Giáo án 5 - Tuần 31 - Năm học 2012 – 2013

Giáo án 5 - Tuần 31 - Năm học 2012 – 2013

I. MỤC TIÊU.

1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài

2. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện.

Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 5 - Tuần 31 - Năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013
Hoạt động tập thể
chào cờ
_________________________________________________
Tập đọc
Công việc đầu tiên
I. Mục tiêu.
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện.
Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học.
	1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
 	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài (1-2’)
 b. Luyện đọc đúng (10-12’)
* GV hướng dẫn HS luyện đọc
- Nhận xét
*Đoạn 1:
+ Luyên đọc:rải truyền đơn
+ Giải nghĩa: Nguyễn Thị Định, truyền đơn, chớ, rủi.
+ Hướng dẫn: Đọc to, rành mạch, phân biệt lời nhân vật.
*Đoạn 2:
+ Giải nghĩa: lính mã tà
+ Hướng dẫn: Giọng kể, rành mạch.
*Đoạn 3:
+ Giải nghĩa: thoát li
+ Hướng dẫn: Giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
*Cả bài: Đọc to, ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- GV đọc mẫu.
 c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’)
? Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
? Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
? Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?
? Vì sao út muốn được thoát li?
- Chốt nội dung, nêu ý nghĩa: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. 
 d. Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
*Đoạn 1: Lời anh Ba khi nhắc nhở út giọng ân cần.
*Đoạn 2: Tâm trạng của út hồi hộp, bỡ ngỡ.
*Đoạn 3: Giọng anh Ba khi khen út thể hiện sự mừng rỡ. 
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn (3 đoạn). 
 + Đoạn 1: Từ đầu đến không biết giấy gì
 + Đoạn 2: tiếp đến chạy rầm rầm
 + Đoạn 3: còn lại.
- Đọc nối tiếp đoạn (1-2 lần).
- 1 HS đọc
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn theo dãy.
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn theo dãy.
- Đọc theo nhóm đôi
- 1-2 HS đọc
- Rải truyền đơn
- út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách rải truyền đơn.
- 3 giờ sáng chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
- HS đọc đoạn hoặc cả bài: 8 – 10 HS
 e. Củng cố, dặn dò: (2-4’)
- Nêu nội dung chính của bài?
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài
_____________________________________________
Chính tả (nghe- viết)
Tà áo dài việt nam
I. Mục tiêu.
 1. Nghe- viết đúng chính tả bài Tà áo dài việt Nam
 2. Tiếp tục luyện viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niện chương.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
 - Bảng con: Huân chương Sao vàng, Huân chương Lao động
	2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn chính tả (10-12’)
- Đọc mẫu bài viết.
- Ghi bảng: khuy, thế kỉ xx, cổ truyền, cải tiến.
 c. Viết chính tả (14-16’)
- Đọc từng cụm từ.
 d. Hướng dẫn chấm, chữa (3-5’)
- Đọc soát lỗi (1 lần)
- Chấm bài.
 đ. Hướng dẫn làm bài tập (7-9’)
Bài 2/128
- Nhận xét, chốt ý đúng: 
- Chấm bài
Bài 3/128
- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
- HS đọc thầm theo.
- Phân tích chữ ghi tiếng khó, đọc từ ngữ, viết bảng con.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở...
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi, ghi số lỗi bằng bút chì.
- Đổi vở, kiểm tra.
- Chữa lỗi.
- HS nêu yêu cầu
- Làm vở
- Trình bày miệng.
- HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi, làm VBT
- Chữa bảng phụ.
e. Củng cố, dặn dò (1-2’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà luyện chữ.
Toán
Tiết 151: phép trừ
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
III. Các Hoạt Động dạy- học 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5')
 - B/c: Viết dạng tổng quát của phép trừ?
 - Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ?
 Hoạt động 2: Ôn tập: (5' – 7’)
 ? Khi số bị trừ bằng số trừ thì hiệu bằng bao nhiêu? 
 ? Trong phép trừ số trừ bằng 0 thì hiệu bằng bao nhiêu?
 - GV chốt: a - a = 0
 a - 0 = a
 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: (27’)
Bài 1/159: Làm b/c.(10 – 12’)
 - HS đọc thầm yêu cầu kết hợp quan sát mẫu.
 - GV hướng dẫn một phần bài tập mẫu.
 - Tự làm b/c - GV chữa bài
 - Chốt: Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào? 
 - Kiến thức: Kĩ năng cộng số tự nhiên, số thập phân, phân số và cách thử lại phép trừ.
Bài 2/160: Làm nháp.(7- 8’)
- HS đọc thầm yêu cầu, làm bài vào vở 
- GV chấm, chữa, chốt KT.
- Kiến thức: Tìm số hạng và số bị trừ chưa biết. 
Bài 3/160: Làm vở.(7- 8’)
- HS đọc thầm đề bài và phân tích đề bài.
- HS làm vào vở, chữa bảng phụ.
 - GV chấm, chữa.
- Kiến thức: + Giải toán có liên quan đến kĩ năng cộng, trừ số thập phân.
 + Trình bày bài toán giải.
Dự kiến sai lầm:
 - Trình bày phép tính về số thập phân chưa khoa học .
 - Lời giải bài toán còn dài dòng.
 Hoạt động 4: Củng cố (3')
 ? Nêu tên các thành phần và kết quả của phép trừ? 
 - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ học:
....
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
 - Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
 - Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
 - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. Tài liệu và phương tiện
 Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ rừng cây...) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy - học 
 	1. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
 - Nêu những nguồn tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
 - Sử dụng tài nguyên hợp lí là như thế nào?
 	2. Bài mới: (28-30')
 Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2, SGK)
*Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên đất nước.
*Cách tiến hành: 
+ HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh họa).
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung
+ GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 + GV có thể sử dụng các tranh, ảnh đã sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như: mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng tàu,...
 Hoạt động 2: Làm bài tập 4/SGK
*Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
+ GV chia từng nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập.
+ Từng nhóm thảo luận.
+ Đại diện từng nhóm lên trình bày.
+ Các nhóm nhận xét và bổ sung.
+ GV kết luận:
.(a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
.(b), (c), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
.Con người cần biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
 Hoạt động 3: Làm bài tập 5/SGK
*Mục tiêu : HS đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm: tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết,..).
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện từng nhóm lên trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
+ GV kết luận: Có nhiều cách để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên theo khả năng của mình.
 3. Củng cố, dặn dò: (1-2')
 - HS đọc ghi nhớ.
 - Nhận xét tiết học.
_____________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: nam và nữ
I. Mục tiêu.
 1.Mở rộng vốn từ: Biết được các từ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam, 
 2.Tích cực hoá vốn từ bắng cách đặt câu với các tục ngữ đó.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bút dạ,giấy khổ to.
 - VBT Tiếng Việt 5/ tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Tìm từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam giới? của phụ nữ?
- Thế nào là khoan dung?
	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài (1-2’)
 b. Hướng dẫn thực hành (32-34’)
Bài 1/129: (10-12’)
- HS nêu yêu cầu của bài
- Làm việc cá nhân VBT/a; nháp/b .
- HS trình bày theo dãy.
- GV chấm, nhận xét, chốt
- HS nhận xét, bổ sung.
-> Những từ ngữ chỉ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Bài 2/129. Câu tục ngữ nói phẩm chất gì..
(8-10’)
- GV nhận xét, chốt ý đúng: 
-> Qua các câu tục ngữ tìm hiểu những phẩm chất gì của người phụ nữ VN ? 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Làm việc nhóm bàn
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3/129
- GV nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập:
 + Mỗi HS đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ ở bài 2.
 + HS cần hiểu là không chỉ đặt 1 câu văn mà có khi phải đặt vài câu rồi mới dẫn ra được câu tục ngữ. 
- GV chấm, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- Làm vở.
- Trình bày miệng.
3. Củng cố (2- 4’)
- Nêu TN chỉ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN?
- Nhận xét giờ học?
 _________________________________________
Toán
Tiết 152: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
- Làm các bài tập sgk (ngoài chuẩn BT3)
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III. Các Hoạt động dạy- học 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5'):
 ? Nêu tên gọi thành phần kết quả của phép cộng và phép trừ?
 ? Phép cộng có những tính chất gì?
 Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành: (32’)
Bài 1/160: Làm nháp (12’)
 - HS đọc thầm yêu cầu, làm b/c 
 - GV chữa bài, chốt. 
 - Kiến thức: Kĩ năng cộng số thập phân, phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
Bài 2/160: a,b làm nháp - c,d làm vở. (10’)
- HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm bài vào nháp và vở – GV chữa, chốt KT.
- Kiến thức: Vận dụng các tính chất của phép cộng và phép trừ để tính nhanh. 
Bài 3/160: Làm vở.(12’)
- HS đọc thầm và phân tích đề bài, làm vào vở, chữa bảng phụ.
 - GV chấm, chữa.
- Kiến thức: 
+ Giải toán có liên quan đến kĩ năng cộng, trừ phân số và giải toán về tỉ số phần trăm.
+ Kĩ năng trình bày bài toán giải.
Dự kiến sai lầm:
 - Trình bày bài toán giải chưa khoa học .
 Hoạt động 3: Củng cố (3')
 ? Mu ...  ở Hải Phòng có những nơi nào thờ Ngô Quyền?
- Em hãy kể một số đình, đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Hải Phòng?
- Nguyễn Bỉnh Khiêm quê ở đâu? Tại sao lại gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng trình? Vì sao nhân dân ta kính trọng Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
* Đại diện các nhóm trình bày ê Nhận xét, bổ sung ê Giáo viên kết luận.
 	3. Củng cố, dặn dò: (2-3')
 - Liên hệ lòng tự hào về quê hương.
 - Nhận xét tiết học.
_______________________________________________
 Toán
Tiết 154: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố ý nghĩa phép nhân,vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- Làm hết được các BT sgk(ngoài chuẩn BT4)
II. Đồ dùng dạy- học:
 Bảng phụ.
III. Các Hoạt động dạy- học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5'):
 ? Nêu tên gọi thành phần kết quả của phép nhân?
 ? Phép nhân có những tính chất gì?
 Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành: (32’)
Bài 1/162: Làm nháp.(7-8’)
 - HS đọc thầm yêu cầu, làm nháp
 - GV chữa bài, - Nêu cách làm
 - Kiến thức: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân; Kĩ năng thực hành phép nhân
Bài 2/162: Làm nháp (7- 8’).
 - HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở, chữa bảng phụ.
 - GV chấm, chữa, chốt KT.
 - Kiến thức: Vận dụng tính chất một số nhân với một tổng và thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. 
Bài 3/162: Làm vở(7-8’).
 - HS đọc thầm và phân tích đề bài, làm vào vở, chữa bảng phụ.
 - GV chấm, chữa.
 - Kiến thức: + Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
 + Kĩ năng trình bày bài toán giải.
Bài 4/162: Làm nháp.(7- 8’)
 - HS đọc thầm và phân tích đề bài.
 - GV gợi ý: + Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng sẽ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
 + Tính vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng ta làm thế nào?
- Kiến thức: Tính vận tốc của chuyển động xuôi dòng.
Dự kiến sai lầm:
 - HS lúng túng khi giải toán về tỉ số phần trăm, đặc biệt là trình bày lời giải.
Hoạt động 3: Củng cố (3')
 ? Muốn tính vận tốc của vật chuyển động khi xuôi dòng ta làm thế nào?
Rút kinh nghiệm sau giờ học:
______________________________________________________
Khoa học
Môi trường
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS biết: 
 - Khái niệm ban đầu về môi trường.
 - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Thông tin và hình SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
 	1. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
 - Không kiểm tra.
 	2. Dạy bài mới: (32’)
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (20’)
*Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường.
*Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành Tr128/SGK.
	+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV.
+ Mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
-> Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: môi trường tự nhiên (mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật) và môi trờng nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường).
 Hoạt động 2: Thảo luận; (10’)
*Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
*Cách tiến hành:
+ GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
	.Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
	.Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
+ HS lần lượt trả lời, HS nhận xét, bổ sung.
 	3. Củng cố, dặn dò: (2-3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013
THỂ DỤC
MễN THỂ THAO TỰ CHỌN – TRề CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT” 
I/ MỤC TIấU:
ễn tõng cầu bằng mu bàn chõn, phỏt cầu bằng mu bàn chõn. Yờu cầu thực hiện đỳng động tỏc và nõng cao thành tớch.
Chơi trũ chơi “chuyển đồ vật”. Yờu cầu biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi tương đối chủ động.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giỏo viờn: Cũi.
Học sinh: Trang phục gọn gàng, cầu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: (4 phỳt) 
Chạy một vũng trờn sõn tập.
ễn cỏc động tỏc: vươn thở, tay, chõn, vặn mỡnh, toàn thõn và nhảy của bài TDPTC.
Xoay cỏc khớp, đứng vỗ tay và hỏt.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS lờn thực hiện (2 phỳt) .
Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Mụn thể thao tự chọn - Trũ chơi “chuyển đồ vật”.
b) Cỏc hoạt động:
Thời lượng
( phỳt )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4 - 6 phỳt
8 – 9 phỳt
6 - 8 phỳt
* HĐ1 : ễn tõng cầu bằng mu bàn chõn.
* Mục tiờu: Biết cỏch thực hiện đỳng động tỏc.
* Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn, nhắc lại kỹ thuật. lần đầu GV điều khiển, lần sau CS điều khiển. GV quan sỏt, sửa sai. 
ĐH: q
 € € € € € €
 € € € € € € 
€ € € € € €
 € € € € € €
* HĐ2 : ễn phỏt cầu bằng mu bàn chõn.
* Mục tiờu: Thực hiện động tỏc tương đối chớnh xỏc.
* Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn, nhắc lại kỹ thuật. lần đầu GV điều khiển, lần sau CS điều khiển. GV quan sỏt, sửa sai. 
ĐH: € € € € € €
€ € € € € €
 3
€ € € € € €
€ € € € € €
* HĐ3: Trũ chơi “chuyển đồ vật”.
* Mục tiờu: Biết cỏch chơi và tham gia được vào trũ chơi tương đối chủ động.
*Cỏch tiến hành : Giỏo viờn nờu tờn trũ chơi, nhắc lại cỏch chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chớnh thức.
 ĐH: 
- 4 hàng ngang.
- Thực hiện theo GV, CS.
- 2 hàng ngang đối diện.
- Thực hiện theo GV, CS.
- 2 hàng dọc.
- Thực hiện theo GV, CS.
 4. Củng cố: (4 phỳt)
 - Thả lỏng.
 - GV cựng HS hệ thống lại bài.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (2 phỳt)
Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: Tập tõng, đỏ cầu.
Rỳt kinh nghiệm.
Nội dung buổi học sau: Mụn thể thao tự chọn – trũ chơi: “lăn búng”.
___________________________________________________
Tập làm văn
ôn tập về Tả cảnh
I. Mục tiêu.
 1.Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh, một dàn ý với những ý của riêng mình.
 2.Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh, trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Bảng lớp viết 4 đề văn.
 - Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: cảnh một ngày mới bắt đầu, một đêm trăng đẹp, một trường học; một khu vui chơi, giải trí.
III. Các hoạt động dạy - học
 	1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
 - Nêu bố cục của bài văn tả cảnh? 	
	2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài (1-2’)
 b. Hướng dẫn HS luyện tập (30-32’)
Bài 1/134
* Chọn đề bài
- GV: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu, nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Lập dàn ý
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cần xây dựng theo dàn ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn (trình bày miệng).
- GV chấm bài, nhận xét.
 - 1HS đọc nội dung BT. Lớp đọc thầm theo.
 - HS nêu đề bài các em chọn.
 - 1 HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK
- HS lập dàn ý.
- HS trình bày miệng, HS khác nhận xét, bổ sung.
d. Củng cố, dặn dò (2-3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Những HS nào viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
________________________________________________________
Địa lý 
Địa lý địa phương
I. Mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức về địa lý Hải Phòng (vị trí, diện tích, dân cư, danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên.)
 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng.
 - Bản đồ Hải Phòng. Sưu tầm tranh ảnh về Hải Phòng.
III. Các hoạt động dạy học.
 	1. Kiểm tra bài cũ: (2-3')
 - Có bao nhiêu đại dương trên thế giới? Đó là những đại dương nào?
 - Chỉ và mô tả từng đại dương trên bản đồ TG về: vị trí, diện tích, độ sâu?
 	2. Bài mới: (26-28')
 - Học sinh thảo luận nhóm theo các nội dung sau:
 + Hải Phòng giáp những tỉnh thành nào? Biển ở Hải Phòng có giá trị như thế nào?
 + Khu vực đồng bằng của Hải Phòng có những đặc điểm gì?
 + Kể tên một số đảo, một số núi của Hải Phòng? Nêu đặc điểm của một số đảo ở Hải Phòng?
 + Miêu tả một cảnh đẹp của Hải Phòng mà em biết?
 + Kể tên những nhà máy ở Hải Phòng, cảng ở Hải Phòng?
 + Cảng ở Hải Phòng quan trọng như thế nào?
 - Đại diện các nhóm trình bày ê nhận xét, bổ sung ê GV kết luận.
 	3. Củng cố, dặn dò: (2-3')
 - Giáo viên hệ thống nội dung ôn tập.
 - Nêu một số thành tựa về kinh tế mà thành phố HP đã đạt được?
 - Nhận xét tiết học.
_____________________________________________________
 Toán
 Tiết 155: phép chia
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- Làm hết các BT sgk (ngoài chiẩn BT4)
II. Đồ dùng dạy- học:
 Bảng phụ.
III. Các Hoạt động dạy- học 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5')
 - B/c: Viết dạng tổng quát của phép chia?
 ? Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia hết và phép chia có dư?
 Hoạt động 2: Ôn tập (15’):
 ? Nêu vai trò của số 0 trong phép chia hết?
 ? Trong phép chia hết, nếu số chia bằng 1 thì thương là bao nhiêu?
 ? SBC bằng CS khi nào? Số bị chia và số chia phải có điều kiện gì?
 ? Trong phép chia thương bằng 0 khi nào?Điều kiện của số chia là gì?
 ? Trong phép chia có dư, số dư so với số chia phải thế nào?
 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: (27’)
Bài 1/163: Làm b/c. (10’)
 - HS đọc thầm yêu cầu kết hợp quan sát mẫu
 - GV hướng dẫn một phần bài tập mẫu.
 - HS làm b/c
 - GV chữa bài, chốt: Muốn thử lại phép chia hết và phép chia có dư ta làm thế nào? 
 - Kiến thức: Kĩ năng chia số tự nhiên, số thập phân và cách thử lại phép chi
Bài 2/164: Làm b/c(5- 6’)
 - HS đọc thầm yêu cầu, làm bài vào vở 
 - GV chữa, chốt KT.
 - Kiến thức: Kĩ năng thực hiện phép chia phân số. 
Bài 3/164: Làm miệng.(5- 7’)
 - HS nêu yêu cầu đề bài, làm việc nhóm đôi.
 - HS trình bày theo dãy, nhận xét.
 - GV chữa bài, chốt KT.
 - Kiến thức: Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số với 0,1; 0,01; 0,001 10; 100; 1000..chia nhẩm một số cho 0,1; 0,00.. Chia một số cho 0,25 và 0,5.
Bài 4/164: Làm vở. (7- 8’)
- HS nêu yêu cầu đề bài, làm bài vào vở, chữa bảng phụ.
- GV chấm, chữa, chốt KT.
- Kiến thức: Vận dụng tính chất một tổng chia cho một số để tính nhanh.
Dự kiến sai lầm:
 - Quên cách chia nhẩm một số cho 0,25 chính là lấy số đó nhân với 4.
 Hoạt động 4: Củng cố (3')
 ? Nêu tên các thành phần và kết quả của phép chia? 
 - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ học:
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc