TẬP ĐỌC: (T51)
NGHĨA THẦY TRÒ.
I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK)
II.Chuẩn bị: Tranh m. hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TUẦN 26 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 BUỔI SÁNG CHÀO CỜ I. Mục tiêu: - Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động tuần 25, cũng như công tác chuẩn bị cho tuần 26 - Phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Nhắc nhở các em học sinh một số vấn đề liên quan đến vấn đề học tập. II. Nội dung: 1. Tổng phụ trách: a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được: - Tập trung học sinh: ( cô Nga) TPT Đội - GV chú ý tập trung nhắc nhở và bao quát lớp mình. - Tiến hành chào cờ - Hát quốc ca - Thầy TPT nhận xét một số hoạt động của toàn trường trong tuần qua về công tác vệ sinh và một số công tác khác. - Nhận xét, đánh giá kết quả thi đua tuần 25. + Lớp 1A1. Xếp thứ: + Lớp 1A2. Xếp thứ: + Lớp 2A1. Xếp thứ: + Lớp 3A1. Xếp thứ: + Lớp 4A1. Xếp thứ: + Lớp 5A1. Xếp thứ: + Lớp 5A2. Xếp thứ: b. Phương hướng và kế hoạch hoạt động trong tuần tới. - Tiến hành học chính thức chương trình tuần 26 - Ổn định sĩ số và nề nếp lớp học - Tiếp tục Phát động phong trào nuôi heo đất. - Lao động , vệ sinh trường lớp nhằm hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. 2. Ban giám hiệu: a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được: - Nhận xét chung về hoạt động của toàn trường trong tuần vừa qua - Tuyên dương những lớp làm tốt , nhắc nhở những lớp và những em HS thực hiện chưa tốt b. Phương hướng và kế hoạch hoạt động trong tuần tới. - Đưa ra một số kế hoạch cho tuần tới. TẬP ĐỌC: (T51) NGHĨA THẦY TRÒ. I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK) II.Chuẩn bị: Tranh m. hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Cửa sông Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi ở SGK. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Nghĩa thầy trò. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài. Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài. Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ này. Giáo viên chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc. Đoạn 1: “Từ đầu rất nặng” Đoạn 2: “Tiếp theo tạ ơn thầy” Đoạn 3: phần còn lại. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK. Giáo viên chốt: Nhấn mạnh thêm truyền thống tôn sư trọng đạo không những được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bảo vệ mà còn được phát huy, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài văn, xác lập kĩ thuật đọc, giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng. VD: Thầy / cảm ơn các anh.// Bây giờ / nhân có đủ môn sinh, / thầy / muốn mời tất cả các anh / theo thầy / tới thăm một người / mà thầy / mang ơn rất nặng.// Các môn sinh / đều đồng thanh dạ ran.// Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm. 4. Củng cố. Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, trao đổi nội dung chính của bài. 5. Dặn dò: Dặn : Luyện đọc lại bài. Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. 1 học sinh khá, giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm. Cả lớp đọc thầm từ ngữ chú gải, 1 học sinh đọc to cho các bạn nghe. Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài (nếu có). Nhiều học sinh tiếp nối nhau luyện đọc theo từng đoạn. Học sinh chú ý phát âm chính xác các từ ngữ hay lẫn lôïn có âm tr, âm a, âm gi Học sinh cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu: - Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. Nhiều học sinh luyện đọc đoạn văn. - HS thi đua đọc diễn cảm. Học sinh các nhóm thảo luận và trình bày. Dự kiến: Bài văn ca ngợi truyền thống tơn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đĩ. RÚT KINH NGHIỆM CHÍNH TẢ: (T26) NGHE – VIẾT: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG. I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn. - Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững qui tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ . - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: Giấy khổ to viết sẵm quy tắc viết hoa tên người tên địa lý ngoài. Giấy khổ to để học sinh làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết. Giáo viên đọc toàn bài chính tả. Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, đọc cho học sinh viết các tên riêng trong bài chính tả như: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-ooc, Ban-ti-mo, Pit - sbơ-nơ Giáo viên nhân xét, sửa chữa yêu cầu cả lớp tự kiểm tra và sửa bài. Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại quy tắc, viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. Giáo viên dán giấy đã viết sẵn quy tắc. Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu học sinh viết. Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả. GV chấm 7 – 10 bài rồi nhận xét, sửa lỗi phổ biến. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên nhận xét, chỉnh lại. Giải thích thêm: Quốc tế ca thuộc nhóm tên tác phẩm, viết hoa chữ cái đầu tiên. 4. Củng cố. Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Dặn dò: Chuẩn bị: “Nhớ – viết: Cửa sông” Nhận xét tiết học. Hát 1 học sinh nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Học sinh lắng nghe. Học sinh cả lớp đọc thầm lại bài chính tả, chú ý đến những tiếng mình viết còn lẫn lộn, chú ý cách viết tên người, tên địa lý nước. Cảø lớp viết nháp. Học sinh nhận xét bài viết của 2 học sinh trên bài. 2 học sinh nhắc lại. Học sinh đọc lại quy tắc. Học sinh viết bài. Học sinh soát lại bài. Từng cặp học sinh đổi vở cho nhau để soát lỗi còn lẫn lộn. 1 học sinh đọc bài tập. Cả lớp đọc thầm – suy nghĩ làm bài cá nhân, các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được và giải thích cách viết tên riêng đó. Học sinh phát biểu. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. Dãy cho ví dụ, dãy viết ( ngược lại). RÚT KINH NGHIỆM TOÁN: (T126) NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ. I. Mục tiêu: - Biết : + Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. + Vận dụng vào giải các bài toán trong thực tế. - Cả lớp làm bài 1. HSKG làm thêm bài 2 . - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: SGK, phấn màu, ghi sẵn ví dụ ở bảng, giấy cứng.. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét _ cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. * Ví dụ: 2 phút 12 giây ´ 4. Giáo viên chốt lại. Nhân từng cột. Kết quả nhỏ hơn số qui định. * Ví dụ: 1 người thợ làm 1 sản phẩm hết 5 phút 28 giây. Hỏi làm 9 sản phẩm mất bao nhiêu thời gian? Giáo viên chốt lại bằng bài làm đúng. Đặt tính. Thực hiện nhân riêng từng cột. Kết quả bằng hay lớn hơn ® đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm BT Bài 1: Cho HS tự làm theo nhóm rồi sửa bài. Bài 2: (Làm thêm) Giáo viên chấm và chữa bài: Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây. Đáp số: 4 phút 15 giây 4. Củng cố: - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Dặn dò: - Ôn lại quy tắc. Chuẩn bị: Chia số đo thời gian cho một số. Hát Học sinh lần lượt sửa bài 2, 3 tiết 125. Học sinh lần lượt tính. Nêu cách tính trên bảng. Các nhóm khác nhận xét. 2 phút 12 giây x 4 8 phút 48 giây Học sinh nêu cách tính. Đặt tính và tính. Lần lượt đại điện nhóm trình bày. Dán bài làm lên bảng. Trình bày cách làm. 5 phút 28 giây x 9 45 phút 252 giây = 49 phút 12 giây Các nhóm nhận xét và chọn cách làm đúng Học sinh lần lượt nêu cách nhân số đo thời gian với một số. Học sinh làm bài theop nhóm vào bảng phụ rồi báo cáo kết quả. Chẳng hạn: 3 giờ 12 phút 4,1 giờ x 3 x 6 9 giờ 36 phút 24,6 giờ 4 giờ 23 phút 3,4 phút x 4 x 4 16 giờ 92 phút 13,6 phút = 17 giờ 32 phút HS tự làm bài vào vở. HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số. Nhận xét tiết học. RÚT KINH NGHIỆM BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT (ÔN) : LUYỆN TỪ VÀ CÂU NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.. - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2.Dạy bài mới : - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1 : Học sinh làm bài vào vở. a/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ không những..mà còn. Không những bạn Hoa giỏi toán mà bạn Hoa còn giỏi cả tiếng Việt. b/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ chẳng những..mà còn. Chẳng những Dũng thích đá bóng mà Dũng còn rất thích bơi lội. Bài tập 2 ; Học sinh đọc đầu bài Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các ví dụ sau : a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa. b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Bài làm a/ Chủ ngữ ở vế 1 : Lan ; vị ngữ ở vế 1 : học giỏi tiếng Việt. Chủ ngữ ở vế 2 : bạn ; vị ngữ ở vế 2 : giỏi cả toán nữa. b/ Chủ ngữ ở vế 1 : Cây tre ; vị ngữ ở vế 1 : được dùng làm đồ dùng. Chủ ngữ ở vế 2 : cây tre; vị ngữ ở vế 2 : tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Bài tập 3 : Viết một đoạn văn, trong đó có một câu em đã đặt ở bài tập 1. Bài làm Trong lớp em, ban Lan là một học sinh ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phép với thấy cô và người lớn tuổi. Bạn học rất giỏi. Không những bạn Lan học giỏi toán mà bạn Lan còn học giỏi tiếng Việt. 3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh RÚT KINH NGHIỆM CHÍNH TẢ: (T26) NGHE – VIẾT: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG. I. Mục tiêu: - HS biết sửa chữa ... gữ chỉ nhân vật Phhù Đổng Thiên Vương ; nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế. GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài2: -GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: +Xác định những từ ngữ lặp lại. +Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ cùng nghĩa. -GV nhận xét, chốt ý làm đúng. Bài3: GV nhận xét, chấm điểm những đoạn văn HS viết tốt. 4. Củng cố: 5. Dặn dò: -Dặn những HS viết đoạn văn BT3 chưa tốt thì về nhà viết lại cho tốt hơn. -Nhận xét tiết học. Hát 1 em làm lại BT3, tiết 51. -1 HS đọc yc bài tập. -HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại bài, làm bài. -Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm trên bảng. -1 HS đọc nd bài tập. -HS làm bài theo nhóm vào giấy nháp. -Các nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng nhận xét bổ sung. -1 HS đọc yc bài tập. -Vài HS giới thiệu người hiếu học mà mình chọn viết. -HS viết đoạn văn vào vở. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn, nói rõ từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu. -HS nhắc lại nd bài. RÚT KINH NGHIỆM TẬP LÀM VĂN: (T52) TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT. I.Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn . II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn 5 đề bài KT ở tuần 25; 1 số lỗi điển hình cần sửa chung trước lớp. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 1.KT bài cũ: GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yc của tiết học. HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS. -GV mở bảng phụ đã viết sẵn 5 đề bài KT, 1 số lỗi điển hình. -Nêu những ưu điểm chính. -Nhắc những thiếu sót, hạn chế. -Thông báo điểm số cụ thể. HĐ3: H.dẫn HS chữa bài. -GV trả bài cho HS . -GV chữa lại cho đúng. -GV đọc cho HS nghe 1 số bài văn, đoạn văn hay. -GV nhận xét, ghi điểm 1 số đoạn văn viết tốt. 3.Củng cố, dặn dò: -Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn. -Chuẩn bị cho