Giáo án 5 - Tuần 30 - Năm học 2012 – 2013

Giáo án 5 - Tuần 30 - Năm học 2012 – 2013

I. MỤC TIÊU

 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

 2. Hiểu ý nghĩa truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ: (2- 3)

 - Đọc đoạn em thích của bài Con gái.

 - Nêu nội dung bài tập đọc?

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 5 - Tuần 30 - Năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013
Hoạt động tập thể
chào cờ
_________________________________________________
Tập đọc
Thuần phục sư tử
I. Mục tiêu
 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
 2. Hiểu ý nghĩa truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ: (2- 3’) 
 - Đọc đoạn em thích của bài Con gái.
 - Nêu nội dung bài tập đọc?
 	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: (1-2’)
 b. Luyện đọc đúng (10-12’)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc
Đoạn 1:
- Đọc đúng: Ha-li-ma
- Giải nghĩa: Giáo sĩ
- Hướng dẫn: Giọng đọc băn khoăn không hiểu vì sao chồng mình trở nên cau có, gắt gỏng. 
Đoạn 2: 
- Giải nghĩa: bí quyết
- Hướng dẫn: Giọng đọc nhẹ nhàng, đọc đúng dấu câu.
Đoạn 3: 
- Hướng dẫn: Giọng đọc hồi hộp khi Ha-li-ma làm quen với sư tử
Đoạn 4: 
- Giải nghĩa : Đức A- la
- Hướng dẫn: Giọng nhẹ nhàng khi sư tử bỏ đi.
Đoạn 5:
- Giải nghĩa: Thuần phục
- Hướng dẫn: Giọng giáo sư hiền hậu ôn tồn.
Đọc cả bài: 
- Hướng dẫn: Toàn bài đọc giọng kể chuyện nhẹ nhàng, đủ nghe, thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
- GV đọc mẫu 
 c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’)
? Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì?
? Giáo sĩ ra điều kiện thế nào ?
? Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc 
? Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?
? Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ, bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi?
? Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ?
- Chốt nội dung chính của bài: Nêu lên sự kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
 d. Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
Đoạn 1: Nhấn giọng: Dễ mến, tươi cười, cau có, gắt gỏng.
Đoạn 2: Nhấn giọng: bạc phơ, 3 sợi lông bờm sư tử sống, toát mồ hôi.
Đoạn 3: Nhấn giọng: làm quen, nhảy bổ, hét lên khiếp đảm, dần dần đổi tính, chải bộ lông bờm. 
Đoạn 4: Nhấn giọng: no nê, ngoan ngoãn, giật mình, chồm dậy, dịu hiền, cụp mắt, lẳng lặng.
Đoạn 5: Nhấn giọng: trí thông minh, lòng kiên nhẫn, hung dữ, yếu đuối, bí quyết.
- Đọc mẫu
- GV nhận xét, chấm điểm. 
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm theo xác định đoạn ( 5 đoạn)
 + Đoạn 1 : Từ đầu  giúp đỡ 
 + Đoạn 2 : Tiếp  vừa đi vừa khóc
 + Đoạn 3 : Tiếp  bờm sau gáy 
 + Đoạn 4 : Tiếp  bỏ đi
 + Đoạn 5 : còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc
- Đọc chú giải 
- Đọc đoạn theo dãy 2-3 hs
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn theo dãy2-3 hs
- Đọc đoạn theo dãy2-3 hs
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn theo dãy2-3 hs
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn theo dãy2-3 hs
- Đọc theo nhóm đôi
- 1- 2 HS đọc
* Đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
- Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước. 
- Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm của một con sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng biết bí quyết.
- Vì điều kiện mà giáo sĩ đưa ra không thể thực hiện được; đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
* Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 2: 
- Tối đến nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần thay đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
* Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi 3: 
- Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
* Đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi 4:
- Bí quyết làm cho sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng.
- Đọc đoạn theo dãy 2hs
- Đọc đoạn theo dãy2hs
- Đọc đoạn theo dãy2hs
- Đọc đoạn theo dãy2hs
- Đọc đoạn theo dãy2hs
- HS đọc đoạn thích hoặc cả bài.
e. Củng cố, dặn dò (2-4’)
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài : Tà áo dài Việt Nam
__________________________________________________ 
Chính tả (Nghe-viết)
Cô gái của tương lai
I. Mục tiêu
 1. Nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta .
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Bảng phụ. 
 - ảnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học 
	1. Kiểm tra bài cũ:(2-3’)
 - HS viết bảng con: Huân chương Kháng chiến, Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng .
 2. Dạy bài mới.
 a. Giới thiệu bài: (1-2’)
 b. Hướng dẫn chính tả (10-12’)
- Đọc mẫu lần 1
- Nêu nội dung bài viết?
- Ghi bảng: in - tơ - nét,
 Ôt - xtrây - li - a, 
 Nghị viện Thanh niên.
- Đọc thầm theo
- Lan Anh là một cô gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai. 
- Đọc các từ trên.
- Phân tích tiếng khó. 
- Viết bảng con , nhận xét .
 c. Viết chính tả (14-16’)
- Đọc cho HS viết. 
- Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- Viết vở. 
 d. Hướng dẫn chấm chữa (3-5’)
- GV đọc soát lỗi (1 lần).
- GV chấm bài. 
- Dùng bút chì soát lỗi, gạch chân lỗi sai, ghi số lỗi ra lề vở bằng bút chì. 
- Đổi vở kiểm tra.
- Tự chữa lỗi 
 e. Hướng dẫn bài tập chính tả (7-9’)
Bài 2/119: (4-5’)
? Nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ, viết lại và giải thích.
 - Anh hùng Lao động
 - Anh hùng Lực lượng vũ trang
 - Huân chương Sao vàng.
 - Huân chương độc lập hạng Ba .
 Huân chương Lao động hạng Nhất 
 - Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Đọc nội dung bài tập. 
- Đọc cụm từ in nghiêng trong đoạn văn: 
 anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, huân chương sao vàng, huân chương lao động hạng ba, huân chương lao động hạng nhất, huân chương độc lập hạng nhất.
- Gồm hai bộ phận: Anh hùng /Laođộng ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Giải nghĩa tương tự. 
Bài 3/119: (4-6’)
- Chốt lời giải đúng: 
- Đọc yêu cầu của bài tập. 
- Xem ảnh minh hoạ các huân chương trong SGK - Điền SGKvà trình bày. 
- Làm vào vở.
 a. Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng. 
 b. Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội. 
 c. Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất .
 - GV chấm bài, nhận xét. 
 g. Củng cố, dặn dò (2-4’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương.
___________________________________________
Toán
Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
iii. Các hoạt động dạy – học 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5'):
 - B/c: Viết các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ bé – lớn?
 Hoạt động 2: Ôn tập (32'):
Bài 1/154: Làm nháp a, (10-12’)
 làm miệng b.
 - KT: Các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của chúng.
Bài 2/154: Làm miệng a, (8- 10’)
 làm b/c b – Giải thích cách làm .
 - KT: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
Bài 3/154: Làm vở.(10’)
 - KT: Chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
 Hoạt động 3: Củng cố (3')
Trong bảng đơn vị đo diện tích: 
+ đơn vị lớn gấp nhau bao nhiêu lần đơn vị bé liền kề?
 + đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn liền kề?
 - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
 - Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
 - Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
 - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. Tài liệu và phương tiện
 Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ rừng cây...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
 - Nêu những hiểu biết của em về Liên Hợp Quốc?
 2. Bài mới.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài (mỗi HS đọc một thông tin).
 - Các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiế
 - GV kết luận và mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
 Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên
*Cách tiến hành:
 - GV nêu yêu cầu của bài tập. 
 - HS làm việc cá nhân.
 - GV mời một số HS lên trình bày, cả lớp bổ sung.
 - GV kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên.Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người.
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành: 
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận
 - Từng nhóm thảo luận.
 - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến
 - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến
 - GV kết luận:
.ý kiến (b), (c) là đúng.
.ý kiến (a) là sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
 Hoạt động tiếp nối: (2-3')
 - Nhận xét tiết học. 
 - Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của nước ta hoặc của địa phương.
_________________________________________________
Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục tiêu 
 1. Mở rộng vốn từ: Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan
trọng ... ố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,...
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
 - Mô hình đồng hồ.
III. Các Hoạt động dạy- học.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5'):
 - B/c: Viết các đơn vị đo thời gian đã học từ bé - lớn?
 Hoạt động 2: Ôn tập (32'):
Bài 1/156: Làm nháp – Nêu kết quả (8- 10’)
 - KT: Chuyển đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 2/156: Làm nháp a,b; c - làm vở d. (15’)
 - Chữa bảng phụ – Giải thích được cách làm
 - KT: Chuyển đổi đơn vị đo thời gian, viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân
Bài 3/157: Làm miệng (theo nhóm đôi). (3- 4’)
 - KT: Cách xem đồng hồ.
Bài 4/157: Làm b/c. (3- 4’)
 - KT: Cách tính quãng đường. 
 Hoạt động 3: Củng cố (3')
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
Khoa học
Sự nuôi con và dạy con của một số loài thú
I. Mục tiêu:
 - Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Hình SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
 - Sự sinh sản của thú và của chim có gì giống và khác nhau?
 2. Dạy bài mới: (32’)
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (12-14’):
*Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu.
*Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
 - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi Tr122/SGK.
	.Hổ thờng sinh sản vào mùa nào?
	.Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
 .Khi nào bố mẹ dạy hổ con săn mồi ? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn?
 .Khi nào hổ con có thể sống độc lập
 - Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi Tr123/SGK.
	.Hươu ăn gì để sống?
	.Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
 .Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? 
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
 Hoạt động 2: Trò chơi :Thú săn mồi và con mồi. (16-18')
*Mục tiêu:
 - Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú.
 - Gây hứng thú học tập cho HS.
*Cách tiến hành:
 - Tổ chức chơi:
	.Một nhóm tìm hiểu về hổ (nhóm 1) sẽ chơi với nhóm tìm hiểu về hươu (nhóm 2): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. Trong khi hai nhóm này chơi, hai nhóm còn lại là quan sát viên.
	.Đối với hai nhóm còn lại cũng tổ chức tương tự như vậy?
- Cách chơi: Trong hoạt động 1 các nhóm đều đã học về cách “săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu.
 - Địa điểm chơi: Cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp. Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các em phải có khoảng không gian rộng để “thú săn mồi” đuổi bắt “con mồi” như thật.
 - GV cho HS tiến hành chơi.
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
 3. Củng cố, dặn dò: (2-3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________
Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013
THỂ DỤC
MễN THỂ THAO TỰ CHỌN - TRề CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I/ MỤC TIấU:
ễn tõng cầu bằng mu bàn chõn, phỏt cầu bằng mu bàn chõn. Yờu cầu thực hiện đỳng động tỏc và nõng cao thành tớch.
Chơi trũ chơi “trao tớn gậy”. Yờu cầu biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi tương đối chủ động.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giỏo viờn: Cũi, tớn gậy.
Học sinh: Trang phục gọn gàng, cầu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: (4 phỳt) 
Chạy một vũng trờn sõn tập.
ễn cỏc động tỏc: vươn thở, tay, chõn, vặn mỡnh, toàn thõn và nhảy của bài TDPTC.
Xoay cỏc khớp, đứng vỗ tay và hỏt.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS lờn thực hiện (2 phỳt) .
Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Mụn thể thao tự chọn - Trũ chơi “trao tớn gậy”.
b) Cỏc hoạt động:
Thời lượng
( phỳt )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
6 - 7 phỳt
6 – 7 phỳt
6 - 8 phỳt
* HĐ1 : ễn tõng cầu bằng mu bàn chõn.
* Mục tiờu: Biết cỏch thực hiện đỳng động tỏc.
* Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn, nhắc lại kỹ thuật. lần đầu GV điều khiển, lần sau CS điều khiển. GV quan sỏt, sửa sai. 
ĐH: q
 € € € € € €
 € € € € € € 
€ € € € € €
 € € € € € €
* HĐ2 : ễn phỏt cầu bằng mu bàn chõn.
* Mục tiờu: Thực hiện động tỏc tương đối chớnh xỏc.
* Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn, nhắc lại kỹ thuật. lần đầu GV điều khiển, lần sau CS điều khiển. GV quan sỏt, sửa sai. 
ĐH: € € € € € €
€ € € € € €
 3
€ € € € € €
€ € € € € €
* HĐ3: Trũ chơi “trao tớn gậy”.
* Mục tiờu: Biết cỏch chơi và tham gia được vào trũ chơi tương đối chủ động.
*Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn trũ chơi, nhắc lại cỏch chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chớnh thức.
 ĐH €€€€€
 Ô
€€€€€ Ô
 5 
- 4 hàng ngang.
- Thực hiện theo GV, CS.
- 2 hàng ngang đối diện.
- Thực hiện theo GV, CS.
- 2 hàng ngang đối diện.
- Thực hiện theo GV, CS.
 4. Củng cố: (4 phỳt)
 - Thả lỏng.
 - GV cựng HS hệ thống lại bài.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (2 phỳt)
Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: Tập tõng cầu bằng đựi và bằng mu bàn chõn.
Rỳt kinh nghiệm.
Nội dung buổi học sau: Mụn thể thao tự chọn.
________________________________________________________
Tập làm văn
Tả con vật
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
 Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Vở, tranh vẽ 1 số con vật.
III. Các hoạt động dạy - học
 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) 
 - Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?
 2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài (1-2’): GV nêu MĐYC của tiết học.
 b. Hướng dẫn HS thực hành(3-5') 
- GV nhắc nhở HS:
 + Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn.
 + Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả trong tiết trước.
 c. HS làm bài (22- 24')
- Thu chấm một số bài. 
- Nhận xét chung
- HS đọc đề bài.
- Đọc gợi ý.
- HS viết bài.
 d. Củng cố, dặn dò: (2-3') 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị văn tả cảnh.
_________________________________________
Địa lý
Các đại dương trên thế giới
I. Mục tiêu:
 - Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ thế giới.
 - Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích).
 - Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II. Đồ dùng:
 - Bản đồ thế giới.
 - Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
 - Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? Nêu đặc điểm tự nhiên và dân cư của châu Đại Dương? 
 - Vì sao châu Nam Cực không có người sinh sống thường xuyên?
 2. Giới thiệu bài: (1-2')
Các đại dương trên thế giới
 3. Dạy bài mới: (30-32')
3.1. Vị trí của các đại dương:
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (10’):
 - HS quan sát hình 1, hình 2 trong SGK hoặc quả địa cầu, thảo luận nhóm đôi rồi hoàn thành bảng sau vào giấy:
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
.
.
ấn Độ Dương
.
.
Đại Tây Dương
.
.
Bắc Băng Dương
.
.
 - Đại diện từng cặp HS lên bảng trình bày kết quả, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.	
3.2. Một số đặc điểm của các đại dương:
 Hoạt động 2: Làm việc theo cặp:
 - HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý sau:
	+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
	+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
 - Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 -> Kết luận: Trên bề mặt Trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
 4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
 - HS đọc ghi nhớ/SGK.
 - Về nhà học bài.
____________________________________________
Toán
Phép cộng 
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải toán.
ii. đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ
IiI. Các hoạt động dạy - học 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (2-3')
 - Làm b/c: 63,15 + 7,6 = ?
 - Nêu cách thực hiện phép cộng?
 Hoạt động 2: Ôn tập: (8- 10’')
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng
 - GV nhận xét, chốt:
+ Tính chất giao hoán: a + b = b + a
+ Tính chất kết hợp : (a + b) + c = a + (b + c)
+ Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a
 Hoạt động 3: Luyện tập thực hành. (20 – 22’)
Bài 1/158: Làm b/c – Thực hiện lại các phép tính (5- 6’)
 - KT: Củng cố kĩ năng cộng 2 STN, cộng 2 PS, cộng 2 STP.
Bài 2/158: Làm nháp p a;b, (7- 8’)
 làm vở p c)
 - H làm - Đọc kết quả - Giải thích cách làm
 - KT: Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh.
Bài 4/159: Làm vở.(7- 8’)
 - KT: Vận dụng phép cộng vào giải toán. 
Bài 3/ 159: Làm miệng theo nhóm đôi. (2- 3’)
 - KT: Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh.
 Hoạt động 4: Củng cố (3')
 - Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc