đó cũng là những câu nói càng nghe càng thấy thú vị vô cùng.
 Bài “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” được trình bày trong sách giáo khoa rất đơn giản ngắn gọn, nằm trọn trong trang 61 Tiếng Việt 5 tập 1,gồm 3 phần. Phần nhận xét đưa ra câu “Hổ mang bò lên núi” yêu cầu HS nêu các cách hiểu và giải thích vì sao có nhiều cách hiểu như vậy.Phần ghi nhớ nêu khái niệm dùng từ đồng âm để chơi chữ.Phần Luyện tập có hai bài tập. Bài tập 1 yêu cầu HS tìm cặp từ đồng âm đã dùng để chơi chữ trong các câu đã cho.Bài tập 2 yêu cầu HS đặt câu với 1 cặp từ đồng âm ở bài tập 1. Do sách giáo khoa trình bày ngắn gọn như vậy nên trong thực tế nhiều giáo viên dạy bài này rất nhanh. Đưa ra câu ngữ liệu, cho HS trả lời hai câu hỏi ở phần nhận xét rồi rút ra ghi nhớ.HS luyện tập chỉ cần gạch chân cặp từ đồng âm ở bài 1 rồi đặt câu với 1 cặp như mẫu câu ở bài 2, là xong.Dạy như vậy là thiếu sót lớn vì HS chẳng thấy những câu chơi chữ đó hay, bất ngờ, thú vị gì cả . Trong tiết học này ta không chỉ dẫn dắt HS tìm ra khái niệm dùng từ đồng âm để chơi chữ mà còn phải giúp các em thấy phần nào tác dụng của việc chơi chữ bằng từ đồng âm trên các ngữ liệu cụ thể.Sách giáo khoa trình bày như vậy là có hướng mở để GV sáng tạo trong dạy học cũng như lựa chọn phương pháp phù hợp trình độ HS mà khai thác bài.
 Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của bài học này là :
Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ
Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể ( BT1) và đặt câu với 1 cặp từ đồng âm.HS khá giỏi đặt câu được với 2-3 cặp từ đồng âm ở BT1.
 Các hoạt động dạy học nên tiến hành theo hướng HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề.Hoạt động trước là cơ sở kiến thức cho hoạt động sau.Hoạt động sau củng cố và mở rộng kiến thức của hoạt động trước. Tăng cường và coi trọng kĩ năng thực hành .Ta nên dạy bài đó như sau:
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: nên kiểm tra về từ đồng âm để làm cơ sở cho hoạt động tiếp theo
Hoạt động 2 : Tìm ra cách chơi chữ bằng từ đồng âm
- GV đưa ra câu “Hổ mang bò lên núi” và yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi :
? Em có thể hiểu câu này theo những cách nào ?
? Dựa vào yếu tố nào mà ta có thể hiểu câu đó theo nhiều cách như vậy ?
- HS dễ dàng trả lời được câu hỏi thứ nhất : ta có hai cách hiểu :
+ Con rắn hổ mang bò lên núi.
+ Con hổ mang con bò lên núi.
- Câu hỏi thứ hai khó hơn.Chắc chắn HS chỉ nói được phần nào. GV thâu tóm lại và đưa ra lời giải thích một cách thấu đáo nhất :
 Dựa vào hiện tượng đồng âm ở các từ mang và bò mà ta có thể hiểu câu đó theo hai cách khác nhau
+ Khi hiểu mang là danh từ chỉ phần ở cổ rắn có thể phình to ra được, bò là động từ chỉ sự di chuyển mà thân thể áp xuống mặt đất và đọc câu đó theo nhịp : Hổ mang/bò lên núi thì ta hiểu: Con rắn hổ mang bò lên núi.
+ Khi hiểu mang là động từ chỉ hành động giữ một vật nào đó theo mình mà di chuyển , bò là danh từ chỉ tên động vật to lớn có bốn chân hai sừng thường nuôi để kéo xe và đọc câu đó theo nhịp Hổ/mang bò lên núi thì ta hiểu:con hổ mang con bò lên núi.
? Đọc câu đó và hiểu theo các nghĩa khác nhau như vậy em thấy thế nào ?( em thấy vui vui và rất thú vị )
Hãy tìm một câu tương tự?
( Hổ mang bò vào rừng.) ,( Hổ tha bò vào rừng )	
- GV phân tích thêm: Câu nói trên còn hay ở chỗ : trên một câu văn mà xuất hiện hai cặp đồng âm tương ứng với hai ý nghĩa.Những câu kiểu đó không nhiều, nghĩ mãi cũng chỉ có Hổ mang bò vào rừng ; Hổ tha bò vào rừng; Hổ tha bò lên núi là hết.
- GV dẫn HS vào bài : khi đặt ra câu nói có chứa các từ đồng âm và các từ đồng âm đó giúp ta hiểu câu đó theo nhiều cách ,mỗi cách hiểu lại đem đến cho ta sự bất ngờ thú vị như vậy gọi là dùng từ đồng âm để chơi chữ. Vậy dùng từ đồng âm chơi chữ là gì?nó hay và thú vị ra sao ?bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
- Giới thiệu bài và cho HS nhắc lại cách dùng từ đồng âm để chơi chữ ,sau đó mở SGK đọc thuộc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Phần luyện tập yêu cầu HS chỉ ra hiện tượng đồng âm trong câu chơi chữ và đặt câu với 1 cặp đồng âm đó. Phần này có hai cách tiến hành.HS lần lượt làm từng bài tập hoặc làm đồng thời hai bài tập( cho HS đặt câu ngay sau khi khai thác ý nghĩa của một câu).Cách dạy thứ hai hay hơn nhưng phù hợp lớp học không có HS yếu.Chúng ta có thể lựa chọn một trong hai cách như sau:
Cách thứ nhất:
Bài tập 1:
Bước 1: tìm cặp từ đồng âm: GV nên cho HS làm việc nhóm đôi trên Vở bài tập hoặc dùng bút chì làm trên SGK, phát phiếu khổ to cho 2 nhóm khá để treo lên chữa bài.HS gạch chân cặp từ đồng âm trên mỗi câu. Chẳng hạn : 
Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
- Bước 2: tìm hiểu cách chơi chữ bằng từ đồng âm:
GV gọi HS đọc các cặp từ đồng âm. Treo phiếu khổ to lên chữa bài và khai thác tác dụng của lối chơi chữ bằng từ đồng âm , cụ thể như sau:
? Nêu ý nghĩa của các câu:
Ruồi đậu1 mâm xôi đậu2.
Kiến bò1 đĩa thịt bò2.
 (“Đậu1” và “bũ1” là động từ, “đậu2” và “bũ2” là danh từ ta hiểu các câu đó như sau :
 Con ruồi đậu vào mâm xôi đậu(xôi nấu bằng gạo nếp và đậu).
 Con kiến bò trên đĩa thịt bò
?Cặp từ đồng âm đậu - đậu, bò - bò còn giúp ta có cách hiểu nào khác không?
 ( Nếu coi đậu2” và “bũ2 là động từ ta có cách hiểu thứ hai :
 Con ruồi đậu , mâm xôi cũng đậu
 Con kiến bò , đĩa thịt cũng bò )
? Chúng ta có nhận xét gì về hai cách hiểu này ?
(cách hiểu thứ nhất đúng, cách hiểu thứ hai sai ,ta biết hiểu vậy là sai và không ai lại hiểu như vậy cả nhưng ta vẫn thấy bất ngờ, dí dỏm và thú vị .Đó mới chính là chơi chữ)
 GV tiếp tục hướng dẫn HS khai thác ý nghĩa và tác dụng các câu còn lại để HS thấy ý nghĩa và tác dụng của nó :
 Một nghề cho chín1 còn hơn chín2 nghề.
 Đây là câu tục ngữ rất hay chứa cặp đồng âm chín1(thành thạo,giỏi)-chín2 ( số tự nhiên liền sau 8).Câu này ý nói dù có một nghề mà giỏi còn hơn có nhiều nghề mà chẳng giỏi nghề nào. Cách chơi chữ này còn khiến ta liên tưởng đến một cách hiểu khác buồn cười là :Chỉ có một nghề đem cho đi mất chín mà vẫn còn nhiều hơn chín nghề.
 Bác1 bác2 trứng,tôi1 tôi2 vôi. 
 Câu này có một cách hiểu nhưng thú vị ở chỗ : chỉ có 6 từ mà có đến 4 từ có quan hệ đồng âm.Trong trường hợp này, bác1: là đại từ chỉ người mà mình gọi bằng anh đồng âm với bác2: là động từ chỉ việc cho trứng vào vừa đun nhỏ lửa vừa quấy đến độ sền sệt ăn ngon.; tôi1:là đại từ chỉ bản thân mình khi xưng với người đang đối thoại đồng âm với tôi2: là động từ chỉ việc thả vôi sống vào nước cho nở ra để dùng.
 	 Con ngựa đá1 con ngựa đá2, con ngựa đá3 không đá4 con ngựa.
 “đá1,4” là động từ,chỉ hành động co chân rồi bật ra để trúng vào người hay vật; “đá”2,3 là danh từ chỉ khoáng vật có tính rắn ở dạng hòn hoặc tảng.Ta hiểu câu này có nghĩa là : con ngựa(thật) đá con ngựa bằng đá và con ngựa bằng đá không đá lại con ngựa.Câu này từ “đá” xuất hiện bốn lần tạo nên hai cặp đồng âm toàn “đá”.Lối chơi chữ độc đáo này khiến ta đọc và nghĩ một lúc mới hiểu nhưng càng đọc càng thấy người chơi chữ thật dí dỏm và tài tình đã khéo xếp bốn từ “đá” vào một câu để mô tả một cuộc gặp gỡ hết sức tự nhiên giữa hai con ngựa.
Bài tập 2:
Bước1: Đặt câu:
Cho HS đặt câu tương tự như mẫu ở SGK để phân biệt nghĩa hai từ đồng âm,chẳng hạn:
Con bò đang ăn cỏ.
Con rắn bò trên đống cỏ.
Bước 2: tập chơi chữ: Khuyến khích HS đưa hai từ đồng âm vào một câu để tạo ra câu nói dí dỏm.GV gợi ý HS,từ nội dung hai câu trên, hãy tạo ra một câu có hai từ bò đồng âm,chảng hạn:
 Con rắn bò trên đống cỏ bò.
Chắc chắn HS sẽ đặt được nhiều câu nói vui,dí dỏm,chẳng hạn:
 Con rắn bò vào chuồng bò.
 Trên chiếc thuyền đậu ở bến sông, mẹ em đang rán đậu.
 Anh học đến chín nghề sao chẳng nghề nào chín.
 vv
HS có thể dùng cặp đồng âm không có ở bài tập 1,ví dụ:
 Khiêng tượng đồng đi qua cánh đồng.
 Bức tranh vẽ mái nhà tranh.
 vv
 ở bài tập 2, HS trung bình,yếu có thể chỉ đặt được 1 câu nhưng HS khá giỏi có thể đặt được nhiều câu.
 Cách dạy thứ hai là cho HS đồng thời thực hiện cả hai yêu cầu của bài 1 và bài 2.Khi đưa ra tìm hiểu cách chơi chữ ở câu nào thì cho HS đặt câu với hai từ đồng âm ở câu đó. Để đảm bảo thời gian,GV chỉ yêu cầu đặt câu ở một số câu có nội dung gần gũi hơn,chẳng hạn chỉ chọn hai câu “Kiến bò đĩa thịt bò” và “con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.”Sau khi hoàn thành hai bài tập trên,GV cũng dành một khoảng thời gian cho HS tập chơi chữ.
Hoạt động 4 : củng cố bài 	
Chỉ cần cho HS nêu được ý hiểu của mình về lối chơi chữ bằng từ đồng âm .
 Như vậy ,trên đây vừa đề cập lối chơi chữ bằng từ đồng âm và dạy học chơi chữ bằng từ đồng âm ở Tiểu học.Chơi chữ bằng từ đồng âm là vấn đề không thể nói hết, dạy học Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở lớp 5 là chuyện thực tế.Trong thực trạng dạy học hiện nay ở Tiểu học còn nhiều điều phải bàn đến khi dạy kiến thức này. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin mạn phép đưa ra cách dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS và bài học gắn liền với thực tế cuộc sống giao tiếp của các em.Kinh nghiệm khi lập kế hoạch dạy học bài này, ta không nên gò vào những gì chỉ có ở SGK. Với bài học này,ta cần hiểu những gì được trình bày SGK là cái tối thiểu nhất mang tính định hướng cho hoạt động của thầy và trò. Người thầy cần linh hoạt và sáng tạo để người học chủ động tìm ra kiến thức và được huy động tối đa vốn sống, vốn từ cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình trong từng hoạt động.Dạy học bài Dùng từ đồng âm để chơi chữ, chúng ta cần chú ý:
Không nên chỉ khai thác hình thức câu vì cách chơi chữ thể hiện nhiều ở mặt ý nghĩa và sắc thái biểu cảm.
Phát ngôn chơi chữ cần được hiểu theo nhiều cách, từ đồng âm được hiểu theo nghĩa nào thì câu nói được hiểu theo nghĩa tương ứng ( như câu “Hổ mang bò lên núi” )
Có câu khiến ta liên tưởng tới một cách hiểu sai ( như câu”Kiến bò đĩa thịt bò”).Phải nghĩ tới cách hiểu sai đó mới thấy hết cái hay, cái thú vị của phát ngôn chơi chữ.
Nên cho HS tập chơi chữ trong bài tập 2 để phát triển tư duy.Tập chơi chữ ở đây thực chất ra chỉ là yêu cầu cao hơn của việc đặt câu theo mẫu ở bài tập 2 SGK.HS chỉ cần xếp các từ đồng âm vào 1 câu để tạo ra câu nói vui, hài hước.
Tổ chức dạy học sao cho HS nào cũng được tham gia hoạt động.HS trung bình,yếu có những phát hiện đơn giản;HS khá giỏi thực hiện được các yêu cầu cao hơn.
 Như vậy,trên đây là cơ sở kiến thức và cách dạy học cụ thể cho bài Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở lớp 5. Chắc chắn rằng mỗi khi bước lên bục giảng,các thầy cô đều ước muốn một giờ dạy thành công để đưa được các em tới chân trời kiến thức đầy hấp dẫn và bổ ích,.Song, để đạt được điều đó trong bốn mươi phút của một tiết dạy thì chúng ta chắc phải trải qua nhiều ngày khổ tâm nghiên cứu để sáng tỏ những vấn đề hóc búa,đặc biệt là Tiếng Việt.Mong rằng bài báo này sẽ là sự trợ giúp để các thầy cô vững vàng hơn trong tiết học đó.Chúc các thầy cô luôn đạt được mục tiêu tiết học để chúng ta càng thêm yêu nghề, yêu Tiếng Việt hơn.
 Chủ nhân của số ĐT 01255730442 rất mong được trao đổi cùng các thầy cô.
 Lai Vu, ngày 31 tháng 8 năm 2009
 Trần Trung Huy
 GV Trường Tiểu học Lai Vu, Kim Thành, Hải Dương
	(bài viết đó đăng trờn tập chớ Thế giới trong ta)

Tài liệu đính kèm:

  • docDung tu dong am de choi chu.doc