tiết làm văn ở tuần 27. -2 HS đọc màn kịch “Giữ nguyên phép nước” đã viết lại ở nhà. -1 số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi; cả lớp tự chữa trên giấy nháp. -HS trao đổi về bài chữa trên bảng. -HS đọc lại lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm rồi tự sửa lỗi; đổi vở cho bạn để sửa lỗi. -Thảo luận tìm cái hay, cái đáng học của các đoạn văn, bài văn. -Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết. -HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật. RÚT KINH NGHIỆM TOÁN: (T130) VẬN TỐC. I. Mục tiêu - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều . - Cả lớp làm bài 1, 2. - Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng học nhóm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập chung. GV nhận xét. 3. Bài mới: “Vận tốc”. Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát vận tốc. -GV nêu bài toán 1 ở SGK. - Gọi HS nêu cách làm tính và trình bày lời giải bài toán. -GV giảng để HS hiểu về vận tốc. -Ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ) -Nhấn mạnh đơn vị vận tốc. -H.dẫn HS hình thành công thức tính vận tốc. v = s : t -Cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe máy, ô tô. GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc: để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của 1 chuyển động. -GV nêu Bài toán 2-SGK và h.dẫn HS giải. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: -GV nêu đề toán. -Nhận xét, sửa bài: Vận tốc của người đi xe máy là: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km / giờ. Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1. Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km / giờ) Đáp số: 720 km / giờ. Bài 3: (làm thêm) GV chấm và sửa bài: Đổi: 1 phút 20 giây = 80 giây. Vận tốc chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 (m / giây) Đáp số: 5 m / giây. 4. Củng cố: 5. Dặn dò: -Dặn: ôn bài, học thuộc quy tắc tính vận tốc. - Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học. + Hát. Lần lượt sửa bài 1, 2- tiết 129. Cả lớp nhận xét. -HS suy nghĩ và tìm kết quả. -Trình bày cách giả bài toán. 170 : 4 = 42,5 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. -HS nêu cách tính vận tốc. -HS nêu lại cách tính v.tốc và viết công thức tính. -2 HS đọc bài toán. -HS trình bày bài giải như SGK. -Vài HS nhắc lại cách tính v.tốc. -1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở rồi sửa bài. -HS tự làm rồi sửa bài. -HS tự làm vào vở. -HS làm sai sửa bài. -HS nhắc lại quy tắc, công thức tính vận tốc. RÚT KINH NGHIỆM BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT: ÔN TÂP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. MỤC TIÊU: - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.. 2. Dạy bài mới Bài tập 1 : GV nêu yêu cầu bài tập. Gia đình em treo đổi với nhau về viẹc anh (chị) của em sẽ học thêm môn thể thao nào. Em hãy ghi lại cuộc trao đổi đó bằng một đoạn văn đối thoại. Bài làm Buổi tối chủ nhật vừa qua, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần bên nhau. Anh Hùng hỏi ý kiến bố mẹ cho anh đi học thêm thể thao. Bố nói : Bố : Thể thao là môn học rất có ích đó. Con nên chọn môn nào phù hộ với sức khỏe của con. Anh Hùng : Con muốn hỏi ý kiến bố mẹ? Bố : Đấy là bố nói thế, chứ bố có bảo là không cho con đi học đâu. Anh Hùng : Con muốn học thêm môn cầu lông , bô mẹ thấy có được không ạ? Bố : Đánh cầu lông được đấy con ạ! Mẹ : Mẹ cũng thấy đánh cầu lông rất tốt đấy con ạ. Anh Hùng : Thế là cả bố và mẹ cùng đồng ý cho con đi học rồi đấy nhé! Con cảm ơn bố mẹ! Bài tập 2 : Viết một đoạn văn đối thoại do em tự chọn. Ví dụ : Cá sấu sợ cá mập Một khu du lịch ven biển mới mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn : hình như ở bãi tắm có cá sấu. Một số khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn : - Ông chủ ơi! Chúng tiôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không ông? Chủ khách sạn quả quyết : - Không! Ơ đây làm gì có cá sấu! - Vì sao vậy? - Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều các mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ các mập. Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn giọt máu. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho giờ sau. RÚT KINH NGHIỆM TOÁN ÔN BỒI DƯỠNG HSG ĐỀ 1 1. Thay dấu * bằng chữ số thích hợp để được số chia hết cho 2 , 9 và 5 (có giải thích) 360*9* 1*302* 2. Hãy tìm giá trị của các chữ số trong 2 phép tính sau , trong đó các chữ số giống nhau biểu thị cùng một chữ số. A B C A B C + C C C C A A B A B C A B C A D A C 3. Một hình tam giác có ba cạnh không bằng nhau. Biết tổng của cạnh thứ và cạnh thứ hai là 120 cm, cạnh thứ hai và cạnh thứ ba là 160 cm, cạnh thứ nhất và cạnh thứ ba là 140 cm, Tính độ dài mỗi cạnh. 4. Cho tam giác ABC , D là điểm chính giữa cạnh BC, E là điểm giữa cạnh AC, AD và BE căt nhau tại I. Hãy so sánh diện tích hai tam giác IAE và IBD. ĐÁP ÁN Bài 1 Vì số chia hết cho 2 có tận cùng là chữ số chẵn. Số chia hết cho 5 có tận cùng là 0 hoặc 5 Suy ra chữ số tận cùng là 0 Để số đó chia hết cho 9 thì tổng các chữ số chia hết cho 9 Thay vào ta có: a) Chữ số 9 và 0 Số đó là: 360090 và 360990 b) Chữ số 3 Số đó là: 133020 Bài 2 Từ phép nhân ta thấy C = 1 vì C ABC = ABC Từ phép cộng ta có: C + C = B suy ra B = 2 B + C = A Þ A = 3 ( vì 1 + 2 = 3) Thay vào ta có: 321 321 + 11 11 321 321 3531 Bài 3: Cách 1 Vì mỗi cạnh của tam giác đều được tính 2 lần nên tổng của ba cạnh là: (120 + 160 + 140) : 2 = 210 (cm) Cạnh thứ hai là: 210 – 140 = 70 (cm) Cạnh thứ ba là: 210 – 120 = 90 (cm) Cạnh thứ nhất là: 210 – 160 = 50 (cm) Đáp số: 50cm, 70cm, 90cm. Cách 2: Ta có: cạnh 1 + cạnh 2 = 120 cm cạnh 1 + cạnh 3 = 140 cm Suy ra cạnh thứ ba dài hơn cạnh thứ hai là : 140 – 120 = 20 (cm) Cạnh thứ ba là: ( 160 + 20 ) : 2 = 90 (cm) Cạnh thứ hai là: 90 – 20 = 70 (cm) Cạnh thứ nhất là: 140 – 90 = 50 (cm) Đáp số: 90cm ; 70cm và 50cm Bài 4: Ta có hình vẽ: Xét 2 tam giác: ABD và ABE A Ta thấy: SABD = SADC = SABC E (vì có cạnh đáy BD = DC, chung chiều cao từ A xuống BC) C D I B Ta lại có: SABE = SBEC = SABC ( vì có AE = EC, Chung chiều cao từ B xuông AC) Suy ra SABD = SABE mà hai tam giác này có phần chung là tam giác ABI nên hai phần còn lại bằng nhau. RÚT KINH NGHIỆM Vậy SBID = SAIE SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 26 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 26. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì SS lớp tốt. * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Thi đua hoa điểm 10 : tốt. - Duy trì bồi dưỡng HS giỏi. -Tham gia thi HS giỏi cấp huyện khá nghiêm túc. * Văn thể mĩ: - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ. - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. * Hoạt động khác: - Dự thi GKII (môn Toán) đúng quy định. - Thực hiện phong trào nuôi heo đất khá đều đặn. - Đóng kế hoạch nhỏ của trường và của sở đề ra chưa dứt điểm. III. Kế hoạch tuần 27: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Tích cực tham gia các buổi ôn tập, phụ đạo. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 27. - Tích cực tự ôn tập kiến thức chuẩn bị thi GKII. (Môn TV) - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu vào sáng thứ năm. - Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. * Vệ sinh: - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học. * Hoạt động khác: - Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Vận động HS có nguy cơ bỏ học ra lớp. IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học. HẾT TUẦN 26 NHẬN XÉT CỦA BGH
Tài liệu đính kèm: