Giáo án Âm nhạc lớp 5 - Trường TH Hồ Phước Hậu

Giáo án Âm nhạc lớp 5 - Trường TH Hồ Phước Hậu

 I/ Mục tiêu: HS ôn tập đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 và kết hợp gõ nhịp và đánh nhịp

 HS đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, qua đó các em biết một tài năng âm nhạc của dân tộc.

 II/ Chuẩn bị: Đàn, nhạc gõ, bảng phụ chép bài TĐN số3, số 4.

 III/ Các hoạt động dạy và học.

 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.

 2/ Hoạt động :

 a/ Nội dung 1: Ôn tập TĐN số 3, số 4

- Hoạt động 1: GV đệm đàn cho HS đọc và ghép lời bài TĐN số 3 đồng thời kết hợp gõ đệm theo phách. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.

- Hoạt động 2: Cho HS ôn bài TĐN số 4, ghép lời. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.

b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc.

- Hoạt động 1:GV kể câu chuyện nhạc sĩ Cao Văn Lầu cho HS nghe, đồng thời nêu một số câu hỏi về nội dung câu chuyện để HS trả lời.

+ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh năm nào? Tại đâu? ( 1892 – tại Gia Định )

+ Cậu bé Lầu được học chữ nho do ai dạy? (cha dạy )

+ Khi đến trường học chữ quốc ngữ do nhà nghèo nhưng với bản chất thông minh, ham học ông được cha gữi đến học với ông thầy đàn tên là gì? ( Nhạc Khị )

+Cậu bé Lầu dược học các môn học gì? ( đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca).

+ Trong đám bạn bè cùng học Cao Văn Lầu là người như thế nào? ( người học giỏi nhất, nổi tiếng là người hát hay đàn giỏi).

+ Lớn lên ông Lầu làm việc ở đâu? ( Ở Tòa sứ Bạc Liêu . tài tử ở đây).

+ Tác phẩm nổi tiếng của ông là bài hát gì & ra đời trong khoảng thời gian nào? ( bản Dạ cổ hoài lang, khoảng năm 1919-1920 ).

+ Theo nghệ sĩ Ba Du kể thì bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong hoan cảnh nào? (Trong khoảng thời gian 1919-1920 ở Huế lấy tên là Dạ cổ hoài lang).

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 5 - Trường TH Hồ Phước Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án môn: Hát- nhạc. Lớp 5. Tiết thứ 15. Tuần thứ 15.
 Bài dạy: ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. 
 Ngày soạn: 10- 12- 2006. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
 I/ Mục tiêu: HS ôn tập đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 và kết hợp gõ nhịp và đánh nhịp
 HS đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, qua đó các em biết một tài năng âm nhạc của dân tộc..
 II/ Chuẩn bị: Đàn, nhạc gõ, bảng phụ chép bài TĐN số3, số 4.
 III/ Các hoạt động dạy và học.
 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
 2/ Hoạt động :
 a/ Nội dung 1: Ôn tập TĐN số 3, số 4
Hoạt động 1: GV đệm đàn cho HS đọc và ghép lời bài TĐN số 3 đồng thời kết hợp gõ đệm theo phách. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.
Hoạt động 2: Cho HS ôn bài TĐN số 4, ghép lời. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.
b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc.
Hoạt động 1:GV kể câu chuyện nhạc sĩ Cao Văn Lầu cho HS nghe, đồng thời nêu một số câu hỏi về nội dung câu chuyện để HS trả lời.
+ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh năm nào? Tại đâu? ( 1892 – tại Gia Định )
+ Cậu bé Lầu được học chữ nho do ai dạy? (cha dạy )
+ Khi đến trường học chữ quốc ngữ do nhà nghèo nhưng với bản chất thông minh, ham học ông được cha gữi đến học với ông thầy đàn tên là gì? ( Nhạc Khị )
+Cậu bé Lầu dược học các môn học gì? ( đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca).
+ Trong đám bạn bè cùng học Cao Văn Lầu là người như thế nào? ( người học giỏi nhất, nổi tiếng là người hát hay đàn giỏi).
+ Lớn lên ông Lầu làm việc ở đâu? ( Ở Tòa sứ Bạc Liêu.. tài tử ở đây).
+ Tác phẩm nổi tiếng của ông là bài hát gì & ra đời trong khoảng thời gian nào? ( bản Dạ cổ hoài lang, khoảng năm 1919-1920 ).
+ Theo nghệ sĩ Ba Du kể thì bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong hoan cảnh nào? (Trong khoảng thời gian 1919-1920 ở Huếlấy tên là Dạ cổ hoài lang).
+ Bản Dạ cổ hoài lang có nhạc điệu như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? ( Có nhạc điệu buồnđược nâng lên thành nỗi đau chung của tất cả người dân Nam Bộ).
GV nêu thêm:Do vậy bài Dạ cổ hoài lang đã đi vào lịch sử dân tộcvô giá).
+ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu mất vào ngày tháng năm nào? (13- 8- 1976 )
Hoạt động 2: Cho HS nghe băng bài Dạ cổ hoài lang ( nếu có ).
GV có thể hát cho HS nghe.
3/ Phần kết thúc: Cho HS đọc lại 2 bài TĐN.
 Tiết sau học háy bài do địa phương tự chọn.
 _____________________________________________
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP 5.
 TIẾT THỨ :16. TUẦN 16.
 BÀI DẠY: HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN.
 ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO.
 Ngày soạn: 17 – 12 – 2006.
 Người soạn : TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
 I/ Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu bài hát tự chọn. Các em có thêm hiểu biết về những bài hát của địa phương,
 Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
 Đây là bài hát mới của nước bạn trong khu vực Đông Nam Á. Trong bài hát có áp dụng 1 số đảo phách cân phương, các em phải hát chuẩn xác những chỗ đó.
 II/ Chuẩn bị: Bản đồ thế giới. Bảng phụ chép lời của bài hát.
 Đàn , nhạc cụ gõ.
 III/ Các hoạt động dạy và học:
 1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
 GV giới thiệu tên , xuất xứ của bài hát.
 GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
 HS đọc lời ca.
 NỘI DUNG: Bài hát ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đất nước Ma-lai-xi-a. Nét nhạc tha thiết triều mến
 Không kém phần sôi nổi, linh hoạt.
 - Trong bài hát có áp dụng 1 số chỗ đảo phách cân phương, các em cần hát chuẩn xác những chỗ đó. Đảo phách là sự chuyển dịch trọng âm làm cho giai điệu tiết tấu sôi động hơn. Đảo phách cân phương này chúng ta thường gặp phải.
 -Bài hát gồm có 2 lời. Mỗi lời gồm có 4 câu.
 Trong mỗi lời có 3 chỗ ở cuối câu hát ngân dài bằng 1 nốt trắng chấm dôi hoặc ngân dài bằng nốt trắng và nghỉ 1 dấu lặng đen ( đều bằng 3 phách).
 Đó là những tiếng: Thơ, buồm , thơ. ( ở lời 1).
 Âu, trời , đềm. ( ở lời 2 ).
 Để cho HS hát đúng GV cần đếm số đếm 2,3 cuối mỗi câu hát.
 GV tập cho HS hát từng câu theo lối móc xích cho hết lời 1. HS dựa trên lời 1 để hát lời 2.
 2/ Hoạt động 2: Luyện tập. 
 Cho HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc theo nhịp.
 GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy sau đó GV bắt nhịp cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách.
 HS hát theo tổ theo nhóm hoặc theo dãy kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách.
 Cho HS vận động theo nhạc phách mạnh đầu tiên rơi vào chân trái, phách mạnh thứ 2 rơi vào chân phải.
 HS hát cá nhân kết hợp vận động theo nhạc hoặc kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.
 GV lắng nghe và sửa sai cho các em, có thể hát theo để điều chỉnh.
 3/ Hoạt động 3: Củng cố.
 Vừa rồi các em được học hát bài gì?
 Nhạc của ai?
 Ai đã đặt sang lời Việt?
 Giai điệu bài hát như thế nào?
 Nội dung bài hát nói lên điều gì?
 Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách.
 Tiết sau ôn tập và kiểm tra nội dung như trong SGK.
 _____________________________________
 GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP : 5.
 TIẾT THỨ : 17. TUẦN : 17.
 BÀI DẠY: ÔN TẬP & KIỂM TRA 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH; 
 HÃY GIỮ; CHO EM BẦU TRỜI XANH; ÔN TẬP TĐN SỐ 2.
 Ngày soạn: 25 – 12 – 2006.
 Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
 I/ Mục tiêu:
 - HS hát bài “ Reo vang bình minh”, “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh” kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 - Trình bày 2 bài hát theo nhóm hoặc cá nhân.
 - HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 3/4.
 II/ Chuẩn bị: Đàn và dụng cụ gõ.
 III/ Các hoạt động dạy và học:
 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Reo vang bình minh”.
 Cho HS hát lại bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo 2 âm sắc. Thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên.
 Cho HS trình bày bài hát có đối đáp , đồng ca kết hợp gõ đệm.( như HD ở SGK).
 Cho cả lớp hát lại bài hát Reo vang bình minh kết hợp vận động theo nhạc.
 HS trình bày bài hát theo nhóm từ 4-5 em kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 2/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh”.
 Hướng dẫn HS hát bài “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh” bằng cách hát nối tiếp, đồng ca kết hợp gõ đệm. Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách.
 + Nhóm 1: Hãy xua tan những mây mù đen tối.
 + Nhóm 2: Để bầu trời tươi mãi 1 màu xanh.
 + Nhóm 3: Hãy bay lên chim bồ câu trắng .
 + Nhóm 4: Cho bầy em ca hát dưới trời xanh.
 + Đồng ca: La la ..la la la.
 Hướng dẫn HS hát đối đáp , đồng ca. Giống như cách hát ở trên nhưng chỉ có 2 nhóm hát.
 - Cho HS trình bày theo nhóm mỗi nhóm từ 4-5 HS kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 3/ Hoạt động 3: Ôn tập TĐN số 2.
 GV hướng dẫn HS luyện tập cao độ.
 + GV qui định đọc các nốt Đô- Rê- Mi- Rê- Đô, rồi đàn để HS đọc hòa theo.
 + GV qui định cho HS đọc các nốt Mi- Son – La- Son – Mi, rồi đàn để HS đọc hòa theo.
 - Cho cả lớp đọc nhạc , hát kết hợp gõ phách, theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.
 - GV hướng dẫn HS đọc nhạc , hát lời kết hợp đánh nhịp ¾: GV làm mẫu sau đó cho cả lớp thực hiện.
 Cho từng tổ hoặc nhóm , cá nhân đọc nhạc , hát lời kết hợp đánh nhịp ¾.
 4/ Dặn dò:
 Về nhà xem trước 2 bài hát: “ Những bông hoa những bài ca, Ước mơ” và bài TĐN số 4 để tiết sau ôn tập và kiểm tra.
 ____________________________________________
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP : 5.
 TIẾT THỨ : 18. TUẦN : 18.
 BÀI DẠY: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 2 BÀI HÁT:
 NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA; ƯỚC MƠ.
 ÔN TẬP TĐN SỐ 4.
 Ngày soạn : 31 – 12 – 2006.
 Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
 I / MỤC TIÊU:
 HS hát bài Những bông hoa những bài ca; Ước mơ kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 Trình bày 2 bài hát theo nhóm , cá nhân.
 HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 4 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2/4.
 II / Chuẩn bị. Nhạc cụ quen dùng.
 Đàn giai điệu bài TĐN số 4.
 III / Hoạt động dạy và học.
 1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Những bông hoa những bài ca”.
 GV hướng dẫn HS hát bài “ Những bông hoa những bài ca” bằng cách hát đối đáp, đồng ca và cách hát nối tiếp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. ( như đã hướng dẫn ở tiết trước).
 GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
 - HS trình bày bài hát theo nhóm từ 5-6 em, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 2/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “ Ước mơ” .
 GV hướng dẫn HS hát bài Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp đôi ( gõ phách mạnh và phách mạnh vừa của nhịp 4/4).
 GV hướng dẫn HS trình bày bài hátbằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
 - Lĩnh xướng 1: Gió vờn cánh.dạo chơi.
 - Lĩnh xướng 2: Trên cành cây.mong chờ.
 - Đồng ca: Em khao khát muôn nhà.
 Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
 + Cả lớp hát và kết hợp vận động theo nhạc.
 - HS trình bày theo nhóm từ 4 -5 em.
 3/ Hoạt động 3: Ôn tập bài TĐN số 4>
 GV cho học sinh luyện tập cao độ bằng các nốt Đô – Rê – Mi – Son, rồi đàn để HS đọc hòa theo.
 Mi – Son – La –Đố, ..hòa theo.
 GV hướng dẫn HS đọc nhạc , hát lời kết hợp luyện tập tiết tấu.
 GV gõ lại tiết tấu bài tập TĐN số 4 cho HS nghe.
 - Nữa lớp đọc nhạc và hát lời, nữa lớp còn lại gõ tiết tấu. Sau đó đổi lại phần trình bày.
 - Hướng dẫn HS đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ phách.
 - Cả lớp đọc nhạc, hát kời kết hợp gõ phách.
 Sau khi ôn tập xong GV kiểm tra 3 bài hát đã ôn theo hình thức nhóm hoặc cá nhân.
 + Cách cho điểm: 
 A+ : Hát thuộc đúng nhạc, hay, đúng nhịp, nêu đúng tên tác giả, biết kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
 A : Hát thuộc đúng nhạc, đúng nhịp ,không nêu tên tác giả, kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc còn lúng túng.
 B : Thuộc còn ngập ngợ, chưa đúng nhạc đúng nhịp, không biết gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
 4/ Hoạt động 4: Nhận xét.
 Khen ngợi những em tích cực tham gia trong giờ học hát, học tốt, động viên nhắc nhở những em chưa đạt yêu cầu, cần cố gắng hơn.
 Xem trước tiết sau học bài Hát mừng.
 ____________________________________________________________________________
HỌC HÁT BÀI: HÁT MỪNG.
Dân ca Hrê ( Tây Nguyên). Đặt lời : Lê Toàn Hùng.
 I/ MỤC TIÊU:
 HS biết hát 1 bài dân ca của đồng bào Hrê ( Tây Nguyên).
 Hát đúng giai điệu. Thể hiện đúng chỗ chuyển quảng 8 trong bài hát.
 HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 GD các em biết yêu dân ca, yêu cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc.
 II/ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ thanh phách , song loan.
 Tập đệm đàn và hát bài “ Chúc mừng”.
 III/ Các hoạt động dạy và học:
 1/ Hoạt động1: Giới thiệu. GV giới thiệu vị trí vìng đất Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam.
 2/ Hoạt động2: Dạy hát bài hát “ Chúc mừng”.
 GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe bài hát “ Chúc mừng”
 GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu, đánh dấu những chỗ có luyến láy.( nào, ca, ta, no, chiêng ngân  ... vẫn nhớ trường xưa và TĐN số 8.
2/ Phần hoạt động:
a/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Em vẫn nhớ trường xưa.
GV đàn lại giai điệu cho HS nghe, sau đó cho cả lớp hòa giọng kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ theo phách.
+ Lĩnh xướng 1 HS hát: Trường làng em......................thấy vui êm đềm.
+ Đối đáp. Nhóm 1: Tình quê hương gắn liền yêy thương .
 Nhóm 2: Bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường.
 Nhóm 1: Thầy cô em đã dạy cho em.
 Nhóm 2: Yêu nước yêu quê và yêu gia đình.
+ Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia............................em vẫn nhớ trường xưa.
GV hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát.
** Hát kết hợp vận động theo nhạc.
GV cho HS biểu diễn trước lớp theo hình thức song ca, tốp ca.
b/ Nội dung 2: Học bài TĐN số 8.
GV cho HS luyện tập cao độ của bài: Đô- Rê- Mi- Fa- Son- La- Si- Đố.
- GV cho HS luyện tập tiết tấu của bài. Trắng đen, trắng đen, đen đen đen, trắng chấm dôi.
 GV cho HS nhận xét 2 khuông nhạc trong bài TĐN số 8 có đặc điểm gì về tiết tấu? ( giống nhau).
 Cho nửa lớp gõ tiết tấu khuông nhạc 1, nửa kia gõ tiết tấu khuông nhạc 2.
 - GV dùng đàn, đàn giai điệu câu 1. HS vừa đọc nhạc vừa gõ theo tiết tấu đã tập. Thực hiện tương tự cho đến hết bài TĐN số 8.
 - Chia lớp thành 2 nửa, 1 nửa đọc nhạc, nửa ghép lời. Sau đó đổi lại.
 - HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách, thể hiện đúng phách mạnh, phách nhẹ.( Phách 1 mạnh vỗ 2 tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ bàn tay trái xuống bàn, phách 3 vỗ nhẹ bàn tay phải xuống bàn).
 3/ Phần kết thúc:
 Cho các em hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm theo phách.
 GV hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời và tập đánh nhịp bài TĐN số 8.
 Về nhà chép bài TĐN số 8 vào vở bài tập .Xem trước tiết học sau.
 _______________________________________
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 5 .
 TIẾT THỨ: 28. TUẦN: 28.
 BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG, 
 EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. 
 Ngày soạn: 24 - 03 - 2007.
 Người soạn:TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
 I/ MỤC TIÊU: 
 HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu sắc thái của 2 bài Màu xanh quê hương ,Em vẫn nhớ trường xưa.
 HS đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét-tô-ven. 
 Giáo dục các em tình yêu thương con người.
 II/ CHUẨN BỊ: Đàn và nhạc cụ gõ quen dùng.
 Đàn và hát chuẩn bài Màu xanh quê hương và Em vẫn nhớ trường xưa.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học.
 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
 + Hoạt động 1: Ôn tập bài Màu xanh quê hương.
 GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu của bài hát, sau đó cả lớp cùng hòa giọng và vỗ tay đệm theo phách . - Cho HS hát đồng ca kết hợp gõ đệm.
 + Nhóm 1: Xanh xanh......hàng cây. - Nhóm 2: Đang lớn ........nơi đây.
 + Nhóm 1: Lung linh.......mặt trời lên. - Nhóm 2: Cho cánh ........tươi thêm.
 + Cả lớp đồng ca. Rung rinh rung rinh.......................tới trường. ( Lời 2 tương tự lời 1).
 Cho từng nhóm trình bày bài hát, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 + Hoạt động 2: Ôn tập bài Em vẫn nhớ trường xưa.
 GV dạo đàn ở câu cuối, HS hát , kết hợp vỗ tay theo phách.
 - Cho HS hát ôn cách hát có lĩnh xướng, đối đáp và đồng ca. ( GV chọn 1 em HS hát tốt hát phần lĩnh xướng và chia lớp thành 2 dãy.).
 + Lĩnh xướng: Trường làng em có hàng tre.................................thấy vui êm đềm.
 + Đối đáp: Nhóm 1: Tình quê...... yêu thương . Nhóm 2: Bao mùa..... đến trường
 Nhóm 1: Thầy cô......cho em. Nhóm 2: Yêu nước.........gia đình.
 Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia .............................em vẫn nhớ trường xưa. 
 Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo từng nhóm, HS còn lại gõ đệm theo phách.
 b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc: Khúc hát dưới trăng.
 GV giới thiệu về Bét-tô-ven: Bét-tô-ven ( 1770-1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh ở thành Bon, mất ở Viên. Ông là tác giả..............cổ điển ở Việt Nam. ( Xem SGV).
 GV kể câu chuyện cho HS nghe. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện.
 - Vì sao Bét-tô-ven lại ghé vào thăm nhà người thợ giày? ( Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm). 
 - Tại sao ông lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt? ( Vì nhận ra con gái người thợ giày bị mù).
 - Giai điệu bản Sô-nát Ánh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì? ( Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, nóc nhà thờ cổ kính, hàng cây dương liễu...). 
 + Cho HS kể lại câu chuyện (theo tranh nếu có). Mỗi em kể từng đoạn. Một HS kể toàn câu chuyện.
 - Vì sao Bét-tô-ven sáng tác được những bản nhạc nổi tiếng? ( Bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên).
 - Qua câu chuyện vừa kể các em có thái độ ( cảm nhận) gì trong cuộc sống? (Biết trân trọng cuộc sống lao động và tình yêu thương con người, đó là nguồn gốc tạo nên những tác phẩm có giá trị). 
 Vì thế các em cần phải học tập thật tốt tất cả những môn học để sau này giúp ích cho bản thân, xã hội.
 - Em nào có thể nói tên những nốt nhạc ở khuông nhạc đầu trong bài Em vẫn nhớ trường xưa? ( Đồ -Mì - Son - Lá - Mi - Fa - Son).
 Về nhà xem lại 2 bài TĐN số 7 và 8 để tiết sau học.
 _________________________________________________ 
 GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 5 .
 TIẾT THỨ: 29. TUẦN: 29 .
 BÀI DẠY: ÔN TẬP TĐN SỐ 7; SỐ 8. NGHE NHẠC. 
 Ngày soạn: 31 -03 - 2007.
 Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. 
 I/ MỤC TIÊU:
 HS ôn tập TĐN số 7; TĐN số 8 kết hợp gõ đệm theo phách.
 HS nghe và cảm thụ một bài dân ca.
 II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, tranh 2 bài TĐN số 7 và số 8.
 Đàn và hát chuẩn xác 2 bài TĐN số 7, số 8.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1/ Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học. Ôn TĐN số 7, số 8 và nghe nhạc.
 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn 2 bài TĐN số 7, số 8.
 + Hoạt động 1: Ôn TĐN số 7.
 - Cho HS luyện tập cao độ của 6 âm đó là: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La, La-Son-Pha-Mi-Rê-Đô.
 - Cho HS luyện tập tiết tấu của bài TĐN số 7. 
 GV hỏi HS trong bài TĐN số 7 có những hình nốt nào? (nốt đơn, nốt đen, dấu lặng đen).
 GV đọc lại phần luyện tập tiết tấu cho HS nghe và gõ đệm theo phách. Cho HS đọc và gõ đệm.
 (Đơn đơn đơn đơn đen lặng ) 2 lần. đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn đen lặng.
 - Trong bài TĐN số 7 có những nốt nào? ( Son- La- Mi- Rê- Đồ).
 + GV đọc bài TĐN số 7 một lần và đệm đàn, cho cả lớp đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 + Cho HS chơi trò chơi lái xe ô tô. GV hướng dẫn cách chơi cho HS nắm. Lúc đầu GV cho mỗi tổ cử 1 em tham gia trò chơi, sau đó em nào tham gia thì sẽ nối đuôi vào và tiếp tục cuộc chơi.
 + Hoạt động 2: Ôn TĐN số 8.
 - Cho HS đọc cao độ của 8 nốt: Đồ- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si- Đố.
 - Cho HS luyện tiết tấu: Trong phần luyện tập tiết tấu có những hình nốt nào? GV đọc cho HS nghe.
 Trắng đen trắng đen đen đen đen trắng chấm dôi.
 Cho cả lớp đọc lại phần luyện tập tiết tấu, sau đó cho 1 vài em HS đọc lại.
 - Trong bài TĐN số 8 có những nốt nào? ( Đố- Si- Son- Mi- Pha- La- Rê- Đồ).
 - GV cho 1 HS khá đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 8 kết hợp gõ đệm theo phách mạnh.( nhịp 3).
 - Cho cả lớp đọc, sau đó cho đọc theo dãy, cá nhân kết hợp gõ đệm theo phách.( phách mạnh gõ vào thanh phách, song loan hoặc trống nhỏ; 2 phách nhẹ còn lại gõ nhẹ xuống bàn). 
 b/ Nội dung 2: Nghe nhạc. 
 GV đệm đàn cho HS nghe bài hát Lí cây bông dân ca Nam Bộ.
 - GV hỏi HS: Em có biết đó là bài hát gì?
 - Là làn điệu dân ca của ai?
 - Giai điệu của bài hát như thế nào?
 - Sau khi nghe bài hát em có cảm nhận như thế nào?
 + GV đàn và hát cho HS nghe toàn bộ lời của bài hát Lí cây bông 1 lần.
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem trước bài hát Dàn đồng ca mùa hạ.
 _______________________________________________
 GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 5 .
 TIẾT THỨ: 30. TUẦN: 30.
 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ. 
 Nhạc: Lê Minh Châu. Lời: Phỏng thơ Nguyễn Minh Nguyên. 
 Ngày soạn: 07 - 04 - 2007. Giọng F trưởng.
 Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
 I/ MỤC TIÊU:
 HS tập hát đúng giai điệu, lời ca bài Dàn đồng ca mùa hạ.
 Hát đúng những chỗ đảo phách và những tiếng có luyến 2 nốt nhạc.
 Giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.
 II/ CHUẨN BỊ: Đàn và hát chuẩn xác bài Dàn đồng ca mùa hạ.
 Đàn Organ, thanh phách, song loan, tranh ảnh minh họa về mùa hè.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu bài hát và tác giả.
 - Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ, tạo nên bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. Bài hát có nhịp điệu sôi nổi, vui tươi nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng. Ông sinh ngày 20 - 8 - 1944, quê ở Do Lộ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Bài hát Dàn đồng ca mùa hạ của ông đựoc bình chọn là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20.
 2/ Phần hoạt động: 
 a/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Dàn đồng ca mùa hạ.
 GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
 Hướng dẫn HS đọc lời ca và khởi động giọng.
 GV bày cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Chú ý hát đúng những tiếng có dấu nối với độ dài 3 phách, và nghỉ nửa phách ở dấu lặng đơn. 
 Hát đúng những tiếng có luyến bằng 2 nốt nhạc như:(da, chỉ,những,rạo, biếc).
 HS biết lấy hơi ở đầu câu hát, hoặc có thể lấy hơi ở những chỗ có dấu lặng đơn.
 Mỗi câu hát cho HS hát nhiều lần GV lắng nghe và sửa sai cho các em.
 Sau khi tập xong GV cho cả lớp hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp. Nhắc nhở cá em thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng.
 b/ Hoạt động 2: Luyện tập bài hát.
 GV hướng dẫn HS trình bày bài hát theo cách hát đối đáp, đồng ca.
 GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy hát 1 câu, hai câu cuối đồng ca.
 - Dãy A: Chẳng nhìn thấy.............màn xanh lá dày.
 - Dãy B: Tiếng ve ngân ................bao niềm tha thiết. 
 - Dãy A: Lời ve ngân....................nền mây biếc xanh. 
 + Đồng ca: Dàn đồng ca mùa hạ.................ve ve ve ve ve .( Sau đó đổi bên).
 3/ Phần kết thúc: Củng cố dặn dò.
 - Bài hát có hình ảnh, âm thanh nào em thấy quen thuộc?
 - Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài?
 GV cho 1 nhóm từ 4-5 HS trình bày bài hát trước lớp.
 - Em hãy kể tên 1 số bài hát thuộc về chủ đề mùa hè? ( Hè về của Hùng Lân, Mùa hoa phượng nở của Hoàng Vân, Mùa hè ước mong của Hoàng Lân, Mùa hè của em của Phạm Trọng Cầu, Mùa hè dễ thương của Vũ Đình Ân, Tiếng ve gọi hè của Trịnh Công Sơn....).
 Về nhà tập hát thuộc lời và tìm động tác phụ họa cho bài hát.
 ___________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5.doc