GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP: 5.
TIẾT THỨ: 01. TUẦN: 1.
BÀI DẠY: ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
I/ MỤC TIÊU: HS nhớ lại và hát đúng giai điệu và lời ca các bài hát đã học:Quốc ca Việt Nam, Em yêu hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn và nhạc cụ gõ.
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP: 5. TIẾT THỨ: 01. TUẦN: 1. BÀI DẠY: ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC. Ngày soạn: 22 - 8 - 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS nhớ lại và hát đúng giai điệu và lời ca các bài hát đã học:Quốc ca Việt Nam, Em yêu hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II/ CHUẨN BỊ : Đàn và nhạc cụ gõ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1/ Hoạt động 1: Ôn tập một số bài hát đã học. Em hãy kể tên các bài hát đã học ở lớp 4 ?. a/ Quốc ca Việt Nam. - GV hỏi: Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam?. - GV đệm đàn cả lớp đứng nghiêm hát bài Quốc ca Việt Nam. b/ Em yêu hòa bình. - Ai là tác giả bài Em yêu hòa bình?. - GV đệm đàn cả lớp hát bài Em yêu hòa bình và kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Từng tổ trình bày bài Em yêu hòa bình, GV đánh giá. c/ Chúc mừng. - Bài Chúc mừng là nhạc nước nào ?. - GV chia lớp làm hai nửa, 1 nửa hát, nửa kia gõ đệm theo phách, sau đó đổi lại phần trình bày. - GV điều khiển trình bày bài Chúc mừng, GV đánh giá. d/ Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Ai là tác giả bài Thiếu nhi thế giới liên hoan ?. - GV hướng dẫn cả lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp gõ đệm: Đoạn 1 theo phách, đoạn 2 theo tiết tấu lời ca. - Từng tổ trình bày bài Thiếu nhi thế giới liên hoan, GV đánh giá. - GV viên tổng kết phần trình bày 3 bài hát của các tổ. Đánh giá, khen ngợi và động viên HS cố gắng học tập. 2/ Hoạt động 2: Củng cố dặn dò. - GV cho cả lớp hát bài Em yêu hòa bình kết hợp gõ đệm theo phách. - Dặn dò HS xem và đọc trước bài Reo vang bình minh. - Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe, Trên ngựa ta phi nhanh; Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả, Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo, Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan. - HS trả lời nhạc sĩ Văn Cao. - HS hát Quốc ca. - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - HS thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Nhạc Nga, lời Việt Hoàng Lân. - HS thực hiện. - Tổ thực hiện. - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - HS thực hiện - Tổ thực hiện. - HS theo dõi. - HS thực hiện. GIÁO MÔN HÁT NHẠC. LỚP 5 . TIẾT THỨ 2. TUẦN 2. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI REO VANG BÌNH MINH. ( Lưu Hữu Phước) . Ngày soạn :29 - 8 - 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC . I/ MỤC TIÊU: Hát đúng giai điệu và lời ca. Ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 3 phách. Biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. HS cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát. G/Dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. II/ CHUẨN BỊ : Đàn, nhạc cụ gõ, hát chuẩn xác bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát. + GV giới thiệu bài, tác giả, tác phẩm. ( Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) quê ở huyện Ô Môn (Cần Thơ). Là 1 trong số các nhạc sĩ nổi tiếng ở nước ta.Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho nền âm nhạc CMVN.Ông có những bài ca xuất sắc có giá trị: Lên đàng, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam...Bài hát Reo vang bình minh được ông sáng tác năm 1947.Để ghi nhớ công ơn của ông tại thành phố Cần Thơ có công viên Lưu Hữu Phước, ở huyện Ô Môn có trường trung học mang tên ông). - GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu. - GV dạy HS hát từng câu ngắn. Đàn giai điệu mỗi câu 2-3 lần. Bắt nhịp (1-2) để HS hát hòa theo. Lấy hơi ở đầu câu. - HS khá hát mẫu. - Cả lớp hát GV lắng nghe phát hiện chỗ sai để hướng dẫn lại. - Sau khi tập xong 4 câu của đoạn 1 cho HS hát nhiều lần GV lưu ý những tiếng ngân dài 3 phách để sửa sai ( Nếu có). - Tiếp tục tập đoạn 2 cho HS tương tự như đoạn 1. - Cho HS hát cả bài, tiếp tục hướng dẫn sửa những chổ hát còn chưa đạt, những tiếng hát luyến và ngân dài 3 phách. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động. - Cho HS kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp (phách ) 1 lần. - HS vận động theo nhạc: Tư thế đứng 2 tay chống ngang hông, đầu nghiêng sang trái hoặc sang phải, cũng có lúc cầm tay nhau rung nhẹ về phía trước và phía sau, chân nhún nhịp nhàng. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò . - Bài hát vừa học có hình ảnh nào em thấy quen thuộc?. - Em thích câu hát nào, hình nào trong bài ?. - Giai điệu của bài hát như thế nào ?. - Nội dung bài hát diễn tả điều gì ?. (tả phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ, âm thanh lôi cuốn, hấp dẫn). - Em biết bài hát nào nói về phong cảnh buổi sáng hoặc thiên nhiên nói chung ?. (Gà gáy, Bài ca đi học ...). - Cho cả lớp hát lại bài một lần kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Về nhà hát thuộc bài hát, xem trước tiết học sau. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - 1-2 HS thực hiện. - HS thực hiện. - 2 HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS hát và sửa sai. - HS thực hiện. - HS thực hiện, sửa sai. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trả lời . - HS thực hiện. - HS ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 5. TIẾT THỨ 3. TUẦN 3. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH. TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 1. Ngày soạn: 05 - 9 - 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC . I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Reo vang bình minh. Tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca hoặc hát kết hợp vận động phụ họa. HS thể hiện đúng độ cao, trường độ bài TĐN số 1. Đọc ghép lời kết hợp gõ phách. II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan, bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2/ Phần hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh. + GV đệm đàn cho HS hát lại bài hát 1 lần. (sửa sai nếu có). * Chú ý sắc, thái tình cảm ở “đoạn a”: vui tươi, rộn ràng. Hát gọn tiếng, rõ lời, lấy hơi đúng chỗ. Đoạn b thể hiện tính chất sinh động, linh hoạt. Hát nẫy, gọn, âm thanh trong sáng. * Tập hát có lĩnh xướng và đồng ca. - Đoạn 1: Từ đầu...........sáng ngập hồn ta. (1 em hát). - Đoạn 2: Phần còn lại. (Nhiều em hát). * Tập hát có đối đáp. GV chia lớp thành 2 đội. (đội 1 hát đội 2 gõ đệm theo phách và ngược lại). - Đội 1: “Reo ......hoa lá”. - Đội 2: “ Cây .....hồn ta”. - Đội 1: “Líu líu......tươi sáng”. - Đội 2: “ La lá .....muôn năm”. 2/ Nội dung 2: Học bài TĐN số 1. ( Cùng vui chơi ). - Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? Mấy câu? - HS nói tên nốt ở khuông thứ 1. - GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đọc tên nốt nhạc. + Luyện tập cao độ. HS nêu tên nốt từ thấp đến cao. - HS đọc 4 nốt nhạc theo cách xuôi, ngược vài lần. GV đệm đàn. - GV qui định đọc các nốt Đồ-Rê-Mi-Rê-Đồ, rồi đệm đàn để HS đọc hòa theo. + Luyện tập tiết tấu: GV gõ tiết tấu và làm mẫu. Đơn đơn đơn đơn đen đen đơn đơn đơn đơn trắng. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - HDẫn HS đọc bài TĐN số 1 (tốc độ chậm). GV đàn từng câu nhiều lần, HS nghe rồi đọc lại đúng tên nốt, đúng độ cao. - Sau khi đọc thành thục, cho HS đọc cả bài và ghép lời. + Đồ/ rê mi/ mi mi/ mi/ , đồ/ rê mi/ mi mi/. Đồ/ rê mi/ mi mi/ son/, đồ/ rê mi/ rê đồ/. - GV chia lớp thành 2 dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1dãy ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách, rồi ngược lại. GVđệm đàn và bắt nhịp. - GV cho 1 HS đọc nhạc, 1 HS hát lời. - Cả lớp hát lời và gõ đệm theo phách. 3/ Phần kết thúc. GV HDẫn HS tập chép bài TĐN số 1. - GV cho cả lớp hát lại bài Reo vang bình minh. + GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem trước tiết học sau. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện theo đội. HS trả lời. - Nhịp , có 8 nhịp, 2 câu. - 1-2 HS xung phong. - Cả lớp thực hiện. - HS trả lời. - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS thực hiện. Theo phách. Theo tiết tấu. - HS lắng nghe, đọc theo. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS thực hiện - HS lắng nghe và thực hiện. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 5. TIẾT THỨ: 4. TUẦN : 4. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH. Nhạc và lời: Huy Trân. Ngày soạn : 12 - 9 - 2009 Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC I/ MỤC TIÊU: Hát đúng giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. Lưu ý các chỗ đảo phách thể hiện cho chính xác. Qua bài hát GD cho các em yêu cuộc sống hòa bình. II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, nhạc cụ gõ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học. + Bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh nói lên ước mơ của tuổi thiếu nhi, đó là cuộc sống trong thế giới yên vui, hạnh phúc, không có bạo lực, chiến tranh. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Huy Trân. 2/ Phần hoạt động: a/ Hoạt động 1: Học hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. + GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. - Dạy cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích. Chú ý phân chia câu hát để HS biết lấy hơi đúng chỗ. Sau những từ “đen tối, màu xanh, câu trắng, trời xanh, la la”. Trong khi HS tập hát GV lắng nghe và sửa sai cho các em. b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách. Hãy xua tan những mây mù đen tối. x x x x x x x x x x x x + Cho HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1), và theo phách (đoạn 2). - Cho HS trình bày bài hát theo hình thức tốp ca. 3/ Phần kết thúc. - Hãy kể tên những bài hát về chủ đề hoà bình mà em biết? “Bầu trời xanh của Nguyễn Văn Quỳ, Hoà bình cho bé của Huy Trân; Trái đất này của chúng em của Trương Quang Lục-Định Hải; Chúng em cần hoà bình của Hoàng Lân-H-Lân”. - Bài hát Bầu trời xanh được hát với giai điệu như thế nào? - Bài hát giáo dục các em điều gì? - HS lắng nghe và nắm nội dung bài hát. - HS lắng nghe. - HS đọc lời ca. - HS hát theo h/dân của GV. Chú ý ngân đúng những tiếng dài 2 phách rưỡi, nghỉ hơi bằng dấu lặng đơn. - GV làm mẫu cho HS xem. - HS thực hiện theo h/dẫn của GV, gõ đệm theo nhịp, theo phách. - HS thực hiện. - Hát theo hình thức tốp ca. - HS kể tên bài hát. - Nhịp đi mạnh mẽ. - Biết yêu cuộc sống hoà bình. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC LỚP: 5. TIẾT THỨ: 5. TUẦN: 5. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH. TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2. Ngày soạn: 19 - 9 - 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC . I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 2. Tập đọc nhạc, ghép lời và kết hợp gõ phách. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Orga ... ơng của Vũ Đình Ân, Tiếng ve gọi hè của Trịnh Công Sơn....). - Về nhà tập hát thuộc lời và tìm động tác phụ họa cho bài hát. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 31. TUẦN: 31. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ. NGHE NHẠC. Ngày soạn: 11 - 04 - 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát. Tập trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. - HS nghe nhạc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Đàn và hát chuẩn xác bài Dàn đồng ca mùa hạ. Đàn Organ, thanh phách, song loan, động tác phụ họa cho bài Dàn đồng ca mùa hạ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Phần mở đầu. GV giới thiệu nội dung tiết học. 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. - GV đệm đàn cho HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ kết hợp gõ đệm theo nhịp. Sửa những chỗ hát sai, thể hiện sự rộn ràng, trong sáng của bài hát. - GV động viên HS xung phong trình bày bài hát theo hình thức song ca, đơn ca. GV hướng dẫn điều chỉnh những chỗ hát chưa chính xác. - Hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca như sau: * Nhóm 1: Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát. * Nhóm 2: Bè trầm hòa bè cao trong màn xanh lá dày. * Nhóm 1: Tiếng ve ngân trong veo, đung đưa rặng tre ngà. * Nhóm 2: Lời dịu dàng thương yêu mang bao niềm tha thiết. Lĩnh xướng: Lời ve ngân.............vào nền mây biếc xanh. Đồng ca: Dàn đông ca................. ve ve ve ve ve. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV khuyến khích HS tự chọn nhóm biểu diễn bài hát. b/ Nội dung 2: Nghe nhạc. Em đi giữa biển vàng. - GV giới thiệu bài hát Em đi giữa biển vàng là 1 trong số 50 ca khúc hay nhất thế kỉ 20 của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ từ bài thơ của tác giả Nguyễn Đăng Khoa. Bài hát có giai điệu mềm mại, uyển chuyển, miêu tả rất sinh động về hình ảnh thanh bình, tươi đẹp của đồng lúa quê hương. - GV đệm đàn và hát cho HS nghe lần thứ nhất. - Trong bài hát có những hình ảnh nào đẹp? - Em có nhận xét gì về bài hát trên? - Cho HS nghe lần 2, có thể hát hòa theo vận động theo nhạc. 3/ Phần kết thúc: - HS trình bày bài hát Dàn đồng ca mùa hạ có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. - Dặn HS đọc bài đọc thêm trong SGK. - Về nhà xem lại 2 bài hát: Tre ngà bên lăng Bác, Màu xanh quê hương, TĐN số 6 để tiết sau ôn tập và kiểm tra. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS trình bày. - HS thực hiện. - HS hát kết hợp vận động. - HS trình bày theo nhóm. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS nghe bài hát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS nghe nhạc, hoạt động. - HS trình bày. - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP 5. TIẾT THỨ :32. TUẦN 32. BÀI DẠY: HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN. HOA CHĂM PA. (Bài hát Lào). Ngày soạn: 18 – 4 – 2009. Người soạn : TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu bài hát tự chọn. Các em có thêm hiểu biết về những bài hát của địa phương, Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. Đây là bài hát mới của nước bạn trong khu vực Đông Nam Á. II/ CHUẨN BỊ: Bản đồ thế giới. Bảng phụ chép lời của bài hát. Đàn , nhạc cụ gõ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát. GV giới thiệu tên , xuất xứ của bài hát. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. HS đọc lời ca. NỘI DUNG: Bài hát ca ngợi vẻ đẹp nên thơ quyến rũ của hoa Chăm pa có màu sắc tươi đẹp, hương thơm ngào ngạt. Nét nhạc nhịp nhàng tha thiết triều mến. -Bài hát gồm có 2 lời. Mỗi lời gồm có 4 câu. Trong mỗi lời có nhiều chỗ hát ngân dài bằng 5 phách.(tức là 1 nốt trắng + nốt đen). Đó là những tiếng: Ơi, trời, lối,ơi, rồi, tôi, đời. ( ở lời 1). Pa, vời, tôi, pa, mời, tôi, đời. ( ở lời 2 ). Để cho HS hát đúng GV cần đếm số đếm 2,3,4,5 cuối mỗi tiếng đó. GV tập cho HS hát từng câu theo lối móc xích cho hết lời 1. HS dựa trên lời 1 để hát lời 2. 2/ Hoạt động 2: Luyện tập. * Cho HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc theo nhịp. - GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy sau đó GV bắt nhịp cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách. - HS hát theo tổ theo nhóm hoặc theo dãy kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách. - HS hát cá nhân kết hợp vận động theo nhạc hoặc kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách. - GV lắng nghe và sửa sai cho các em, có thể hát theo để điều chỉnh. 3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? - Bài hát này của ai? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? + Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách. - Tiết sau ôn tập và kiểm tra nội dung như trong SGK . - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc lời ca theo tiết tấu. - HS ghi nhớ nội dung bài hát. - HS hát theo h/dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách. - HS hát theo tổ, nhóm. - HS hát cá nhân kết hợp vận động hoặc gõ đệm. - HS sửa sai. - HS trả lời. Hoa chăm pa. - Bài hát Lào. - Nhịp nhàng, tha thiết. - Vẻ đẹp và hương thơm của Hoa chăm pa ở nước Lào. - Cả lớp thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP : 5. TIẾT THỨ : 33. TUẦN : 33. BÀI DẠY: ÔN TẬP & KIỂM TRA 2 BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC; MÀU XANH QUÊ HƯƠNG; ÔN TẬP TĐN SỐ 2. Ngày soạn: 25 – 4 – 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ Mục tiêu: - HS học thuộc và hát đúng bài “ Tre ngà bên lăng Bác”, “ Màu xanh quê hương” . - Trình bày 2 bài hát theo nhóm hoặc cá nhân. - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 6 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2/4. II/ Chuẩn bị: Đàn và dụng cụ gõ. III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học. 