Giáo án Âm nhạc khối lớp 3

Giáo án Âm nhạc khối lớp 3

Tiết 1

 Học hát bài: Quốc ca Việt Nam

 (Nhạc và lời: Văn Cao)

I. Mục tiêu:]

 - Học sinh hiểu bài hát Quốc ca là bài hát Nghi lễ của Nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.

 - Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam.

 - Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trafng khi dự lễ chào cờ và khi hát Quốc ca.

II. Chuẩn bị:

 - Hát chuẩn xác bài hát Quốc ca.

 - Nhạc cụ gõ, đàn.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc khối lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	 Thứ tư ngày 09 tháng 9 năm 2009
Tiết 1
 Học hát bài: Quốc ca Việt Nam
 (Nhạc và lời: Văn Cao)
I. Mục tiêu:]
 - Học sinh hiểu bài hát Quốc ca là bài hát Nghi lễ của Nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
 - Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam.
 - Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trafng khi dự lễ chào cờ và khi hát Quốc ca.
II. Chuẩn bị:
 - Hát chuẩn xác bài hát Quốc ca.
 - Nhạc cụ gõ, đàn.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:(2’)
- Khởi động.
- Giới thiệu bài học.
II.Nội dung hoạt động:(30’)
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Quốc ca.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
III.Củng cố - Dặn dũ:
- Giới thiệu và nêu yêu cầu bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Giới thiệu bài: Bài Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác từ năm 1944, được tác giả đặt tên là Tiến quân ca. Bài hát đã kêu gọi, thúc dục nhân dân Việt Nam anh dũng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp. Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá 1, bài hát này đã được Bác Hồ đề nghị chọn làm Quốc ca Việt Nam.
- Giáo viên hát mẫu 2 lần.
- Đọc lời ca: hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo từng câu ngắn
- Giải thích từ khó: Sa trường (Chiến trường).
- Dạy hát từng câu: Mỗi câu cho học sinh hát từ 2-->3 lần để học sinh dễ thuộc lời và giai điệu bài hát. Chú ý trong bài có những chỗ ngân hoặc nghỉ 3 phách, chú ý những chỗ có dấu chấm dôi.
- Cho học sinh hát nhiều lần dưới nhiều hình thức. 
- Sửa sai nếu học sinh thực hiện chưa đúng.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Quốc ca được hát khi nào?
+ Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam?
+ Khi chào cờ và khi hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- Cho học sinh hát lại bài hát .
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn.
- Hát theo hướng dẫn của giáo viên.
 + Cả lớp.
 + Nhóm, dãy. 
- Chú ý: hát to, rõ lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chú ý.
Tuần 2 	 Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
Tiết 2
- Học hát bài: Quốc ca Việt Nam
 (Nhạc và lời: Văn Cao)
I. Mục tiêu:]
 - Học sinh hát đúng giai điệu bài Quốc ca Việt Nam lời 2.
 - Hướng dẫn cho học sinh chỗ lấy hơi, hát mạnh mẽ, nghiêm trang.
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, tình yêu đất nước.
II. Chuẩn bị:
 - Hát chuẩn xác bài hát.
 - Nhạc cụ gõ.
 - Đàn.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh ôn lại lời 1 bài Quốc ca, hỏi học sinh tên bài hát và tên tác giả sáng tác bài hát.
3. Bài mới: 
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:(2’)
- Khởi động.
- Giới thiệu bài học.
II.Nội dung hoạt động:(30’)
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Quốc ca.
Hoạt động 2: Tập hát chào cờ.
III.Củng cố - Dặn dũ:(3’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Giáo viên cho học sinh hát lại bài Quốc ca Việt Nam 1 lần.
- Giáo viên hát mẫu từ 2 lần.
- Đọc lời ca: hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo từng câu ngắn. Giáo viên có thể đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc theo hướng dẫn, học sinh đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép hoc sinh dễ thuộc lời hơn.
- Giải thích từ khó: Lầm than, Gông xích, Căm hờn.
- Dạy hát từng câu: Mỗi câu cho học sinh hát từ 2-->3 lần để học sinh dễ thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Cho học sinh hát cả hai lời. Hướng dẫn học sinh lấy hơi trước khi vào mỗi câu hát.
- Cho học sinh hát nhiều lần dưới nhiều hình thức. 
- Sửa sai nếu học sinh thực hiện chưa đúng.
- Giáo viên đề nghị học sinh trình bày bài hát ở tư thế đứng nghiêm trang, nhắc các em hát to, rõ lời.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát Quốc ca.
 - Cho học sinh thực hiện nhiều lần dưới nhiều hình thức. 
- Cho học sinh tập hát chào cờ 1 lần.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn.
- Cả lớp thực hiện
- Hát theo hướng dẫn của giáo viên.
 + Cả lớp.
 + Nhóm, dãy. 
- Chú ý: hát to, rõ lời.
- Cả lớp thực hiện theo yờu cầu của giỏo viờn.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chú ý.
Tuần 3 	Thứ 4 ngày 24 tháng 9 năm 2008
Tiết 3
Học hát bài: Bài ca đi học
(Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
I. Mục tiêu:
 - Hát thuộc lời 1.
 - Biết bài hát của nhạc sĩ Phan Trần Bảng.
 - Giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị:
 - Hát chuẩn xác bài hát.
 - Nhạc cụ đệm, gõ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:(2’)
- Khởi động.
- Giới thiệu bài học.
II.Nội dung hoạt động:(30’)
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Bài ca đi học.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
III.Phần kết thúc:(3’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Giới thiệu bài: Bài ca đi học là 1 ca khúc ngắn gọn, trong sáng, nói lên niềm vui của các em bé ngày ngày được tới trường trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. 
- Giáo viên hát mẫu từ 2 --> 3 lần.
- Đọc lời ca: hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo từng câu ngắn. Giáo viên có thể đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc theo hướng dẫn, học sinh đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép lời hoc sinh dễ thuộc lời hơn.
C1. Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
C2. Đàn bướm phới phới lướt trên cành hoa rung rinh.
C3. Bầy chim xinh xinh hót vang lùm cây xanh xanh.
C4 Chào đón chúng em mau bước nhanh chân tới trường.
- Dạy hát từng câu: Mỗi câu cho học sinh hát từ 2-->3 lần để học sinh dễ thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Chú ý: Dạy xong câu 3 cho học sinh hát lại câu 1 để học sinh nhận ra sự giống nhau trong giai điệu của 2 câu hát 1 và 3. Và sự giống nhau về tiết tấu của 4 câu hát.
- Cho học sinh hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Sửa sai nếu học sinh thực hiện chưa đúng.
- Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo phách.
Bình minh dâng lên ánh
x x x
trên giọt sương long lanh
x x x x
- Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu.
 Bình minh dâng lên ánh
 x x x x x 
trên giọt sương long lanh
 x x x x x 
- Cho học sinh thực hiện nhiều lần. 
- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn.
- Hát theo hướng dẫn của giáo viên.
 + Cả lớp.
 + Nhóm, dãy. 
- Chú ý: hát to, rõ lời.
- Hát và gõ đệm theo phách.
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu.
- Học sinh thực hiện.
 + Cả lớp.
 + Nhóm, dãy.
 + Cá nhân. 
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chú ý.
Tuần 4 	Thứ 4 ngày 1 tháng 10 năm 2008
Tiết 4
Học hát bài: Bài ca đi học
(Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
I. Mục tiêu:
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca 1 bài hát hánh khúc tươi vui.
 - Biết hát bằng cách hát hoà giọng, hát đối đáp và hát nối tiếp.
 - Giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị:
 - Hát chuẩn xác bài hát.
 - Nhạc cụ đệm, gõ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Nội Dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:(2’)
- Khởi động.
- Giới thiệu bài học.
II.Nội dung hoạt động:(30’)
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Bài ca đi học.
Hoạt động 2: Tập trình bày và vận động phụ hoạ cho bài hát.
III.Phần kết thúc:(3’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Cho học sinh thực hiện lại bài hát (lời 1) 1 lần.
- Giáo viên hát mẫu từ 2 --> 3 lần.
- Đọc lời ca: hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo từng câu ngắn. Giáo viên có thể đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc theo hướng dẫn, học sinh đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép lời hoc sinh dễ thuộc lời hơn.
C5. Trường em xa xa lướt sau hàng cây cao cao.
C6. Ngày tháng tới đã thắm bao tình em thương yêu.
C7. Đùa nô tung tăng nắm tay cùng vui ca vang.
C8. Nhịp bươc bước nhanh cô giáo đón em tới trường.
- Dạy hát từng câu: Mỗi câu cho học sinh hát từ 2-->3 lần để học sinh dễ thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Cho học sinh hát cả 2 lời của bài hát.
- Hướng dẫn học sinh cách hát đối đáp. Chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát 1 câu đối đáp nhau.
- Hướng dẫn học sinh hát nối tiếp.
- Cho học sinh hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Sửa sai nếu học sinh thực hiện chưa đúng.
- Yêu cầu học sinh hát và thể hiện tình cảm của bài hát.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từng động tác.
- Cho học sinh thực hiện dưới nhiều hình thức.
- Mời học sinh lên hát và vận động phụ hoạ.
- Nhận xét.
- Cho học sinh hát lại bài kết hợp gõ đệm theo phách.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh thực hiện.
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn.
- Học sinh thực hiện.
- Hát đối đáp theo hướng dẫn.
- Học sinh thực hiện.
- Hát theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Cả lớp.
+ Nhóm, dãy.
- Chú ý: hát to, rõ lời.
- Học sinh thực hiện.
- Chú ý nghe hướng dẫn và thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
+ Cả lớp.
+ Nhóm, dãy.
- Cá nhân lên bảng biểu diễn. 
Tuần 5 	Thứ 4 ngày 8 tháng 10 năm 2008
Tiết 5
Học hát bài: Đếm sao
(Nhạc và lời:Văn Chung) 
I. Mục tiêu:]
 - Học sinh biết tính chất nhịp nhàng của nhịp 3 qua bài Đếm sao.
 - Hát đúng và thuộc bài, thực hiện một vài động tác múa phụ hoạ.
 - Giáo dục học sinh tình cảm yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
 - Hát chuẩn xác bài hát.
 - Nhạc cụ đệm, gõ.
 - Một vài động tác múa phụ hoạ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
 2. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh hát lại bài Bài ca đi học 1 lần. Kiểm tra từ 3 đến 5 học sinh.
3. Bài mới: 
Nội dung dạy h
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Đếm sao.
- Giới thiệu bài: Dựa theo trò chơi của trẻ em trong dân gian nhạc sĩ Văn Chung đã viết bài hát Đếm sao. Với giai diệu du dương, lời ca giản dị, trong sáng như bức tranh vẽ lên cuộc sống thanh bì ... Hát theo hướng dẫn của giáo viên.
 + Cả lớp.
 + Nhóm, dãy. 
- Học sinh thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Thực hiện dưới nhiều hình thức:
 + Cả lớp. 
 + Nhóm, dãy.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chú ý.
Tuần 15	 Thứ 4 ngày 17 tháng 12 năm 2008
Tiết 15
 - Học hát bài: Ngày mùa vui
 - Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc 
I. Mục tiêu:
 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 của bài hát.
 - Học sinh nhận biết một và nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.
 - Giáo dục học sinh thêm yêu làn điệu dân ca và nhạc cụ dân tộc.
II. Chuẩn bị:
 - Hát chuẩn xác bài hát.
 - Nhạc cụ đệm, gõ.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Nội dung bài hát
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:(2’)
- Khởi động.
- Giới thiệu bài học.
II.Nội dung hoạt động:(30’)
Hoạt động 1: Dạy lời 2 bài hát: Ngày mùa vui.
Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
III.Phần kết thúc:(2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả.
- Cho học sinh hát lại bài 1 lần. 
- Giáo viên hát mẫu từ 2lần.
- Đọc lời ca: hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo từng câu ngắn. Giáo viên có thể đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc theo hướng dẫn, học sinh đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép lời hoc sinh dễ thuộc lời hơn. 
C1. Nhịp nhàng............reo cười
C2. Ai ghánh ...........thóc vàng
C3. Hội mùa .........yêu thương
C4. Ngày mùa............vui hơn.
- Dạy hát từng câu: Mỗi câu cho học sinh hát từ 2-->3 lần để học sinh dễ thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Cho học sinh luyên tập nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Sửa sai nếu học sinh thực hiện chưa đúng.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh và thuyết trình:
+ Đàn bầu: Là đàn chỉ có một dây, nó còn có tên là độc huyền cầm. Âm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót.
+ Đàn nguyệt (còn gọi là đàn kìm): Cây đàn có thân đàn hình tròn, giống như mặt trăng tròn nên được goị là đàn nguyệt. Đàn nguyệt có 2 dây.
+ Đàn tranh(còn gọi là đàn thập lục): Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là đàn thập lục. Đàn tranh có âm thanh trong trẻo, tươi vui, được dùng để hoa tấu trông các dàn nhạc dân tộc hoặc đêm cho ngâm thơ, hát.
- Giáo viên hỏi lại học sinh về tên các loại đàn trong tranh.
- Cho học sinh hát lại bài kết hợp gõ đệm theo phách.
- Nhận xét giờ học – Dặn học sinh về nhà học bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả.
- Học sinh thực hiện.
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn.
- Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên.
 + Cả lớp.
 + Nhóm, dãy. 
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chú ý.
Tuần 16	 Thứ 4 ngày 24 tháng 12 năm 2008
 Tiết 16
- Kể chuyện âm nhạc
- Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết câu chuyện cá heo với âm nhạc. Câu chuyện không chỉ nói lên vai trò của âm nhạc trong cuộc sống mà còn cung cấp cho các em những hiêủ biết về loài cá heo, đây là loài cá thông minh và thân thiện với con người.
 - Học sinh bắt đầu làm quen với tên 7 nốt nhạc. Cần làm cho các em thấy sự đơn giản của 7 nốt nhạc trong lần tiếp xúc đầu tiên.
II. Chuẩn bị:
 - Đọc kỹ câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
 - Tập chỉ nốt nhạc trên lòng bàn tay cho thuần thục. 
III. Hoạt động dạy và học:
 1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:(2’)
- Khởi động.
- Giới thiệu bài học.
II.Nội dung hoạt động:(30’)
Hoạt động 1: Kể chuyện Cá heo với âm nhạc.
Hoạt động 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
III.Phần kết thúc:(2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Giáo viên đọc chậm và diễn cảm câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
- Cho học sinh xem ảnh của Cá heo.
- Giáo viên giới thiệu: Cá heo là loài cá sống ở ngoài biển khơi, chúng có trọng lượng khá lớn nhưng lại khá hiền lành và thông minh. Trong các loài cá, cá heo là loài cá thông minh nhất. Chúng khá thân thiện với con người, đã có nhiều câu chuyện kể về cá heo giúp những người bị nạn trên biển. Con người đã nghiên cứu và nhận thấy những khả năng đặc biệt của loài cá heo. 
- Nêu câu hỏi cho học sinh trả lời sau khi nghe xong câu chuyện: 
 + Các thuỷ thủ đã làm những gi để cứu đàn Cá heo?
 + Điều gì khiến đàn cá heo bơi theo con tàu ra biển?
- Cho học sinh đọc lại câu chuyện và nhắc lại cho học sinh nhớ nhạc sĩ Mô-da một danh nhân âm nhạc thế giới.
a) Trò chơi “Bảy anh em”: Giáo viên chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si. Giáo viên gọi tên nốt nào em mang tên nốt đó phải nói “có” và nói tiếp” Tên tôi là...” Ai nói sai là thua cuộc.
b) Trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”.
- Giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay.
- Luyện tập ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. Trong tiết này, các em học vị trí 5 nốt Đô- Rê- Mi- Pha- Son. Giáo viên cho học sinh tậơp viết vào vở.
- Nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về nhà học bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh xem ảnh cá heo.
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc lại câu chuyện.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn.
- Học sinh chú ý.
- Học sinh tập viết vào vở và ghi nhớ tên cac nốt nhạc.
- Học sinh chú ý.
.
Kể chuyện âm nhạc
Cá heo với âm nhạc
 ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngày càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ bị chết vì băng giá.
 Làm thế nào để cứu chúng bây giờ? Tàu phá băng được phái đến. Tàu làm việc liên tục nhưng kết quả không được là bao. Những tảng băng bị phá lại nhanh chóng liền lại vì trời quá lạnh. Tàu đành phải quay về. Những người ở đây thay nhau quốc những tảng băng để cố giữ lại diện tích nước cho đàn cá bơi lội vì chúng không thể sống trong nước đóng băng, cứ chừng vài phút lại phải nhô lên khỏi mặt nước để thở. Chúng chậm chạp dần và một số con yếu sức đã bị chết. Giữa lúc này, tàu phá băng quay trở lại sau khi được máy bay thăm dò dẫn đi theo một con đường hợp lý nhất. Tàu đã vào được với đàn cá và đang loay hoay tìm cách dẫn chúng đi ra biển cả. Đàn cá bơi, quẫy, ríu rít... nhưng nhất định không chịu bơi theo con kênh do tàu phá băng dẫn ra biển.
 Lúng túng mãi, mọi người tưởng như đành bó tay thì một thủy thủ nhớ ra rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc và giữa biển khơi mênh mông trắng toát của vùng Bắc cực, tiếng nhạc vút lên như lay động không gian bao la.
 Sự căng thẳng của mọi người như tan biến hết và đàn cá cũng như reo vui với tiếng nhạc. Đủ các loại nhạc vui, buồn được phát ra nhưng chỉ khi nghe nhạc cổ điển, nhất là khi nghe những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki thì đàn cá tỏ ra rất thích thú. Tiếng nhạc đã làm cho đàn cá heo say mê bơi theo con tàu ra biển, thoát khỏi vùng băng giá nguy hiểm.
Tuần 17	 Thứ 4 ngày 31 tháng 12 năm 2008
Tiết17
Ôn tập 3 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết,
Con chim non, Ngày mùa vui.
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết biểu diễn thành thạo 3 bài hát, hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
 - Học sinh tự tin biểu diễn trước lớp.
 - Thực hiện trò chơi ”Tìm tên bài hát”
II. Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ đệm, gõ.
 - Tập bài hát lớp 2.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành kiểm tra trong giờ ôn.
 3. Bài mới: 
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:(2’)
- Khởi động.
- Giới thiệu bài học.
II.Nội dung hoạt động:(30’)
Hoạt động 1: Ôn bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
Hoạt động 2: Ôn bài hát: Con chim non.
Hoạt động 3: Ôn bài hát: Ngày mùa vui.
III.Phần kết thúc:(2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Cho học sinh hát lại bài 1 lần.
- Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức.
+ Bắt giọng cho học sinh hát.
+ Đệm đàn cho học sinh hát.
+ Cho học sinh hát và gõ đệm.
- Cho học sinh thực hiện hát kết hợp vận động nhịp nhàng.
- Giáo viên nhận xét.
- Cho cả lớp hát lại bài một lần.
- Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức.
+ Bắt giọng cho học sinh hát.
+ Đệm đàn cho học sinh hát.
+ Cho học sinh hát và gõ đệm.
- Cho học sinh thực hiên dưới 
nhiều hình thức.
- Giáo viên nhận xét.
- Cho học sinh ôn tương tự như trên.
- Cho học sinh thực hiện trò chơi.
 a) Gíao viên hát bằng 1 nguyên âm, một giai điệu sau đó đoán ra đó là bài hát nào trong số 3 bài hát.
 b) Gõ tiết tấu theo bài hát để học sinh đoán tên bài hát.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại các bài hát vừa tập.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Ghi bài.
- Cả lớp thực hiện.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Hát không có nhạc.
+ Hát theo nhạc đệm.
+ Hát kết hợp gõ đệm.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
 + Cả lớp.
- Cả lớp thực hiện.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Hát không có nhạc.
+ Hát theo nhạc đệm.
+ Hát kết hợp gõ đệm.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
 + Cả lớp.
 + Nhóm, dãy.
- Học sinh ôn tương tự như trên.
- Học sinh chú ý đoán tên bài hát.
Tuần 18 Thứ 4 ngày 7 tháng 1 năm 2009
Tiết 18
Tập biểu diễn các bài hát đã học
I. Mục tiêu:
 - Học sinh hát thuộc lời, đúng giai điệu các bài hát đã học và mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp.
II. Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ đệm, gõ.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. ổn định lớp: Nhắc học sinh ngồi học ngay ngắn.
 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành kiểm tra trong giờ học
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động : Tập biểu diễn các bài đã học
- Cho học sinh ôn lại các bài hát đã học.
- Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên chỉ định 3-->5 em làm ban giám khảo. Tổ chức lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 5-->7 em lên biểu diễn diễn trước lớp lần lượt các bài hát.
- Giáo viên động viên các nhóm hát đúng và đều giọng, biểu diễn đẹp thì yêu cầu ban giám khảo cộng điểm.
- Đề nghị ban giám khảo công bố điểm của các nhóm.
- Học sinh thực hiện. 
- Hát và gõ đệm. 
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Các nhóm biểu diễn.
- Ban giám khảo công bố điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà ôn lại các bài hát vừa tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an am nhac khoi 3.doc