Giải pháp hữu ích Một số giải pháp: rèn chữ – giữ vở cho học sinh lớp 1

Giải pháp hữu ích Một số giải pháp: rèn chữ – giữ vở cho học sinh lớp 1

 Tiểu học là bậc học nền tảng, chúng ta dạy cho học sinh học tốt tập đọc Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.

Chữ đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm. Người xưa đã có câu: “ Nét chữ nết người” là hàm ý hai vấn đề: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người. Thứ 2, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Vì vậy, phong trào “ Vở sạch – chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới viết đẹp cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

 Việc viết chữ đúng, đẹp, giữ vở cẩn thận, sạch vừa rèn luyện cho các em tính chu đáo vừa rèn cho các em thái độ trân trọng, biết làm đẹp những gì mình có. Ngoài ra vở trình bày sạch, đẹp còn giúp các em tái hiện bài học một cách dễ dàng, thuận lợi.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hữu ích Một số giải pháp: rèn chữ – giữ vở cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHOØNG GIAÙO DUÏC – ÑAØO TAÏO LAÂM HAØ
 Tröôøng Tieåu Hoïc Ñaï R Koâh
==========o0o==========
 GIẢI PHÁP HỮU ÍCH: 
 “Moät Soá Giaûi Phaùp : 
 Reøn Chöõ – Giöõ Vôû 
 Cho Hoïc Sinh Lôùp 1”
 Ngöôøi vieát: Hoaøng Thò Queá
Naêm Hoïc: 2011 – 2012
Moät soá giaûi phaùp reøn chöõ- giöõ vôû cho hoïc sinh lôùp 1 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Tiểu học là bậc học nền tảng, chúng ta dạy cho học sinh học tốt tập đọc Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Chữ đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm. Người xưa đã có câu: “ Nét chữ nết người” là hàm ý hai vấn đề: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người. Thứ 2, thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Vì vậy, phong trào “ Vở sạch – chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới viết đẹp cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.	
 	 Việc viết chữ đúng, đẹp, giữ vở cẩn thận, sạch vừa rèn luyện cho các em tính chu đáo vừa rèn cho các em thái độ trân trọng, biết làm đẹp những gì mình có. Ngoài ra vở trình bày sạch, đẹp còn giúp các em tái hiện bài học một cách dễ dàng, thuận lợi.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp: “Rèn chữ - Giữ vở cho học sinh lớp 1” để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp.
II. THỰC TRẠNG : 
Sau khi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A tôi nhận lớp, tìm hiểu và khảo sát lớp tôi nhận thấy thực trạng của lớp 1A có những thuận lợi và khó khăn như sau: 
Thuận lợi: 
- Nhà trường và địa phương đã có sự quan tâm đặc biệt đối với học sinh lớp 1. 
- Đa số học sinh trong lớp có đủ vở tập viết, vở luyện viết, bút chì, bảng con, phấn, khăn lau bảng. 
- Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Một số học sinh đã học qua lớp mẫu giáo nên có một số thói quen tốt trong học tập. 
- Giáo viên đã nhiều năm dạy lớp 1 nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lớp 1, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, yêu thương học sinh.
- Chữ mẫu của giáo viên đúng mẫu và tương đối đẹp.
- Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ: Bộ tranh, bộ chữ .
Khó khăn: 
- Số học sinh dân tộc thiểu số nhiều (22/26 HS), nhiều HS chưa qua mẫu giáo, vốn tiếng Kinh của các em còn rất hạn chế, đồ dùng học tập chưa đầy đủ (vở tập viết theo quy định, vở luyện viết thêm, bút chì, gôm) và chưa đồng bộ .
- Một số học sinh khi vào lớp một còn đặt vở ngược, vở nhàu quăn mép mất bìa, chữ viết sai, tẩy xoá nhiều, chưa biết cách cầm bút. 
- Thực tế trong lớp 1A đa số học sinh viết chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn quá chậm, học sinh sử dụng nhiều loại bút (bút chì) để viết bài vì vậy nhìn các trang vở không đều nhau (chỗ đậm, chỗ nhạt) nên rất còn hạn chế trong việc giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp. 
- Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng mệt mỏi. Để làm quen với chữ viết đối với các em thật khó bởi đôi tay còn vụng về non nớt, lóng ngóng. 
- Học sinh chưa hiểu biết về dòng kẻ, dòng ly, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các nét, các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
- Đa số học sinh viết chữ chưa thẳng hàng, chưa đúng độ cao, khoảng cách, sai ngay ở những nét cơ bản
 	Sau một tháng học tập tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng “ vở sạch – chữ đẹp” của HS lớp 1A và kết quả thu được như sau:
LỚP
SỐ HS ĐƯỢC KS
CHỮ ĐẸP 
VỞ SẠCH
9 - 10 
7 – 8 
5 – 6 
1 – 4 
Loại A
Loại B
Loại C
Loại D
1A
26 
0
8
12
7
0
5
11
10
Từ thực trạng trên của lớp, tôi băn khoăn và lo lắng nhiều. Tôi thấy ngoài việc dạy tốt các môn học để học sinh tiếp thu tốt chương trình của lớp học là rất quan trọng song dạy cho các em viết đúng, viết đẹp và biết giữ vở sạch để các em có điều kiện tiếp thu tốt kiến thức của môn học khác là vô cùng quan trọng.
III. GIẢI PHÁP: 
A. GIẢI PHÁP GIÚP HS VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP: 
1 Giải pháp chung: 
- Là giáo viên dạy lớp 1 nhiều năm, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: “Ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không ?” Sau nhiều năm đúc rút qua việc giảng dạy tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc nên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 1 là rèn cho trẻ có nề nếp kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở viết chữ đẹp. Đây là yêu cầu có tính quyết định trong việc “ Rèn chữ - giữ vở” cho học sinh trong suốt quá trình học tập của các em khi học ở lớp 1. 
- Tôi tổ chức phong trào thi đua “Rèn chữ - giữ vở” trong lớp theo từng chủ đề có tổng kết khen thưởng kịp thời. Thường thì tôi tổng kết vào cuối mỗi tháng. Phần thưởng cho học sinh những cuốn vở, cây bút chì hay là những cục gôm. Những học sinh nhận được phần thưởng rất vui. Tôi cũng không quên dành những phần thưởng cho những có tiến bộ dù là tiến bộ nhỏ để động viên các em. 
Luyện học sinh tập viết trên bảng lớp, bảng con cũng là phương tiện hữu hiệu để học sinh luyện tập kỹ năng viết chữ trước khi viết vào vở. Yêu cầu bảng của các em phải cùng 1 loại thống nhất dòng kẻ ô để viết được thuận lợi nên sử dụng cả hai mặt. Khi hướng dẫn học sinh viết vào bảng tôi cũng kẻ bảng như bảng mẫu của học sinh để các em nhìn vào đó viết theo được dễ dàng. Trong mỗi bài viết tôi chỉ chọn những con chữ có nét viết khó mà học sinh hay viết sai để các em luyện viết bảng.
2 Giải pháp cụ thể: 
a. Tư thế ngồi viết: 
 	 Ngay khi các em vào lớp 1 tuần đầu tôi hướng dẫn rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái, không gò bó (dễ gây tê mỏi) nhưng đúng tư thế : hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não. Không ngồi quá cao hoặc ngồi quá thấp đầu phải nhìn lên. Tuyệt đối không quỳ hoặc nằm viết tùy tiện mà khoảng cách từ mắt đến mặt bàn là 25cm, cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo, tay trái để xuôi theo chiều ngồi giữ mép giấy.	
	Để làm được việc này giáo viên phải quan sát xem học sinh nào ngồi không đúng tư thế và sửa nagy trong thời gian đầu, tranh để lâu học sinh có thói quen rồi khó sửa. Cụ thể ở lớp 1A có nhiều học sinh hay ngồi không đúng (Thái, Mơ, Gu Lin, Phúc, Mhang, .). Lúc bắt đầu viết tôi sẽ quan sát xem các em này ngồi thế nào, có đúng tư thế không, nếu em nào ngồi sai tư thế tôi sẽ nhắc cáce em ngồi lại cho đúng. Cho dến thời điểm này thì lớp 1A chỉ thỉnh thoảng có một học sinh ngồi sai tư thế khi viết.
b. Cách cầm bút: 
Giáo viên phải hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra và sửa sai cách cầm bút cho HS
- Tay phải cầm bút chắc bằng 3 ngón tay cái, trỏ, giữa, đầu ngón tay trỏ cách đầu ngòi bút bằng 2,5cm, mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay, không thể ngửa tay tạo lên trọng lượng tì xuống lưng bàn tay ngón tay sẽ áp sát cả bốn ngón tay. Ở giai đoạn viết bút chì cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ mảnh đầu nét chì quá tù nét chữ quá to thì chữ viết sẽ xấu. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi góc độ cách mặt giấy 45 độ, tuyệt đối không cầm bút dựng đứng, đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đưa nhẹ bút vào giấy.
Khi học sinh bắt đầu cầm bút để viết bài, tôi sẽ đứng trước lớp quan sát chung cà lớp xem cách cầm bút của cả lớp, nếu thấy học sinh nào cầm bút sai tôi sẽ giúp học sinh đó sửa lại ngay, tạo cho các em cách cầm bút ngay trong thời gian đầu.
c . Luyện viết đúng mẫu, đẹp: 
c.1) Chữ mẫu: 
Trước hết để giúp học sinh viết đúng, viết đẹp thì chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ giáo viên trên bảng hoặc trên máy chiếu, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học.
- Đặc biệt là chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh nên giáo viên phải viết đúng mẫu, đẹp. Giáo viên vừa viết kết hợp nêu cách viết. Khi viết mẫu cần chọn tư thế đứng để cho tất cả HS trong lớp đều nhìn thấy.
- Mặt khác chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng.
c.2) Cho học sinh nắm được cấu tạo chữ viết: 
Xác định tọa độ và chiều hướng chữ:
Phải giúp HS xác định trên đường kẻ ngang, kẻ dọc, ô ly, dòng ly  của vở tập viết.
-> Đường kẻ ngang
 Đường kẻ dọc	
Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ.	
Giáo viên cần giúp học sinh xác định được điểm đặt bút và điểm đừng bút :
	* Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
	Ví dụ : Dạy HS viết cỡ chữ nhỡ
	Chữ u : Điểm đặt bút (nét xiên bắt đầu của chữ u) là trên đường kẻ ngang thứ 2
	Chữ s, r : Điểm đặt bút là trên đường kẻ ngang thứ 1
* Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. 
Ví dụ: Đối với dạy tập viết trong phần học âm, học vần (cỡ chữ nhỡ )
- Khi hướng dẫn học sinh viết chữ I, t, n  : điểm đừng bút là đường kẻ ngang thứ 2.
c.3 Hướng dẫn HS cách viết liền mạch: Là dạy cho HS thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: - a nối với m -> am
 - x nối với inh -> xinh
=> Các nét bút viết liền mạch là khi viết không nhấc bút.
c.4) Hướng dẫn HS kỹ thuật lia bút: 
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.
Ví dụ: b nối với a -> ba
=> Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ a.
- Ví dụ như khi viết các con chữ trong một chữ ta lia bút lên để viết đấu của chữ, dấu thanh của chữ.
c.5) Hướng dẫn HS kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
Ví dụ: Khi viết chữ “ ph “ phải viết nét thẳng của chữ (p) sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu 
Đoạn (1), (2) là đoạn rê bút: 
c.6) Hướng dẫn viết đúng từng nét, từng nhóm chữ: 
Để giúp các em viết đúng trước hết tôi giúp các em nắm được các nét cơ bản mà các em được học trong hai tiết học vần đầu tiên. Tất nhiên là trong 2 tiết học vần đó với đối tượng học sinh lớp 1A thì các em không thể thuộc và viết được tất cả các nét. Nên trong quá trình dạy tôi thương xuyên cho học sinh phân tích các nét trong một con chữ, trong một chữ
Ngoài những nét cơ bản mà các em được học còn có nét phối hợp
* Nét phối hợp: Trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phát kéo dài nét đó cho đến khi không thể và không cần thiết kéo dài được nữa (đến đây đã đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấm dứt. Loại nét này gọi là nét phối hợp. Nhờ cách quan niệm như vậy, các nét cấu tạo chữ cái không bị cắt vụn. 
Chẳng hạn, với chữ cái “a” thông thường có thể phân thành 3 nét: nét cong hở trái, nét thẳng đứng và nét cong phải nhưng khi viết, thông thường người viết kéo dài nét thẳng đứng cho đến khi kết thúc nét, lúc đó ta được nét móc ngược (là sự kết hợp giữa nét thẳng đứng và nét cong). Vì vậy, ta chọn lối phân tích chữ “a” thành 2 nét: nét cong hở phải và nét móc ngược.
Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu.
Sau đây là danh sách các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét và viết chữ cái Tiếng Việt:
1. Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược, nét móc hai dầu. 
2. Nét thắt 
4. Nét khuyết: - nét khuyết trên
 - nét khuyết dưới.
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ. Tôi đã phân ra các nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s 
Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở.
Trong quá trình dạy tôi luôn quan tâm và sửa từng nét cho học sinh. Đặc biệt khi học sinh thực hành viết trên bảng con, tôi dùng phấn màu sửa cho từng học sinh. 
 	Sau mỗi bài viết của học sinh tôi nhận xét cụ thể “nét nào viết đúng, nét nào viết chưa đúng” từ đó tôi tìm nguyên nhân vì sao HS đó viết chưa đúng : Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn mặt giấy không nhẵn,  có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc viết sai, viết xấu trong khi viết. Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết chưa đúng, cần giúp HS rút kinh nghiệm, tránh gặp những lỗi sai đó nữa. Khi nhận xét tôi thường tránh căng thẳng, không quá gò bó mặc dù ở hình thức nào cũng cần tạo cho các em không khí vui tươi để giờ học có hiệu quả cao hơn.
 	Khen bài học sinh viết đúng, viết đẹp “Bài con viết đúng. Nét chữ mềm mại - đáng khen” . Đối với học sinh viết chưa đúng mà có tiến bộ “Chữ viết con đã tiến bộ cô rất vui. Con hãy cố gắng hơn nữa” hình thức phạt giáo viên có thể nhẹ nhàng nhắc nhở và giáo viên cho em đó viết lại chữ viết sai 2 đến 3 dòng bằng cách viết mẫu.
B. GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH GIỮ VỞ SẠCH: 
	Để có một cuốn vở sạch điều đầu tiên là tay các em phải sạch. Vết bút chì là bẩn vở các em có thể tẩy được nhưng nếu tay các em bẩn mà bôi lên vở thì không thể tẩy được. Vì vậy, ngay sau khi xếp hàng vào lớp tôi cho các tổ trưởng kiểm tra “ ba sạch” (tay sạch, quần áo sạch, bảng con sạch). Nếu em nào làm tốt sẽ đươc nêu gương, nếu học sinh nào chưa thực hiện tốt sẽ nhắc nhở và cho em ra ngoài rửa tay ngay. Và cứ như thế HS lớp tôi không còn trường hợp học sinh có móng tay dài, tay bẩn đến lớp. Vì điều kiện lớp tôi còn khó khăn nên 26/26 học sinh trong lớp đều dùng phấn viết bảng (có bảng rất khó xóa nên sau mỗi buổi học tôi nhắc Hs về nhà lau sạch các vết phấn còn trên bảng) nên sau khi các em học xong tiết 1(bài học vần), tôi cho học sinh giải lao và trong thời gian đó các em sẽ rửa tay sạch. Còn tôi tranh thủ thời gian đó dùng khăn lau hết bụi phấn trên bàn các em, sau này thì tôi tập cho học sinh tự làm. 
	Khi các em viết bài tôi hướng dẫn thật kỹ lại một lần nữa, cho học sinh viết từng dòng, tôi quan sát và giúp học sinh sửa sai kịp thời. Học sinh nào viết xong chống bút lên khi nào có lệnh của cô giáo mới được viết dòng tiếp theo. Nếu em nào viết sai tôi hướng dẫn các em gôm nhẹ (tránh nhăn vở, rách vở) nhưng phải gôm sạch để cuốn vở không bị bẩn. 
	Nhắc các em ngồi viết và cầm bút đúng tư thế tránh cong mép vở.
	Tuyệt đối không để học sinh vẽ bậy vào vở. Nếu lỡ có học sinh vi phạm tôi sẽ cho học sinh đó quan sát 2 cuốn vở: 1 cuốn là cuốn vở sạch, đẹp ; 1 cuốn là của học sinh đó cho em quan sát từ đó em sẽ không vẽ bậy vào vở nữa.
KẾT QUẢ:
Qua thời gian gần 4 tháng vận dụng các giải pháp trên vào thực tế giảng dạy chất lượng “ Rèn chữ - giữ vở” của lớp tôi tiến bộ rõ rệt, cụ thể như sau:
LỚP
SỐ HS ĐƯỢC KS
CHỮ ĐẸP 
VỞ SẠCH
9- 10
7 – 8 
5 – 6 
1 – 4 
X.L
A
X.L B
X.L C
X.L D
1A
26 
5
14
7
0
5
16
5
0
 Nhìn vào bảng kết quả đánh giá ta thấy kết quả rất khả quan, số học sinh viết chữ chưa đẹp và giữ vở chưa sạch còn không đáng kể. Có được thành quả này cô trò tôi rất phấn khởi tin tưởng vào việc làm của mình hơn và sẽ tiếp tục cố gắng để có kết quả cao hơn nữa. 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
Qua một quá trình thực hiện các giải pháp trên tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng “Rèn chữ - Giữ vở” của HS lớp 1 người GV cần phải:
- Có lòng nhiệt huyết với nghề, yêu trẻ, luôn có thái độ nhẹ nhàng, gần gũi, thân thiện với trẻ.
- Chuẩn bị bài chu đáo ở mỗi tiết dạy cả về nội dung và phương tiện dạy học.
- GV không chỉ rèn cho HS viết đúng viết đẹp ở phân môn Tập viết mà cần phải rèn ở tất cả các môn học.
- Việc rèn luyện chữ viết cho học sinh là cả một quá trình do đó giáo viên không nên nôn nóng mà cần phải kiên trì, nhẫn nại.
- Luôn động viên học sinh kịp thời đặc biệt là những em có tiến bộ, thường xuyên nêu gương các em không chỉ trong lớp mà có khi đề nghị nhà trường khen dưới cờ.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. 
Phải thường xuyên gần gũi giúp đỡ học sinh. Giáo viên phải thường xuyên tự rèn để trau dồi chữ viết, không được tuỳ tiện viết theo thói quen của mình.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học sinh tôi nhận thấy còn một vài bất cập mà tôi muôn kiến nghị như sau : 
- Nâng cao chất lượng vở tập viết (giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe nên các em phải viết bút chì, bút bi)
- Cần có quy định cụ thể về thời gian cho học sinh chuyển sang viết cỡ chữ nhỏ để đảm bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết chính tả. Nên cho học sinh tập viết cỡ chữ nhỡ hết học kì I, học kì II cho các em chuyển viết chữ nhỏ và tô chữ hoa từ tuần 19. Hiện nay học sinh viết cỡ chữ nhỡ đến hết tuần 24, tuần 25 chuyển ngay sang viết chữ nhỏ. Do vậy nhiều học sinh còn rất lúng túng, chữ viết xấu do các em ít có thời gian viết chữ nhỏ trước khi chuyển sang phần viết chính tả.
Trên đây là một số giải pháp “ Rèn chữ - giữ vở” cho học sinh lớp 1 mà tôi đã đúc rút được trong những năm dạy học lớp 1. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Đạ Đờn, ngày 2/12/2011
	Người viết
	 HOÀNG THỊ QUẾ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGPHI Mot so giai phap ren chu giu vo cho HS lop 1.doc