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát. * Hoạt động 1: Ôn bài Tre ngà bên lăng Bác. - HS hát bài Tre ngà bên lăng Bác kết hợp gõ đệm theo phách. - Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc. + GV kiểm tra từng nhóm hát, cá nhân hát. GV nhận xét và cho điểm từng nhóm hoặc cá nhân. * Hoạt động 2: Ôn bài Màu xanh quê hương. - HS hát bài Màu xanh quê hương kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. + Cho HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Nhóm 1: Xanh xanh.............ai trồng hàng cây. - Nhóm 2: Đang lớn dần............tốt nơi đây. - Nhóm 1: Lung linh.............Mặt trời lên. - Nhóm 2: Cho cánh đồng...............tươi thêm. - Đồng ca: Rung rinh................tới trường. Lời 2 tương tự như lời 1. + GV kiểm tra từng nhóm hát, cá nhân hát. GV nhận xét và cho điểm từng nhóm hoặc cá nhân. b/ Nội dung 2: Ôn tập đọc nhạc số 6 (không kiểm tra). - GV đàn cho HS nghe bài TĐN số 6. - Cho cả lớp đọc xướng âm vài 3 lần, sau đó cho các em ghép lời đoạn trích trong bài hát Chú bộ đội. - HS đọc nhạc, hát lời và gõ phách, thể hiện đúng phách mạnh, phách nhẹ trong bài. 3/ Phần kết thúc. - GV dặn dò các em về nhà học thuộc 2 bài hát Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ và TĐN số 8 để tiết học sau kiểm tra. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS hát kết hợp vận động. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS hát kết hợp gõ đệm. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP : 5. TIẾT THỨ : 34. TUẦN : 34. BÀI DẠY: ÔN TẬP & KIỂM TRA 2 BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA; DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ; ÔN TẬP TĐN SỐ 2. Ngày soạn: 02 – 5 – 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: - HS hát đúng 2 bài hát “ Em vẫn nhớ trường xưa”, “ Dàn đồng ca mùa hạ” kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày 2 bài hát theo nhóm hoặc cá nhân. - HS đọc đúng tên nốt nhạc, hát đúng giai điệu và ghép lời bài TĐN số 8 . II/ CHUẨN BỊ: Đàn và dụng cụ gõ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học. 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát. * Hoạt động 1: Ôn bài Em vẫn nhớ trường xưa. - HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm theo phách. - Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc. + Cho HS hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. + Lĩnh xướng: Trường làng............vui êm đềm. - Nhóm 1: Tình quê hương gắn liền yêu thương. - Nhóm 2: Bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường. - Nhóm 1: Thầy cô em đã dạy cho em. - Nhóm 2: Yêu nước yêu quê và yêu gia đình. - Đồng ca: Tre xanh kia.........em vẫn nhớ trường xưa. + GV kiểm tra từng nhóm hát, tổ hát, cá nhân hát. GV nhận xét và cho điểm từng nhóm, tổ hoặc cá nhân. * Hoạt động 2: Ôn bài Dàn đồng ca mùa hạ. - HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ kết hợp gõ đệm theo nhịp. + Cho HS hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm - Nhóm 1: Chẳng nhìn thấy.......râm ran tiếng hát. - Nhóm 2: Bè trầm.............. lá dày.. - Nhóm 1: Tiếng ve ngân......... rặng tre ngà. - Nhóm 2: Lời dịu dàng.......... niềm tha thiết -Lĩnh xướng: Lời ve ngân...........mây biếc xanh. - Đồng ca: Dàn đồng ca.......... ve ve ve ve ve. + GV kiểm tra từng nhóm hát, cá nhân hát. GV nhận xét và cho điểm từng nhóm hoặc cá nhân. b/ Nội dung 2: Ôn tập đọc nhạc số 8 (không kiểm tra). - GV đàn cho HS nghe bài TĐN số 8. - Cho cả lớp đọc xướng âm vài 3 lần, sau đó cho các em ghép lời đoạn trích trong bài hát Mây chiều. - HS đọc nhạc, hát lời và gõ phách, thể hiện đúng 1 phách mạnh, 2 phách nhẹ của nhịp 3/4 trong bài. 3/ Phần kết thúc. - GV dặn dò các em về nhà học thuộc các bài hát đã học để tiết học sau tập biểu diễn các bài hát đã học. Mỗi nhóm 4-5 em chuẩn bị 1 bài đã học trong năm để tham gia biểu diễn. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS hát kết hợp vận động. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS hát kết hợp gõ đệm. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP : 5. TIẾT THỨ : 35. TUẦN : 35. BÀI DẠY: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT. Ngày soạn: 09 – 5 – 2009. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS được trình bày những bài hát đã học theo hình thứ tốp ca, tam ca, song ca, đơn ca. HS hát kết hợp vận động theo nhạc hoặc múa phụ họa. II/ CHUẨN BỊ: Đàn và dụng cụ gõ. Phân công các nhóm trình bày bài hát đã học. Chỉ định 1 HS dẫn chương trình. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Tập biểu diễn các bài hát. - GV phân công tiết mục (đã thông báo ở tiết học trước).
Tài liệu đính kèm: