Giáo án Âm nhạc khối 3 - Tuần 01 đến tuần 10

Giáo án Âm nhạc khối 3 - Tuần 01 đến tuần 10

ÂM NHẠC

Tiết 1 : Học hát: Bài quốc ca Việt Nam

Sach giáo khoa trang:

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu:

- Học sinh hiểu quốc ca Việt Nam là bài hát Nghi lễ của Nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.

- Học sinh hát đúng lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam .

- Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam .

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv : Băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam, máy nghe.

- Tranh ảnh về lễ chào cờ, một lá cờ Việt Nam .

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam ( lời 1 )

- Giới thiệu hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ.

- Cho học sinh nghe băng bài Quốc ca Việt Nam .

- Tập đọc lời ca. Học sinh đọc đồng thanh lời ca.

- Dạy hát:

+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài.

+ Giáo viên lưu ý học sinh: Cần hát đúng những chỗ có dấu chấm dôi.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc khối 3 - Tuần 01 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 ÂM NHẠC
Tiết 1	: Học hát: Bài quốc ca Việt Nam 
Sach giáo khoa trang: 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh hiểu quốc ca Việt Nam là bài hát Nghi lễ của Nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
Học sinh hát đúng lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam .
Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam .
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam, máy nghe.
Tranh ảnh về lễ chào cờ, một lá cờ Việt Nam . 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam ( lời 1 )
Giới thiệu hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ.
Cho học sinh nghe băng bài Quốc ca Việt Nam .
Tập đọc lời ca. Học sinh đọc đồng thanh lời ca.
Dạy hát:
+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài.
+ Giáo viên lưu ý học sinh: Cần hát đúng những chỗ có dấu chấm dôi.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
Bài Quốc ca được hát khi nào?
Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam ?
Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Về tập hát bài Quốc ca Việt Nam .
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
..
ÂM NHẠC
Tiết 2	: Học hát: Bài quốc ca Việt Nam ( lời 2 )
Sach giáo khoa trang
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh hiểu quốc ca Việt Nam là bài hát Nghi lễ của Nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
Học sinh hát đúng lời 2 của bài Quốc ca Việt Nam .
Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam .
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam, máy nghe.
Tranh ảnh về lễ chào cờ, một lá cờ Việt Nam . 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Học hát quốc ca Việt Nam.
Cho học sinh nghe lại băng nhạc bài hát Quốc ca Việt Nam.
Ôn lại lời 1.
Hướng dẫn học hát lời 2: 
+ Đọc đồng thanh lời 2 rồi tập từng câu, từng đoạn, cả bài.
Chia thành 4 nhóm lần lượt ôn luyện lời 2.
Cho học sinh hát lời 1 tiếp nối sang lời 2.
Hoạt động 2: Học sinh đứng hát Quốc ca Việt Nam với tư thế trang nghiêm như khi chào cờ.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Về tập hát bài Quốc ca Việt Nam .
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
..
 ÂM NHẠC
Tiết 3	: Học hát bài: Bài ca đi học 
Sach giáo khoa trang: 4
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài.
Học sinh hát đúng, thuộc lời 1.
Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Hát chuẩn xác bài hát với tính chất vui tươi trong sáng.
Nhạc cụ quen dùng.
Máy nghe.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy hát Bài ca đi học( lời 1 )
a/ Giới thệu bài
 Giáo viên mô tả cảnh buổi sáng học sinh đến trường trong niềm vui cùng bạn bè
Giáo viên mở băng nhạc cho học sinh nghe
b/Dạy hát:
+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài
Học sinh đọc đồng thanh lời bài hát
- Dạy xong câu 3 giáo viên quay lại câu 1 giúp học sinh nhận thấy sự giống nhau giữa câu 3 và câu 1.
- Dạy xong câu 4 giáo viên quay lại câu 2 giúp học sinh nhận thấy sự giống nhau giữa câu 4 và câu 2
Cho học sinh tập hát lại 3 - 4 lần, sau đó giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
Học sinh hát và gõ đệm theo nhịp 2/4.
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh
 x x x x
Chia lớp hai nhóm một nhóm hát , một nhóm gõ đệm
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Ôn lại bài hát, xem lời 2 .
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
..
Tiết 4 	Thứ sáu ngày 6 tháng 10 năm 2006
ÂM NHẠC
Học hát bài: Bài ca đi học sgk/5
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh hát đúng, thuộc lời 1và cả bài.
Giáo dục lòng yêu mến trường lớp, yêu quý bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Hát chuẩn xác bài hát và truyền cảm.
Nhạc cụ quen dùng.
Máy nghe.Vài động tác phụ hoạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy hát Bài ca đi học( lời 2)
a/ Giới thệu bài
b/Dạy hát
 Học sinh đọc đồng thanh lời bài hát
Giáo viên mở băng nhạc cho học sinh nghe
+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài
- Dạy xong câu 3 giáo viên quay lại câu 1 giúp học sinh nhận thấy sự giống nhau giữa câu 3 và câu 1.
- Dạy xong câu 4 giáo viên quay lại câu 2 giúp học sinh nhận thấy sự giống nhau giữa câu 4 và câu 2.
+ Hát lời 1 kết hợp lời 2.
Cho học sinh tập hát lại 3 - 4 lần, sau đó giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
Học sinh hát và gõ đệm theo nhịp phách và theo nhịp 2/4.
 Trường em xa xa khuất sau hàng cây cao cao.
Phách x x x x x x x
 Nhịp x x x x
Chia lớp hai nhóm một nhóm hát , một nhóm gõ đệm
Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. 
GV tập một vài động tác phụ hoạ. Học sinh vừa hát vừa biễu diễn.
Hoạt động 4 : Củng cố, nhận xét , dặn dò.
 - Cho các nhóm biểu diễn lại bài.
Dặn dò: Ôn lại bài hát, xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 5 	Thứ hai, ngày 08 tháng 10 năm 2007
ÂM NHẠC
Học hát bài: Đếm sao sgk/5
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
Học sinh nhận biết tính chất nhịp nhàng của nhịp ¾ qua bài hát Đếm sao .
Học sinh hát đúng và hát thuộc, thực hiện một cài động tác phụ hoạ.
Giáo dục học sinh tình cảm yêu thiên nhiên .
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát .
Nhạc cụ quen dùng.
Máy nghe
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy hát Đếm sao
a/ Giới thệu bài
Giáo viên mở băng nhạc cho học sinh nghe
b/Dạy hát:
+Học sinh đọc đồng thanh lời bài hát
+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài.
Khi học sinh hát tương đối thuộc giáo viên chia nhóm lần lượt ôn luyện.
Giáo viên mở băng nhạc cho học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
 Một ông sao sáng hai ông sáng sao
 x x x x.
Hoạt động 2: Hát kết hợp múa đơn giản .
Giáo viên tập cho học sinh một vài động tác phụ hoạ.
Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
Gọi một nhóm học sinh vừa hát vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 6 	Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2006
ÂM NHẠC
Ôn tập bài hát : Đếm sao
 Trò chơi âm nhạc. SGK/ 17
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: .
Học sinh hát đúng và hát thuộc, hát với tình cảm vui tươi.
Học sinh hào hứng tham gia trò chơi âm nhạc và biểu diễn.
Giáo dục tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp .
II/ Đồ dùng dạy học:
Nhạc cụ quen dùng.
Máy nghe.Một số mũ hình ngôi sao để học sinh biểu diễn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao
Học sinh nghe băng nhạc bài hát Đếm sao.
-Cả lớp vừa hát vừa gõ theo nhịp 3. Sau đó chia lớp thành các nhóm thi biểu diễn.
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc :
a/Nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao.
b/Trò chơi hát âm a, u,i.
Dùng nguyên âm hát thay lời ca .
VD: Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
 a a a a a a a a...
 u u u u u u u u...
-Giáo viên viết lên bảng ba âm nói trên. Dùng thước chỉ vào từng âm ra hiệu lệnh. Học sinh nhanh chóng nhận lệnh và hát.
-Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
Gọi một nhóm học sinh vừa hát vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát, xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 7 	Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2006
ÂM NHẠC
Học hát bài: Gà gáy 
Sách giáo khoa trang 7
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
Học sinh nhận biết bài hát Gà gáy của dân ca Cống - Lai Châu vùng Tây Bắc nước ta.
Hát đúng giai điệu và lời ca, biết lấy hơi đầu câu và hát liền mạch trong mỗi câu.
Giáo dục học sinh yêu quý làn điệu dân ca.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát .
Nhạc cụ quen dùng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy hát Gà gáy
a/ Giới thiệu bài
 Giáo viên hát mẫu
b/ Dạy hát:
+ Học sinh đọc đồng thanh lời bài hát (lớp, tổ)
+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài.
Khi học sinh hát tương đối thuộc giáo viên chia nhóm lần lượt ôn luyện.
Hoạt động 2: Hát kết gõ đệm.
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi.
Nhịp x x x x 
Phách x x x x x x xx 
- Giáo viên cho học sinh hát và gõ từng câu, sau đó đến cả bài.
- Giáo viên sữa sai cho học sinh.
- Giáo viên cho mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau.
- Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn theo tổ.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
Gọi một nhóm học sinh vừa hát vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 8 	Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2006
ÂM NHẠC
Ôn tập hát bài: Gà gáy 
Sách giáo khoa trang 8
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
Học sinh thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.
Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Giáo dục học sinh yêu quý làn điệu dân ca.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát .
Nhạc cụ quen dùng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Gà gáy
- Giới thiệu bài
- Nghe băng bài hát Gà gáy.
- Giáo viên cho học sinh hát với sắc thái tươi vui, vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2/4: 
	 Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi.
 x x x x 
- Giáo viên cho học sinh hát và gõ từng câu, sau đó đến cả bài.
- Giáo viên sữa sai cho học sinh.
- Giáo viên cho mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau.
- Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn theo tổ.
Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát
Hướng dẫn hát và vận động.
Chọn hai nhóm học sinh biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa vận động hoặc múa phụ hoạ.
Hoạt động 3: Nghe hát
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Lý cây bông – dân ca Nam bộ.
Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 9 	Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2006
ÂM NHẠC
Ôn tập ba bài hát : Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy 
Sách giáo khoa trang 10
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
Học sinh thuộc ba bài, hát đúng nhạc và lời ca.
Hát kết hợp với gõ đệm 1 trong 3 kiểu: Phách, nhịp, tiết tấu.
Tập biểu diễn các bài hát.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: - Băng nhạc
Nhạc cụ quen dùng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt dộng 1: Ôn bài hát Bài ca đi học
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
- Hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ.
- Từng nhóm biểu diễn.
- Lớp và Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn bài hát Đếm sao
Cả lớp hát lại và gõ đệm theo nhịp 3/4
Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Gà gáy.
Hát theo kiểu nối tiếp. Chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: hát câu 1.
Nhóm 2: hát câu 2.
Nhóm 3: hát câu 3.
Cả ba nhóm hát câu 4.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò:
 - Gọi vài nhóm biễu diễn.
Dặn dò: Ôn lại 3 bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
Tiết 10 	Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2006
ÂM NHẠC
Học hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết. 
Sách giáo khoa trang 7
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
Học sinh nhận biết tính chất vui tươi, sôi nổi của bài hát.
Hát đúng giai điệu và lời ca, lưu ý những chỗ nửa cung trong bài
Giáo dục tinh thần đoàn kềt, thương yêu giúp đỡ bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát. Chú ý hát đúng những chỗ nữa cung trong bài.
Chép sẵn lời ca.
Nhạc cụ, băng nhạc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
a/ Giới thiệu bài: Tên bài, tên tác giả, nội dung
 Giáo viên hát mẫu
b/ Dạy hát:
+ Học sinh đọc đồng thanh lời bài hát (lớp, tổ)
+ Dạy từng câu hát, nối tiếp hết bài.
Khi học sinh hát tương đối thuộc giáo viên chia nhóm lần lượt ôn luyện.
Hoạt động 2: Hát kết gõ đệm theo nhịp 
Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hoà tình thân
Nhịp x x x x 
Phách x x x x x x x x x x x x x 
- Giáo viên cho học sinh hát và gõ từng câu, sau đó đến cả bài.
- Giáo viên sửa sai cho học sinh.
- Giáo viên cho mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau.
- Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn theo tổ.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
Gọi một nhóm học sinh vừa hát vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docÂM NHẠC tuần1- 10.doc